Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch, Nối Tour, Trao Đổi Đoàn Khách

một ngôi sao” (Destination Mekong: The Making of a Star) được tổ chức tại Pakse – thủ phủ tỉnh Chămpaxăc, CHDCND Lào. Chủ đề là “Tầm nhìn 20/20: Hai thập kỷ xây dựng phát triển của hợp tác GMS” (20/20 Vision: Building on the Two Decades of GMS Cooperation), diễn ra vào tháng 6/2012 tại Chiang Rai, Thái Lan. Hoạt động của Diễn đàn Du lịch Mekong nhằm thực hiện ba mục tiêu chung là:

- Xây dựng tiểu vùng Mekong mở rộng như một điểm đến du lịch duy nhất.

- Cung cấp một nền tảng toàn diện cho các lĩnh vực nhà nước và tư nhân để giải quyết các vấn đề du lịch tiểu vùng.

- Mở rộng mạng lưới và cơ hội tiếp thị cho việc thúc đẩy các nước tiểu vùng GMS và các bên liên quan tạo ra sức mạnh tổng hợp về du lịch.[23].

Diễn đàn MTF là nơi những nhà lãnh đạo cấp nhà nước về du lịch của sáu nước GMS cùng bàn bạc và đưa ra các chương trình hành động cũng như các chính sách chung, bàn về mối quan hệ hợp tác du lịch giữa các nước trong tiểu vùng. Diễn đàn khuyến khích tất cả các thành phần từ nhà nước đến tư nhân cùng hợp tác và nỗ lực cho việc tiếp thị và xúc tiến cho Chương trình “ Sáu đất nước - một điểm đến”, để tiểu vùng Mekong mở rộng trở thành một trong những điểm đến phát triển nhanh nhất thế giới.

2.2. Các nội dung hợp tác du lịch ở tiểu vùng Mekong

2.2.1. Phát triển nguồn nhân lực du lịch

Du lịch là một ngành dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người. Chính vì thế, thái độ cũng như cung cách phục vụ khách trong ngành du lịch ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ và sản phẩm du lịch. Du lịch sẽ không được gọi đúng tên khi không có đội ngũ hướng dẫn viên lành nghề, nguồn lực du lịch chất lượng cao. Họ chính là “đại sứ” của một quốc gia khi truyền đạt những thông điệp về xứ sở mà du khách đang đến. Đây cũng chính

là khởi nguồn cho những mối thiện cảm của khách du lịch đối với đất nước và con người nơi họ đặt chân đến. Vì vậy, công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch luôn được các nước quan tâm và đầu tư đúng mức.

Trong khuôn khổ hợp tác ASEAN về du lịch, ASEAN đã tiến hành Phiên họp Cơ quan du lịch quốc gia ASEAN lần thứ 34 (ASEAN NTOs 34) từ ngày 20 - 25/6/2011 tại Luang Prabang – Lào. Đây là Phiên họp đầu tiên nhằm triển khai Chiến lược du lịch ASEAN giai đoạn 2011 - 2015 đã được Bộ trưởng Du lịch các nước ASEAN thông qua tại Diễn đàn Du lịch ASEAN tháng 1/2011 tại Campuchia. Về phát triển nguồn nhân lực du lịch, Hội nghị đã nhất trí sẽ chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch, chương trình, giáo trình đào tạo du lịch, xem xét khả năng trao đổi chuyên gia và trao học bổng dài hạn cho cán bộ của cơ quan du lịch quốc gia của nhau. Hội nghị kêu gọi các tổ chức quốc tế dành hỗ trợ kỹ thuật cho các nước về đào tạo du lịch, kỹ năng nghề và tổ chức các khoá đào tạo với các chủ đề phù hợp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Hội nghị cũng đã thông qua thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch (MRA). Thỏa thuận này sẽ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và tạo điều kiện dịch chuyển lao động du lịch lành nghề trong khu vực. Sau khi thỏa thuận này ký kết, Cơ quan Du lịch quốc gia ASEAN sẽ xây dựng các bước tiếp theo của MRA gồm nâng cao năng lực cho các tổ chức liên quan trong khuôn khổ MRA ở cấp độ khu vực và quốc gia.

2.2.2. Phát triển cơ sở vật chất phục vụ du lịch

Hợp tác phát triển du lịch tiểu vùng sông Mekong giai đoạn 1990 - 2020 - 7

Du lịch gắn với việc di chuyển con người trên những phạm vi nhất định. Vì vậy, nó phụ thuộc chặt chẽ vào sự phát triển của yếu tố giao thông vận tải. Một điểm đến có sức hấp dẫn đối với du lịch nhưng vẫn không thể khai thác được nếu thiếu yếu tố giao thông vận tải này. Thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng du lịch mới có thể trở thành một hoạt động sôi động, tích cực trong phát triển kinh tế.

Chương trình phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch đã được thực hiện tại những vùng trọng yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận với những điểm đến kế tiếp. Chương trình này bao gồm 11 dự án nhỏ được thực hiện ở 3 quốc gia là Việt Nam, Lào và Campuchia :

- Campuchia:

+ Cải thiện môi trường ở Siem Reap

+ Cải thiện chất lượng đường tới Khu tưởng niệm Genocide

+ Nâng cấp sân bay Rattana Kiri

+ Nâng cấp sân bay Stung Treng

- Lào:


+ Nâng cấp sân bay Luang Namtha

+ Cải thiện đường tới Động Konglor

+ Cải thiện đường tới thác nước Kwangsi

- Việt Nam:

+ Cải thiện môi trường ở tỉnh An Giang

+ Phát triển các bến tầu du lịch ở An Giang

+ Phát triển bến tầu du lịch Mỹ Tho ở Tiền Giang

+ Cải thiện môi trường ở Tiền Giang [23,tr. 25].

Hiện nay, tuyến đường bộ từ Việt Nam đi Campuchia tương đối tốt, tuyến đường kết nối Việt Nam - Lào - Đông Bắc Thái Lan đã hình thành và đang phát triển với loại hình du lịch caravan, chấp nhận xe tay lái nghịch lưu hành qua các nước. Đường hàng không trong khu vực cũng đã phát triển tốt. Trong tương lai, với những dự án đường bộ kết nối hành lang kinh tế Đông Tây và hành lang kinh tế Bắc Nam nối liền 6 nước trong tiểu vùng, tuyến đường sắt Việt Nam - Campuchia hoàn thành, sẽ tăng thêm cơ hội cho phát triển du lịch toàn tiểu vùng.

Thông qua các chương trình hợp tác trong GMS, nhiều dự án xây dựng các tuyến đường giao thông đã được triển khai và một số dự án đã hoàn thành,

không những phục vụ đắc lực cho giao thông đi lại và các hoạt động kinh tế khác mà còn liên kết các tuyến điểm du lịch và đáp ứng nhu cầu di chuyển, nối tour của du khách, đó là các dự án lớn như: dự án cải tạo đường Phnom Penh - Thành phố Hồ Chí Minh, dự án cải tạo tuyến đường sắt tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) - Việt Nam, dự án tuyến đường sắt Thái Lan – Campuchia - Việt Nam (là một trong những đoạn kết nối của tuyến đường sắt xuyên Á); dự án tuyến đường giao thông Băng Cốc (Thái Lan) - Phnom Penh (Campuchia)

- Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam); tuyến hành lang Đông Tây nối thông Thái Lan - Lào - Việt Nam….

Một sự kiện du lịch đáng chú ý khác là Diễn đàn Du lịch Mekong 2010 (Mekong Tourism Forum) diễn ra từ ngày 7 đến 9/5/2010 tại Xiêm Riệp - Campuchia. Tham gia Diễn đàn có các tổ chức lớn như Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương (PATA), Tổng cục du lịch Campuchia, Tổng cục du lịch Thái Lan, Công ty Asian Trails, Công ty Exotissimo Myanmar, Công ty Green Discovery Lào, Công ty Buffalo Tours Việt Nam, và hơn 200 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch và lữ hành của các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Công.

Với chủ đề “Cung đường mới, vận hội mới” (New Roads, New Opportunities), diễn đàn trên đây đã cập nhật về những dự án phát triển và đầu tư trong du lịch xuyên suốt các khu vực từ miền Nam Trung Quốc đến Thái Lan, Myanmar, Lào, Việt Nam và Campuchia. Xuyên suốt các nước tiểu vùng sông Mê Công, nhiều địa bàn mới đã được mở ra cho ngành du lịch nhờ sự phát triển của hệ thống đường sá và giao thông vận tải, tập trung vào ba hành lang chính: phía Bắc nối Côn Minh (Trung Quốc) đến Băng Cốc (Thái Lan) qua Bắc Lào, miền Trung Lào nối với Đông Bắc Thái Lan, rồi đến Nam Lào và Huế của Việt Nam; cuối cùng là miền Nam (Việt Nam) nối TP. Hồ Chí Minh với Băng Cốc thông qua Campuchia. Trọng tâm của các cuộc thảo luận trong diễn đàn du lịch sẽ xoay quanh các đề tài bàn về sản phẩm du lịch đặc trưng của tiểu

vùng, phát triển du lịch trong bối cảnh phát triển cộng đồng địa phương, xây dựng một nền du lịch bền vững và những cơ hội mới.

2.2.3. Phát triển sản phẩm du lịch, nối tour, trao đổi đoàn khách

Có thể thấy, “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” [21, tr. 2]. Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, sản phẩm du lịch là yếu tố quan trọng quyết định khả năng thu hút khách đến với khu du lịch và điểm tham quan.

Do đó, cần thiết hợp tác cùng nghiên cứu, lập kế hoạch xây dựng, tổ chức các loại hình du lịch, các sản phẩm du lịch đa dạng và phong phú, đồng thời phù hợp với thế mạnh về du lịch của các quốc gia. Cần hướng tới các du khách nội khối và các thị trường trọng điểm trong và ngoài khu vực.

Hợp tác để nghiên cứu thúc đẩy phát triển các loại hình du lịch mới, đặc biệt là loại hình du lịch đường bộ liên quốc gia, du lịch đường biển. Nghiên cứu khảo sát xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo của các địa phương, các vùng và sản phẩm liên quốc gia để thu hút khách nội khối và quốc tế, đồng thời đẩy mạnh thu hút khách nội địa nhằm hình thành hệ thống các sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Các hoạt động nối tour, trao đổi khách giữa các bên đối tác rất cần được quan tâm phát huy một cách hiệu quả nhất.

Giữa các nước tiểu vùng Mekong có điều kiện thuận lợi để hình thành nhiều sản phẩm du lịch chung, cũng như nối tour, trao đổi đoàn khách, như: các tuyến đường bộ xuyên quốc gia, đường thủy chung dòng Mekong, tập quán sinh hoạt sông nước của người dân, nền văn hóa Phật giáo,cũng như sự tương đồng và đa dạng về văn hóa trong khu vực…Nhờ đó, nhiều tour du lịch đã được kết nối, nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn đã ra đời. Trong đó, du lịch văn hóa di sản, du lịch dựa vào tự nhiên, du lịch dựa vào cộng đồng, du lịch tàu biển và du lịch sông nước sẽ là 4 loại hình sản phẩm được tập trung quảng

bá trong giai đoạn marketing du lịch 2010-2015 của tiểu vùng Mekong và ASEAN nói chung.

Trong khuôn khổ các nước tiểu vùng sông Mekong mở rộng, Việt Nam phối hợp với Thái Lan xây dựng các dự án du lịch, trong đó nổi bật là sản phẩm du lịch làng quê với sự trợ giúp của ESCAP và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Việt Nam cùng Thái Lan đã phối hợp với Lào tiến hành khảo sát tuyến du lịch đường bộ liên hoàn xuất phát từ Đông Bắc Thái Lan qua Lào vào Việt Nam bằng của khẩu đường bộ Lao Bảo (đường 9) và Lạc Sao (đường 8), theo quốc lộ 1 đến Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng bằng đường bộ và từ Đà Nẵng ra Hà Nội bằng đường hàng không [20, tr. 60].

Năm 2010, chính phủ Thái Lan và chính phủ Việt Nam ký một dự án trao đổi 1 triệu du khách trong các năm tới [21].Tháng 3 năm 2010, Tổng cục du lịch Thái Lan đã giúp đỡ đoàn roadshow của Việt Nam quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam trong tháng 4/2010, trong đoàn có các doanh nghiệp từ vùng Đông Bắc Thái Lan tham gia nhằm tăng cường hợp tác du lịch đường bộ qua hành lang Đông - Tây.

Hợp tác du lịch Việt Nam - Lào cũng luôn được chú trọng. Hai bên đã hợp tác phát triển du lịch sinh thái, quản lý khách sạn, cử chuyên gia hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển nhiều loại hình du lịch mới. Năm 2006, đã có 33.980 lượt khách Lào đến Việt Nam. Năm 2007, Việt Nam đón 31.728 lượt khách Lào. Đồng thời trong năm đó, đã có 140.000 lượt khách Việt Nam đến Lào, đưa Việt Nam trở thành thị trường gửi khách nguồn lớn thứ 6 của Lào [30]. Kết quả khả quan trên là do có sự phát triển không ngừng của mối quan hệ Việt - Lào, quan hệ hợp tác giữa các thành phố của hai nước ngày càng sâu rộng, giao thông đường bộ thuận tiện, thủ tục đi lại dễ dàng, hoạt động trao đổi khách sôi động của các công ty du lịch hai nước [22, tr. 6]. Năm 2006, tổng cục du lịch Việt Nam tổ chức đoàn doanh nghiệp và một số sở du lịch miền Trung đi khảo sát tuyến điểm du lịch giữa hai nước qua cửa khẩu Nậm

Cắn (đường 7) nhằm kết nối cố đô hai nước (Huế và Luông Prabang) hình thành tour du lịch liên hoàn [22, tr. 7].

