Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Đường Sông Tại Thành Phố Hồ Chí Minh‌


Tiểu kết chương 1

Từ những khái niệm về du lịch đường sông với những thành tố liên quan, Chương 1 luận văn đã thể hiện những mối quan hệ trực tiếp giữa du lịch và sông nước.

Thứ nhất, hệ thống sông nước cung cấp nhiều điểm tham quan hấp dẫn cho du khách. Ở một số nơi trên thế giới, hình thái vật lý được tạo ra bởi các hệ thống sông ngòi, tạo ra cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới.

Thứ hai là các con sông như các hành lang vận chuyển. Các con sông có thể đi lại là một tài sản có giá trị cho bất kỳ khu vực hoặc quốc gia nào, nơi mà các dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng hơn việc khai thác và sản xuất tài nguyên nguyên sinh, ở hầu hết các nước phát triển, các con sông đang chiếm một phần trong thương mại và thương mại - tham quan du lịch.

Thứ ba, sông ngòi là nguồn tài nguyên quan trọng cho các điểm du lịch theo ba cách: cung cấp nước uống và nước sinh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các môi trường hướng về du lịch mạnh mẽ như sân vườn và sân gôn và điền vào bể bơi. Đây là những cân nhắc đặc biệt quan trọng ở các vùng khô cằn (ví dụ: Las Vegas và vùng đô thị Phoenix/Scottsdale), nơi mà người dân địa phương thường phải hy sinh việc sử dụng nước của mình để có lợi ích lớn hơn cho du lịch.

Tóm lại, các hệ thống sông ngòi là các hệ sinh thái phức tạp, chịu ảnh hưởng đáng kể bởi nhiều hoạt động của con người, bao gồm du lịch và giải trí. Việc tiếp tục khai thác du lịch trên các con sông trên thế giới phải được giám sát và quản lý tốt để có thể bảo tồn sự giàu có tự nhiên và văn hoá của các hệ sinh thái độc đáo này cho thế hệ hiện tại và tương lai. Chương một tạo khung khái niệm và định hình cho những nhận thức về du lịch đường sông để những chương sau có thể triển khai và đánh giá chính xác thực trạng nhằm đề ra những giải pháp đúng yêu cầu cấp thiết hiện nay cho phát triển du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh.


Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH‌


2.1. Tổng quan du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1. Đôi nét về sông Sài Gòn

2.1.1.1. Hệ thống thủy văn Thành phố Hồ Chí Minh

Nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Sông Ðồng Nai Bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn, khoảng

45.000 km². Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố.

Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến Thành phố Hồ Chí Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m. Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng. Một con sông nữa của Thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài Rạp và Gành Rái. Trong đó, ngả Gành Rái chính là đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gòn. Ngoài các con sông chính, Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi...Hệ thống sông, kênh rạch giúp Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu, nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông, thủy triều thâm nhập sâu đã gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành.

Nhờ trầm tích Pleistocen, khu vực phía Bắc Thành phố Hồ Chí Minh có được lượng nước ngầm khá phong phú. Nhưng về phía Nam, trên trầm tích Holocen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Khu vực nội thành cũ có lượng nước


ngầm đáng kể, tuy chất lượng không thực sự tốt, vẫn được khai thác chủ yếu ở ba tầng: 0–20 m, 60–90 m và 170–200 m (tầng trầm tích Miocen).

Thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống sông ngòi, kênh rạch rải đều trên khắp các quận, huyện rất thuận lợi để phát triển giao thông thủy. Tuy nhiên, tiềm năng này đang bị bỏ quên trong khi các phương tiện đường bộ chen chúc để lưu thông.

Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hò Chí Minh, thành phố hiện có gần 1.000 km sông rạch, trong đó nhiều tuyến sông, kênh như kênh Tẻ, kênh Tàu Hủ, rạch Tân Hóa - Lò Gốm,... rất thuận lợi để phát triển vận tải đường thủy và du lịch.

Hiện nay, thành phố có khoảng 320 cảng, bến, trong đó bốn cảng lớn là Sài Gòn, Tân Cảng, Bến Nghé và Nhà Bè. Riêng cảng Sài Gòn là một trong những cảng lớn nhất nước về năng lực chứa đựng hàng hóa. Có hơn 50 bến đò lớn nhỏ đủ điều kiện để phát triển dịch vụ vận chuyển hành khách. Các con sông ở thành phố cũng cho phép nhiều tàu, thuyền từ 20 tấn trở lên qua lại.

Với tiềm năng này, nếu được quy hoạch và đầu tư hợp lí sẽ góp phần giảm tải tình trạng quá tải của giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố như hiện nay. Bởi theo các chuyên gia, nếu Thành phố Hồ Chí Minh thu hút được người dân chuyển sang sử dụng buýt đường sông thay phương tiện giao thông cá nhân đường bộ thì mỗi ngày sẽ tiết kiệm gần 1,5 triệu USD do nạn kẹt xe gây ra. Tuy nhiên, chức năng chủ yếu của sông rạch Thành phố Hồ Chí Minh hiện mới chỉ là tiêu thoát nước và vận tải hàng hóa, trong khi các phương tiện giao thông bộ ngày ngày đang phải đối mặt với nạn ùn tắc.

2.1.1.2. Hệ thống kệnh rạch tại Thành phố Hồ Chí Minh

Sông Sài Gòn uốn lượn xung quanh thành phố, có nhiều nhánh phụ đan xen nhau, trong đó có thể kể các nhánh sông chính: 1) Kênh Tham Lương - Bến Cát - Vàm Thuận; 2) Hệ thống kênh rạch Quận 2 - Quận Thủ Đức – Quận 9; 3) Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè; 4) Kênh Tân Hóa - Ông Buông - Lò Gốm; 5) Kênh Tàu Hủ - Kênh Đôi - Kênh Tẻ - Bến Nghé; và 6) Hệ thống kênh rạch Quận 7 - Huyện Bình Chánh - Quận 8.


2.1.1.3. Đánh giá chế độ bán nhật triều trên sông Sài Gòn

Trên sông Sài Gòn, dòng chảy quanh bán đảo Thanh Đa luôn đứng sau các chân, đỉnh mực nước tại Phú An 1 tiếng. Tại Mũi Đèn Đỏ (cửa sông Sài Gòn), một vùng nước quẩn dọc dài bên bờ trái cửa sông Sài Gòn, sâu vào cửa sông khi thuỷ triều xuống do nước sông Đồng Nai như chảy thẳng vào cửa, đẩy dòng chảy ra từ sông Sài Gòn về phía bờ phải sông Nhà Bè. Hầu hết các sông rạch TP. HCM đều chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông. Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo đó thủy triều thâm nhập sâu vào các kênh rạch trong thành phố, gây nên tác động không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành.

Mực nước triều bình quân cao nhất là 1,10 m. Mực nước cao nhất vào tháng 10 và tháng 11, thấp nhất vào các tháng 6 và tháng 7. Về mùa khô, lưu lượng của nguồn các sông nhỏ, độ mặn 4% có thể xâm nhập trên sông Sài Gòn đến quá Lái Thiêu, có năm đến đến tận Thủ Dầu Một và trên sông Ðồng Nai đến Long Ðại. Mùa mưa lưu lượng của nguồn lớn, nên mặn bị đẩy lùi ra xa hơn và độ mặn bị pha loãng nhiều.

Từ khi có các công trình thủy điện Trị An và thủy lợi Dầu Tiếng ở thượng nguồn, chế độ chảy tự nhiên chuyển sang chế độ chảy điều tiết qua tuốt bin, đập tràn và cống đóng - xả, nên môi trường vùng hạ du từ Bắc Nhà Bè trở nên chịu ảnh hưởng của nguồn, nói chung đã được cải thiện theo chiều hướng ngọt hóa. Dòng chảy vào mùa kiệt tăng lên, đặc biệt từ tháng 2 đến tháng 5 tăng 3-6 lần so với tự nhiên.

2.1.2. Tổng quan về tài nguyên du lịch nhân văn tại thành phố Hồ Chí Minh

Hiện nay TP. Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất nước, thu hút hàng năm 70% lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Sở dĩ như vậy vì ngoài cơ sở hạ tầng khá tốt, giao thông tương đối thuận tiện, thành phố là một nơi có tài nguyên du lịch phong phú. Nơi đây là một vùng đất gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc kể từ khi thực dân Pháp đặt chân lên Việt Nam.


Thành phố Hồ Chí Minh cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường cứu nước (1911). Gắn liền với sự kiện đó, cảng Nhà Rồng và Bảo tàng Hồ Chí Minh là một di tích quan trọng, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.

Các di tích cách mạng khác như địa đạo Củ Chi, hệ thống các bảo tàng, nhà hát, nhà văn hoá, các công trình kiến trúc thời Pháp là những điểm du lịch hấp dẫn. Gần đây thành phố đã đầu tư nhiều khu du lịch như Thanh Đa, Bình Qưới, nhiều khu vui chơi giải trí như Đầm Sen, Kỳ Hoà, công viên Nước, Suối Tiên,... đã thu hút và hấp dẫn du khách.

Hiện nay, Thành phố đang tiến hành tôn tạo các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc cổ, đầu tư cho hệ thống bảo tàng, khôi phục nền văn hoá truyền thống kết hợp với tổ chức các lễ hội, khôi phục văn hoá miệt vườn, làng hoa để phát triển du lịch bền vững. Với hơn 300 năm hình thành và phát triển, thành phố Hồ Chí Minh có nhiều công trình kiến trúc cổ như Nhà Rồng, Nhà hát lớn, Bưu điện, hệ thống các ngôi chùa cổ (chùa Giác Lâm, chùa Bà Thiên Hậu, chùa Tổ Đình Giác Viên...), hệ thống các nhà thờ cổ (Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức,...).

Nhìn chung, một trong những đặc trưng văn hoá của 300 năm lịch sử đất Sài Gòn - Gia Định, nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hoá, là "cơ cấu kiến trúc" Việt - Hoa - châu Âu. Một nền văn hoá kết hợp hài hoà giữa truyền thống dân tộc của người Việt với những nét đặc sắc của văn hoá phương Bắc và phương Tây.

Nhận thức được sự giàu có của tài nguyên du lịch nhân văn, kết hợp với các tuyến du lịch đường sông sẽ cho ra đời sản phẩm du lịch độc đáo, một số đơn vị tư nhân khai thác du lịch đường sông nhưng chủ yếu phục vụ dịch vụ ăn uống chứ chưa đúng nghĩa du lịch, như các tàu du lịch tại Bến Bạch Đằng, hay Làng Du lịch Bình Quới… Du khách quốc tế rất thích loại hình du lịch sông nước, mà các tuyến du lịch đường sông ở đồng bằng sông Cửu Long đã chứng minh tính hiệu quả của nó. Hiện nay TP. Hồ Chí Minh đã triển khai được tuyến du lịch đường sông từ bến Bạch Đằng (quận 1) đến Làng Nghệ nhân Hàm Long (quận 2), dự kiến sẽ có thêm tuyến đi Cần Giờ. Đây sẽ là tuyến du lịch có khả năng đem lại tiềm năng lớn cho


thành phố với hệ thống sinh thái khá hoàn chỉnh của vùng rừng sác, là Khu Dự trữ sinh quyển Thế giới.

Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh đã có kế hoạch phát triển du lịch đường sông từ năm 2011. Hiện nay các bến bãi, tàu thuyền đã và đang được đầu tư nâng cấp, nạo vét kênh rạch nhằm phục vụ du lịch đường sông. Một số tuyến du lịch đường thủy nội đô đã đưa vào khai thác như tuyến Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, tuyến Sài Gòn - Củ Chi,… bước đầu đã đạt được những hiệu quả nhất định.

2.2. Thực trạng du lịch đường sông tại TP. Hồ Chí Minh

2.2.1. Tình hình khách du lịch đến TP. Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước. Trong những năm qua ngành Du lịch Thành phố có những bước tăng trưởng khá cao, góp phần không nhỏ vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố và ngày càng khẳng định là ngành kinh tế quan trọng. Năm 2016, ngành du lịch thành phố tiếp tục duy trì tăng trưởng, đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra trên các lĩnh vực. Trong đó, khách quốc tế đến thành phố trên 5,2 triệu lượt, đạt 110% so với chỉ tiêu kế hoạch, tăng 10% so với năm 2015; khách du lịch nội địa đạt 21,8 triệu, tăng 10% so với năm 2015; tổng doanh thu ngành du lịch đạt 103 ngàn tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2015. Trong 6 tháng đầu năm 2017, có 2.772.932 lượt khách du lịch quốc tế đến Thành phố, tăng 14% so với cùng kỳ, đạt 46% kế hoạch năm, tổng doanh thu đạt 53.617 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ, đạt 47% kế hoạch năm 2017.

Bảng 2.1. Lượng du khách quốc tế đến Tp. HCM giai đoạn 2012 – 2016

Đơn vị tính: Triệu lượt


Năm

2012

2013

2014

2015

2016

Lượng khách

3.8

4.109

4.4

4.6

5.2

Tăng trưởng


8,1%

7,1%

4,5%

13%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển du lịch đường sông tại thành phố Hồ Chí Minh - 5

Nguồn: Sở Du lịch Tp. HCM và tổng hợp của học viên


Bảng 2.2. Lượng du khách nội địa đến Tp. HCM giai đoạn 2012 – 2016

Đơn vị tính: Triệu lượt


Năm

2012

2013

2014

2015

2016

Lượng khách

12.5

15.6

17.6

19.3

21.8

Tăng trưởng


24,8%

12,8%

9,6%

13%

Nguồn: Sở Du lịch Tp. HCM và tổng hợp của học viên

Bảng 2.3. Thu nhập từ du lịch Tp. HCM giai đoạn 2012 – 2016.

Đơn vị tính: Tỷ đồng



Năm

2012

2013

2014

2015

2016

Thu nhập

71.279

83.191

85.000

94.600

103.00

Tốc độ tăng trưởng

25,30%

17%

2,17%

11,30

9%

Nguồn: Sở Du lịch Tp. HCM và tổng hợp của học viên

Theo Sở Du lịch Tp. Hồ Chí Minh, tổng lượng khách tham quan trên sông từ năm 2013 đến quý III/2016 đạt khoảng 257,684 lượt, bình quân tăng 11,5% mỗi năm. Dự kiến số lượng khách du lịch đường sông đến Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017 và 2018 đạt khoảng 450.000 lượt/năm, tăng khoảng 15% trong những năm tiếp theo. Trong đó, doanh thu từ du lịch đường sông năm 2017 và 2018 dự kiến đạt 540 tỷ đồng/năm và tăng khoảng 15% trong những năm tiếp theo.

2.2.2. Các tuyến du lịch đường sông đã và đang được khai thác

2.2.2.1. Tuyến tầm ngắn

Du thuyền ban đêm: Chủ yếu phục vụ ẩm thực và ca nhạc, du thuyền xuôi theo sông Sài Gòn đến bến Bạch Đằng du khách sẽ được ngắm cảnh Sài Gòn về đêm hướng cầu Phú Mỹ để du khách trải nghiệm sự thanh bình của cảnh sông nước ban đêm. Ăn tối trên Du thuyền. Du khách vừa thưởng thức ẩm thực Việt Nam vừa nghe nhạc dân tộc và tìm hiểu sự ra đời của các nhạc cụ cũng như lịch sử và văn hóa Sài Gòn. Hiện tại có một số tàu phục vụ như Tàu Bến Nghé, tàu Elisa, thuyền Buồm Đông Dương, tàu King Yacht,.... Theo thống kê của Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay trên địa bàn thành phố có 22 tàu gồm các tàu nhà hàng,


tàu du lịch, ca-nô du lịch đang hoạt động tại bến Bạch Đằng, Quận 1. Trong đó, có 11 tàu nhà hàng du lịch từ 1 - 3 tầng thuộc các công ty kinh doanh vận chuyển khách kết hợp du lịch ngắm cảnh trên sông Sài Gòn. Trong đó, Công ty trách nhiệm hữu hạn Thuyền buồm Đông Dương có nhiều phương tiện nhất (3 tàu). Quy mô loại tàu này cũng đa dạng, từ 1 tầng đến 3 tầng với sức chở từ 25 đến 900 khách. Vật liệu chế tạo tàu nhà hàng du lịch thường bằng gỗ (có phủ lớp composite bên ngoài tăng khả năng chống thấm, kết cấu khung bên trong bằng sắt...) hoặc được đóng hoàn toàn bằng sắt.

Tuyến nội đô Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè: Đây là sản phẩm mới của ngành Du lịch thành phố được đưa vào khai thác từ 01/9/2015 sau quá trình nổ lực cải tạo biến từ kênh “chết” thành tuyến du lịch nội đô hấp dẫn với kinh phí khoảng 1,400 tỷ. Thuyền xuất phát ở hai bên quận 1 (số 01 Hoàng Sa, Phường Đa Kao, Quận 1) và quận 3 (số 671 Hoàng Sa, Phường 7, Quận 3). Mỗi chèo phục vụ từ 02 – 06 người, có thuyền phục lớn vụ từ 10 – 20 khách, lộ trình dài khoảng 4,5km với khoảng 1h30 di chuyển du khách có dịp ngắm Sài Gòn yên bình và thơ mộng với kiến trúc độc đáo của các ngôi chùa Pháp Hoa, chùa Vĩnh Nghiêm, ngắm nhìn và tìm hiểu về đời sống sinh hoạt của người dân địa phương hai bên bờ kênh. Hiện tại có công ty TNHH Thuyền Sài Gòn đầu tư khai thác. Thời gian đầu tuyến này vẫn có lượng khách nhất định, sau khoảng hơn 2 tháng tuyến du lịch trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đang vấp phải nhiều khó khăn, lượng khách ngày càng giảm, thậm nhiều người chẳng còn mặn mà đến đây du ngoạn để ngắm thành phố, theo khảo sát của học viên có những ngày không có khách nào đến tham quan do nước trên dòng kênh này đã quá ô nhiễm, rác thải, cá chết vẫn còn khiến cho du khách e dè khi tham quan.

Tuyến Bạch Đằng - Bán đảo Thanh Đa - Khu du lịch Bình Quới: Khi mới đưa vào khai thác, tuyến Bạch Đằng – Bình Quới cũng được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm, đặc biệt là người dân Sài Gòn vào những dịp cuối tuần. Du khách được dịp hóng mát, ngắm hoàng hôn và dùng cơm tối với các món ngon dân dã tại khu du lịch Bình Quới. Tại đây du khách còn có thể tham gia một số hoạt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/08/2022