Hợp Tác Du Lịch Đa Phương- Chìa Khóa Thúc Đẩy Kinh Tế, Xóa Đói Giảm Nghèo

- Phát triển du lịch xóa đói giảm nghèo và phân phối một cách bình đẳng hơn các lợi ích thu được từ hoạt động du lịch;

- Thúc đẩy tham gia của khu vực tư nhân trong phát triển du lịch;

- Tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại của khách du lịch đến các nước trong tiểu vùng và giữa các nước trong tiểu vùng;

- Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động du lịch nhằm thúc đẩy sáu sáng kiến đầu tiên của chiến lược. [26]

1.2.2. Hợp tác du lịch đa phương- chìa khóa thúc đẩy kinh tế, xóa đói giảm nghèo

Tuyên bố Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc đã xác định giảm nghèo là một trong những thách thức mà thế giới đang phải đối mặt trong thế kỷ 21. Du lịch là một trong các nguồn thu ngoại tệ quan trọng, tạo việc làm cho nhiều người và phát triển quốc gia. Tổ chức Du lịch Thế giới tin rằng, sức mạnh của du lịch - một trong những hoạt động kinh tế năng động của thời đại

- có thể được khai thác hiệu quả hơn, để giải quyết các vấn đề của đói nghèo trực tiếp hơn.

Trong thông cáo báo chí của Hội nghị cấp cao lần thứ hai tiểu vùng sông Mekong mở rộng, lãnh đạo các nước đã khẳng định: Du lịch là lĩnh vực chủ yếu tạo ra nhiều việc làm trong tiểu vùng GMS và mang lại những lợi ích cụ thể cho người dân trong khu vực. Du lịch được xem là một lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh của tiểu vùng [25]. Những kiến nghị của Nghiên cứu Chiến lược Du lịch Tiểu vùng GMS đưa ra hướng tiếp cận có tính chất điều phối và chính thống đối với phát triển du lịch, bao gồm việc thực hiện các dự án ưu tiên cao và xúc tiến du lịch môi trường sinh thái và chống đói nghèo được Chính phủ các nước rất hoan nghênh. Từ đó, các nước đang xúc tiến việc thúc đẩy mạnh mẽ việc tiếp thị tiểu vùng GMS như một điểm đến du lịch duy nhất và khuyến khích tiếp tục công việc xây dựng thị thực chung GMS. Sau 20 năm hợp tác, tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) đã thu hút hơn 30 triệu


lượt khách quốc tế mỗi năm [24] tạo ra lợi ích đáng kể về kinh tế và xã hội. Ngành du lịch đóng góp hơn 30 tỷ USD vào GDP của các nước hàng năm và trực tiếp tham gia vào mục tiêu giảm nghèo thông qua việc tạo ra công ăn việc làm cho hơn 6 triệu lao động, phần lớn phụ nữ, thanh niên và đồng bào dân tộc thiểu số [24].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Du lịch là một ngành kinh tế mang tính xã hội sâu sắc. Chính vì vậy nó không chỉ là một trong những công cụ nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển mà còn là chìa khoá để phát triển xã hội, giảm đói nghèo và mang lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương. Du lịch bằng đường bộ và đường thuỷ nối liền các nước trong tiểu vùng chủ yếu đi qua các tỉnh miền núi, địa bàn của các dân tộc thiểu số, nơi kinh tế còn nghèo nàn và đời sống lạc hậu.

Một ví dụ điển hình như tour du lịch qua ba nước Việt Nam – Lào - Thái Lan. Bắt đầu từ Huế - cố đô của Việt Nam xưa tới Vinh rồi qua quốc lộ 8 sang Lào, đến Xiêng Khoảng - Cánh đồng Chum nổi tiếng đầy bí ẩn rồi tới Luông pha băng - một cụm di tích nổi tiếng được công nhận là di sản văn hoá thế giới, từ đó tiếp tục đi bằng đường thuỷ trên dòng Mekong vượt qua biên giới Lào - Thái để tới Chiang Rai, Chiang Mai (Thái Lan). Nếu phát triển những tour du lịch như thế này, du khách không chỉ được trải nghiệm và tận hưởng khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ mà còn đem đến cho người dân địa phương những vùng mà họ đi qua cơ hội cải thiện đời sống. Phát triển du lịch sẽ mang đến cho người dân địa phương, đặc biệt là phụ nữ những cơ hội về nghề nghiệp và có thêm các nguồn thu nhập khác nhờ vào các dịch vụ về nhà hàng khách sạn; người dân được sở hữu các quầy bán hàng nhỏ, lưu trú cho du khách; hướng dẫn viên về du lịch và leo núi; sản xuất và bán đồ thủ công mỹ nghệ; thu hút về mặt kỹ thuật trong thiết kế, sự tín nhiệm, việc thanh toán và các kỹ năng quảng bá; những buổi trình diễn về văn hoá truyền thống cho du khách.

Hợp tác phát triển du lịch tiểu vùng sông Mekong giai đoạn 1990 - 2020 - 6

Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà du lịch đem lại cho địa phương như việc làm, tái phân phối thu nhập xã hội, cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng, giảm đói nghèo và nhiều lợi ích khác như bảo tồn và phát triển văn hoá truyền thống… Nhất là đối với những vùng biên giới, vùng dân tộc thiểu số thì phát triển du lịch cũng là một trong những giải pháp hữu hiệu để nâng cao đời sống cho nhân dân.

Như vậy chúng ta đã hình dung được cơ bản những đặc điểm kinh tế, tự nhiên và xã hội của tiểu vùng sông Mekong. Những đặc tính về tự nhiên bản thân nó là một nguồn lực để giúp cho du lịch tiểu vùng có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Dựa vào nguồn lực tự nhiên để đưa du lịch đi theo hướng bền vũng để duy trì và phát triển trong hiện tại và tương lai. Mỗi nước trong khu vực có những ưu và nhược điểm riêng, chính vì vậy cần chỉ ra được hướng phát triển của từng quốc gia, trong bản thân mỗi nước lại phân chia ra vùng miền để thích ứng và phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách du lịch.

Bản thân các quốc gia trong tiểu vùng cũng nhìn nhận được sự hợp tác giữa các nước để khai thác những tiềm năng của mỗi nước để thức đẩy thêm sự phát triển và bảo tồn nguồn lực chung của tiểu vùng.

Tiểu kết.

Như vậy, sông Mekong không chỉ là kho tài nguyên vô cùng phong phú, tuyến đường giao thông tự nhiên kết nối sáu quốc gia trong vùng, mà còn là khu vực giàu tiềm năng về nhân lực và du lịch. Chương trình hợp tác sông Mekong ra đời sớm nhất là Ủy ban Mekong do Liên Hợp Quốc thành lập năm 1957, bao gồm bốn nước hạ lưu là Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam. Năm 1995, Ủy ban Mekong được tái thành lập với tên gọi là Ủy hội Mekong (Mekong River Commision - MRC). Sợ ra đời của Ủy ban Mekong là một bước phát triển mới không chỉ đánh dấu sự hình thành một tổ chức chung cho các nước thuộc tiểu vùng, mà còn khẳng định cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động, hợp tác rõ ràng của các nước trong tiểu vùng.

Các quốc gia trong tiểu vùng đều có các di sản văn hóa thế giới với nhiều điểm du lịch nổi tiếng, hấp dẫn. Ý tưởng “Sáu quốc gia - một điểm đến” là một vấn đề quan trọng góp phần giúp cho hợp tác du lịch của các nước trong tiểu vùng phát triển. Việc hợp tác du lịch tiểu vùng nhằm tạo ra một sản phẩm du lịch chung sẽ là một giải pháp góp phần làm phong phú hơn nguồn tài nguyên du lịch, đồng thời có khả năng tạo ra những nét ấn tượng, độc đáo mang bản sắc rất riêng của tiểu vùng.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, những đặc điểm kinh tế, tự nhiên và xã hội của tiểu vùng sông Mekong, cùng với chiến lược phát triển du lịch bền vững của tiểu vùng nói chung và mỗi nước nói riêng sẽ góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế, xã hội trong khu vực, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, tạo ra nhiều ngành, nghề mới góp phần tăng thu nhập cho các tộc người trong tiểu vùng, nhất là những tộc người sống dọc hai ven bờ sông hiện nay.

Chương 2

CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC DU LỊCH TIỂU VÙNG SÔNG MEKONG

2.1. Các tổ chức hợp tác du lịch tiểu vùng Mekong

2.1.1. Tổ chức du lịch thế giới

Các nước tiểu vùng Mekong hiện nay đều là thành viên chính thức của Tổ chức du lịch thế giới. Tổ chức Du lịch thế giới (tên tiếng Anh là World Tourism Organization - UNWTO) là một cơ quan chuyên trách của Liên Hợp Quốc được chính thức thành lập ngày 02/01/1975. Tôn chỉ, mục tiêu hoạt động của Tổ chức là thông qua thúc đẩy phát triển du lịch, mang lại cơ hội du lịch cho toàn thể nhân dân thế giới, phát triển du lịch có trách nhiệm, bền vững; góp phần vào sự phát triển kinh tế, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, các quốc gia vì hoà bình, thịnh vượng, tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng nhân quyền và tự do cơ bản, không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ và tôn giáo.

Trụ sở chính thức của UNWTO đặt tại Madrid - Tây Ban Nha. Cơ quan tối cao của UNWTO là Đại Hội đồng gồm các đại biểu đại diện cho các thành viên chính thức của UNWTO. Giúp việc cho Đại hội đồng có các cơ quan, uỷ ban chuyên môn. Các hoạt động của UNWTO được triển khai thông qua 6 Uỷ ban khu vực của UNWTO (Ủy ban Trung Đông, châu Phi, Đông Á - Thái Bình Dương, Nam Á, châu Âu và châu Mỹ).

Tổ chức Du lịch Thế giới có 03 loại thành viên: Thành viên chính thức (tất cả các quốc gia có chủ quyền đều có thể làm thành viên chính thức), thành viên liên kết (là các vùng lãnh thổ hoặc nhóm lãnh thổ được quốc gia chủ quyền cho phép tham gia, các tổ chức quốc tế, tổ chức liên chính phủ hoặc phi chính phủ chuyên ngành du lịch và các doanh nghiệp hoặc các hiệp hội có hoạt động liên quan [24]. Hiện nay, UNWTO chính thức có 155 thành viên chính thức và trên 400 thành viên liên kết.

UNWTO thực hiện nhiều hoạt động tích cực nhằm phát triển du lịch phạm vi toàn cầu như đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch, nghiên cứu, thống kê du lịch, tổ chức hội nghị và hội thảo, thu thập xử lý thông tin du lịch, tổ chức quản lý du lịch, bảo vệ môi trường. UNWTO cũng đã thông qua nhiều văn kiện quan trọng như Hiến chương du lịch, Quy tắc ứng xử toàn cầu trong du lịch, các Tuyên bố du lịch..., khuyến cáo Liên Hợp Quốc và Chính phủ các quốc gia có những giải pháp phù hợp trong phát triển du lịch.

2.1.2. Hiệp hội du lịch châu Á-Thái Bình Dương

Hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (Pacific Asian Tourism Asociation - PATA) được thành lập từ năm 1951. Đây là tổ chức hợp tác du lịch được hình thành sớm và lớn nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. PATA có uy tín cao trên thế giới với sự tham gia của trên 2.100 thành viên và 82 Chi hội [21]. Chức năng chính của PATA là phát triển sản phẩm và hỗ trợ xúc tiến du lịch vì mục tiêu phát triển lâu dài của ngành du lịch và của các hội viên.

Hội nghị PATA được tổ chức hàng năm. Mục đích của PATA là tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu du lịch, đặc biệt là trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, chia sẻ những thành tựu nghiên cứu và trao đổi ý tưởng giữa các học giả và các đối tác của họ.

2.1.3. Diễn đàn du lịch ASEAN

Diễn đàn du lịch ASEAN (ASEAN Tourism Forum- ATF) là một hoạt động quan trọng và có quy mô lớn nhất trong hợp tác du lịch của các nước ASEAN. ATF là sự kiện lớn có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội nhằm xây dựng ASEAN thành một điểm du lịch chung, phát triển du lịch theo hướng bền vững, góp phần thúc đẩy trao đổi, hợp tác hữu nghị, giao lưu văn hóa, củng cố hòa bình và phát triển thịnh vượng trong khu vực. Kể từ khi thành lập cùng với sự nỗ lực của mình, ATF đã luôn thu hút sự quan tâm của các nước thành viên.


Năm 1981, ATF được tổ chức lần đầu tiên tại Malaysia, sau đó được tổ chức thường niên, luân phiên trong các nước ASEAN. Do có nhiều ý nghĩa to lớn nên các nước thành viên đều lấy ATF làm cơ hội để nâng cao hình ảnh du lịch của đất nước mình. Tính đến thời điểm này, chủ yếu ATF được tổ chức tại các nước thành viên cũ của ASEAN (05 lần tại Malaysia, Singapore, Phillipines; 04 lần tại Thái Lan, Indonesia; 01 lần tại Brunei Darussalam, Campuchia, Lào). Việc đăng cai ATF ở các nước đều mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, thể hiện qua việc tăng lượng khách tới, các hoạt động du lịch đều trở nên sôi động hơn, các đối tác, các nhà đầu tư quan tâm hơn sau khi tổ chức diễn đàn.

Thông thường diễn đàn ATF có sự tham dự của hơn 1.500 đại biểu đến từ các nước trong khu vực, thời gian tổ chức khoảng 8 ngày với các hoạt động chủ yếu gồm: Hội nghị Bộ trưởng du lịch ASEAN, Bộ trưởng du lịch ASEAN với các nước đối thoại; Phiên họp lãnh đạo Cơ quan du lịch quốc gia, họp Nhóm công tác hội nhập du lịch ASEAN, Hội chợ du lịch, Hội nghị du lịch ASEAN, Họp ban điều hành hiệp hội du lịch ASEAN (ASEAN TA), Họp báo và một số hoạt động liên quan khác…

2.1.4. Văn phòng điều phối du lịch Mekong

Năm 1997, đáp ứng nhu cầu cần phải có một tổ chức hành chính cho hoạt động hợp tác du lịch giữa các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong, Văn phòng Điều phối Du lịch tiểu vùng Mekong đã ra đời, gọi tắt là MTCO (Mekong Tourism Coordinating Office). Văn phòng Điều phối Du lịch tiểu vùng Mekong đặt tại Bangkok (Thái Lan) được thành lập với sự giúp đỡ từ các nhóm công tác du lịch đại diện cho chính phủ sáu quốc gia trong tiểu vùng Mekong. MTCO có hai chức năng chính là:

- Phối hợp thực hiện dự án phát triển du lịch bền vững tiểu vùng Mekong phù hợp với Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc.

- Marketing - Thúc đẩy quảng bá tiểu vùng sông Mekong như là một điểm du lịch duy nhất[22].

Hoạt động chính của MTCO là Nhóm công tác du lịch tiểu vùng (TWG) và Hội nghị Bộ trưởng Du lịch GMS. Nhiệm vụ chính của MTCO là xây dựng các chương trình hành động chung về du lịch cho tiểu vùng GMS, làm việc với các tổ chức quốc tế như ESCAP, ADB, PATA… và chuẩn bị cho các cuộc nhóm họp thường niên về du lịch. Bên cạnh đó, MTCO cũng là tổ chức chịu trách nhiệm tìm kiếm nguồn kinh phí cho các dự án về du lịch của GMS.

Tổ chức MTCO được coi là một bước tiến quan trọng trong tiến trình hợp tác du lịch các nước GMS. Với một cơ cấu tổ chức khoa học, nó đảm bảo cho các chương trình hành động chung của cả sáu quốc gia được diễn ra một cách thuận lợi và đảm bảo cho hoạt động hợp tác bền vững và hiệu quả. MTCO nhận được tài trợ và ủng hộ từ Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế nhằm xúc tiến du lịch tiểu vùng Mekong như một điểm đến duy nhất, đồng thời xoá bỏ những rào cản về kinh tế, xã hội, tự nhiên ngăn cản sự phát triển du lịch của tiểu vùng.

2.1.5. Diễn đàn du lịch Mekong

Một trong những hoạt động chính về du lịch của các nước tiểu vùng sông Mekong là Diễn đàn Du lịch tiểu vùng Mekong (Mekong Tourism Forum - MTF). Đây là sự kiện hàng năm có tác động lớn đến hoạt động du lịch của các nước GMS. MTF lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1996 bởi Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương (PATA) và liên tục được tổ chức trong 10 năm tiếp theo. Từ năm 2006, MTF được tổ chức bởi khu vực tư nhân tổ chức theo những mục tiêu chung của diễn đàn. Đến 2010, MTF được Văn phòng Điều phối Du lịch Mekong (MTCO) tổ chức với chủ đề “Cung đường mới, vận hội mới” (New Roads, New Opportunities) tại Siem Reap, Campuchia. Năm 2011, MTF với chủ đề “Điểm đến Mekong: Sự hình thành

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 12/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí