Một Số Định Hướng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Đường Sông Tại Thành Phố Hồ Chí Minh‌


chi tiết cho hành trình của mình, trong khi thông tin về du lịch đường sông vô cùng ít ỏi.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Mặc dù du lịch đường sông mang tiềm lực phát triển lớn và được sự quan tâm của Thành phố, doanh nghiệp từ nhiều năm nay. Song, du lịch đường sông khi vận hành đưa vào khai thác vẫn còn những khó khăn như:

Có thuyền nhưng chưa có bến. Hầu hết các bến, cảng phục phục du lịch hiện nay đều là bến sử chung cho vận tải, chưa có bến bãi đạt chuẩn phục vụ du lịch, tại các điểm tham quan cũng chưa có bến tàu riêng khiến cho việc di chuyển lên xuống tàu, thuyền của du khách gặp khó khăn, mất an toàn.

Các tuyến du lịch hầu như mang cùng một màu sắc, có nội dung tương tự nhau như cảnh quan hai bên bờ, nhà vườn, làng nghề,... mà chưa có hoạt động hay công trình tạo điểm nhấn trên tuyến tham quan gây nhàm chán cho du khách. Đa số du khách tham gia du lịch đường sông đều ngồi trên tàu, thuyền quan sát trong suốt hành trình. Một hoạt động cho du khách tương tác hay thưởng thức đặc sản địa phương là những việc cần bổ sung cho sản phẩm du lịch đường sông phong phú hơn tránh để du khách đi một lần rồi thôi.

Chưa có sự đầu tư đúng mức về trang thiết bị, tiện nghi cho các loại tàu, du thuyền. Du Thuyền thì quá cũ kỷ không được sửa chửa và thay mới, gây nguy hiểm cho du khách và đã xảy ra các vụ tai nạn đáng tiếc trong thời gian qua.

Cơ sở vật chất tại các điểm tham quan chưa được đầu tư. Đa số đều tham gia hoạt hoạt động tự phát nên chưa đáp ứng đáp ứng tốt cho như cầu du lịch.

Các tuyến đường sông, kênh, rạch tại TP. HCM được đưa vào khai thác du lịch tuy đã triển khai quy hoạch, nạo vét lòng kênh, xây dựng cảnh quan hai bên bờ kênh. Nhưng vẫn còn ô nhiễm, rác thải vẫn còn bồng bềnh trên sông, người dân vẫn câu cá hai bên bờ, nguồn nước thải sinh hoạt vẫn thải ra sông, gây ra mùi hôi khi đi ngang qua kênh.

Các cầu tại TP. HCM có độ tĩnh không quá thấp nên gây khó khăn cho các loại tàu thuyền qua lại, đa số các cầu bắt ngang các kệnh rạch khi mực nước lên thì

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.


không thể đi qua phải chuyển sang tàu nhỏ hơn làm cho chi phí tour tăng, gây phiền lòng du khách.

Giải pháp phát triển du lịch đường sông tại thành phố Hồ Chí Minh - 8

Do các dự án về môi trường chưa hoàn thành toàn bộ nên ô nhiễm môi trường chưa được giải quyết triệt để, mặt khác cảnh quan hai bên bờ kênh chưa đồng bộ do tiến độ giải toả các hộ dân đang sinh sống ven kênh rạch còn chậm.

Hoạt động du lịch của TP. HCM hiện nay chỉ sử dụng duy nhất bến cảng Sài Gòn gây khó khăn và tăng chi phí trong việc đưa đón khách từ trung tâm ra cảng. Rất nhiều những bến, cảng khác đã xuống cấp, không đủ tiêu chuẩn phục vụ du lịch.


Tiểu kết chương 2

TP. HCM là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, là nơi hội tụ của nhiều tuyến tàu biển và hàng không quốc tế và là cửa ngõ của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc thuận lợi cho phát triển du lịch nói chung và du lịch đường sông nói riêng. Với đặc thù các con kênh đều chảy qua các quận trung tâm TP. thuận lợi để phát triển các tuyến du lịch đường sông nội đô và nối các tuyến tầm trung, tầm xa. Đối với du khách trong nước, đặc biệt là du khách từ khu vực miền Trung trở ra Bắc khi tham gia du lịch đường sông TP. HCM là dịp để tìm hiểu văn hóa miền sông nước giữa thành phố nhộn nhịp nhất cả nước. Đối với du khách nước ngoài lại càng hấp dẫn, họ có dịp thưởng ngoạn và hiểu về Sài Gòn ở nhiều góc khác nhau. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch của thành phố như một bức tranh sống động mang lại màu sắc phong phú cho du lịch thành phố.

Với vị thế quan trọng giàu tiềm năng, du lịch đường sông sẽ góp phần thay đổi hình ảnh du lịch thành phố khi được sự quan tâm của Thành phố, các doanh nghiệp du lịch và người dân địa phương cùng chung tay đầu tư, nâng cấp, chỉnh chu cảnh quan hai bên bờ, nâng cấp tàu thuyền, bến cảng,... đạt chuẩn phục vụ du lịch, hoàn thiện sản phẩm du lịch độc đáo, mới lạ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Hiện nay tuyến du lịch đường sông nội đô Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã đi vào hoạt động, đóng góp phần nào trong việc thay đổi diện mạo của kênh Nhiêu Lộc vốn ô nhiễm từ rất lâu, cảnh quan hai bên bờ được cải thiện và cũng được đơn vị kinh doanh du lịch tâm huyết quan tâm.

Tuy nhiên, hiện tại du lịch đường sông chỉ mới được khai thác trong phạm vi khá hẹp và chưa gây ấn tượng tốt đối với du khách trong và ngoài nước vì còn nhiều khó khăn tồn động như độ tĩnh không của các cây cầu bắt qua sông khá thấp gây hạn chế tàu thuyền lưu thông khi thủy triều lên, nguồn nước các kênh dù được nạo vét nhưng vẫn còn mùi hôi, cảnh quan hai bên bờ chưa có công trình độc đáo tạo điểm nhấn, sản phẩm đường sông còn khá thô sơ, khách chủ yếu ngồi trên thuyền quan sát mà chưa có hoạt động nào để du khách có dịp tương tác. Quan trọng hơn hết là chưa có bến, khách phải di chuyển từ trung tâm ra cảng Sài Gòn, các bến tàu


tại điểm đến phần lớn chưa có bến đạt chuẩn phục vụ du lịch, chủ yếu đều được dùng chung các bến tàu sinh hoạt của người dân để phục vụ du lịch. Để giải quyết những khó khăn trên, du lịch đường sông TP. HCM cần có những giải pháp đồng bộ, liên kết chặc chẽ giữa các ban ngành và thay đổi nhận thức của các bộ phận liên quan trong quy hoạch và khai thác, sẽ xin trình bày cụ thể trong chương 3 của luận văn.


Chương 3:MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH‌


3.1. Định hướng phát triển du lịch đường sông tại Thành phố Hồ Chí Minh

3.1.1. Cơ sở định hướng phát triển du lịch đường sông tại TP. Hồ Chí Minh

TP. HCM vốn được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho môi trường tự nhiên thuận lợi, mưa thuận gió hòa, hiếm khi phải gánh chịu những trận thiên tai thương tâm. Đặc biệt, hệ thống sông ngòi dày đặc góp phần cho thành phố xanh mát, nguồn nước dồi dào thuận lợi phát triển xe buýt đường sông. Sông Sài Gòn có độ sâu lý tưởng từ 6 - 12m thích hợp cho các tàu thuyền du lịch di chuyển dễ dàng, sông Sài Gòn còn chảy qua trung tâm thành phố và các nhánh sông lại bao bọc các quận tạo nên một bức tranh vô cùng sinh động.

Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải TP. HCM, thành phố hiện có gần 1.000 km sông rạch, trong đó nhiều tuyến sông, kênh như kênh Tẻ, kênh Tàu Hủ, rạch Tân Hóa - Lò Gốm,... rất thuận lợi để phát triển vận tải đường thủy và du lịch. Hiện nay, thành phố có khoảng 320 cảng, bến, trong đó bốn cảng lớn là Sài Gòn, Tân Cảng, Bến Nghé và Nhà Bè. Riêng cảng Sài Gòn là một trong những cảng lớn nhất nước về năng lực chứa đựng hàng hóa. Có hơn 50 bến đò lớn nhỏ đủ điều kiện để phát triển dịch vụ vận chuyển hành khách. Các con sông ở thành phố cũng cho phép nhiều tàu, thuyền từ 20 tấn trở lên qua lại.

Tiềm năng này, nếu được quy hoạch đúng, giữ nguồn nước sạch và đầu tư hợp lí sẽ góp phần giảm tải tình trạng quá tải của giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố như hiện nay cũng như tạo nên sản phẩm du lịch độc đáo của du lịch TP. HCM.

Cùng với tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn là điều kiện đủ để phát triển du lịch đường sông. Thành phố Hồ chí Minh hơn 300 năm hình thành và phát triển, rất tự hào thành phố mang tên Bác với nhiều công trình, kiến trúc mang dấu ấn Sài Gòn xưa vốn là hòn ngọc viễn Đông.

Việc kết nối giữa tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên tự nhiên sẽ tạo nên sản phẩm du lịch hoàn hảo. Du khách sẽ phải bị níu chân khi du ngoạn trên những


con sông bình yên của thành phố, kết hợp tham quan các công trình lớn như nhà thờ Đức Bà, Nhà hát Lớn Thành phố, chùa Bà Thiên Hậu, phố cổ quận 5, quận 6, địa đạo Củ Chi, Đền Bến Dược, chùa Hội Khánh Bình Dương,... Chính vì thế, việc giữ gìn, tôn tạo các công trình kiến trúc của thành phố là việc làm cấp thiết, các đơn vị kinh doanh lữ hành dần tinh tế hơn trong việc thiết kế tạo nên sản phẩm du lịch đường sông nhằm thu hút khách du lịch.

Việt Nam là điểm đến an toàn, thân thiện trong tình hình chính trị ổn định, kinh tế liên tục phát triển, người dân hiếu khách. TP.HCM với vị thế là thành phố lớn nhất nước, các đường bay xa ngày càng được gia tăng, hệ thống khách sạn đáp ứng đủ cho khách từ bình dân đến cao cấp, chi phí dịch vụ tương đối thấp hơn các nước trong khu vực. Đây là những yếu tố thuận lợi để thu hút các thị phần du khách không những các nước xung quanh mà còn cả khách từ các thị trường du lịch xa như Châu Âu, Mỹ,...

Theo báo cáo của Sở Du lịch TP.HCM, lượng khách quốc tế đến TP. HCM có sự tăng trưởng khá tốt qua các năm. Riêng 6 tháng đầu năm 2017 tổng lượng khách quốc tế đến TP.HCM ước đạt 2,772,932 lượt khách, tăng 14% so với 6 tháng đầu năm 2016. Đây cũng là cơ hội và là thách thức để ngành Du lịch Thành phố duy trì được lượng khách ổn định và không ngừng sáng tạo tạo ra sản phẩm mới hấp dẫn nhằm khiến khách đã đến sẽ còn muốn quay lại. Với tiêu chí này, Thành phố cũng đã nghiên cứu chiến lược phát triển du lịch đường sông TP.HCM từ năm 2013 với tổng vốn đầu từ khoảng 1.000 tỉ đồng và định hướng đến năm 2020 du lịch đường sông sẽ trở thành sản phẩm du lịch chủ lực của thành phố.

3.1.2. Định hướng phát triển tuyến, điểm du lịch đường sông tại TP. HCM

3.1.2.1. Đối với tuyến tầm ngắn

Tuyến du lịch về đêm: Các tuyến này chủ yếu phục vụ ẩm thực và thưởng thức âm nhạc được khai thác từ bến Bạch Đằng (dự kiến hoạt động trở lại từ tháng 9/2017), bến nhà Rồng đi cảng Tân Thuận, Thanh Đa - Bình Quới. Đi tàu về đêm, du khách có dịp ngắm nhìn Sài Gòn - TP. HCM ở một hình ảnh khác về đêm.

Để thu hút hơn, các đơn vị tham gia khai thác tuyến du lịch đường sông cần xây


dựng nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn như đi thuyền thả hoa đăng, trà đạo trên sông hay thiền trăng vào những ngày rằm trăng sáng,... Ngành Du lịch thành phố cũng cần phong phú hơn những hoạt động về đêm như nhạc nước (có thể học tập ứng dụng mô hình Wing Of Time ở Singapore) hay xây dựng làng nổi là những cửa hàng lưu niệm, khách sạn nổi hai bên bờ sông mang kiến trúc địa phương (tương tự như mô hình Kashmir, Ấn Độ).

Tuyến du lịch đường thủy nội đô: Nhận thấy vị thế của con sông Sài Gòn và các nhánh sông của nó bao bọc khắp các quận của thành phố, ngành Du lịch thành phố đã triển khai và đang đẩy mạnh khai thác các tuyến du lịch đường thủy nội đô như tuyến Bến Bạch Đằng - Bến Hàm Tử - Chợ Bình Tây - Chùa Long Hoa, tuyến Bến Bạch Đằng - Kênh Tàu Hủ. Trong đó, tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã chính thức đi vào hoạt động.

Tuyến du lịch nội đô kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè: Là sản phẩm mới của ngành Du lịch thành phố được đưa vào khai thác từ 01/9/2015 sau quá trình nổ lực cải tạo biến từ kênh “chết” thành tuyến du lịch nội đô hấp dẫn với kinh phí khoảng

1.400 tỷ. Thuyền xuất phát ở hai bên quận 1 (số 01 Hoàng Sa, Phường Đa Kao, Quận 1) và quận 3 (số 671 Hoàng Sa, Phường 7, Quận 3). Mỗi thuyền phục vụ từ 10 - 20 khách, lộ trình dài khoảng 4,5 km với khoảng 1 giờ 30 phút di chuyển, du khách có dịp ngắm Sài Gòn yên bình và thơ mộng với kiến trúc độc đáo của các ngôi chùa Pháp Hoa, chùa Vĩnh Nghiêm, ngắm nhìn và tìm hiểu về đời sống sinh hoạt của người dân địa phương hai bên bờ kênh.

Tuy nhiên, từ khi thực thi đến nay hiệu quả hoạt động của tuyến này chưa đáp ứng được kỳ vọng của ngành Du lịch TP. cũng như mong đợi của du khách do nhiều nguyên nhân như nguồn nước dù đã có đầu tư lớn, cải tạo, nạo vét nhưng vẫn còn mùi hôi, rác vẫn còn trôi bồng bềnh trên kênh, người dẫn vẫn câu cá hai bên bờ làm ảnh hưởng đến mỹ quan. Bên cạnh đó, việc xuất bến còn phụ thuộc vào thủy triều vì cầu có độ tĩnh không thấp, những giờ thủy triều dâng cao thuyền không qua cầu được.

Ngoài ra, trên suốt tuyến tham quan khoảng 4,5 km dọc hai bên bờ kênh chưa có


công trình kiến trúc nào đủ đặc sắc để làm điểm nhấn cho lộ trình tham quan. Chính vì một số khách trong và ngoài nước rất hiếu kỳ mong có trải nghiệm, nhưng khó đạt được, nên tuyến du lịch đường thủy nội đô này chưa thật sự thu hút khách du lịch quay lại lần nữa. Sau hơn một năm đưa vào hoạt động, tuyến này gần như chết yếu, vì hiện tại có rất ít khách quan tâm, thậm chí có những ngày thuyền không xuất bến vì không có một khách nào mua tour.

Một số giải pháp cần thực hiện như tăng cường xử lý nguồn nước, vệ sinh môi trường, tuyền truyền và có biện pháp phù hợp để người dân hai bên bờ kênh cùng tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường và mỹ quan chung. Nâng cấp những cây cầu có độ tĩnh thấp để thuyền thuận tiện di chuyển mà không phụ thuộc vào thủy triều. Nâng cấp hệ thống cầu tàu bến bãi thân thiện với du khách. Có giải pháp đầu tư xây dựng công trình và hoạt động định kỳ tạo điểm nhấn cho lộ trình tham quan như chợ hoa vào các dịp lễ, Tết, xây dựng chợ nỗi trên sông,... Đẩy mạnh công tác quảng bá, tiếp thị rộng rãi để người dân địa phương và khách du lịch kịp thời nắm bắt thông tin.

Nhìn chung, đây là sản phẩm mới nhiều tiềm năng và được cả người dân địa phương, khách du lịch trong nước và khách du lịch ngoài nước kỳ vọng. Hy vọng rằng, trong một thời gian không xa, tuyến du lịch nội đô này sẽ được hoàn thiện, chỉnh chu thu hút khách du lịch hơn nữa.

Tuyến Rạch Bến Nghé - Kênh Tàu Hũ: Hiện nay, thành phố đang khẩn trương hoàn chỉnh tuyến này để vào phục vụ du lịch. Kênh Tàu Hũ là con kênh lớn của Thành phố. Tàu bè có trọng tải trung bình có thể qua lại. Đây là tuyến đường thủy quan trọng nối thành phố với các tỉnh miền tây, phục vụ trao đổi hàng hoá trong khu vực Tây Nam bộ. Con kênh cũng là ranh giới giữa Quận 7 và Quận 4 nối vào Quận 5 kết thúc tại Rạch Bến Nghé.

Về mặt khai thác du lịch rất có triển vọng nếu như đoạn kênh này được làm sạch không có mùi hôi thối. Các nhà dân hai bên bờ được di dời và trên những nền nhà ấy được tổ chức thành các nhà hàng nổi, các cơ sở giải trí về đêm với các cầu tàu thuận lợi cho khách lên xuống an toàn. Khu vực này cũng có thể tạo ra khu vực chợ

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 24/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí