Nâng Cao Chất Lượng Quản Lý Nguồn Tài Nguyên Tự Nhiên Và Nhân Văn


Trong chiến lược quảng bá du lịch Mekong, Việt Nam cũng tham gia, đóng góp nhiều việc quan trọng và có ý nghĩa. Chẳng hạn, đó là việc thực hiện và công chiếu thành công bộ phim tài liệu quý giá “Mekong ký sự”. Đây là bộ phim tài liệu của Việt Nam chỉ dành riêng để nói về dòng chảy của sông Mekong. Bộ phim hoàn toàn không chứa đựng những phát hiện, những phân tích sâu sắc, những lý giải khoa học mà đơn thuần chỉ là những thông tin, những ghi chép tản mạn về những chuyến đi dọc theo bờ sông Mekong. Các tác giả của bộ phim này đã cố gắng tiếp cận con sông vĩ đại của châu Á theo cách riêng, đó là việc mô tả đời sống bình dị hàng ngày của dòng sông và cho thấy nó đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sự phát triển phồn vinh của các nước ven bờ như thế nào. Hiện nay, “Mekong ký sự” đang là bộ phim đạt nhiều kỷ lục. Đó là bộ phim tài liệu dài nhất Việt Nam với 90 tập, thời gian thực hiện lâu nhất với 3 năm 4 tháng, bán được nhiều đĩa nhất: 30.000 đĩa với 6 lần tái bản liên tục trong vòng 1 năm[23, tr.45]. Đây cũng là bộ phim tài liệu Việt Nam đầu tiên “bị” phát hành lậu tại Mỹ và tại Việt Nam, đặc biệt là thị trường băng đĩa lậu TP. Hồ Chí Minh. Với những con số ấn tượng đó, “Mekong ký sự” xứng đáng với Giải nhất phim tài liệu ASEAN. Bộ phim là cách quảng bá chân thực nhất về vẻ đẹp hùng vĩ, bí ẩn ngàn đời của dòng sông Mekong kỳ diệu, khơi dậy niềm đam mê khám phá đối với du khách trong hành trình đến với du lịch tiểu vùng Mekong.

Du lịch tiểu vùng GMS được đánh giá là thị trường du lịch hấp dẫn, vì có đến gần chục địa danh đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Các dự án du lịch ở khu vực sông Mekong đã được triển khai như: “Chiến dịch khám phá Mekong”, “Năm du lịch hạ lưu Mekong 2009-2010”, “Diễn đàn Du lịch Mekong”, “Những ngày Văn hóa và Du lịch Mekong ở Nhật Bản” (2009)…, là những sự kiện quan trọng quảng bá cho du lịch tiểu vùng Mekong trên bản đồ du lịch thế giới.

2.2.5. Nâng cao chất lượng quản lý nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn

Một trong những mục tiêu của Cơ quan hợp tác phát triển du lịch tiểu vùng Mekong là nâng cao được chất lượng quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển du lịch.

Bên cạnh những di sản văn hóa thế giới trong các quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mekong, sông Mekong còn mang đến cho các quốc gia này rất nhiều giá trị về tự nhiên. Vì thế công tác bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường và bảo tồn các di sản văn hoá và tài nguyên nhân văn đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của tiểu vùng. MTCO đã xây dựng dự án đào tạo nâng cao chất lượng quản lý tài nguyên cho các nhà quản lý du lịch của cả sáu quốc gia. Các chương trình đào tạo này tập trung vào các lĩnh vực như lịch sử tự nhiên, sinh thái học, lịch sử nghệ thuật, khảo cổ học, các kỹ năng để phát triển du lịch văn hoá, quản lý và bảo tồn các di sản…

Tháng 8 năm 2000, MTCO đã hợp tác với ngành châu Á học thuộc Hiệp hội các trường Đại học Canada tổ chức một khoá học giới thiệu về quản lý di sản và du lịch văn hoá cho 18 thành viên từ 6 quốc gia tiểu vùng GMS. Đến tháng 8 năm 2004, Văn phòng phát triển du lịch, Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan đã tổ chức một khóa đạo tạo về quản lý nguồn tài nguyên mang giá trị lịch sử trong du lịch. Khóa học này được thiết kế bởi Khoa Quản lý lữ hành, trường Đại học Hawaii nhằm đào tạo cho một số cán bộ thuộc các văn phòng chính phủ của các nước trong tiểu vùng Mekong về kỹ năng quản lý nguồn tài nguyên nhân văn và công tác bảo tồn. Vấn đề quản lý bền vững nguồn di sản văn hoá được các nước trong tiểu vùng đặc biệt quan tâm bởi đây chính là những điểm hấp dẫn khách du lịch nhất. Nếu không có kỹ năng và chiến lược quản lý bền vững, số lượng khách du lịch càng đông, sự tổn thất và sự mất mát càng lớn [5, tr. 22].

2.3. Các hoạt động nổi bật trong hợp tác du lịch ở tiểu vùng Mekong

2.3.1. Chương trình “Ba quốc gia - một điểm đến”

Chương trình du lịch “ Ba quốc gia - một điểm đến” đề ra tại Phiên họp lần thứ nhất của Hội nghị Bộ trưởng du lịch 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam được tổ chức tại Việt Nam năm 2007, trong đó có sự tham dự của các quan chức du lịch cấp cao của ba nước. Phiên họp này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là phiên họp đầu tiên nhằm triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ ba nước về hợp tác du lịch, với mục đích đưa ba quốc gia thành mộct điểm đến chung để hấp dẫn du khách.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, xu hướng du lịch trên thế giới hiện nay là kết hợp một tour (chuyến) du lịch tới hai hoặc ba quốc gia. Tiềm năng du lịch của ba nước nếu biết tổ chức khéo léo, kết hợp và phát triển thì sẽ rất hấp dẫn đối với du khách quốc tế. Sản phẩm “ba quốc gia - một điểm đến” hết sức độc đáo, có thể là sự kết hợp tiềm năng của du lịch ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Ba nước có những tiềm năng, ưu thế khác nhau, nếu kết hợp những thế mạnh của từng nước lại với nhau, có thể tạo thành một điểm đến chung rất lý tưởng.

Giải pháp kết nối “Ba quốc gia - một điểm đến” chủ yếu là dựa vào sự gần gũi về mặt địa lý lẫn đặc trưng văn hóa giữa ba nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, đều là những nước có tiềm năng lớn về du lịch. Việt Nam có thế mạnh về du lịch biển với những bãi biển dài, cát trắng mịn nổi tiếng thế giới, vịnh Hạ Long, khu di tích Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, vườn quốc gia Phong Nha

Hợp tác phát triển du lịch tiểu vùng sông Mekong giai đoạn 1990 - 2020 - 8

- Kẻ Bàng. Campuchia là vùng đất của những ngôi đền cổ kính thuộc quần thể Angkor, bên cạnh những điểm văn hóa hấp dẫn thuộc thủ đô Phnom Penh và những bãi biển thuộc tỉnh Sihanoukville hoang sơ. Lào - xứ sở chùa tháp - với hàng ngàn ngôi chùa, có quần thể hàng trăm bức tượng Phật. Ba nước cùng phối hợp thực hiện xúc tiến, quảng bá du lịch, đào tạo nguồn nhân lực... nhằm tạo sức mạnh chung, tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, chất lượng cao.


Ðồng thời còn là việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính để tiết kiệm thời gian, chi phí và tạo tâm lý thoải mái cho du khách.

Trên thực tế, các hãng lữ hành hiện nay đã tiến hành các tour xuyên Ðông Dương cho du khách. Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist thiết kế sáu tour liên kết Việt Nam - Lào - Campuchia khá ấn tượng như: tour khám phá các di sản văn hóa thế giới của ba nước, tour đường sông Việt Nam - Campuchia... Công ty du lịch Vietravel đã giới thiệu đến du khách quốc tế hàng loạt sản phẩm tour mới, mang nét đặc trưng như: “Con đường di sản miền Trung”, “City Tour” ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, “Tour Homestay” khám phá văn hóa miệt vườn, tour tìm hiểu đời sống thường nhật của người dân tộc ở cực bắc Việt Nam, tour làng nghề... hoặc chương trình cho khách trong nước đi du lịch Lào trong năm ngày, Campuchia trong bốn ngày… Các tour du lịch biển, đảo, đặc biệt là tour Phú Quốc trong năm nay của Công ty du lịch TST Tourist rất thu hút khách quốc tế. Các chương trình du lịch Lào và Campuchia được khách Việt Nam đặt chỗ khá đông. Ông Lại Minh Duy, Tổng Giám đốc TST Tourist phân tích: “ Nếu so với giá tour năm ngoái, giá tour năm nay giảm nhiều nên vẫn thu hút khách, nhất là khách quốc tế đến với Việt Nam. Ðây cũng là nỗ lực hợp tác, đồng hành cùng nhau, của các công ty du lịch và cả các đơn vị hàng không, khách sạn, vận chuyển, nhà hàng... để cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế”[23, tr. 7].

Ðể khai thác tiềm năng du lịch của ba nước Việt Nam, Lào và Campchia, từ đầu năm 2008, Campuchia đã miễn visa nhập cảnh cho công dân năm nước Ðông Nam Á, gồm Việt Nam, Lào, Malaysia, Philippines và Singapore. Kết quả là trong bảy tháng đầu năm 2009, Campuchia đã đón hơn 1,1 triệu lượt du khách quốc tế và đạt mục tiêu đón 2,25 triệu lượt khách trong năm 2009 (năm 2008 đã đón 2,2 triệu khách [26, tr. 45] . Ðất nước Triệu Voi

cũng đang ráo riết thực hiện “Ba quốc gia - một điểm đến” vì mục tiêu đạt được cột mốc thu hút hơn một triệu du khách quốc tế vào năm 2010.

Tiếp nối thành công của chương trình “Ba quốc gia-một điểm đến”, từ năm 2010, ý tưởng “Bốn quốc gia - Một điểm đến” (gồm Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar) được thống nhất đưa ra sau Hội nghị bốn bộ trưởng du lịch lần thứ nhất tại TP.HCM ngày 29-9-2010 với sự tham gia của thành viên Myanmar. Cả bốn bộ trưởng đều nhất trí tăng cường phối hợp quảng bá Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam thành một điểm đến du lịch chung trong khu vực, đảm bảo phát triển du lịch bền vững và góp phần xóa đói giảm nghèo ở bốn nước. Các nhà lãnh đạo du lịch bốn nước khuyến khích cơ quan du lịch quốc gia bốn nước tăng cường trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm về quy hoạch du lịch, quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch, phát triển sản phẩm du lịch.

2.3.2. Hợp tác du lịch Việt Nam-Thái Lan

Trong các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong, có thể nói Thái Lan là một đối tác quan trọng nhất của Việt Nam trên lĩnh vực du lịch. Thái Lan là một nước phát triển du lịch mạnh, là một trong những điểm đến hấp dẫn không chỉ đối với khách du lịch trong khu vực mà trên toàn thế giới bởi dịch vụ và sản phẩm du lịch chuyên nghiệp. Chính bởi sự chuyên nghiệp và phát triển này mà Thái Lan là một điểm đến có sức hút lớn đối với khách du lịch Việt Nam, đồng thời Thái Lan cũng là nước tích cực nhất trong các chương trình hợp tác phát triển du lịch vuơn ra thị trường các nước trong khu vực. Rất nhiều các chương trình hợp tác ở tầm vi mô và vĩ mô đã được thực hiện.

Ngày 31/7/2004 tại Hà Nội, Đại sứ quán Thái Lan tại Việt Nam, Tổng cục Du lịch và Hãng hàng không Thái Lan đã tổ chức cuộc họp báo giới thiệu, quảng bá du lịch Thái Lan nhằm tăng cường hợp tác với ngành du lịch Việt Nam để cùng phát triển, không chỉ tăng lượng khách mà còn thu hút được nhiều khách từ các nước thứ ba vào khu vực.

Với mục tiêu tăng cường hợp tác, liên doanh để thu hút lượng khách du lịch từ nước thứ ba đến các nước trong khu vực tiểu vùng sông Mekong mở rộng, thời gian qua ngành du lịch Việt Nam và Thái Lan đã có sự hợp tác chặt chẽ trong khuôn khổ song phương và đa phương. Việt Nam và Thái Lan đã có sự trao đổi về hướng hợp tác, xúc tiến du lịch song phương và trong khu vực như ký hiệp định tạo thuận lợi cho quá cảnh đường bộ; phối kết hợp giữa Nhà nước và tư nhân về du lịch; hợp tác giữa các hãng hàng không hai bên. Đặc biệt, việc thúc đẩy du lịch được đánh dấu bằng việc mở những tuyến đường giao thông quan trọng, có ý nghĩa trong chiến lược phát triển du lịch ở phía Bắc Việt Nam như: Sơn La, Điện Biên Phủ, Lai Châu. Đường quốc lộ số 09 của Việt Nam nằm trên Hành lang kinh tế Đông Tây nối thông bốn nước Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar đóng vai trò rất quan trọng cho khuyến khích và phát triển du lịch bằng đường bộ giữa các nước trong khu vực. Ngoài ra, trong khuôn khổ hợp tác của tiểu vùng Mekong, con đường số 06 của Việt Nam nối các tỉnh phía Bắc Thái Lan và Lào với địa danh Điện Biên Phủ nổi tiếng của Việt Nam, tạo thành con đường du lịch từ Thái Lan và một nước thứ ba khác đến vùng Tây Bắc Việt Nam, rồi từ đó đến miền Đông Bắc Việt Nam để tham quan phong cảnh, khám phá vẻ đẹp văn hoá đa dạng. Tại Thái Lan, Làng Hữu nghị Thái - Việt tại bản Na Choọc, tỉnh Nakhon Phanom, đã trở thành một di tích lịch sử, nơi mà Bác Hồ đã từng sống và hoạt động Cách mạng trong những năm 20 của thế kỷ trước, cũng là một điểm kết nối du lịch Thái – Việt quan trọng. Đây là biểu tượng của tình hữu nghị và điểm đến du lịch lịch sử, văn hoá thu hút mạnh mẽ khách du lịch của hai nước.

2.3.3. Dự án “Phát triển du lịch bền vững tiểu vùng sông Mekong”

Dự án “Phát triển bền vững du lịch tiểu vùng sông Mekong” nhằm thúc đẩy phát triển bền vững du lịch của các nước thông qua việc nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, hỗ trợ người nghèo và hợp tác tiểu vùng về du lịch.

Đây là dự án nằm trong khuôn khổ hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS), trong đó Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã hỗ trợ cho Việt Nam, Lào, Campuchia nhằm phát triển du lịch. Dự án được chia làm ba giai đoạn:

Giai đoạn một: Phát triển du lịch bền vững tiểu vùng sông Mekong, thời gian thực hiện: 2003-2009, với tổng vốn đầu tư là 12,2 triệu USD và được thực hiện ở các địa điểm: An Giang, Tiền Giang, Hà Nội, Lào, Campuchia [3, tr. 25] . Kết quả đạt được của dự án là: thực hiện một số mục tiêu về xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp cơ sở vật chất cho một số địa phương, như: xây dựng cầu tàu du lịch Mỹ Tho, cầu tàu du lịch Châu Đốc, trạm kiểm soát liên hiệp Vĩnh Xương, khu xử lý rác thải núi Sam…. Ngoài ra, còn thực hiện du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo, trong đó hoàn thành 135 hoạt động có hiệu quả. Cũng trong khuôn khổ của giai đoạn này, đã hoàn thành 13 tiểu dự án với Lào, Camphuchia và 4 nước còn lại; triển khai thành công 8 khóa đào tạo theo quy định trong dự án phát triển nguồn nhân lực… Giai đoạn một của dự án đã được ADB kiểm tra và đánh giá cao về tính hiệu quả, đạt được yêu cầu về tính bền vững trong phát triển, tạo công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo tại một số địa phương.

Giai đoạn hai: Phát triển du lịch bền vững tiểu vùng sông Mekong mở rộng, thời gian thực hiện từ 2009 - 2014 tại các địa điểm ở Việt Nam là: Cao Bằng, Bắc Kạn, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Hà Nội và một số địa phương của Lào với tổng vốn đầu tư 11,792 triệu USD [3, tr. 45]. Các hoạt động được triển khai ở giai đoạn hai gồm: Thực hiện 250 hoạt động về du lịch cộng đồng gắn xóa đói giảm nghèo; Hợp tác tiểu vùng Việt Nam - Lào; Xây dựng biển quảng cáo du lịch dọc hành lang kinh tế Đông – Tây; Quảng cáo các sản phẩm du lịch tiểu vùng GMS trên các tạp chí quốc tế; Phát triển đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức 26 khóa đào tạo trong nước và nước ngoài cho các cán bộ quản lý du lịch…

Giai đoạn ba: Ngoài hai giai đoạn trên đây, dự án sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 3. Hiện nay, dự án giai đoạn ba đang được Ban quản lý Dự án và Cơ quan chủ quản là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lên kế hoạch thực hiện, bắt đầu khởi động vào năm 2013.

Dự án Phát triển du lịch bền vững tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS Sustainable Tourism Development Project - STDP) là dự án trực thuộc chính phủ được kéo dài trong 03 năm với nguồn vốn vay của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), được bắt đầu thực hiện từ năm 2010.

Mục tiêu tổng thể của dự án là đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng theo hướng bền vững ở các khu vực tiểu vùng sông Mekong mở rộng bằng cách đầu tư cả về trang thiết bị và phát triển nguồn nhân lực. Dự án sẽ hướng tới việc phát triển du lịch bền vững và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước, đặc biệt tập trung vào xoá đói giảm nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, bảo vệ di sản thiên nhiên và di sản văn hóa...

2.3.4. Hợp tác du lịch giữa Việt Nam, Thái Lan với Trung Quốc

Trung Quốc là nước thành viên GMS nằm ở thượng nguồn sông Mekong. Trong tiến trình hợp tác GMS, Trung Quốc tham gia vào hầu hết các hoạt động, tiêu biểu là các lĩnh vực giao thông, thương mại, viễn thông… Trong lĩnh vực du lịch, Trung Quốc đã hình thành những kết nối quan trọng với các thành viên khác trong tiểu vùng, đặc biệt là với Việt Nam và Thái Lan.

Du lịch Việt Nam – Trung Quốc:

Hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc đã hình thành những kết nối quan trọng. Tháng 3 năm 2009, tại thành phố biên giới Lào Cai, lãnh đạo ngành du lịch của 4 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã họp bàn thống nhất triển khai một số giải pháp tăng cường hợp tác quản lý kinh doanh du lịch và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách liên quan tới phát triển du

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/12/2023