lịch, nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch ở các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong.
- Hướng khai thác phát triển du lịch ở tiểu vùng sông Mekong dựa trên tiềm năng du lịch của tiểu vùng: du lịch sinh thái, du lịch trị bệnh, du lịch tâm linh, du lịch văn hóa, du lịch mice, du lịch mạo hiểm, du lịch làng nghề…
- Cần phải liên kết trong hoạt động du lịch giữa các địa phương của tiểu vùng.Kết hợp kinh nghiệm của các địa phương trong xây dựng và khai thác tài nguyên, thế mạnh du lịch của tiểu vùng.
- Định hướng giải pháp, cơ chế chính sách cho hợp tác giữa các quốc gia trong tiểu vùng nhằm phát triển du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội, phát triển du lịch bền vững.
- Định hướng cho việc hợp tác, phối hợp của các doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng sản phẩm, tour tuyến du lịch, quảng bá xúc tiến du lịch, đầu tư du lịch...
- Sản phẩm du lịch của Tp.Hồ Chí Minh (ẩm thực, hàng lưu niệm, du lịch đường sông, sự liên kết trong hoạt động du lịch giữa thành phố Hồ Chí Minh với các địa phương….
Tiến dần đến thực tế, ngày 20/12/2014 tại Bangkok, Thái Lan, với chủ đề “Đạt tới sự phát triển bền vững và toàn diện trong khu vực tiểu vùng”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà lãnh đạo các nước thành viên GMS thảo luận các ý kiến để hiện thực hóa tầm nhìn của GMS trong tương lai. Chú trọng đến một số vấn đề như sau :
- Tài nguyên nước lưu vực sông Mekong là một thể thống nhất, không thể chia cắt. Muốn đánh giá tài nguyên, dự báo sự biến động của tài nguyên và môi trường sinh thái cần tiến hành các điều tra cơ bản, nghiên cứu chuyên đề, thực nghiệm kĩ thuật trong toàn khu vực, từng quốc gia ven sông riêng lẻ không thể làm được mà cần có sự phối hợp hoạt động trong Ủy ban sông Mekong quốc tế.
- Các quốc gia ven sông đều có quyền lợi và nghĩa vụ trong việc khai thác tài nguyên nước và các tài nguyên khác có liên quan trong khu vực Mekong như đã nêu ở trên. Để đáp ứng được các quyền lợi chính đáng của mình và của các nước khác trong khu vực, các nước ven sông cần phối hợp nghiên cứu quy hoạch, khai thác tài nguyên nước có liên quan (đất, rừng, thủy sản, thủy điện, môi trường sinh thái…) trong Ủy ban Mekong quốc tế. Nguyên tắc chung là tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau và tìm mọi biện pháp để đáp ứng. Trường hợp không thể đáp ứng được hoặc phát sinh mâu thuẫn thì phải cùng nhau điều chỉnh lợi ích chung và riêng, trên cơ sở các biện pháp công trình hợp lí và các nguyên tắc pháp lí quốc tế mà các bên có thể chấp nhận, chính vì vậy mà Ủy ban Mekong quốc tế hợp tác theo nguyên tắc nhất trí.
- Nhìn lại quá trình hợp tác Mekong thấy rõ quá trình này đang chuyển từ hợp tác mang nặng màu sắc chính trị sang hợp tác kinh tế. Từ khi mới thành lập năm 1957, đất nước ta bị chia cắt, miền Bắc là tiền đề của xã hội chủ nghĩa. Các nước tư bản đứng đầu là Mĩ, không muốn thông qua việc thành lập Ủy ban Mekong để tập hợp các nước ven sông chống lại sự ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội đối với phía Nam. Hoạt động của Ủy ban từ 1957- 1975 mang màu sắc chính trị là chủ yếu. Một số quy hoạch phát triển được lập trên cơ sở “ Quy hoạch chỉ đạo phát triển lưu vực” 1970 là để phục vụ cho kế hoạch phát triển hậu chiến của Mĩ. Thời kì Ủy ban Mekong lâm thời 1978-1995, lúc này nước Việt Nam đã thống nhất. Cuộc chiến tranh lạnh đang diễn ra căng thẳng trên quy mô toàn cầu, sự hợp tác Mekong trong thời gian này chủ yếu là để phục vụ cho việc ổn định khu vực và để các nước tìm hiểu lẫn nhau.
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng Cao Chất Lượng Quản Lý Nguồn Tài Nguyên Tự Nhiên Và Nhân Văn
- Một Số Thành Tựu Chủ Yếu Của Hợp Tác Du Lịch Tiểu Vùng Sông Mekong
- Hợp tác phát triển du lịch tiểu vùng sông Mekong giai đoạn 1990 - 2020 - 10
- Triển Vọng Tiểu Vùng Sông Mekong Tới Năm 2020 (Xu Hướng Chính)
- Khó Khăn, Thách Thức Cho Du Lịch Tiểu Vùng Mekong Và Hàm Ý Cho Du Lịch Việt Nam.
- Hợp tác phát triển du lịch tiểu vùng sông Mekong giai đoạn 1990 - 2020 - 14
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
- Hiệp định về hợp tác phát triển bền vững lưu vực Mekong được bốn quốc gia kí kết vào tháng 4 năm 1995. Lần đầu tiên trong lịch sử hợp tác Mekong đề cập đến khái niệm “phát triển bền vững”, các vấn đề về bảo vệ
môi trường và sự cân bằng sinh thái được nhấn mạnh. Hiệp định cũng đề cập tới việc xây dựng quy hoạch phát triển lưu vực, việc giám sát tài nguyên nước (cả số lượng và chất lượng), việc bồi thường thiệt hại, các quy định về bảo vệ dòng chảy tối thiểu, tối đa của dòng sông… rõ ràng hiệp định đề cập nhiều tới nhu cầu hợp tác phát triển kinh tế. Ngoài ra, cánh cửa của Hiệp định cũng mở cho các nước thương lưu gia nhập Ủy hội. Từ khi hiệp định được kí kết đến nay các nước thành viên, đặc biệt là Thái Lan đấu tranh không mệt mỏi cho việc tham gia của Trung Quốc và Mianma vào Ủy hội, có thể đưa ra hai lí do: thứ nhất: Trung Quốc là nước thượng lưu của Thái Lan và Thái Lan cần thông tin về hợp tác có liên quan đến nguồn nước ( số lượng và chất lượng nước) và việc xây dựng các công trình của Trung Quốc có thể gây hại trực tiếp cho Thái Lan. Nếu Trung Quốc là thành viên thì Thái Lan sẽ có thông tin và việc đấu tranh dễ dàng hơn. Thứ 2, nếu Trung Quốc và Mianma là nước thành viên thì sự đối trọng của các nước thượng lưu với các nước hạ lưu (Việt Nam, Campuchia) sẽ tăng lên.
Rõ ràng qua những điều trên ta thấy: Xu hướng hợp tác Mekong về kinh tế đang được đẩy mạnh, nhất là từ khi Việt Nam, Lào, Campuchia lần lượt ra nhập ASEAN thì nhu cầu hợp tác vì sự phát triển kinh tế ngày càng tăng. Tất cả các nước thành viên đều cần có Ủy hội sông Mekong (khác với trước đây Thái Lan cho rằng bị ràng buộc) vì nước này là hạ lưu của nước khác. Sự phát triển thiếu hợp tác của bất kì nước ven sông nào cũng có thể gây hại cho các nước ven sông kia, vì vậy sự tồn tại của Ủy hội Mekong là nhu cầu tất yếu.
- Hiện tại sự phát triển kinh tế của lưu vực Mekong được đánh giá là năng động. Đa số các hoạt động kinh tế có liên quan đến sử dụng nguồn nước của các nước nằm trong lưu vực chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: phát triển nông nghiệp có tưới; phát triển thủy điện; phát triển giao thông thủy; tạo nguồn nước cho sinh hoạt và phục vụ dân sinh. Tất cả các hoạt động này đều
cần lượng nước rất lớn. Nguồn nước Mekong ngày càng giảm. Mùa kiệt, mặn từ biển xâm nhập vào đất liền, khả năng xây dựng các hồ chứa nước lớn để điều tiết thêm nguồn nước vào mùa cạn kiệt và giảm lũ vào mùa mưa trước mắt còn rất khó khăn vì không được ủng hộ do vấn đề môi trường và di dân. Hiện tại vấn đề Trung Quốc xây dựng khoảng 8 đập thủy điện lớn tại thượng nguồn Mekong ở Vân Nam [13] gây nên những khó khăn về nguồn nước cho các quốc gia hạ lưu. Sông Mekong vùng hạ lưu có độ dốc nhỏ khó xây dựng các hồ chứa lớn để điều tiết dòng chảy, hiệu ích kinh tế của các bậc thang thấp nên không hấp dẫn đầu tư. Các hồ chứa nước xây dựng trên các nhánh sông để phát điện ở Việt Nam (Yaly…) và ở Lào ( Nậm Ngừm, Nậm Thom…) điều tiết dòng chảy nhỏ. Trong lúc nhu cầu phát triển các nước lại rất lớn, nhất là Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam. Vì vậy tranh chấp nguồn nước đã xảy ra và điều đó buộc các quốc gia phải suy tính chuyện chia sẻ công bằng và hợp lí nguồn tài nguyên nước trên cơ sở hiệp định đã kí kết.
Hiệp định Hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mekong (gọi tắt là Hiệp định Mekong) ra đời trong bối cảnh có một xu thế toàn cầu về các mối quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển đang được các quốc gia trên toàn thế giới hưởng ứng. Khái niệm:“ phát triển bền vững” lần đầu tiên được công nhận chính thức trong văn kiện hợp tác Mekong. Văn kiện là tiền đề để thành lập Ủy hội sông Mekong quốc tế (Mekong River Commission- MRC) và đồng thời tạo một khung phát triển tài nguyên nước và các tài nguyên khác có liên quan của sông Mekong. Các chương trình hoạt động tập trung ưu tiên đề cập đến các vấn đề quản lí tài nguyên và môi trường xuyên biên giới và tạo điều kiện, hỗ trợ các dự án phát triển toàn khu vực và quốc gia.
Các lĩnh vực hợp tác trong Ủy ban sông Mekong quốc tế được xác định rõ trong lĩnh vực hợp tác (điều 1) của hiệp định, đề cập đến: “tài nguyên nước và các tài nguyên có liên quan… bao gồm các lĩnh vực tưới tiêu, thủy
điện, giao thông thủy, phòng lũ, thủy sản, thả bè, giải trí, du lịch”[1]. Các quốc gia ven sông luôn ý thức được sự phát triển kinh tế- xã hội liên tục và ngày càng tăng nhanh trong từng quốc gia sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các kế hoạch phát triển tổng hợp thích hợp và kịp thời trong lưu vực, điều 2 trong Hiệp định về dự án, chương trình và lập quy hoạch nhấn mạnh việc các quốc gia ven sông thỏa thuận: “thúc đẩy, hỗ trợ, hợp tác và phối hợp trong việc phát triển mọi tiềm năng vì lợi ích vững bền của tất cả các quốc gia ven sông và ngăn ngừa sử dụng lãng phí nước khu vực sông Mekong, chú trọng phát triển các dự án chung hoặc có quy mô lưu vực và các chương trình lưu vực thông qua việc lập một quy hoạch phát triển lưu vực nhằm xác định, phân loại và ưu tiên hóa cho các dự án, chương trình để tìm viện trợ và thực hiện ở cấp khu vực”. [14] Quy hoạch phát triển lưu vực đó sẽ là kim chỉ nam cho tất cả các dự án, chương trình hợp tác phát triển trong lưu vực thuộc các ngành kinh tế nêu trên.
Song song với việc lập phương hướng khai thác và phát triển dòng sông, Hiệp định Mekong cũng nhấn mạnh các nguyên tắc cơ bản phổ biến quốc tế như bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái ( điều 3); bình đẳng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ (điều 4). Một trong những nguyên tắc cơ bản đối với phát triển bền vững tài nguyên nước nói chung và việc phân chia nước, đặc biệt phân chia nguồn nước của một dòng sông quốc tế ( điều 5) quy định khá cụ thể những hoạt động sử dụng nước trong mùa khô, mùa mưa; trên dòng chính và các nhánh cùng với cơ chế thông tin, thông báo và trao đổi ý kiến giữa các quốc gia thành viên về hoạt động sử dụng nước. Nhằm tạo lập một cơ chế sử dụng nước cân bằng giữa các nhu cầu nước để thỏa mãn đồng thời mục tiêu phát triển tổng hợp tài nguyên nước và các nguyên tắc về bảo vệ môi trường và không gây hại, trên cơ sở đảm bảo nhu cầu khai thác, phát triển các nguồn tài nguyên có liên quan trong khu vực, điều 26 của Hiệp định Mekong nêu ra việc đảm bảo nhu cầu quyền lợi hiện tại một cách công bằng
hợp lí cho các quốc gia ven sông và duy trì hơn nữa khả năng khai thác tài nguyên nước của sông Mekong cho các thế hệ sau ( tính bền vững).
Để hợp tác phát triển tiểu vùng ngày càng phát triển cần có những sáng kiến nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác láng giềng thân thiện và hiểu biết lẫn nhau trong các lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh biên giới giữa các nước trong tiểu vùng, giảm thiểu những mâu thuẫn trong nội bộ tiểu vùng, triệt tiêu những cạnh tranh không đáng có; tham gia tích cực vào tiến trình khu vực hóa trong đó có lộ trình thực hiện AFTA và quá trình cùng nhau giải quyết những vấn đề đặt ra giữa Trung Quốc và ASEAN, có như vậy hợp tác kinh tế GMS mới toàn diện, góp phần đem lại sự phồn vinh thịnh vượng trong phát triển bền vững, đồng đều và hợp tác.
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch cần khẩn trương, cần thiết, cũng như các khoản đầu tư vào người nghèo, du lịch phải dựa vào cộng đồng trong khu vực GMS. Người nghèo phải chia sẻ những lợi ích của du lịch, họ cũng cần phải tham gia tích cực vào sự phát triển của nó. Ở cấp độ chính sách và thể chế, các vấn đề liên quan đến quan hệ đối tác giữa khu vực công và tư nhân, chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch, và tăng cường tiếp cận với các tiểu vùng cần được giải quyết khẩn trương.
Phần lớn các sáng kiến hàng đầu phát triển du lịch GMS đều nhằm mục đích: thúc đẩy và tăng cường hợp tác tiểu vùng và phát triển du lịch ở các nước GMS, và thúc đẩy du lịch tăng trong GMS để tăng thêm thu nhập, xóa đói giảm nghèo, giảm thiểu suy thoái môi trường.
Sáu chương trình đại diện cho các vấn đề quan trọng cần được giải quyết để duy trì sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành du lịch trong khu vực tiểu vùng, đảm bảo sự phát triển bền vững như :
Thúc đẩy các tiểu vùng như một điểm đến du lịch duy nhất. Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch liên quan.
Cải thiện nguồn nhân lực trong ngành du lịch.
GMS.
Thúc đẩy du lịch bền vững vì người nghèo dựa vào cộng đồng.
Khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân trong ngành du lịch
Tạo thuận lợi cho sự di chuyển của du khách đến và đi trong GMS.
Hầu hết các chương trình này đã là một phần của chương trình hợp tác
của Nhóm công tác du lịch GMS.
Các nước tăng cường các nỗ lực xúc tiến du lịch chung, tiếp thị của các nước GMS dưới sự điều phối của Cơ quan Điều phối Mekong Hoạt động Du lịch (AMTA) dự kiến sẽ thúc đẩy các GMS như một điểm đến du lịch duy nhất. Đối với các chương trình khác, các thành phần được xác định cho đến nay là một phần của một dự án đầu tư hỗ trợ của ADB đề xuất sang Campuchia, Lào, và Việt Nam phát triển du lịch trong năm 2002. Dự án đầu tư này, với đề nghị vay vốn của Mỹ khoảng $ 35 triệu Usd, bao gồm các giai đoạn: cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch liên quan, hỗ trợ người nghèo, phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, hợp tác tiểu vùng du lịch bền vững và hỗ trợ thực hiện và tăng cường thể chế.
Ngoài việc thúc đẩy GMS như một điểm đến du lịch duy nhất - một hoạt động liên tục của Nhóm công tác du lịch GMS - các thành phần xác định của năm chương trình khác cho du lịch được lên kế hoạch thực hiện trong giai đoạn 2003-2008. Ước tính tổng chi phí của tất cả các dự án và sáng kiến du lịch có liên quan, của sáu nước GMS tổ chức du lịch quốc gia vào quỹ marketing GMS, khoảng 62.000.000 usd. [13, tr. 24].Các nước được sự hỗ trợ của ngân hàng ADB về Dự án phát triển Du lịch Mekong ở Campuchia, Lào và Việt Nam. Mỹ đầu tư 47 triệu đô cho dự án phát triển du lịch Mekong trong đó: 35 triệu đô đến từ các khoản cho vay theo kế hoạch đến Campuchia, Lào, và Việt Nam trong năm 2002 và 12 triệu đô đến từ ba chính phủ tham gia [13, tr. 29]. Có một khoảng tài chính được xác định khoảng 15 triệu đô, kinh phí được tìm kiếm được từ các dự án du lịch.
Một số nguồn tiềm năng lớn của quỹ tồn tại cho các đề xuất khác nhau: Chính phủ, cơ quan phát triển đa phương và các cơ quan cho vay quốc tế, đầu tư tư nhân trực tiếp nước ngoài và địa phương,các quỹ cổ phần tư nhân quốc tế, và thị trường vốn quốc tế và trong nước.
3.3. Triển vọng hợp tác phát triển du lịch tiểu vùng
Tiềm năng to lớn và nhiều mặt cho phép xây dựng tiểu vùng thành vùng công nghiệp phát triển.
Về vị trí địa lí tiểu vùng : đây là bản lề, là ngã ba đường nối ba vùng Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Nam Á (Ấn Độ, Bănglađét…) lại với nhau, là những vùng năng động và phát triển mạnh nhất trong thế kỉ tới, do đó ngày càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ.
Tình hình chính trị Campuchia và Mianma đang có xu hướng ổn định và tốt dần lên, góp phần tạo môi trường quốc tế thuận lợi phát triển cho từng nước và cả tiểu vùng.
Các quốc gia trong tiểu vùng GMS ngày càng nhận thức sâu sắc rằng phải phối hợp hợp tác và tăng cường liên kết, hợp tác với nhau thì mới có thể khai thác và sử dụng có lợi, có hiệu quả nhất các tiềm năng to lớn của tiểu vùng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Chung nhau khai thác dòng sông và các nguồn tài nguyên đa dạng gắn kết với nhau thành một khối, các nền kinh tế của GMS không hợp tác thì không những không sử dụng có hiệu quả và lâu bền các nguồn lực của mình mà còn có nguy cơ động chạm đến lợi ích của nhau, có lúc có nơi dẫn tới căng thẳng và bùng nổ xung đột. Hợp tác tiểu vùng sẽ mở ra một thời kì mới cho sự xây dựng cuộc sống phồn vinh cho tất cả các nước, các dân tộc trong tiểu vùng.
Ngoài nguồn nhân lực dồi dào, tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, tiểu vùng phải huy động các nguồn lực về vốn và công nghệ từ bên trong và bên ngoài, kết hợp tổng hợp các năng lực nội sinh và ngoại sinh.