Việt Nam và Campuchia đều có những điểm du lịch, di tích văn hóa lịch sử, di sản thế giới tạo điều kiện thuận lợi cùng phối hợp nghiên cứu nối tour, xúc tiến chung [20, tr. 61]. Năm 2007, Tổng cục du lịch Việt Nam tổ chức đoàn khảo sát Phnom Penh, Xiêm Riệp và tuyến du lịch đường bộ, đường thủy nối Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và hai điểm du lịch chính này của Campuchia với sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp. Mục đích của chuyến khảo sát nhằm phát triển, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo tour liên hoàn, tăng sức hấp dẫn của du lịch hai nước, góp phần khôi phục thị trường du lịch Campuchia suy giảm thời gian qua. Ông Thong Khon, Bộ trưởng Bộ Du lịch Campuchia cho biết, sự hợp tác này đã mang lại thành công rõ rệt cho du lịch Campuchia. Ngoài lượng khách nội địa tại Việt Nam sang Campuchia tăng mạnh hàng năm, Việt Nam cũng là điểm trung chuyển đưa khách quốc tế sang Campuchia. Trong 3 năm gần đây, khách từ Việt Nam sang Campuchia đã vượt lên dẫn đầu thị trường khách quốc tế đến Campuchia với mức tăng trưởng rất cao. Trong khoảng 2,5 triệu khách quốc tế đến Campuchia năm 2010, khách Việt Nam chiếm tới 470.000 khách và con số này tăng lên khoảng 550.000 khách trong năm 2011[20, tr. 03]

Ngoài ra, Du lịch Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia đã phối hợp tổ chức nhiều tour du lịch caravan từ Thái Lan qua Lào vào Việt Nam, đi tới các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, rồi sang Campuchia, từng bước mở rộng tuyến du lịch đường bộ nối thông các nước tiểu vùng [20, tr. 62].

2.2.4. Xúc tiến quảng bá du lịch

Mục tiêu của chương trình xúc tiến quảng bá du lịch là khuyến khích việc phát triển du lịch đa quốc gia trong tiểu vùng GMS bằng cách kích thích nhu cầu từ thị trường, bằng việc tham gia vào các hoạt động xúc tiến chung,

như tham gia vào chiến lược marketing du lịch ASEAN giai đoạn 2011-2015: “Đông Nam Á: Cảm nhận sự ấm áp”; quảng cáo trên CNN, BBC, in ấn và phát hành các tài liệu quảng bá chung, tái bản bản đồ du lịch GMS, tham gia các hội chợ du lịch tại một số thị trường trọng điểm, nâng cấp website GMS…

Các chương trình quảng bá nhằm giới thiệu về du lịch tiểu vùng Mê Công trên nhiều loại hình như du lịch văn hoá, du lịch thiên nhiên, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm… Thêm vào đó là phát triển và bổ sung các chương trình xúc tiến trên diện rộng hơn và kéo dài hơn nhằm tạo ra hình ảnh về du lịch Tiểu vùng Mekong trong mắt du khách.

Hàng năm tại các Hội chợ Thương mại châu Á hay Hội chợ Thương mại châu Âu, MTCO vẫn thường xuyên tổ chức các gian hàng giới thiệu về du lịch tiểu vùng GMS. Các bản đồ, các cuốn sách giới thiệu (brochure) về du lịch tiểu vùng GMS được xuất bản và cập nhật thông tin thường xuyên. Trang web chính thức giới thiệu về du lịch tiểu vùng GMS vẫn được duy trì. Những người quan tâm có thể ghé thăm trang web chính thức của GMS (www.visit- mekong.com) được cập nhật thường xuyên bởi Asia Web Direct. Trang web này gần đây cũng đã được cải thiện để có thể sử dụng thương mại điện tử trong việc thu hút thêm nhiều khách du lịch bởi nó cho phép họ thực sự có thể xây dựng, đặt tour và thanh toán trực tiếp trên mạng. Từ sau diễn đàn du lịch ASEAN 2009, trang thông tin điện tử www.exploremekong.org ra đời là website chuyên đề về các hoạt động xúc tiến du lịch của Văn phòng Điều phối du lịch Mekong (MTCO). Đây sẽ là diễn đàn tương tác nhằm thực hiện chiến lược xúc tiến du lịch Mê Công. Thông qua trang web này, các điểm đến của du lịch tiểu vùng GMS được quảng bá một cách rộng rãi đến với du khách trên toàn thế giới. Du khách sẽ tìm thấy thông tin chi tiết về các điểm đến của Mekong, cách thức tham gia, chi phí và đăng ký trước (booking) các dịch vụ…

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/12/2023