Vai Trò Của Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Đối Với Đời Sống Kinh Tế - Xã Hội


phẩm du lịch. Phát huy tối đa, có hiệu quả tài nguyên du lịch quốc gia của địa phương đến đâu, đáp ứng nhu cầu của du khách đến mức độ nào đều phụ thuộc vào cơ sở vật chất kỹ thuật KDDL, bởi vì du khách đến thưởng thức các sản phẩm du lịch thì trước hết họ phải có chỗ lưu trú để ăn uống, nghỉ ngơi.

+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội không chỉ do các tổ chức KDDL xây dựng mà của toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia cùng đầu tư xây dựng để đáp ứng nhu cầu về đời sống, sinh hoạt, sản xuất và tiêu dùng của toàn xã hội. Đó là hệ thống đường sá, sân bay, bến cảng, đường sắt, công viên, hệ thống y tế, giáo dục quốc gia, khu vui chơi giải trí của toàn dân, mạng lưới thương nghiệp của khu dân cư, hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới điện, các rạp chiếu phim, nhà hát, viện bảo tàng…

Đối với hoạt động KDDL thì cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội là yếu tố cơ sở nhằm khai thác mọi tiềm năng du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, thỏa mãn ngày càng tăng nhu cầu của du khách. Một bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ đắc lực nhất cho hoạt động KDDL là hệ thống giao thông vận tải (đường không, đường bộ, đường thủy). Số lượng, chất lượng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội là điều kiện quan trọng để thỏa mãn nhu cầu cho du khách và nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động KDDL. Biểu hiện cụ thể: Hệ thống thông tin viễn thông bảo đảm cho trao đổi thông tin liên lạc nhanh chóng trong và ngoài nước; hệ thống giáo dục đào tạo bảo đảm bổ sung nguồn nhân lực, nâng cao trình độ dân trí, trình độ thưởng thức các sản phẩm văn hóa, ca nhạc, khoa học kỹ thuật; hệ thống y tế bảo đảm an ninh sức khỏe cho toàn dân và du khách; hệ thống cấp thoát nước; cung cấp điện…là những yếu tố quan trọng cần thiết để phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho người dân địa phương, cho cộng đồng dân cư và du khách trong quá trình đến du lịch. Mặt khác, phát triển KTDL có hiệu quả là cơ sở để tạo ra vật chất góp phần trực tiếp hoàn thiện và xây dựng mới cơ sở hạ tầng cho ngành kinh tế khác của một quốc gia.

Ba là, điều kiện về kinh tế: Đây là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến quá trình đầu tư, tồn tại và phát triển KTDL. Xuất phát từ mối liên hệ khăng khít


giữa KTDL với các ngành kinh tế khác trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế thuộc hội đồng kinh tế và xã hội của Liên Hiệp Quốc (ECOSOC), một đất nước có thể phát trển KTDL vững chắc nếu nước đó tự sản xuất và phân phối được phần lớn số của cải vật chất cần thiết cho du lịch. Khi họ phải nhập đa số trang thiết bị, hàng hóa để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và để bảo đảm phục vụ khách du lịch thì hầu hết lợi nhuận (ngoại tệ) thu được do du lịch mang lại sẽ rơi vào tay tư bản nước ngoài. Những nước có nền kinh tế phát triển, có điều kiện sản xuất ra nhiều của cải vật chất có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển KTDL. Biểu hiện rõ nét của quá trình phát triển kinh tế là nền sản xuất xã hội, sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng quyết định nhất, bởi nó làm xuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu du lịch thành hiện thực. Nếu LLSX xã hội còn ở trình độ thấp kém thì không thể đề cập đến nhu cầu du lịch hay hoạt động KTDL. Nền sản xuất xã hội càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nói chung, trong đó có sản phẩm du lịch của nhân dân càng lớn, việc thỏa mãn nhu cầu đó càng cao hơn. Thực tế hiện nay càng cho thấy rõ ở những nước có kinh tế chậm phát triển, thu nhập bình quân GDP trên đầu người thấp thì nhu cầu du lịch hạn chế. Ngược lại, ở những nước có thu nhập cao, nền kinh tế phát triển thì du lịch của họ được xã hội hóa, loại hình đa dạng, diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Bên cạnh nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi cuối tuần, còn xuất hiện nhu cầu nghỉ ngơi dài ngày ở vùng núi, vùng biển, vùng thôn quê vào mùa Đông, mùa Hè, mùa Thu…của du khách.

Bốn là, yếu tố dân cư và lao động: Dân cư là nguồn gốc để tạo ra nguồn nhân lực lao động cho xã hội, vừa là lực lượng trực tiếp tham gia quyết định phát triển KTDL, đồng thời còn là lực lượng trực tiếp tiêu thụ sản phẩm du lịch. Dân số của một quốc gia tăng lên, lao động tăng lên, làm chuyển dịch số lượng lao động giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân, tạo ra mật độ dân số mới sẽ kéo theo hoạt động du lịch tăng lên. Do đó, việc nắm vững số lượng dân số, đặc điểm dân cư và lao động có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển KTDL. Cung và cầu của du lịch tùy thuộc rất lớn vào các đặc điểm xã hội nhân khẩu, trình độ dân trí và mật độ dân cư.


Sự tập trung dân cư vào các thành phố, sự gia tăng dân số, tăng mật độ, tuổi thọ trung bình hay quá trình đô thị hóa…đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan mật thiết đến phát triển KTDL. Bởi vì, quá trình đô thị hóa đã hình thành nên những thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố đa dạng, phong phú, đồng thời tạo nên lối sống riêng biệt, lối sống thành thị, nhu cầu hưởng thụ không chỉ là vật chất mà cả về tinh thần, lối sống hiện đại tạo điều kiện cho du lịch từng bước được xã hội hóa. Chính quá trình đô thị hóa đã tạo ra những điều kiện sống tự nhiên bị thay đổi, môi trường, không khí bị ô nhiễm…trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Sau những thời gian làm việc căng thẳng người dân thành thị tìm đến những khu du lịch sinh thái, những nơi có phong cảnh đẹp, có rừng, có biển để thư giãn, để nghỉ dưỡng tái tạo ra sức lao động của chính ngay bản thân họ. Phát triển KTDL góp phần tạo nên cân bằng đời sống tinh thần cho nhân dân các đô thị.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Thực tế cho thấy, ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu đại chúng và các yếu tố tự thân chính làm gia tăng hoạt động du lịch là thời gian nhàn rỗi, thu nhập và trình độ dân trí.

Thời gian rỗi của nhân dân đóng vai trò quan trọng trong hoạt động du lịch, muốn có một chuyến du lịch đòi hỏi phải có thời gian nghỉ, đây là điều kiện cần thiết cho du lịch. Nhờ có các thành tựu khoa học- công nghệ hiện đại mà ngày nay năng suất lao động không ngừng được tăng lên, kinh tế ngày càng phát triển, mức sống của con người ngày càng được cải thiện. Xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới trong đó có nước ta là giảm thời gian làm việc, tăng thời gian nghỉ ngơi, như vậy quỹ thời gian ngoài giờ làm việc tăng lên và đây là điều kiện để người lao động có thu nhập bố trí thời gian dành cho hoạt động du lịch.

Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai - 5

Song hành với thời gian rỗi là thu nhập của nhân dân đóng vai trò quan trọng, đây là yếu tố cần thiết cho tiêu thụ các sản phẩm du lịch vì con người khi muốn đi du lịch chỉ có thời gian chưa đủ mà phải có tiền thì mới thực hiện được dự định của mình. Khi đi du lịch và lưu trú ngoài nơi cư trú thường xuyên, du khách bắt đầu chi tiêu trong suốt hành trình du lịch như tiền tàu xe, tiền thuê nhà ở, tiền ăn uống, tiền mua hàng hóa, thưởng thức các dịch vụ về tinh thần như ngắm cảnh, xem


ca nhạc…Những nước có thu nhập bình quân đầu người cao, có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Bỉ, Canada, Pháp, Thụy Sỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,…hàng năm tiêu thụ các sản phẩm du lịch với số lượng lớn kể cả trong và ngoài nước. Đối với họ, nghỉ ngơi, giải trí, du lịch trở thành một trong những nhu cầu không thể thiếu được.

Trình độ đân trí: Sự tăng trưởng của du lịch còn phụ thuộc vào trình độ văn hóa của nhân dân. Khi trình độ dân trí càng cao, kinh tế đầy đủ thì lòng ham hiểu biết làm quen với các nước xa gần cũng ngày càng tăng và như vậy trong nhân dân sẽ hình thành thói quen đi du lịch ngày càng nhiều. Hơn nữa, nếu trình độ văn hóa chung của một đất nước cao, thì đất nước đó khi phát triển du lịch sẽ dễ đảm bảo phục vụ khách du lịch một cách văn minh và làm hài lòng khách du lịch đến đó.

Năm là, nhân tố quốc phòng, an ninh, chính trị, xã hội là những điều kiện hết sức quan trọng có tác động đến quá trình phát triển KTDL.

Trước hết cần phải khẳng định rằng: Một nền quốc phòng vững mạnh, an ninh bảo đảm, tình hình chính trị và trật tự an toàn xã hội ổn định là điều kiện quan trọng cần thiết để phát triển KTDL bền vững, hiệu quả, nó bảo đảm mở rộng các mối quan hệ kinh tế, khoa học – công nghệ, văn hóa và chính trị không chỉ các vùng, các dân tộc trong nước mà còn cả khu vực và quốc tế. KTDL chỉ có thể phát triển được khi và chỉ khi giữa các dân tộc có tình hữu nghị hiểu biết lẫn nhau, hòa bình ổn định được thiết lập một cách thực sự, các mối quan hệ kinh tế quốc tế, sự trao đổi du lịch quốc tế ngày càng mở rộng và phát triển. Các nước có tình hình chính trị, quân sự ổn định như Thụy Sỹ, Thụy Điển, Áo, Hà Lan, Singapore…thường có sự hấp dẫn rất lớn đối với du khách. Khi đến đó khách du lịch thực sự được hưởng thụ bầu không khí chính trị hòa bình, ổn định, thân thiện, họ cảm nhận được sự an toàn tuyệt đối về tính mạng, họ được đáp ứng một cách tối đa các nhu cầu cần hưởng thụ các sản phẩm du lịch. Tại nơi đến, họ có thể tự do đi lại mà không sợ những điều nguy hại có thể xảy ra đối với bản thân, hơn thế nữa, còn cảm nhận được sự thân thiện, bình đẳng, không có sự phân biệt chủng tộc, đẳng cấp, tôn giáo… của chủ nhà. Du khách có thể giao lưu, làm quen, hưởng thụ những nét văn hóa mới lạ từ những người dân địa phương nơi họ đến, nhờ du lịch mà các


dân tộc hiểu biết nhau hơn, gần gũi, sống với nhau thân thiện hơn và tất yếu khi có du khách càng đông thì số lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch sẽ được tiêu thụ càng nhiều hơn. Ngược lại, KTDL không thể phát triển được nếu như mất ổn định về chính trị, an ninh - quốc phòng không bảo đảm tốt, điều này sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp đe dọa sự an toàn của du khách. Ví dụ như ở những quốc gia hay có những biến cố cách mạng, nội các chính phủ luôn luôn thay đổi, nhiều Đảng phái bất đồng quan điểm lãnh đạo, đảo chính quân sự như Thái Lan, Pakistan…sự phát triển du lịch bị ảnh hưởng mạnh mẽ, thậm chí các tài nguyên du lịch còn bị hủy hoại…Rất nhiều khách du lịch Châu Âu, Châu Mỹ muốn đi du lịch đến Châu Phi, Trung Đông nhưng chỉ vì họ sợ nạn khủng bố, các loại dịch bệnh nhiệt đới như tả, lị, dịch hạch, sốt rét, cúm gia cầm lây nhiễm sang người…mà họ không dám đến. Mặt khác, yếu tố an ninh an toàn cho du khách còn được xem xét theo các hướng khác như các tệ nạn xã hội và bộ máy bảo vệ an ninh, trật tự xã hội có đủ mạnh hay không, nạn khủng bố đe dọa đến mức nào? …

Sáu là, đường lối, chính sách phát triển KTDL. Chính sách phát triển của chính quyền sở tại sẽ giữ vai trò quyết định đến hoạt động du lịch ở địa phương đó. Một đất nước, một khu vực có tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, mức sống của người dân không thấp nhưng chính quyền địa phương không hỗ trợ cho hoạt động du lịch thì các hoạt động này cũng khó có thể phát triển được. Do vậy, đường lối, chính sách phát triển KTDL là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế du lịch.

Đường lối, chính sách phát triển KTDL thể hiện ở việc xác định vị trí của ngành du lịch trong tổng thể các ngành kinh tế xã hội, phương hướng, mục tiêu phát triển KTDL và các chủ trương, chính sách, biện pháp cụ thể. Những vấn đề cốt lõi đó được cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu và biện pháp của các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Do đặc điểm và bản chất của du lịch, nó liên quan và cần có sự phối hợp đồng bộ cuả nhiều ngành khác cho nên đường lối, chính sách phát triển KTDL cũng phải mang tính tổng hợp, tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ngành nhằm mục tiêu phát triển KTDL. Những điều kiện trên tuy có mối quan hệ tương tác với nhau, nhưng mỗi điều kiện lại có những ảnh hưởng độc lập nhất định đến sự phát


triển của kinh tế du lịch. Do đó, nếu thiếu một trong những điều kiện này sẽ làm cho hoạt động du lịch trì trệ, phát triển mất cân đối, giảm sút hoặc hoàn toàn ngừng hẳn. Tất cá các điều kiện này được đảm bảo sẽ giúp cho kinh tế du lịch phát triển một cách mạnh mẽ và bền vững.

1.2.2.3. Vai trò của phát triển kinh tế du lịch đối với đời sống kinh tế - xã hội

Ở nhiều nước trên thế giới, du lịch từ lâu đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm từ 40% đến 60% tỷ trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt, trong sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế có vai trò quan trọng đối kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Nó là một trong những điều kiện góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, lạc hậu, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư…

- Trước hết, du lịch phát triển góp phần tăng tỷ trọng GDP của ngành du lịch trong khối ngành dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân. Du lịch mang lại thu nhập ngày một lớn cho xã hội và tham gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân.

- Góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển: Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, các sản phẩm du lịch tạo ra không đơn thuần là của ngành du lịch mà còn là sự kết hợp của các ngành khác. Ví dụ muốn có cơ sở lưu trú thì cần phải có ngành xây dựng, có nguyên liệu chế biến trong kinh doanh ăn uống của nhà hàng, khách sạn thì phải có ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp chế biến…do đó, hoạt động kinh doanh du lịch đòi hỏi sự hỗ trợ liên ngành. Mặt khác, sự phát triển kinh tế du lịch tạo ra các điều kiện để khách du lịch tìm hiểu thị trường, ký kết hợp đồng về sản xuất kinh doanh trong nước, tận dụng các cơ sở vật chất kỹ thuật ở các ngành kinh tế khác. Như vậy, thông qua đó, các ngành kinh tế khác phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, thúc đẩy hoạt động thương mại…

- Du lịch còn là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao nhất trong nền kinh tế. Tính hiệu quả cao trong kinh doanh du lịch thể hiện trước nhất ở chỗ, du lịch là một ngành “Xuất khẩu tại chỗ” những hàng hóa công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, nông


lâm sản…theo giá bán lẻ cao hơn (nếu như bán qua xuất khẩu sẽ theo giá buôn) mà không phải chịu hàng rào thuế quan mậu dịch quốc tế. Bên cạnh đó, nó còn là ngành “xuất khẩu vô hình” hàng hóa du lịch. Hai hình thức xuất khẩu trên đem lại lợi nhuận kinh tế cao hơn, do tiết kiệm được đáng kể chi phí đóng gói bao bì, bảo quản và thuế xuất nhập khẩu, có khả năng thu hồi vốn nhanh, lãi suất cao do nhu cầu du lịch là nhu cầu có khả năng thanh toán.

