lịch của cả hai bên, trong bối cảnh kinh tế thế giới đang bị khủng hoảng. Đây là cuộc họp theo chương trình hợp tác du lịch giữa 5 tỉnh, thành phố nêu trên ngày 19/11/2007 tại Hải Phòng. Theo đó, ngành du lịch tỉnh Vân Nam đã đồng thuận với những đề xuất của đại diện Tổng cục Du lịch Việt Nam và lãnh đạo ngành du lịch các tỉnh, thành phố của Việt Nam, vì đây là những địa phương nằm trên tuyến hành lang kinh tế của tiểu vùng Mekong gồm: Côn Minh (Vân Nam) – Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam).
Hai bên phấn đấu thực hiện tốt khẩu hiệu “Một điểm đến hai quốc gia” để thu hút du khách tới địa danh biên giới Việt - Trung. Ví dụ như khách du lịch đến thành phố Lào Cai hoặc Móng Cái (Việt Nam) đều có thể sang thăm Trung Quốc (và ngược lại) một cách thuận lợi, dễ dàng.
Trước mắt, ngành du lịch Việt Nam và các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lào Cai đang làm tốt hơn công tác quảng bá các điểm du lịch nổi tiếng của Vân Nam nói riêng và toàn Trung Quốc nói chung. Các cơ quan báo chí của tỉnh Vân Nam cũng phối hợp chặt chẽ với ngành du lịch tuyên truyền, quảng bá sâu rộng các điểm đến du lịch hấp dẫn của Việt Nam như Thủ đô Hà Nội, vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), bãi biển Đồ
Sơn (Hải Phòng), khu du lịch sinh thái Sa Pa (Lào Cai)…
Tỉnh Vân Nam hợp tác với ngành du lịch của 4 tỉnh, thành phố kể trên của Việt Nam để bồi dưỡng ngắn hạn, đào tạo dài hạn cán bộ làm công tác du lịch, nhất là đội ngũ hướng dẫn viên và giám đốc các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch.
Hai bên cũng tích cực phối hợp việc biên tập, xuất bản và phát hành các ấn phẩm quảng bá du lịch bằng các thứ tiếng Việt – Hoa – Anh cho khách du lịch tới Việt Nam và Trung Quốc, đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động du lịch, thống nhất 1 loại giá thu lệ phí du lịch của cả 2 bên, đấu tranh kiên quyết với hiện tượng cạnh tranh dịch vụ du lịch không lành mạnh… Bên cạnh đó, ngành du lịch của hai bên cũng đề nghị các cấp và
các cơ quan có thẩm quyền của 2 nước Việt Nam và Trung Quốc về đổi mới công tác quản lý hoạt động du lịch, nhất là đối với du khách đến từ nước thứ ba, nhưng vẫn đảm bảo tốt công tác an ninh trật tự theo quy định của pháp luật mỗi nước.
Du lịch Thái Lan – Trung Quốc:
Hiện nay, Thái Lan và Trung Quốc đang hợp tác xây dựng “tuyến đường du lịch vàng”. Đây là hành lang du lịch đường bộ lớn dựa trên tuyến đường bộ Côn Minh – Băng Cốc với tổng chiều dài 1.863km.
Tuyến đường bộ Côn Minh - Băng Cốc chính thức thông xe vào tháng 12 năm 2008, bắt đầu từ thành phố Côn Minh tỉnh Vân Nam đến thành phố Băng Cốc Thái Lan, xuyên qua ba nước Trung Quốc, Thái Lan và Lào, dọc đường phong cảnh tươi đẹp, đậm đà phong tục tập quán của các dân tộc mỗi nước. Theo số liệu thống kê của cơ quan đại diện tổng cục du lịch quốc gia Thái Lan tại Côn Minh được biết: Năm 2011, số người xuất cảnh từ Vân Nam sang Thái Lan du lịch vào khoảng 60 nghìn người, trong đó không bao gồm số du khách xin thị thực ngay tại sân bay.[28, tr. 56].Tuyến đường bộ Côn Minh - Băng Cốc đã trở thành một trong những tuyến đường quan trọng của tour du lịch Trung Quốc - Thái Lan.
Mới đây, Sở Du lịch Băng Cốc và Côn Minh cam kết sớm thành lập Hội Xúc tiến và Giao lưu du lịch, tập trung giải quyết các vấn đề, nhất là tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập cảnh của du khách hai nước. Thái Lan và Trung Quốc nguyện cùng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cả phần cứng lẫn phần mềm, trên tuyến đường Côn Minh - Băng Cốc, nhằm xây dựng nó trở thành một “tuyến du lịch vàng", trong đó đặc biệt khuyến khích du khách lái xe đi du lịch.
Tự lái xe đi du lịch dọc theo tuyến đường bộ Côn Minh - Băng Cốc có thể dẫn du khách đi tới các thành phố ở miền bắc Thái Lan như Chiềng Mai, Chiềng Rai, Lam Pang, Lam Phun, Phitsanulôk ... Theo Tổng cục Du lịch
quốc gia Thái Lan, các thành phố ở miền bắc Thái Lan không ồn ào huyên náo như các thành phố lớn ở miền Nam Thái Lan, đây là một sự lựa chọn du lịch tốt nhất để du khách cảm nhận phong tục tập quán dân tộc mộc mạc, cũng như tiếp cận thiên nhiên tươi đẹp của Thái Lan. Trong khi đó, thói quen tự lái xe đi du lịch cũng bắt đầu nở rộ tại Trung Quốc, và người ta tin tằng, du khách Trung Quốc tự lái xe đi du lịch Thái Lan thông qua tuyến đường bộ Côn Minh - Băng Cốc cũng sẽ ngày càng tăng lên.
Hai bên Trung Quốc và Thái Lan đang nỗ lực tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc quá cảnh du lịch, giảm thiểu thời gian và trình tự quá cảnh của du khách, in bản đồ tuyến đường bộ Côn Minh - Băng Cốc bằng 3 thứ tiếng Trung, Anh và Thái, khai thác thêm điểm du lịch mới, cải thiện tiêu chí giao thông theo tiêu chuẩn quốc tế, khai thác thêm nhà nghỉ và khách sạn… Để làm tốt những điều này, phía Côn Minh tích cực giới thiệu tour du lịch đường bộ Côn Minh - Băng Cốc với du khách đến từ các tỉnh của Trung Quốc; còn phía Thái Lan cũng thông qua các hình thức tuyên truyền cho việc tổ chức đoàn tự lái xe từ Vân Nam đến miền bắc Thái Lan, cũng như vào các dịp lễ hàng năm của Thái Lan sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn cho du khách tự lái xe đi du lịch trên tuyến đường bộ Côn Minh - Băng Cốc và ngược lại.
Hiện nay, nhiều công ty du lịch của Vân Nam đều đang tích cực thiết kế tour du lịch tự lái xe đến Thái Lan, đồng thời căn cứ theo nhu cầu của du khách để sửa đổi tour du lịch trước đây thành hình thức tổ hợp và bảng liệt kê có thể lựa chọn. Trong thiết kế tour du lịch tự lái xe, hệ số an toàn của du khách là điều quan trọng nhất, việc sắp xếp hành trình nhất định phải tránh không để cho du khách quá mệt mỏi. Các công ty hai nước đang lên kế hoạch đưa ra tour du lịch hành trình 8 ngày 7 đêm trên tuyến đường bộ Côn Minh - Băng Cốc, các điểm du lịch đặc sắc của các thành phố Chiềng Mai, Chiềng Rai, Lam Pang, Su-kho-thai...đều nằm trong chương trình này.
Tiểu kết.
Như đã nêu trên, trong chương 2, luận văn đã nêu và phân tích về các chương trình hợp tác du lịch của tiểu vùng sông Mekong, trong đó đáng chú ý là các hợp tác du lịch quan trọng như Tổ chức du lịch thế giới, Hiệp hội du lịch châu Á- Thái Bình Dương; Diễn đàn du lịch ASEAN, Văn phòng điều phối du lịch Mekong.... Có thể nói sự kết nối các tour du lịch trong tieur vùng với du lịch trong khu vực và thế giới đã mở ra nhiều vận hội mới cho sự hợp tác và phát triển du lịch bền vững của tiểu vùng trong điều kiện ngày nay.
Sự phát triển phong phú, đa dạng của các tour du lịch trong tiểu vùng như “ Ba quốc gia - một điểm đến”; “Bốn quốc gia - Một điểm đến”;” Một điểm đến- hai quốc gia” sẽ là những Tour du lịch quan trọng, hấp dẫn của tiểu vùng tiếp nhận nhiều du khách trên thế giới.
Tuy nhiên, việc phát triển du lịch bền vững luôn luôn gắn liền với yếu tố con người và môi trường. Vì vậy, thái độ cũng như cung cách phục vụ khách trong ngành du lịch ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ và sản phẩm du lịch. Với tinh thần đó, công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch luôn được các nước quan tâm và đầu tư đúng mức.
Chương 3
THÀNH TỰU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TIỂU VÙNG SÔNG MEKONG
3.1. Một số thành tựu chủ yếu của hợp tác du lịch tiểu vùng sông Mekong
Các nước trong tiểu vùng đang đi sâu vào hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, đó có thể là những hợp tác song phương hoặc đa phương giữa các quốc gia trong tiểu vùng nhằm khai thác tối đa lợi ích của dòng sông.
Chiến lược du lịch của GMS có mục tiêu nhằm phát triển và xúc tiến du lịch tiểu vùng sông Mekong như một điểm đến duy nhất, chiến lược cũng được xây dựng trên nguyên tắc phát triển bền vững nghĩa là khả thi về kinh tế, công bằng, đảm bảo sinh thái và đem lại tác dụng tích cực tối thiểu về mặt xã hội đối với cộng đồng địa phương. Theo chương trình hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mekong mở rộng, các dự án du lịch sẽ thúc đẩy phát triển du lịch đa quốc gia bao gồm kích cầu đối với những sản phẩm và thị trường phù hợp đem lại lợi nhuận cao thông qua các hoạt động xúc tiến du lịch chung, điều này có thể được thực hiện thông qua việc nâng cao kĩ năng của các nhà lãnh đạo về du lịch, giảng viên về du lịch và nâng cao chuẩn mực quản lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa phục vụ bảo tồn và du lịch. Quan hệ đối tác với khu vực tư nhân sẽ được khuyến khích trong lĩnh vực lập kế hoạch, đầu tư và marketing trong lĩnh vực du lịch đồng thời với việc giải quyết những trở ngại đối với các đoàn vào và đi lại trong khu vực. Các dự án cũng bao hàm phát triển cơ sở hạ tầng du lịch nhằm đảm bảo chia sẻ rộng rãi hơn nữa những lợi ích từ du lịch và hỗ trợ phát triển vì người nghèo tại những vùng ưu tiên.
Tour du lịch Mekong luôn thu hút nhiều du khách quan tâm. Mới đây, tờ nhật báo Telegraph của Anh đã lựa chọn tuyến du lịch trên sông Mekong nằm trong top 5 tuyến du lịch trên sông hàng đầu Châu Á cho năm 2015 [29, tr. 67]. Theo đó, Telegraph đề xuất cho du khách chương trình tour kéo dài
trong vòng 8 ngày đi theo tuyến đường sông từ Siem Reap (Campuchia) đến TP. Hồ Chí Minh (Việt Nam). Tờ nhật báo cũng gợi ý du khách có thể lựa chọn ở lại thêm Siem Reap hoặc TP. Hồ Chí Minh với chi phí cho cả tour ước tính từ 1.436 bảng Anh/khách (tương đương khoảng 51 triệu đồng), chưa bao gồm vé máy bay[30, tr. 24]
Cùng với tuyến du lịch trên sông Mekong còn có 4 tuyến khác được tờ Telegraph lựa chọn gồm có: du lịch trên Sông Hằng (Ấn Độ); sông Dương Tử (Trung Quốc); sông Irrawaddy (Myanmar) và tuyến du lịch đường sông từ Delhi đến Kolkata (Ấn Độ).
Có thể thấy, Chương trình Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng đã giúp các nước trong tiểu vùng đạt được những thanh tựu to lớn về phat triển kinh tế, góp phần cải thiện đời sống cho hàng triệu người nghèo. Năm 2000, Trung Quốc, Lào, Mianma va Thái Lan ky Hiệp ước vận chuyển thương mại trên song Mekong trong đó quy định làm sạch lòng sông đến đoạn chảy qua tỉnh Luông Phabang của Lào. Năm 2004, việc dọn lòng sông đoạn miền nam tỉnh Van Nam (Trung Quốc) đi bắc Thái Lan cũng được hoàn tất. Thang 11 năm 2007 Campuchia thông qua kế hoạch mở thêm đường sắt nối với Thai Lan và Việt Nam để kết nối tuyến đường sắt nối liền ASEAN với Côn Minh (Trung Quốc) dài 5.500 km. Cuối tháng 12 năm 2007 Campuchia va Thái Lan nhất trí cho phep khách du lịch nước ngoài đến hai nước này bằng cùng một loại thị thực; Việt Nam, Lào, Thái Lan ký Bản ghi nhớ về sử dụng có hiệu quả và nâng cấp hạ tầng cơ sở tuyến giao thông vận tải nhằm thúc đẩy thương mại và
thu hút đầu tư phat triển Hanh lang Kinh tế Đông ‑ Tây. Tương tự, Lào và
Thái Lan thỏa thuận sử dụng cầu Hữu nghị qua sông Mekong nối tỉnh Savannakhet (Lao) với tỉnh Mukdahan (Thai Lan). Việt Nam, Lào và Campuchia đã đạt thỏa thuận về những biện pháp liên kết mở rộng quảng bá
tiềm năng, văn hóa, các loại hinh du lịch của mỗi nước để thực hiện các tour du lịch “một điểm đến nhiều quốc gia”, “Tiểu vùng Mekong ‑ điểm đến”...
GMS được nhiều chuyên gia nhìn nhận là một trong những kênh hợp tác khu vực phat triển nhanh nhất thế giới, chẳng hạn, kim ngạch mậu dịch tăng 11 lần từ 2,4 tỷ USD (1992) lên 27 tỷ USD (2004).
Về lượng khách đến du lịch tiểu vùng, cùng với sự phát triển chung về kinh tế và xã hội trong tiểu vùng, hợp tác du lịch trong tiểu vùng cũng có nhiều bước phát triển và đạt được nhiều thành tự quan trọng. Bảng thống kê sau đây sẽ cho thấy lượng khách du lịch đến các nước trong tiểu vùng trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2009.
Bảng 3. Số lượt khách quốc tế đến du lịch GMS năm 2002- 2009
2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | |
Cam pu chia | 786,524 | 701,014 | 1.055,202 | 1421,615 | 1,700,041 | 2.015,128 | 2.025,465 | 2.161,577 |
Lào | 735,662 | 636,631 | 894,886 | 1.109,883 | 1215,106 | 1.623,943 | 1.736,788 | 2.008,363 |
Myan ma | 301,024 | 269,205 | 313,066 | 313,737 | 263, 514 | 248, 076 | 193,319 | 243,278 |
Thái Lan | 10.862,976 | 10.872,109 | 11.737,413 | 11.516,936 | 13.838,488 | 14.464,228 | 14.323,221 | 14.149,841 |
Việt Nam | 2627,988 | 2.418,735 | 2.927,873 | 4.367,788 | 3.583,486 | 4.229,349 | 4.253,740 | 3.772,359 |
Tỉnh Vân Nam, TQ | 1.303,550 | 1.000,101 | 1.101,000 | 1.502,817 | 1.810,017 | 2.219,030 | 2.502,170 | 2.844,902 |
Tỉnh Quảng Tây, TQ | 1.363,400 | 650,200 | 1.175,800 | 1.461,600 | 1.707,729 | 1.245,056 | 1.200,138 | 2.098,000 |
Tổng cộng | 17.991,124 | 15.767,725 | 19.205,160 | 20.794,296 | 24.118,381 | 26.044,810 | 26.334,841 | 24.433,418 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hợp Tác Du Lịch Đa Phương- Chìa Khóa Thúc Đẩy Kinh Tế, Xóa Đói Giảm Nghèo
- Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch, Nối Tour, Trao Đổi Đoàn Khách
- Nâng Cao Chất Lượng Quản Lý Nguồn Tài Nguyên Tự Nhiên Và Nhân Văn
- Hợp tác phát triển du lịch tiểu vùng sông Mekong giai đoạn 1990 - 2020 - 10
- Triển Vọng Hợp Tác Phát Triển Du Lịch Tiểu Vùng
- Triển Vọng Tiểu Vùng Sông Mekong Tới Năm 2020 (Xu Hướng Chính)
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
Bảng 3: Thống kê lượt khách quốc tế đến du lịch GMS năm 2002- 2009 Nguồn: Ủy hội Mekong năm 2015
Tương tự, số lượt khách qua cảng Houayxay - Lao PDR cũng tăng đáng kể trong các năm từ 2007-2014.
Biểu đồ 1. Thống kê lượng khách du lịch qua cảng Houayxay - Lao PDR
2007 | 2008 2 | 009 20 | 10 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |||||||||||
Total inbound tourists | 1,623,900 1, | 736,800 2,00 | 8,400 2,513, | 000 2,723,6 | 00 3,330,10 | 0 3,779,000 | 4,335,900 | ||||||||||
Tourist arrivals via the Mekong River (in the Lao PDR) | 49,299 | 53,448 | 51,477 | 45,712 | 47,112 | 39,583 | 49,682 | 47,824 |
5,000,000
4,500,000
4,000,000
3,500,000
3,000,000
2,500,000
2,000,000
Thống kê lượng khách du lịch qua cảng Houayxay - Lao PDR Nguồn: Ủy hội Mekong năm 2015.
Từ ngày 15-18/6/2015, trong khuôn khổ hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS), Việt Nam đăng cai tổ chức Diễn đàn Du lịch Mekong 2015 và các phiên họp liên quan tại TP Đà Nẵng.
Với chủ đề: Khai thác tốt hơn tiềm năng du lịch GMS thông qua quan hệ đối tác mới là dịp để các nước trong khu vực GMS khẳng định vai trò, vị thế của mình trong lĩnh vực du lịch, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm phát triển du lịch, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ nổi bật tới bạn bè quốc tế. Tham dự diễn đàn lần này có các cơ quan du lịch các nước Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Trung Quốc.