Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Đường Sông Tại Một Số Nước Trên Thế Giới Và Việt Nam, Bài Học Vận Dụng Cho Tp. Hồ Chí Minh


trên thế giới đều có hệ thống bến cảng rất chỉnh chu cho phát triển du lịch đường sông, các bến cảng đều được xây dựng ngay điểm tham quan rất thuận tiện cho du khách di chuyển như Veice - Ý, Sydney – Úc,…. Điều mà hiện nay đối với Việt Nam, một quốc gia có thế mạnh về tiềm năng du lịch còn là vấn đề nan giải, vẫn loay hoay chưa có lời giải.

1.2.4. Nguồn nhân lực

Du lịch là ngành dịch vụ đặc thù con người đóng vai trò rất quan trọng trong sự hài lòng của du khách. Vì vậy, nhân lực hoạt động trong ngành du lịch đòi hỏi phải có chuyên môn, nghiệp vụ và hiểu rõ tâm lý du khách. Đặc việc với khách du lịch đường sông là những người biết thưởng thức nên đội ngũ làm du lịch đường sông đòi hỏi kỹ năng nghề nghiệp cao. Việc đào đạo, nâng cao, bồi dưỡng nguồn nhân lực là việc cần thực hiện song song với quá trình vận hành du lịch đường sông. Hiện nay ở nước ta chủ yếu chỉ có nhân viên của các khách sạn có hệ thống quốc tế mới được ra nước ngoài tham gia các lớp tập huấn, đào tạo định kỳ. Đa số các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam đều không có chính sách đào tạo như thế cho nhân viên của mình mà chủ yếu là người đi trước hướng dẫn lại người đi sau. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho du Việt Nam chỉ thu hút du khách đến một lần rồi thôi. Khác hẳn với chúng ta, những người làm việc trong ngành Du lịch Nhật Bản đều làm rất tốt vai trò của họ luôn chuyên nghiệp, tận tâm và thân thiện. Thiết nghĩ, khi hệ thống du lịch đường sông Thành Phố Hồ Chí Minh hoàn thiện đưa vào hoạt động cùng với đội ngũ nhân sự như nhân sự của Nhật Bản thì chẳng bao lâu du lịch đường sông Thành Phố Hồ Chí Minh sẽ là điểm đến được nhiều du khách mông muốn.

1.2.5. Tài nguyên du lịch

Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.


Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác. Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

Để khai thác và bảo vệ hiệu quả tài nguyên du lịch cần đánh giá hiện trạng khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch theo ngành và theo lãnh thổ, đưa ra những nguyên tắc khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch theo hướng phát triển bền vững.

Nhiều quốc gia khác hàng năm phải gánh chịu những trận thiên tai thảm khóc như động đất, bão lũ ở Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc,…ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động du lịch. Việt Nam của chúng ta vốn được thiên nhiên ưu ái ban tặng môi trường tự nhiên thuận lợi, mưa thuận gió hòa, hiếm khi bị gánh chịu những trận thiên tai thương tâm. Đặc biệt, Thành phố hồ Chí Minh có hệ thống sông ngòi dày đặc góp phần cho thành phố xanh mát, nguồn nước dồi dào thuận lợi phát triển xe buýt đường sông và là tiềm năng lớn cho phát triển du lịch đường sông. Với tiềm năng này, nếu được quy hoạch đúng, giữ nguồn nước sạch và đầu tư hợp lí sẽ góp phần giảm tải tình trạng quá tải của giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố như hiện nay cũng như tạo nên sản phẩm du lịch độc đáo của du lịch Thành phố Hồ Chí Minh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

1.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch đường sông tại một số nước trên thế giới và Việt Nam, bài học vận dụng cho TP. Hồ Chí Minh

1.4.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch đường sông một số nước trên thế giới

Giải pháp phát triển du lịch đường sông tại thành phố Hồ Chí Minh - 4

Du lịch trên sông cung cấp một loạt các trải nghiệm độc đáo, du khách có cơ hội ngắm nhìn cảnh quan đặc biệt, trải nghiệm văn hóa địa phương và thăm một loạt các di sản di sản bao gồm di tích lịch sử, lâu đài, các ngôi làng nhỏ kỳ lạ, tham gia với cộng đồng, mua sắm, tham quan và thưởng thức ẩm thực địa phương theo một


cách rất riêng so với các loại hình du lịch khác. Với ý nghĩa đó, hệ thống sông ngòi khắp nơi trên thế giới đều được chú trọng trong khai thác du lịch.

Sông Mississippi, dài thứ hai ở Mỹ với hơn 3730 km bắt nguồn từ Minnesota đến vịnh Mexico gần New Orleans. Các nhánh chính của nó là sông Missouri, Arkansas và sông Ohio và là nguồn cung cấp nước chính cho 31 trong số 50 tiểu bang của Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, hệ thống sông Mississippi vẫn là một hành lang vận chuyển quan trọng trong thương mại. Nhiều khu vực gắn liền với Mississippi nằm trong số những khu vực nghèo nhất ở Mỹ. Để cải thiện mức sống ở địa phương, một số hành lang du lịch và giải trí đã được phân định và kế hoạch trong những năm gần đây để tăng du lịch ven sông dọc theo sông Mississippi như mở sòng bạc trên sông nhưng sẽ không được phép trên bờ hay trong lãnh thổ quốc gia. Ngoài ra, hệ thống sông Mississippi đều thu hút du khách từ khắp nơi trên nước Mỹ và nước ngoài về giải trí dưới nước, câu cá, chèo thuyền tốc độ, chèo thuyền và trượt tuyết. Các dòng sông của Mỹ đều là nguồn tài nguyên văn hoá và tự nhiên cho giải trí và du lịch. Các dòng sông chảy qua một trong số các quốc gia phong cảnh tự nhiên ngoạn mục đồng thời chảy qua một số khu vực văn hoá thú vị nhất mà hình ảnh của sự đa dạng văn hoá và sắc tộc cũng là một bộ phận của ngành công nghiệp du lịch Mỹ. (Bruce Prideaux, 2009)

Sông Mekong mở rộng trên cao nguyên Tây Tạng, và sau đó chảy qua Tỉnh Vân Nam, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam đến biển Đông. Khu vực rộng lớn này được gọi là Tiểu vùng sông Mêkông. Nó đã để lại nhiều di sản thế giới dưới bảo vệ của UNESCO. Tiềm năng du lịch của Tiểu vùng sông Mekông được tăng cường bởi sự đa dạng của các nhóm văn hoá, và môi trường sinh thái phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, phần lớn trong khu vực đang thiếu cơ sở hạ tầng hiện đại và đã phải chịu những bất ổn lớn về chính trị và quân sự trong những thập kỷ gần đây. Ngân hàng Phát triển đang tích cực khuyến khích sự phát triển của họ, với du lịch được xác định là một ngành dẫn đầu.

Đầu năm 2000, Ngân hàng Phát triển bắt đầu triển khai một dự án vay vốn được gọi là Dự án Phát triển Du lịch Mêkông cho hạ lưu sông Mekong ước tính 47


triệu đô la Mỹ trong 5 năm đã được đề xuất cho Dự án Hành lang sông Mê Kông, dự kiến sẽ tập trung vào bốn lĩnh vực ưu tiên, bao gồm: (i) phát triển du lịch bền vững trong các khu du lịch tự nhiên, văn hoá và đô thị; (ii) Các tiểu dự án PPT; (iii) thúc đẩy du lịch xuyên biên giới và hành lang kinh tế và (iv) các tiểu dự án phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, tiên phong là: Phát triển các tuyến đường phụ và đường cấp nước giữa các khu du lịch lớn; Phát triển cơ sở hạ tầng trên sông như phát triển bờ sông, cầu tàu hành khách, đào tạo dòng sông, hàng hải và an toàn; Cấp nước hợp vệ sinh quy mô nhỏ, điện, vệ sinh, chợ, làm đẹp cảnh quan, quản lý chất thải,… ở các thành phố, thị xã, làng xã; Cung cấp các cơ sở biên giới hiệu quả và hiện đại ở các khu vực ngoài sáu khu du lịch ưu tiên; Cơ sở hạ tầng khách du lịch cơ bản bao gồm các khu vực nghỉ ngơi và nhà vệ sinh, biển báo và giải thích, thông tin, cơ sở y tế và an toàn; và nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực, tiếp thị và xây dựng năng lực và thực hiện các hoạt động.

Du lịch trong Tiểu vùng sông Mêkông ngày càng trở nên đa quốc gia. Trong một cuộc cạnh tranh cao so với thị trường du lịch thế giới, Tiểu vùng sông Mêkông có thể tồn tại và phát triển chỉ khi nó thúc đẩy một kỳ nghỉ du lịch, một số loại hình du lịch. Ngành du lịch cá thể trong Các nước Tiểu vùng sông Mêkông chỉ có thể thành công khi họ liên kết chặt chẽ với các nước khác. Nhưng phát triển du lịch không nhất thiết góp phần xoá đói giảm nghèo hoặc hợp tác giữa các chính phủ láng giềng; thành tựu này và các mục tiêu khác phụ thuộc vào quản lý hiệu quả ở qui mô vùng. Hình thức này vốn đã được các nước Châu Âu áp dụng từ nhiều thập kỷ trước như du thuyền từ Kênh Caledonian ở Scotland đến phía Nam của Pháp, cũng như ở Ý, Đức, Ireland, Anh, Hà Lan, Bỉ và nước Cộng hòa Czech. (Bruce Prideaux, 2009)

Ở Đức, vua Ludwig I của Bavaria đã vì lòng yêu nước của mình đã lên kế hoạch đào kênh nối liền tất cả các bang nhỏ hơn của Đức. Đoạn đầu tiên (dài 173 km) được xây dựng giữa năm 1836 và năm 1845 (Maritimes Lexikon, 2008) và là tiền thân của kênh sông Rhine-Main-Danube. Năm 1992, sông Rhine và sông Danube được kết nối cuối cùng, mang đến cho du khách tuyến xuyên lục địa từ Biển Bắc đến Biển Đen gần Odessa.


Khoảng 100 năm trước đây, mạng lưới đường thủy của Pháp được đánh giá độc đáo hơn 12.000 km chiều dài và đã được quốc tế hoan nghênh như một ví dụ về phát triển kênh rạch hiệu quả. Nhưng sau đó vấp phải sự cạnh tranh từ đường sắt nên nhu cầu sử dụng kênh rạch rơi vào tình trạng đổ vỡ. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, đã có đã được một sự hồi sinh khi có sự quan tâm đến các tuyến đường thủy nhằm phục vụ du lịch với nhiều hoạt động vui chơi giải trí trên sông.

Tại Hà Lan, mạng lưới các kênh thoát nước ban đầu được xây dựng để kiểm soát mực nước và các mục đích quốc phòng, cũng như vận chuyển hàng hoá và di chuyển của con người, nay đã trở thành những điểm nổi tiếng để đi du lịch. Amsterdam, từ một làng đánh cá bùn ở cuối con sông Amstel, giờ phát triển thành một nhân vật riêng biệt thông qua việc lập kế hoạch và phát triển có chủ ý đất dưới mực nước biển. Các kênh khác đã được thêm vào trong khi thành phố đã được phát triển và kênh rạch bây giờ chiếm khoảng một phần tư địa phận thành phố. Theo thời gian mạng lưới kênh rạch rộng khắp của thành phố tăng lên khoảng 100 km chiều dài và được kéo dài bởi hơn 400 cây cầu. Amsterdam bây giờ là đôi khi được gọi là Venice của miền Bắc với một trung tâm lịch sử văn hóa, thu hút khách du lịch. Riêng tại Amsterdam, có khoảng 15.000 nghề thủ công được đăng ký, trong mùa hè, thuyền và du thuyền từ Hà Lan và Đức đến du ngoạn trên các kênh rạch tại Amsterdam như kỳ nghỉ lý tưởng. (Bruce Prideaux, 2009)

Đây thật sự là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng về việc nhìn nhận vai trò của hệ thống kênh rạch, xây dựng các chính sách và chiến lược phát triển du lịch đường sông.

1.4.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch đường sông một số nơi của Việt Nam

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây ngành du lịch đã bắt đầu có những quan tâm đến hệ thống sông ngòi, kênh rạch trong phát triển du lịch.

Ở Đà Nẵng, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch cùng với các Sở và các đơn vị liên quan đã đẩy mạnh hơn nữa trong việc khác tuyến du lịch đường sông, trước mắt mở thêm 3 tuyến mới: Tuyến du lịch sông Hàn – sông Cổ Cò (tham quan Làng văn hóa K20, chùa Quán Thế Âm, danh thắng Ngũ Hành Sơn, Làng đá Mỹ Nghệ,...),


tuyến du lịch sông Cu Đê – Trường Định (tham quan cụm văn hóa Nam Ô như Giếng Cổ, mộ Tiền hiền, miếu thờ bà Bô Bô, Làng nghề nước mắm Nam Ô,...) và tuyến du lịch sông Hàn – Túy Loan (tham quan Làng chiếu Cẩm nê, Làng sinh hoạt cộng đồng, đình làng Túy Loan,...). Bên cạnh đó, thu hút các hoạt động du lịch đường sông hấp dẫn theo tuyến Bảo tàng Chăm – cửa biển; Bảo tàng Chăm – Bán đảo Sơn Trà, Bảo tàng Chăm - K20; đầu tư thêm các bến bãi để các doanh nghiệp cùng vào khai thác; xây dựng tiêu chuẩn cụ thể của các tàu thuyền tham gia hoạt động trên sông; nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua việc tổ chức các chương trình nghệ thuật trên tàu. Đặc biệt, chú trọng đa dạng các dịch vụ trên thuyền như ăn uống, xây dựng bản thuyết minh du lịch đường sông, đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho các lái tàu, nhân viên phục vụ,…cũng như tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch đường sông đến với người dân và du khách mạnh mẽ hơn. (Công Tâm, 2017)

Tại Nha Trang, Du lịch biển đã quá quen thuộc như hòn Mun, Ðầm Bái, Làng Chài, bãi Sỏi..., nên khách du lịch cần một tuyến đường khác, mới mẻ hơn, hay hơn. Tuyến du lịch đường sông được hình thành. Bãi khởi hành của những tuyến du lịch đường sông nằm ở khu vực Hà Thanh và có khi là ở dưới chân núi Tháp Bà - nơi tụ họp của những chiếc ghe chở cát từ nhánh sông Hà Ra, cung cấp cất xây dựng của thành phố. Con thuyền khởi hành bằng một vòng ôm ngược ra biển. Tàu đi vòng nhìn ngắm Tháp Bà, chen vào giữa những con thuyền đang neo đậu. Cuộc hành trình dài thì có thể lên tận khu vực Cổ Thành, ngắn hơn thì sẽ kết thúc tại cầu gỗ Vĩnh Phương. Ước tình đoạn sông dài gần 9 km, điểm đầu tiên là Hải Ấn Tự (còn có tên là Chùa Hang). (Du lịch Nha Trang, 2010)

Bên cạnh đó, Cần Thơ nằm trên bờ phải sông Hậu, ở đồng bằng sông Cửu Long, là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam. Các tour du lịch tại Cần Thơ chủ yếu là du lịch trên sông nước và các vườn cây ăn trái, được ví như "đô thị miền sông nước". Hệ thống sông ngòi chằng chịt, vườn cây ăn trái bạt ngàn, đồng ruộng mênh mông. Các cù lao như: Tân Lộc, cồn Sơn, cồn Khương, cồn Ấu... bồng bềnh trên sông Hậu hết sức độc đáo để phát triển loại hình du lịch sông nước.


Bến Ninh Kiều là nơi giao thoa giữa sông Hậu và sông Cần Thơ. Sau khi bồng bềnh trên sông uốn khúc, xuồng ghe tấp nập, du khách tham quan Chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Phong Điền - chợ mua bán trên sông một nét sinh hoạt đặc trưng văn hóa Nam bộ. Tờ mờ sáng, hàng trăm ghe hợp lại thành chợ trên một khúc sông. (Nguyễn Trọng Nhân và Đào Ngọc Cảnh, 2011)

Để hỗ trợ doanh nghiệp du lịch xây dựng sản phẩm mới, Sở Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Cần Thơ đã tổ chức giới thiệu và khảo sát tour du lịch đường sông, tuyến Cái Răng - Bình Thủy - Phong Điền cho các công ty lữ hành trên địa bàn thành phố. Đồng thời, Sở sẽ đề nghị Tổng cục Du lịch hỗ trợ địa phương triển khai Đề án xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù Đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Cần Thơ, nhằm tạo nên sự phong phú, mới lạ, hấp dẫn cho du lịch khu vực này thời gian tới. (Hoàng Diễm, 2015)

1.4.3. Bài học vận dụng cho Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh nơi hội tụ đủ các tài nguyên để phát triển loại hình du lịch đường sông. Tuy nhiên, loại hình du lịch này chỉ mới được Sở Du lịch Thành phố và các đơn vị kinh doanh lữ hành quan tâm từ năm 2013. Saigontourist là đơn vị tiên phong khai thác tuyến du lịch đường sông nhưng quả thật đến nay những gì đạt được còn rất hạn chế. Nhìn hoạt động du lịch đường sông tại một số nơi trên thế giới và trong nước, du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh có thể kế thừa, vận dụng để việc khai thác loại hình này hiệu quả hơn.

Thứ nhất, cần có quy hoạch tổng thể hệ thống đường sông, nạo vét và có biện pháp giữ gìn nguồn nước sạch. Xây dựng bến cảng phù hợp, đầu tư thuyền tàu đồng bộ, an toàn tạo hình ảnh đặc trưng cho loại phương tiện di chuyển trên sông như nét đặc trưng của thuyền gondola của Venice.

Thứ hai, có chính sách thu hút đầu tư phù hợp, xây dựng nhiều điểm tham quan, vui chơi, giải trí, tạo ra nhiều hoạt động trên tuyến du lịch đường sông. Sáng tạo các sự kiện định kỳ của thành phố nhằm thu hút du khách.

Thứ ba, cần hoàn chỉnh luật pháp về du lịch nhằm hỗ trợ người kinh doanh du lịch. Đặc biệt là có qui định bản quyền trí tuệ về sản phẩm, các đơn vị kinh doanh lữ


hành được khai thác độc quyền loại hình du lịch đường sông trong thời hạn nhất định thông qua đấu thầu và chứng minh năng lực. Làm được điều này sẽ hạn chế vấn nạn sao chép sản phẩm du lịch của hàng ngàn công ty du lịch hiện nay tại Thành phố Hồ Minh làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và đặc biệt là lợi nhuận. Thực trạng hiện nay các đơn vị lữ hành cạnh tranh nhau, ra sức giảm giá để rồi tự họ dìm nhau đi xuống và cho ra những sản phẩm du lịch kém chất lượng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến doanh thu, lợi nhuận từ ngành du lịch thành phố còn rất hạn chế và quan trọng hơn nữa là rất nhiều khách du lịch nước ngoài không có tư tưởng quay lại Việt Nam lần thứ hai.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/08/2022