- Du lịch thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các nguồn đầu tư từ nước ngoài thông qua các dự án xây dựng các khu du lịch tổng hợp, các khu du lịch trọng điểm.

- Du lịch góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Du lịch là một ngành mang yếu tố đối ngoại, không chỉ đơn thuần liên quan đến yếu tố khách quốc tế mà còn là mối liên hệ hợp tác giữa các nước, các tổ chức quốc tế mang tính chính phủ và phi chính phủ về du lịch tác động tích cực trong việc hình thành các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Du lịch quốc tế như một đầu mối “xuất – nhập khẩu” ngoại tệ, góp phần làm phát triển quan hệ ngoại hối quốc tế.

- Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo. Du lịch là một ngành kinh tế góp phần tích cực giải quyết việc làm cho người lao động. Nó thu hút một bộ phận lớn dân cư tham gia vào các dịch vụ, xây dựng, bán sản phẩm…nên có khả năng giảm tình trạng thất nghiệp ở các địa phương, mặt khác do đặc trưng của ngành du lịch là ngành phục vụ đòi hỏi nhiều lao động sống, cho nên phát triển kinh tế du lịch sẽ tạo thêm nhiều việc làm mới và tạo điều kiện tăng thu nhập cho người dân địa phương, nâng cao mức sống, từ đó góp phần xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, miền núi.

- Phát triển KTDL góp phần kích thích cơ sở hạ tầng phát triển. Vì du lịch là hoạt động liên ngành – liên vùng, cần phải có sự hỗ trợ lớn của các ngành khác. Muốn KTDL phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao thì cần phải có sự đầu tư tốt về cơ sở hạ tầng như: giao thông vận tải, nhà hàng, khách sạn, các cơ sở y tế… có chất lượng tốt, hiện đại.


Qua phân tích các vấn đề nêu trên, có thể khẳng định du lịch là một trong những ngành kinh tế mang lại nhiều giá trị tích cực đối với đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia nói chung và của mỗi địa phương nói riêng.‌

1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG Ở NƯỚC TA.

1.3.1. Khái quát tình hình phát triển của ngành du lịch Việt Nam

Từ năm 1992, Đảng và Nhà Nước ta đã xác định du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để đẩy mạnh sự nghiệp phát triển du lịch đạt hiệu quả cao hơn về kinh tế, trong chỉ thị 46/BCH–CT của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII, ngày 14/10/1994 đã nhấn mạnh: “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [3]. Trên cơ sở khẳng định lại chủ trương nhất quán phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn đã nêu trong các văn kiện Đại hội Đảng VII, VIII, văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX xác định: “Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn…” [4, tr.178]. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X định hướng: “Khuyến khích đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động du lịch, đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch”.

[5, tr.202].

Sau 32 năm hình thành và phát triển (kể từ năm 1960) qua 6 lần thử nghiệm tách, nhập, đến Quốc hội khóa IX, nhờ xác định rõ vị trí, vai trò của du lịch trong sự nghiệp đổi mới và tiềm năng phát triển du lịch to lớn của đất nước, nên Tổng cục Du lịch được thành lập, là cơ quan trực thuộc Chính phủ, thực hiện quản lý nhà nước về du lịch trong phạm vi cả nước. Ở địa phương, cơ quan giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về du lịch là các Sở, với tên gọi khác nhau. Tổng Cục Du lịch cùng 17 Sở Du lịch, 2 sở Du lịch - Thương mại, 1 sở Ngoại vụ - Du lịch và 44 Sở Thương mại - Du lịch từng bước vươn lên thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về du lịch. Chủ trương, chính sách phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước dần được thể chế hóa . Để điều chỉnh các mối quan hệ trong hoạt động du lịch khi quy

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 19/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí