Đề Xuất Những Giải Pháp Góp Phần Đẩy Mạnh Phát Triển Loại Hình Du Lịch Đường Sông Tại Thành Phố Hồ Chí Minh


nhỏ và người dân địa phương chưa tha thiết tham gia hoạt động du lịch nên công tác đón tiếp, phục vụ còn nhiều hạn chế.

Học viên cao học xin đề xuất với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương phối hợp trong việc quảng bá, tuyên truyền các điểm đến của Bình Dương trên tuyến ven sông. Có chính sách hỗ trợ và khuyến khích các nhà vườn tích cực tham gia hoạt động du lịch. Đầu tư nâng cấp các cây cầu có độ tĩnh không thấp và xây dựng các bến tàu thân thiện với khách du lịch. Quy hoạch xây dựng các làng du lịch ven sông hay các công trình có kiến trúc, dấn ấn đặc sắc tạo điểm nhấn trên tuyến đường sông.

Riêng các điểm tham quan hiện có như ngôi nhà cổ ông Trần Công Vàng, nhà cổ ông Trần Văn Hổ cần có người trực ít nhất trong giờ làm việc để khách thuận tiện đến tham quan tránh trường hợp khi khách đến nhà cổ lại đóng cửa vì nghỉ trưa gây mất thiện cảm với du khách và ảnh hưởng đến lịch trình tham quan. Xung quanh nhà cổ còn quá nhiều hàng quán buôn bán gây mất mỹ quan. Điều quan trọng hơn nữa là dù nhà cổ có lối kiến trúc độc đáo đáng để du khách tham quan nhưng đa số chỉ có người dân địa phương biết đến, cần đẩy mạnh công tác quảng bá hơn nữa để du khách trong và ngoài nước biết đến.

Làng gốm Lái Thiêu là một làng nghề truyền thống lâu đời nổi tiếng trong và ngoài nước, đây là một điểm du lịch hấp dẫn, khách du lịch đến để mua sắm các đồ gốm từ truyền thống đến hiện đại về làm quà cho gia đình và người thân. Quan trọng hơn là tìm hiểu về văn hoá và bản sắc của Việt Nam. Đây là địa chỉ lý tưởng để các đơn vị lữ hành đưa vào kha thác du lịch đường sông tuyến Sài Gòn - Củ Chi

- Bình Dương hoặc tuyến Sài Gòn - Bình Dương góp phần biến Bình Dương thành điểm đến hấp dẫn du khách từ các làng nghề và các nha vườn. Tuy nghề gốm Lái Thiêu đã phát triển thành một điểm du lịch của thành phố nhưng nó còn một số hạn chế nhất định như: Tuy chợ nằm ngay bên cạnh sông Bình Dương có tàu thuyền neo đậu nhiều nhưng nó chỉ là bến tàu cho các ghe thương lái đến buôn bán. Vì thế không có chổ neo đậu và cầu tàu dành riêng cho khách du lịch. Bên cạnh đó, vì chưa được đầu tư nhiều nên chợ ngày càng xuống cấp, các sản phẩm thì không đa


dạng, khu chợ chưa được đầu tư và phân lô nên khách du lịch khó tham quan một cách trọn vẹn. Hơn nữa, vì chợ không có Ban Quản lý nên du khách hay bị người dân bán hàng chèo kéo. Không có bảng giá niêm yết nên du khách bị người bán hàng chặc chém. Gây mất thiện cảm cho du khách.

Xin đề xuất một số giải pháp cải thiện những hạn chế trên như sau: Bình Dương cần đầu tư bến đậu cho tàu du lịch khi đến tham quan chợ, xây dựng cơ sở hạ tầng chợ, cơ cấu tổ chức lại chợ để du khách dễ dàng tham quan và mua sắm. Ban Quản lý chợ cần có biện pháp ngăn chặn tình trạng trộm cắp, móc túi, chèo kéo du khách.

Tuyến Sài Gòn - Đồng Nai: Đồng Nai có nhiều cù lao đẹp, điểm tham quan hấp dẫn sẽ là điểm du lịch được nhiều tiềm năng. Tuyến này sẽ xuất phát từ Bến Bạch Đằng - Làng nghệ nhân Hàm Long - Ngã 3 Nhà Bè và các điểm Công Viên Văn hóa lịch sử Dân tộc - Chùa Hội Sơn - Chùa Châu Đốc 2 (thuộc TP. Hồ Chí Minh ) - Cù lao Ba Xê - Chùa Ông - Đền Thờ Nguyễn Hữu Cảnh - Khu du lịch Bửu Long - Bảo tàng Đồng Nai - Văn Miếu Trấn Biên - Nhà cổ của Ông Trần Ngọc Du - Làng Bưởi Tân Triều - Làng Cá Bè ( thuộc tỉnh Đồng Nai).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Tuy nhiên hiện nay chưa thể khai thác tuyến này vì sự phân bố các điểm đến không đồng đều (tập trung ở 2 đầu, nhưng giữa tuyến chưa có), thời gian di chuyển quá lâu, đơn điệu từ Ngã 3 Nhà Bè đến Chùa Hội Sơn ( hơn 1 giờ nếu đi ca nô hoặc tàu cao tốc mất nhiều thời gian và chi phí cao). Hiện nay không có đơn vị nào khai thác trọn tuyến; chỉ khai thác tuyến tầm ngắn Bến Bạch Đằng - Làng nghệ nhân Hàm Long - Ngã 3 Nhà Bè (huộc địa phận Thành phố) và cụm phía Biên Hòa (thuộc tỉnh Đồng Nai).

Trong tương lai không xa khi hệ thống xe buýt đường sông ở Đồng Nai đi vào hoạt động sẽ là yếu tố thuận lợi để Đồng Nai phát triển du lịch đường sông với hệ thống bến, cảng hoàn thiện. Song song đó, Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có kế hoạch quy hoạch đầu tư khu nhà vườn Long Phước Quận 9. Đây sẽ là điểm kết hợp thú vị với chi phí hợp lý cho tuyến du lịch đường sông Sài Gòn - Đồng Nai.

Giải pháp phát triển du lịch đường sông tại thành phố Hồ Chí Minh - 10

3.1.2.3. Đối với tuyến tầm xa

Cảng sông Phú Định hoàn thành và Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố đã có chủ


trương sử dụng 1 phần là cảng du lịch du lịch đường sông, sẽ tạo điệu kiện là điểm xuất phát tốt và thuận lợi cho các tuyến đi các tỉnh Miền Tây và Campuchia. Hiện tại có thể khai thác tuyến Sài Gòn - Tiền Giang - Bến Tre. Đây là tuyến có lộ trình tham quan khá hay, đi qua các địa danh hấp dẫn như khu đô thị mới Trung Sơn, chợ gạo Gò Công, tham quan bốn cù lao Long - Lân - Qui - Phụng bồng bền trên sông Mekong, du khách còn có dịp khám phá đời sống của người dân miền sông nước như tham quan vườn cây ăn trái, làng nuôi cá bè, uống trà mật ong, thưởng thức đặc sản dừa Bến Tre, tham gia chương trình một ngày làm nông dân hay nghe đờn ca tài tử Nam Bộ. Bên cạnh đó, du khách còn có dịp tham gia chương trình một ngày làm nông dân, có thể trồng cây, bắt cá, chơi các trò chơi dân gian hay đạp xe đạp trong làng giữa không gian bình yên và trong lành. Các chất liệu này sẽ mang đến cho du khách có một chuyến đi nhiều cung bậc cảm xúc và nhiều trải nghiệm đáng ghi nhớ.

Tuy nhiên, chợ nổi Cái Bè vốn là điểm nhấn quan trọng trong hình trình tham quan, nơi đây đã từng rất thu hút khách du lịch đặc biệt là khách nước ngoài, có những giai đoạn lượng khách tham quan chợ nổi chiếm khoảng 80% lượt khách đến Tiền Giang. Thế nhưng, chợ nổi Cái Bè đang bị thu hẹp dần vì xã hội hóa, các thuyền ghe đến mua bán không còn nhiều, giảm sức hút khách du lịch. Chợ nổi là một nét văn hóa truyền thống mà Tiền Giang cần khôi phục và giữ gìn.

Ngoài ra, khó khăn của du lịch đường sông TP. HCM nói chung và việc khai thác tuyến Sài Gòn - Tiền Giang - Bến Tre nói riêng là vấn đề bến bãi. Hiện tại khách phải di chuyển bằng xe từ khách sạn ra Tân Cảng để di chuyển bằng canô, sau đó lại đi ngược về hướng trung tâm thành phố gây mất nhiều thời gian và chi phí. Dự kiến trong tháng 9/2017 bến cảng Bạch Đằng sẽ được khai thác lại, thuyền tàu có thể đón khách ngay trung tâm góp phần thuận tiện hơn cho du khách và cải thiện phần nào sản phẩn du lịch đường sông.


3.2. Đề xuất những giải pháp góp phần đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch đường sông tại Thành phố Hồ Chí Minh

3.2.1. Giải pháp đầu tư cơ sở vật chất – kỹ thuật và khai thác độc quyền

Phát triển du lịch đường sông TP. HCM là mục tiêu để đa dạng hóa sản phẩm du lịch vốn đã được thành phố quan tâm và có chủ trương từ lâu và cũng có nhiều đơn vị kinh doanh du lịch tham gia khai thác. Saigontourist là đơn vị tiên phong khai thác loại hình du lịch này từ tháng 6/2013 và đã đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm.

Tuy nhiên kết quả thu được trong những năm qua còn rất khiêm tốn, chưa được như kỳ vọng, du lịch đường sông hiện chưa phát triển đúng tiềm năng vốn có. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở vật chất để phát triển du lịch đường sông hiện còn rất ngheò nàn, hệ thống cầu tàu, bến bãi còn thiếu rất nhiêu và chủ yếu là để phục vụ cho người dân địa phương, nguồn nước của các kênh rạch còn ô nhiễm, bị lẫn chiếm, cảnh quan xa trung tâm còn khá đơn đơn điệu chưa có điểm nhấn.

Để khắc phục những hạn chế trên cần có một giải pháp tổng thể và đồng bộ. Giải pháp quan trọng trước hết là thay đổi nhận thức của doanh nghiệp, người dân và chính quyền các cấp về du lịch đường sông và phát triển du lịch sông nước của thành phố. Bởi du lịch đường sông cần có sự đầu tư và kết nối chặc chẽ của cả doanh nghiệp kinh doanh du lịch, người dân và chính quyền địa phương.

Chính quyền cần tạo điều kiện thông thoáng đặc biệt là về thủ tục hành chính để doanh nghiệp hoạt động mang lại lợi ích chung cho doanh nghiệp, người dân địa phương và hình ảnh hoạt động du lịch chung cho ngành du lịch thành phố. Cần phối hợp và hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác du lịch đường sông xây dựng sản phẩm, tránh tư duy việc xây dựng sản phẩm du lịch là việc của các doanh nghiệp lữ hành bởi một món ăn được đặc sắc không chỉ cần nguyên liệu và gia vị mà còn cần người bếp trưởng và không gian thưởng thức.

Thành phố cần có chính sách thu hút đầu tư, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có tiềm lực có cơ hội được đầu tư và khai thác độc quyền tuyến du lịch đường sông nhằm bình ổn giá và tạo được hình ảnh thống nhất mang màu sắc riêng cho du lịch


đường sông. Hiện nay sản phẩm du lịch chưa có bản quyền trí tuệ nên sản phẩm bị sao chép rất nhanh. Cũng giống như những ngành nghề khác, một sản phẩm du lịch ra đời là cả một quá trình đầu tư và nổ lực của cả tập thể. Nhưng khi sáng tạo không được độc quyền khai thác sẽ dẫn đến kinh doanh không được hiệu quả, các đơn vị sao chép sản phẩm cũng không khai thác hết được cái hồn của từng tuyến, điểm tham quan. Các doanh nghiệp giảm tiêu chuẩn dịch vụ vì cạnh tranh giá cả làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ dẫn đến du khách đã đến rồi đi không muốn quay lại, các doanh nghiệp không thể duy trì lâu dài với mức lãi tối thiểu. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho du lịch đường sông của thành phố vẫn còn là tìm ẩn.

Thành phố cần tiếp tục rà soát quy hoạch dọc sông, tạo thông thoáng và mỹ quan và có công trình điểm nhấn cho du khách thưởng ngoạn thắng cảnh hai bên bờ sông. Cần đầu tư và nâng cấp các bến đậu của tàu du lịch, kết hợp với các trạm xe buýt, taxi, phân luồng giao thông tránh làm ách tắc giao thông trên bến dưới thuyền. Tại các bến tàu cần có bãi đậu xe, nhà chờ, nhà vệ sinh cửa hàng lưu niệm, cổng thông tin và an ninh tạo sự thuận tiện và thoải mái cho du khách. Tránh tận dụng bến tàu phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của người dân địa phương phục vụ du lịch

sẽ rất không thân thiện với du khách.

Thành phố cần có chính sách kêu gọi các doanh nghiệp lớn hay các nhà hàng, khách sạn, khu du lịch tham gia đầu tư xây dựng bến bãi phục vụ cho du lịch đường sông. Điều này tất các các bên đều có lợi, giảm chi phí cho ngân sách nhà nước nhưng đối với các doanh nghiệp chi phí này không đáng kể và họ được quảng bá hành ảnh đơn vị họ không những với du khách mà còn với cả cộng đồng, đồng thời góp phần tạo mỹ quan chung cho người dân địa phương nói riêng và cho thành phố nói chung.

Thành phố cần nâng cao độ tĩnh không các cầu bắt qua sông Sài Gòn để các đơn vị tham gia khai thác tuyến du lịch đường sông không bị phụ thuộc vào thủy triều và có thể di chuyển bằng phương tiện lớn đón nhiều khách để giảm thiểu chi phí. Song song đó, các doanh nghiệp cũng cần linh hoạt đóng các tàu thuyền đặc thù, phù hợp với tình trạng độ cao của các cầu tại TP. HCM. Bên cạnh đó, cần trang bị


hệ thống máy tàu, giảm ô nhiễm tiếng ồn thân thiện với môi trường.

Người dân địa phương cần chung tay bảo vệ mỹ quan hai bên bờ sông, không xả rác bừa bãi trên sông. Cần kết hợp với các doanh nghiệp du lịch cùng tham gia hoạt động du lịch như bán hàng lưu niệm, buôn bán đặc sản, trái cây, thức uống,... cũng như sáng tạo những hoạt động phục vụ du lịch trên tuyến tham quan.

Các doanh nghiệp nên đầu tư các tàu thuyền có thiết kế, màu sắc mới lạ, góp phần tạo hình ảnh đặc trưng cho du lịch đường sông như thuyền Gondola ở Venice - Ý, thuyền đáy kính trong suốt ở Mỹ,...

Các doanh nghiệp cần kết hợp và hỗ trợ người dân địa phương cùng tham gia hoạt động du lịch đường sông. Điều quan trọng trên hết là cần kết nối với các đơn vị kinh doanh du lịch khác để bình ổn giá bán, tránh giảm giá cạnh tranh gây thiệt hại chung cho các đơn vị kinh doanh và khó làm hài lòng khiến du khách quay lại lần nữa khi cung cấp dịch vụ có chất lượng không tốt.

3.2.2. Giải pháp cho các tuyến du lịch

Thành phố Hồ Chí Minh cần tiếp tục nạo vét lòng sông và chỉnh trang hai bên bờ sông, đặc biệt là kênh Nhiêu Lộc, kênh Tàu Hủ đã và đang đưa vào khai thác tuyến du lịch nội đô. Rất phải chú trọng khắc phục và đề phòng những sạt lở 2 bờ để đảm bảo an toàn tài sản, tính mạng dân ven bờ và vẻ đẹp cảnh quan hai bờ.

Cần bổ sung các công trình, công viên làm điểm nhấn hai bên bờ sông. Các điểm tham quan hai bên bờ sông đang có cần chỉnh chu hơn, tránh hàng quán trèo kéo khách, xây dựng bến tàu gần điểm tham quan. Nên sắp xếp nhân viên ra bến tàu đón khách và tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ giao tiếp du lịch và thuyết minh tại điểm. Cần kết nối với các đơn vị lữ hành để kịp thời thông tin các hoạt động định kỳ hấp dẫn du khách. Hiện nay, các điểm tham quan phần lớn chỉ có người dân địa phương biết đến, đối với khách du lịch rất hạn chế thông tin. Cần đẩy mạnh quảng bá, kết nối các phương tiện truyền thông để thông tin dễ dàng đến với du khách như

kết nối với TripAdvisor, các kênh du lịch, facebook, youtube,...


3.2.3. Giải pháp về tổ chức quản lý và đào tạo

Đối với cán bộ quản lý: Cần có đội ngũ quản lý chuyên biệt cho du lịch đường sông, nhằm đưa ra những định hướng, chiến lược phù hợp và đề ra những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tuyến du lịch đường sông đáp ứng nhu cầu cấp bách của ngành Du lịch hiện nay.

Thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành do Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo, kiểm tra vận tải khách du lịch của hoạt động vận tải đường thủy nội địa, xây dựng chương trình đào tạo bắt buộc với những người làm việc trên các tàu, thuyền vận tải khách du lịch tại một số điểm du lịch trọng điểm trong nước, tăng cường thanh tra, kiểm tra cũng như công tác dự báo, tuyên truyền trong cộng đồng, xã hội. Ban hành những quy định riêng, cụ thể, có tiêu chuẩn phù hợp về việc đăng kiểm phương tiện, tiêu chuẩn dịch vụ.

Rà soát số lượng cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đường sông, phương tiện phục vụ khai thác, số lượng và chất lượng nhân viên phục vụ, tình hình khai thác, doanh thu của loại hình du lịch này để có chiến lược và chính sách phù hợp cho doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp du lịch: Du lịch là khoảng thời giản ít ỏi trong năm để du khách thư giản và thưởng thưởng sau nhiều ngày vất vả trong công việc, các doanh nghiệp nên cạnh tranh về chất lượng dịch vụ hơn là giá cả. Vì vậy cần coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ nhân, nhân viên, đặc biệt là hướng dẫn viên - người thổi hồn của sản phẩm du lịch.

Cần tổ chức các khóa đào tạo trong và ngoài nước cho cho cán bộ quản lý và nhân viên trụ cột. Tạo điều kiện cho nhân viên thử thách bằng thực tiễn, luân chuyển nhân viên nhằm phát huy tối đa hiệu quả điều hành và khai thác được thế mạnh tiềm ẩn của nhân viên. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động học tập lẫn nhau qua công việc, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ, biết bơi, thường xuyên tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ. Các doanh nghiệp cần có chính sách lương, thưởng phù hợp để khích lệ tinh thần, nhiệt huyết làm việc và giữ chân người tài.


3.2.4. Giải pháp đảm bảo an toàn

Du lịch đường sông là loại hình du lịch thân thiện với thiên nhiên và hấp dẫn nhiều đối tượng du khách. Nhưng đối với du khách không biết bơi lại là rủi ro lớn cần đặc biệt quan tâm nên yếu tố an toàn cho du khách được đặc lên hàng đầu.

Các nhân viên phục vụ trên tàu phải có bằng cấp, nghiệp vụ chuyên môn với chức danh tương đương; phải tham gia các lớp tập huấn về nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ, phòng cháy chữa cháy, có giấy chứng nhận của cơ quan tập huấn. Thường xuyên tổ chức diễn tập xử lý các tình huống tai nạn giả định trên phương tiện khai thác du lịch đường sông. Bên cạnh đó, khả năng ngoại ngữ cũng cần phải chú trọng vì đối tượng du khách chủ yếu là người nước ngoài.

Trên phương tiện vận chuyển phải đảm bảo đầy đủ trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa tại những nơi dễ thấy, dễ lấy trên phương tiện. Phải trang bị đầy đủ số lượng áo phao cho du khách theo đúng số lượng đăng kiểm, năng suất phục vụ. Trang bị bình chữa cháy đầy đủ trên phương tiện vận chuyển du lịch đường sông. Chú ý các yếu tố an toàn phòng cháy chữa cháy khi sử dụng nhiều vật dụng không có độ bền nhiệt cao. Niêm yết nội quy phương tiện (áp dụng cho hành khách), bảng hướng dẫn sử dụng trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa tại những nơi dễ thấy trên phương tiện.

Các doanh nghiệp phải đăng ký hoạt động vận tải hành khách đường thủy nội địa theo tuyến cố định tại Sở Giao thông Vận tải. Hoạt động khai thác du lịch phải đảm bảo đúng tuyến, đúng điểm đã đăng ký. Các tuyến, điểm phải đảm bảo an toàn, khả năng phục vụ du lịch đường sông. Đối với phương tiện tàu vận chuyển khách du lịch có tổ chức lưu trú qua đêm trên tàu, yêu cầu doanh nghiệp chủ phương tiện phải đăng ký thẩm định cơ sở lưu trú qua đêm trên tàu tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Đảm bảo công tác cứu hộ cứu nạn và cảnh báo các điểm đen trên khu vực du lịch; đảm bảo công tác an ninh trật tự, tuần tra kiểm soát. Nâng cao trách nhiệm của cán bộ cảnh sát giao thông đường thủy, thường xuyên kiểm tra mức độ an toàn của các phương tiện, cơ sở khai thác kinh doanh du lịch đường sông.

Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục việc chấp hành Luật An toàn giao thông

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 24/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí