Nguồn Lực Của Các Nước Trong Tiểu Vùng Sông Mekong

trưởng 1,8%) do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2001, nhưng phục hồi lại vào năm sau. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2002 đạt 5,2% , đến năm 2003 và 2004 đã cao hơn mức 6%. Dự trữ ngoại tệ ở mức cao 37-38 tỉ USD (tháng 8/1997 ở mức 800 triệu USD) [13, tr. 28].

Thái Lan xuất khẩu nhiều hơn 105 tỷ đô la hàng năm [6, tr. 51]. Các sản phẩm xuất khẩu chính bao gồm gạo, hàng dệt may, giầy dép, hải sản, cao su, nữ trang, ô tô, máy tính và thiết bị điện. Thái Lan đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, mỗi năm xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo tinh chế. Lúa là loại cây lương thực chính được trồng tại Thái Lan, với 55% đất đai trồng trọt được được sử dụng để trồng lúa. Đất có thể canh tác được của Thái Lan cũng chiếm tỷ lệ lớn, 27,25% của toàn bộ khu vực sông Mekong [37].

Các ngành công nghiệp chủ yếu gồm có điện dân dụng, linh kiện điện tử, linh kiện máy tính và ô tô, trong đó, cũng có đóng góp đáng kể từ du lịch (khoảng 5% GDP Thái Lan). Những người nước ngoài ở lại đầu tư lâu dài cũng góp phần đáng kể vào tổng thu nhập quốc dân.

Các tài nguyên thiên nhiên chủ yếu của Thái Lan là thiếc, cao su, ga tự nhiên, vonfram, tantalium, gỗ, chì, cá, thạch cao, than non, fluorite và đất trồng.[2, tr. 18]

Thái Lan sử dụng hệ đo lường chuẩn quốc tế, nhưng các hệ đo truyền thống của Anh (feet, inches) vẫn còn được sử dụng, đặc biệt là trong nông nghiệp và vật liệu xây dựng. Vì dân số chiếm 95% là đạo Phật nên năm được đánh số B.E. (Buddhist Era - Kỷ Phật giáo) trong giáo dục, dịch vụ dân dụng, chính quyền và báo chí; tuy vậy lịch Gregory được sử dụng trong ngành ngân hàng và dần trở nên thông dụng trong trong công nghiệp và thương mại.[6, tr. 19]

4. Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam là phần hạ lưu cuối cùng của sông Mekong với diện tích 39.00km2 và dân số khoảng 15 triệu người, mật độ dân số ở Đồng bắng sông Cửu Long khoảng 400 người/ km2,[20] dân cư chủ yếu là người Kinh, ngoài ra còn có ít tỉ lệ dân tộc Hoa,


Chàm. Đặc điểm lớn nhất của vùng này là địa hình bằng phẳng và trũng (độ cao phổ biến 0,3- 3,0m) đặc điểm này cùng với một mạng lưới sông ngòi dày đặc làm yếu tố môi trường trong vùng tương tác chặt chẽ với nhau và đặc biệt nhạy cảm với các hoạt động khai thác của con người. Với phần nước ngọt chủ yếu là do sông Mekong cung cấp và là hạ lưu nên ngoài các nguồn lợi như phù sa, thủy sản, giao thông đường thủy....vùng này còn hứng chịu thiên tai lũ lụt và tác động môi trường do thượng nguồn gây ra. Nguồn tài nguyên phong phú do sông Mekong mang lại có ý nghĩa quan trọng với người dân Việt Nam, sản xuất nông nghiệp trong vùng chủ yếu là trồng lúa, mặc dù chỉ chiếm 20% diện tích Việt Nam và khoảng 28% dân số nhưng đây là vùng mang lại 57% lượng nước hàng năm, đóng góp hơn 50% sản lượng lúa gạo và hầu hết kim ngạch xuất khẩu lúa gạo[2, tr. 50].

Các ngành kinh tế khác là thủy sản và chế biến, mức tiêu thụ hàng năm trên 21kg/ người, tổng sản lượng đánh bắt thủy sản trong vùng đạt khoảng 0,5 triệu tấn/ năm ( theo số liệu năm 2008) [12, tr. 13] vùng châu thổ này cũng có khoảng 200.000 ha rừng trong đó 173.000 ha rừng là rừng sản xuất gồm rừng tràm, ngập mặn, dừa nước…rừng phòng hộ khoảng 27.000ha… ước tính sản lượng khai thác hàng năm đạt 1,9 triệu m3 [37]

Giao thông vận tải đường thủy là hình thức thông dụng nhất do đặc điểm kênh rạch của vùng, khối lượng vận chuyển hàng hóa hàng năm đạt 6 triệu tấn và hơn 13 triệu lượt khách[12]

Ngoài đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam còn có một số vùng khác cũng thuộc lưu vực sông Mekong như vùng lòng chảo Điện Biên Phủ và phụ cận thuộc tỉnh Lai Châu (lưu vực sông Nậm Rốn, nhánh Nậm U), lưu vực sông nhánh Sabang Hieng thuộc Quảng Trị, lưu vực sông Sebang thược Thừa Thiên Huế, vùng Tây Nguyên bao gồm 2 lưu vực sông nhánh : Sông Srepok, tỉnh Đắc Lắc; sông Sesan tỉnh Gia Lai- Kon Tum.

Tây Nguyên là một vùng lớn của Việt Nam thuộc lưu vực sông Mekong và là thượng nguồn của hai nhánh sông Srepok và Sesan, là vùng cao nguyên chưa có các hoạt động phát triển. Tiềm năng chính cho vùng này là thủy điện với khoảng 2 triệu KW và cây công nghiệp như cà phê, cao su…

Vùng lưu vực sông Nậm Rốn bao gồm lòng chảo Điện Biên và vùng phụ cận là khu vực kinh tế phát triển nhất ở Tây Bắc với một loạt công trình thủy lợi nước tưới cho nông nghiệp, đây là vựa lúa của Tây Bắc và một số ngành kinh tế như lâm nghiệp, thủy sản.

Các vùng thuộc lưu vực Sekon và Sebang Hieng có diện tích nhỏ, dân cư thưa thớt và hầu như chưa có sự phát triển.

5. Myanma là một trong những nước nghèo trên thế giới với hàng thập kỷ ở trong tình trạng trì trệ, quản lý kém và bị cô lập. Sau khi chính phủ nghị viện được thành lập năm 1948, Thủ tướng U Nu đã nỗ lực biến Miến Điện trở thành một quốc gia thịnh vượng. Chính quyền của ông đã thông qua kế hoạch kinh tế hai năm, nhưng tiếc thay đây là một kế hoạch sai lầm. Vụ đảo chính năm 1962 tiếp sau là một kế hoạch phát triển kinh tế, một kế hoạch nhằm quốc hữu hóa mọi ngành công nghiệp, ngoại trừ nông nghiệp, năm 1989, chính phủ Myanma bắt đầu bãi bỏ kiểm soát tập trung hóa nền kinh tế và tự do hóa một số lĩnh vực kinh tế.Các ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận như khai thác ngọc, dầu khí và lâm nghiệp vẫn bị kiểm soát chặt chẽ.

Ngày nay, Myanma thiếu những cơ sở hạ tầng cần thiết.. Đường giao thông thường không được trải nhựa, trừ các thành phố lớn. Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp khác gồm sản phẩm nông nghiệp, dệt may, sản phẩm gỗ, vật liệu xây dựng, kim cương, kim loại, dầu mỏ và khí ga… sản lượng còn thấp, và việc thiếu hụt nguồn nhân công trình độ cao cũng là một vấn đề ngày càng bức xúc với nền kinh tế Myanma.

Nông nghiệp chiếm 59,5 % GDP và 65,9% lao động. Công nghiệp chế biến chiếm 7,1% GDP và 9,1% lao động; khai khoáng 0,5% GDP và 0,7% lao

động; xây dựng 2,4% GDP và 2,2% lao động; thương mại 23,2% GDP và 9,7% lao động; tài chính, dịch vụ và công chính 1,5% GDP và 8,1% lao động [11]. Nhìn chung kinh tế Myanma vẫn là nền kinh tế lạc hậu kém phát triển.

6. Trung Quốc là quốc gia ở vùng thượng nguồn của sông Mekong, chủ yếu chảy qua tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Tỉnh Vân Nam có diện tích 384 nghìn km2 , dân số hơn 45 triệu người (2007) [36],thủ phủ là thành phố Côn Minh, là tỉnh có đường biên giới tiếp giáp với Việt Nam, Lào, Mianma. Tỉnh Vân Nam giàu tài nguyên, khoáng sản, tuy vậy công nghiệp chỉ dừng lại ở cấp độ sơ chế. Thổ nhưỡng thích hợp với trồng cây thuốc lá, chiếm 70% sản lượng cả nước, chiếm hơn 60% thu nhập trong toàn tỉnh. Nghề chế biến chè

và đường cũng chiếm vị trí quan trọng, sản lượng đường đạt 1 triệu tấn/ năm, đưa Vân Nam thành tỉnh thứ 3 của cả nước về sản xuất đường, sản lượng chè đạt 60 nghìn tấn, xuất khẩu ngoại tệ đạt 30 triệu USD [36]. Do chính sách phát triển kinh tế nên công nghiệp nặng phát triển đã đưa đến sản lượng thép đạt 2,5 triệu tấn năm[36].Các ngành cao su và chế biến, hóa chất, du lịch… cũng phát triển nhanh, một số ngành mới như điện lực, thực phẩm, y dược, hương liệu, hoa quả đã bắt đầu phát triển và một số ngành đạt quy mô lớn.

Về du lịch, Vân Nam là một trong 10 tỉnh phát triển du lịch hàng đầu của Trung Quốc với lượng khách năm 1994 đạt 213 nghìn người và dự tính mỗi năm tăng 27%, vượt xa mức trung bình cả nước [35].

Như vậy, với diện tích 2,6 triệu km2 và có dân số hơn 325 triệu người và mật độ dân số khoảng 125 người/ km2 hiện tại, Tiểu vùng sông Mêcong là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đó cũng là cơ sở quan trọng đặt ra cho các nước trong tiểu vùng cần có sự hợp tác chặt chẽ trong việc xây dựng và phát triển chiến lược du lịch nhằm triệt để khai thác những lợi ích kinh tế, những nguồn lợi chung từ thiên nhiên mang lại cho mỗi nước và cho cả các nước trong tiểu vùng hiện nay.


1.1.2 Nguồn lực của các nước trong tiểu vùng sông Mekong

Về nguồn nhân lực trong tiểu vùng, qua thu thập và phân tích các nguồn tài liệu có thể thấy, với lực lượng lao động chiếm 50% tổng số dân, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn còn khá nghiêm trọng ở nhiều nơi trong tiểu vùng. Bảng thống kê sau đây sẽ phản ánh nguồn nhân lực trong tiểu vùng như sau:

Bảng 2. Nguồn lực các nước tiểu vùng sông Mekong

Đơn vị tính %


Nước

Chỉ số phát triển

con người (HDI)

Tuổi thọ bìnhquân (năm)

Tỉ lệ người lớn biết chữ (

%)

Tỉ lệ lao động/dân số (%)

Mức độ

Xếp thứ

Việt Nam

0,709

109

70,8

90,3

51,0

Thái Lan

0,784

74

70,3

94,0

59,0

Mianma

0,581

130

60,5

83,0

43,0

Campuchia

0,583

129

56,5

73,6

47,0

Lào

0,553

133

55,1

68,7

56,0

Trung

Quốc

0,768

81

71,9

90,9

58,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Hợp tác phát triển du lịch tiểu vùng sông Mekong giai đoạn 1990 - 2020 - 4


Bảng 2: Chỉ số phát triển và tỷ lệ lao động của các quốc gia trong Tiểu vùng sông Mekong

Nguồn : Báo cáo phát triển con người của Liên Hợp Quốc, năm 2010.

Dân số phân bố không đều và có sự khác biệt lớn theo vùng. Dân cư phần đông vẫn còn là cư dân nông thôn (khoảng 68 % - năm 2013). Trình độ học vấn của dân cư ở mức khá; tuổi thọ trung bình tăng khá nhanh [25, tr. 20].

Thể lực và tầm vóc của nguồn nhân lực đã được cải thiện và từng bước được nâng cao, tuy nhiên so với các nước trong khu vực khác (Nhật Bản, châu Âu,...) nói chung thấp hơn cả về chiều cao trung bình, sức bền, sức dẻo dai. Lao động khu vực được đánh giá là thông minh, khéo léo, cần cù, tuy nhiên ý thức kỷ luật, năng lực làm việc theo nhóm,… còn nhiều hạn chế.

Số lượng nhân lực được tuyển để đào tạo ở các cấp tăng nhanh. Điều này có thể được xem như là một thành tựu quan trọng trong lĩnh vực đào tạo nhân lực. Theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2013, ở Việt Nam số sinh viên đại học và cao đẳng là 2.058.922 người, số tốt nghiệp là 405.900 người; số học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp là 421.705 người. [30]. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo, cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực, sự phân bố theo vùng, miền, địa phương,… chưa đồng nhất, chưa thực sự phù hợp với nhu cầu sử dụng của xã hội, gây lãng phí nguồn lực của Nhà nước và xã hội.

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong toàn bộ lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 17,9%, trong đó ở thành thị là 33,7%, gấp 3 lần tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 11,2%, phân theo giới tính tỷ lệ này là 20,3% đối với nam và 15,4% đối với nữ; tỷ lệ nhân lực được đào tạo trình độ cao (từ đại học trở lên) trong tổng số lao động qua đào tạo ngày càng tăng (năm 2010 là 5,7%, năm 2012 là 6,4%, sơ bộ năm 2013 là 6,9%

)[30].

Năng suất lao động có xu hướng ngày càng tăng: Theo cách tính năng suất lao động đo bằng tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá hiện hành chia cho tổng số người làm việc bình quân trong 01 năm, năng suất lao động năm 2005 là 21, 4 triệu đồng/người, năm 2010 là 44,0 triệu đồng/người, năm

2012 là 63,1 triệu đồng/người, sơ bộ năm 2013 là 68,7 triệu đồng/người. (Việt Nam ) [30].

Dân số, nguồn nhân lực là một trong những yếu tố ảnh hưởng và có tác động mạnh đến kinh tế du lịch tiểu vùng GMS.

1.1.3. Sự hình thành và phát triển hợp tác tiểu vùng Mekong

Nhận ra mối quan hệ chặt chẽ về nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, các nước trong tiểu vùng sông Mekong đã tìm kiếm các cơ chế hợp tác song phương và đa phương nhằm liên kết, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, tài nguyên. Trên cơ sở nỗ lực của các nước, từ đầu thập kỷ 1990 đến nay, nhiều sáng kiến về hợp tác khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên ở tiểu vùng sông Mekong đã ra đời.

Chương trình hợp tác sớm nhất là Ủy ban Mekong do Liên Hợp Quốc thành lập năm 1957, bao gồm bốn nước hạ lưu là Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam. Ủy ban có nhiệm vụ khuyến khích, phối hợp, kiểm tra và giám sát việc quy hoạch và nghiên cứu các dự án khai thác nguồn nước khu vực hạ lưu sông Mekong. Tuy nhiên, do chiến tranh và tình hình chính trị bất ổn, hoạt động của Ủy ban Mekong bị gián đoạn. Đến năm 1995, Ủy ban Mekong được tái thành lập với tên gọi là Ủy hội Mekong (Mekong River Commision - MRC). Nhiệm vụ của Ủy ban này là thúc đẩy sự phát triển bền vững của những nguồn tài nguyên trên sông Mekong. Đây là một bước phát triển vượt bậc trong mối quan hệ hợp tác giữa các nước trong tiểu vùng, đánh dấu sự hình thành một tổ chức chung cho các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong với cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động, hợp tác khá rõ ràng. Tất cả vì sự thịnh vượng của cả tiểu vùng và của mỗi quốc gia trong khu vực.

Nếu như Ủy hội Mekong ra đời với chức năng chủ yếu là khai thác, sử dụng và quản lý nguồn nước cùng việc bảo đảm các vấn đề môi trường có liên quan đến lưu vực sông Mekong thì một chương trình hợp tác khác ra đời - Chương trình hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (Greater Mekong Subregion

– GMS) được hình thành đã vượt ra ngoài các khuôn khổ hợp tác này để trở thành một thực thể kinh tế cùng hợp tác, hội nhập và phát triển bền vững.

Chương trình hợp tác GMS được hình thành vào năm 1992 theo sáng kiến của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). GMS bao gồm các nước nằm

trong lưu vực sông Mekong: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Đến năm 2004, thêm tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) cũng tham gia vào hợp tác GMS.

Với sự hỗ trợ từ ngân hàng phát triển Châu Á - ADB, sáu nước trong GMS đã khởi động lại chương trình hợp tác kinh tế tiểu vùng để đầy mạnh quan hệ kinh tế cùng hội nhập và phát triển khu vực. Với sự hỗ trợ từ ADB cùng các tổ chức khác, chương trình GMS giúp thực thi các dự án tiểu vùng được ưu tiên trong các lĩnh vực: xã hội, kinh tế, du lịch, năng lượng, thủy điện…với mục tiêu: “3C- Connectivity, Competitiveness, Community”- (Tính kết nối, Tính cạnh tranh, Tính cộng đồng). Chương trình GMS xây dựng chiến lược 03 mũi nhọn – 3C – để đạt được tầm nhìn về tiểu vùng thịnh vượng, hội nhập và đoàn kết. Cụ thể là:

Tăng cường tính kết nối trong tiểu vùng thông qua phát triển bền vững cơ sở hạ tầng và hành lang kinh tế xuyên quốc gia.

Nâng cao tính cạnh tranh thông qua giao thương hàng hóa và đi lại biên giới của người dân, thị trường hội nhập và quy trình sản xuất, do đó tạo điều kiện dễ dàng cho tiểu vùng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.

Xây dựng tính cộng đồng vững mạnh thông hơn thông qua các chương trình giải quyết các vấn đề môi trường và xã hội chung.

Vấn đề hợp tác luôn được đặt ra một cách bức thiết, tại cuộc họp báo nhằm thông qua những kết quả làm việc trong hai ngày 19-20/08/2010 của Chương trình Hợp tác kinh tế Tiểu vùng sông Mekong (GMS) và Hội nghị Bộ trưởng các nước GMS lần thứ 16 tại Hà Nội, ông C.Lawrence Greewood, phó chủ tịch ngân hàng phát triển châu Á (ADB) nhấn mạnh: “vấn đề then chốt hiện nay là phải tăng cường hợp tác giữa các bên liên quan nhằm đạt được toàn diện các lợi ích từ sự liên kết thực tại‟‟[4, tr.35]

Hợp tác và phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và là xu thế phát triển tất yếu trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người, vì vậy các quốc

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 12/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí