Hợp tác phát triển du lịch tiểu vùng sông Mekong giai đoạn 1990 - 2020 - 14

khả năng cạnh tranh hay không. Bởi trong chính sự hợp tác giữa các nước nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh du lịch của cả Tiểu vùng cũng vẫn tồn tại sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các quốc gia về du lịch. Sau khi tham gia các tour du lịch xuyên quốc gia như Việt Nam - Lào - Thái Lan, liệu du lịch Việt Nam có đủ sức cạnh tranh trong việc hấp dẫn du khách quay trở lại lần thứ hai hay không? Đó chính là thách thức đối với du lịch Việt Nam trong quá trình hội nhập.

- Thách thức về trình độ quản lý:

Như đã nói, bên cạnh những lợi ích thu được từ hợp tác du lịch với một nước nào đó, chẳng hạn với Thái Lan, cũng đặt ra cho chúng ta nhiều thách thức to lớn, nhất là khi chúng ta không có những biện pháp để thu được nguồn lợi trực tiếp từ khách du lịch nếu như việc quản lý và điều hành các chương trình hợp tác du lịch kể trên không phải là các đơn vị du lịch của Việt Nam. Thêm vào đó, nếu Việt Nam không tạo được sức hấp dẫn du khách và những sản phẩm du lịch đặc sắc, cũng như những biện pháp và chính sách hợp tác, sự quản lý có hiệu quả, thì Việt Nam sẽ chỉ là một điểm dừng chân làm phong phú thêm cho các chương trình du lịch của Thái Lan mà thôi.

Trên đây là những phân tích và nhận định của về những khó khăn, thách thức đang đặt ra cho ngành du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Nếu không giải quyết được những vấn đề này, các nước khác sẽ chớp lấy những tiềm năng và cơ hội trong tay chúng ta để phát triển du lịch và thu lấy nguồn lợi đáng kể từ chính những hợp tác tưởng chừng đem lại nhiều lợi ích cho cả hai bên.

3.6. Biện pháp tháo gỡ khó khăn, thách thức

Với rất nhiều khó khăn thách thức trên đây, cùng với những mặt hạn chế đang tồn tại trong bản thân ngành du lịch, thiết nghĩ cần có nhiều biện pháp tích cực phải được thực hiện. Hội nhập là hợp tác và cạnh tranh, muốn thắng trong cạnh tranh du lịch nước ta phải vươn lên trong việc nâng cao chất

lượng dịch vụ, giá cả cạnh tranh, linh hoạt thích ứng được với xu thế mở cửa, chuẩn bị tốt các điều kiện để sẵn sàng tham gia liên kết, liên doanh với đối tác nước ngoài.

Muốn tạo được thiện cảm đối với khách du lịch quốc tế và nâng cao khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực, biện pháp quan trọng nhất là phải nâng cao chất lượng phục vụ và sản phẩm du lịch. Trong đó nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch có ý nghĩa quan trọng, bởi hướng dẫn viên là “đại sứ văn hóa” của đất nước mà du khách đặt chân đến. Họ không những đòi hỏi phải có kiến thức sâu rộng, nghiệp vụ thành thạo mà còn phải có trình độ ngoại ngữ tốt khi hướng dẫn khách nước ngoài. Ngoại ngữ là công cụ quan trọng để người hướng dẫn truyền đạt ý nghĩa và nội dung của sản phẩm du lịch. Vì vậy, ngành du lịch cần phải đào tạo, nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch cả về kiến thức, chuyên môn và ngoại ngữ, nhất là ngôn ngữ của các quốc gia trong tiểu vùng Mê Công, bởi vì đây là còn là chiếc cầu nối và công cụ hợp tác giữa các thành viên trong tiểu vùng với nhau. Mặt khác, cũng cần đầu tư đúng mức hoc ơ sở hạ tầng của ngành du lịch, hệ thống nhà hàng, khách sạn, dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn ASEAN và quốc tế để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

Một trong những biện pháp cần thực hiện để nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút khách du lịch nữa là cần nâng cao khả năng cạnh tranh về giá tour du lịch và đa dạng hóa các sản phẩm. Biện pháp thực hiện, theo chúng tôi, đó là tạo sức mạnh từ sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ, ngành có liên quan.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Các cơ quan quản lý du

lịch

Hợp tác phát triển du lịch tiểu vùng sông Mekong giai đoạn 1990 - 2020 - 14

Liên kết

Các đơn vị kinh doanh du

lịch

Hàng không


Trước tiên là liên kết giữa các cơ quan quản lý du lịch với hàng không, với các đơn vị kinh doanh du lịch. Tiếp đến là liên kết giữa các cơ quan quản lý du lịch địa phương với nhau để tạo sản phẩm chung, nâng cao tính cạnh tranh (sự liên kết giữa du lịch Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng hình thành “Con đường di sản miền Trung” hay “Con đường xanh Tây Nguyên” là ví dụ điển hình). Các đơn vị kinh doanh du lịch cũng đẩy mạnh liên kết hợp tác với nhau là giải pháp để hạ giá thành tour mà vẫn đảm bảo nâng cao chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp. Ngoài ra, cần liên kết các công ty du lịch với các cơ sở lưu trú, các công ty du lịch với các đơn vị kinh doanh…). Tuy nhiên, sự liên kết này nếu không có định hướng mang tầm chiến lược sẽ chỉ dừng lại ở những liên kết nhỏ lẻ và không đem lại hiệu quả cao.

Du lịch và hàng không là hai ngành gắn bó mật thiết hữu cơ, tạo nên mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau. Một trong những mục tiêu cụ thể của ngành hàng không là phục vụ cho việc phát triển và khai thác tiềm năng to lớn về du

lịch Việt Nam. Phát triển thị trường du lịch là yếu tố quan trọng thúc đẩy thị trường vận tải hàng không, tạo thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Du lịch cần phải là một trong những nhân tố quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch phát triển thị trường của hàng không Việt Nam. Ngược lại, các doanh nghiệp du lịch cũng cần hướng sản phẩm của mình vào hàng không Việt Nam, không chỉ coi sản phẩm vận chuyển hàng không là một dịch vụ được mua phục vụ cho việc xây dựng sản phẩm của mình, mà phải thực sự cùng với hàng không Việt Nam hoạch định chiến lược sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm chung Hàng không – Du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Thêm vào đó là tạo sức mạnh từ liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý với các công ty hoạt động trong ngành du lịch nhằm đưa ra được những chính sách hợp lý và hiệu quả. So với các nước trong khu vực, Việt Nam có lợi thế du lịch tự nhiên với nhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và ấn tượng. Tuy nhiên, điểm yếu của chúng ta là kinh nghiệm tổ chức và quản lý du lịch còn yếu kém do thiếu sức mạnh của liên kết. Rõ ràng. Liên kết và kết hợp sức mạnh của các đơn vị liên quan để làm nên những điều mà Việt Nam chưa làm được sẽ là một hướng đi đúng đắn. Du lịch Việt Nam sẽ phát triển và đứng vững nếu khắc phục được những yếu kém trong việc bảo vệ và phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, sản phẩm du lịch đặc sắc, đa dạng, hiện đại, đảm bảo văn minh và an toàn du lịch, phát triển hệ thống kinh doanh du lịch lữ hành có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường.

Luật Du lịch Việt Nam chính thức có hiệu lực thực thi năm 2006. Tuy nhiên, sau 6 năm triển khai thực hiện (từ năm 2006 – 2012), Luật Du lịch đã bộc lộ nhiều bất cập và tồn tại nhiều vướng mắc đòi hỏi cần được bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại và tương lai để thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển.

Bất cập cần thiết phải sửa đổi, theo chúng tôi, đó là việc phải bảo vệ quyền lợi của du khách trong luật. Bởi trước vấn nạn “chặt chém”, chèo kéo,

đeo bám du khách… diễn ra ở nhiều điểm du lịch như hiện nay đã làm phương hại đến uy tín của ngành du lịch và gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của đất nước Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Vì thế, nên có lực lượng cảnh sát du lịch để bảo vệ quyền lợi của du khách và quy định rõ chế tài, hình phạt nếu vi phạm. Ngoài ra, cần nghiên cứu đưa vào Luật vấn đề “Bảo vệ môi trường du lịch”, trong đó gồm bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên và xã hội.

Có thể nói, không một vấn đề nào là không có tính hai mặt. Sự hội nhập và hợp tác cũng vậy. Đã không ít những bài báo, bài xã luận viết về những khó khăn và thách thức cho Việt Nam khi gia nhập vào WTO. Chúng ta sẽ được gì và sẽ mất gì? Cũng giống như vấn đề mà khóa luận này đặt ra. Việt Nam sẽ có cơ hội gì và gặp phải thách thức như thế nào trong sự hội nhập và hợp tác du lịch với các nước Tiểu vùng sông Mekong. Và thực tế đã chứng minh, chúng ta vẫn phải hội nhập và chấp nhận đương đầu với khó khăn thách thức, bởi đó là xu hướng tất yếu của quá trình phát triển.

Tiểu kết.

Trong chương 3, luận văn đã nêu khái quát một số thành tựu hợp tác phát trienr du lịch tiểu vùng sồng Mekong , Một số thành tựu chủ yếu của hợp tác du lịch tiểu vùng sông Mekong; Một số định hướng phát triển; Triển vọng hợp tác phát triển du lịch tiểu vùng; Cơ hội cho ngành du lịch tiểu vùng sông Mekong, Khó khăn, thách thức cho du lịch tiểu vùng Mekong và hàm ý cho du lịch Việt Nam và một số biện pháp khắc phục khó khăn trong hợp tác và phát triển về du lịch của tiểu vùng. Trong đó, luận văn đi sâu phân tích về một số định hướng và những cơ hội cho hợp tác du lịch của các nước trong tiểu vùng. Về định hướng phát triển hợp tác du lịch tiểu vùng, trên cơ sở của những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, cũng như hợp tác đa phương trong quan hệ quốc tế, luận văn tập trung phân tích về tiềm năng du lịch như du lịch sinh thái, du lịch trị bệnh, du lịch tâm linh, du lịch văn hóa, du lịch mice, du lịch mạo hiểm, du lịch làng nghề…


Bên cạnh đó, cũng cần phải liên kết trong hoạt động du lịch giữa các địa phương của tiểu vùng. Kết hợp kinh nghiệm của các địa phương trong xây dựng và khai thác tài nguyên, thế mạnh du lịch của tiểu vùng, hoặc cần tập trung định hướng giải pháp, cơ chế chính sách cho hợp tác giữa các quốc gia nhằm phát triển du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội, phát triển du lịch bền vững.

Về cơ hội, luận văn nêu rõ xu thế quốc tế hoá đang ngày càng phát triển và sự ổn định, hoà bình, cùng hợp tác đã trở thành một trong những xu thế tất yếu của thời đại. Hợp tác du lịch giữa các quốc gia cũng không nằm ngoài xu thế đó khi người ta đang phải đối mặt với những vấn đề như nguồn du khách, nguồn tài nguyên, vốn, công nghệ, kinh nghiệm. Việc liên kết sẽ góp phần tạo ra các sản phẩm mới cho du lịch tiểu vùng Mekong, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, giảm tối đa các thủ tục và chi phí không cần thiết cho du khách, tăng sức hấp dẫn, hiệu quả đầu tư, kinh doanh cho doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực du lịch.

Luận văn cũng tập trung nêu và phân tích về những khó khăn, thách thức và một số biện pháp khắc phục khó khăn như cần nâng cao khả năng cạnh tranh về giá tour du lịch và đa dạng hóa các sản phẩm… nhất là sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ, ngành có liên quan.


KẾT LUẬN


Hợp tác kinh tế du lịch tiểu vùng sông Mekong đã hình thành và vận hành có hiệu quả thể chế hợp tác tiểu vùng GMS. Tuy nhiên để khắc phục những khó khăn này sinh trong hợp tác GMS, các nước GMS đã, đang và tiếp tục phối hợp và điều chỉnh chính sách hợp tác ở tầm vĩ mô và được thể hiện qua các văn bản hoặc thảo luận giữa các nước GMS như các Tuyên bố chung của các nguyên thủ quốc gia các nước GMS tại Hội nghị thượng đỉnh GMS, các thỏa thuận đạt được tại các Hội nghị bộ trưởng GMS… và các điều ước quốc tế khác mà các bên tham gia kí kết và triển khai thực hiện.

Việc mở rộng sự liên kết giữa các nền kinh tế tại các quốc gia Tiểu vùng sông Mekong có thể nâng cao tốc độ tăng trưởng chung và cải thiện sự ổn định trong khu vực, tạo ra lợi ích đáng kể cho các quốc gia cùng chia sẻ dòng sông Mekong. Các cơ hội và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia được nâng cao đáng kể và tỉ lệ nghèo đói đã giảm còn một nửa.

Với chủ đề: “Đáp ứng nhu cầu, đảm bảo cân bằng: Hướng phát triển bền vững lưu vực sông Mekong”, có thể có 6 hướng giải pháp như sau:

- Cần đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược phát triển lưu vực dựa trên nguyên tắc quản lí tổng hợp tài nguyên nước.

- Nghiên cứu xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu đối với toàn lưu vực sông Mekong, từ đó đề ra kế hoạch hành động ứng phó chung.

- Hoàn thiện các khung pháp lí và thiết lập cơ chế để phối hợp thực hiện các bộ thủ tục về sử dụng nguồn nước đã được Ủy hội thông qua và hoàn tất bộ thủ tục về đảm bảo chất lượng nguồn nước.

- Tăng cường năng lực về mọi mặt cho Ủy hội sông Mekong cả về đội ngũ cán bộ, tổ chức và cơ sở vật chất.

- Đi đôi với các nước là Trung Quốc , Mianma cần cung cấp số liệu về thủy văn mùa khô, và đề nghị 2 nước này xem xét hợp tác sử dụng bền vững, có trách nhiệm nguồn tài nguyên nước Mekong.

- Với các đối tác phát triển, các tổ chức, và các nhà tài trợ: mong muốn tiếp tục nhận được hỗ trợ về tài chính và kĩ thuật để phát triển lưu vực sông Mekong thịnh vượng về kinh tế, công bằng về xã hội, lành mạnh về môi trường.

GMS đẩy mạnh phát triển “khu vực mềm”, trong đó bao gồm các hiệp định về thương mại và giao thông, đồng thời làm việc với các nước trong khu vực tiểu vùng nhằm thúc đẩy các biện pháp bảo vệ môi trường, hỗ trợ các giải pháp năng lượng sạch và ủng hộ nỗ lực giảm biến đổi khí hậu…Các nước GMS đã tham gia một chương trình hợp tác kinh tế toàn diện về các lĩnh vực giao thông, năng lượng, viễn thông, phát triển nguồn nhân lực, môi trường, quản lí nguồn tài nguyên thiên nhiên,thuận lợi hóa thương mại, đầu tư tư nhân, du lịch và nông nghiệp với sự hỗ trợ của ADB và các đối tác phát triển khai thác. Tổng vụ trưởng vụ Đông Nam Á của ADB Kunio Senga cho rằng: “ Với những nền tảng đã được xây dựng cho thập kỉ tới, chúng tôi dự kiến các nước GMS sẽ đưa những hoạt động hợp tác khu vực của mình lên một mức độ cao hơn nữa, trong đó có những sáng kiến thế hệ hai về hạ tầng mềm liên quan đến kết nối cơ sở hạ tầng[4, tr. 19]. Các nước GMS cần thiết lập các biện pháp nhằm đẩy mạnh cơ sở hạ tầng vật chất, tổ chức tốt những giao dịch xuyên biên giới và chi phí vận chuyển, cải thiện môi trường kinh doanh và đảm bảo việc bảo vệ môi trường và xã hội của tiểu vùng.

Hợp tác du lịch Tiểu vùng sông Mekong có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với phát triển của các nước ở Tiểu vùng, mà còn cần để góp phần khắc phục tình trạng phát triển không đều trong ASEAN trước xu thế hội nhập và toàn cầu hoá kinh tế. Sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các thành viên là trở lực lớn nhất trong tiến trình hội nhập quốc tế, liên kết khu vực của ASEAN, nó chi phối nguyên tắc đồng thuận và không can thiệp của Hiệp hội.

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 12/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí