Khó Khăn, Thách Thức Cho Du Lịch Tiểu Vùng Mekong Và Hàm Ý Cho Du Lịch Việt Nam.


dừng chân tại Cảng Tiên Sa, Đà Nẵng- điểm cuối của Hành lang kinh tế Đông Tây. Chuyến đi này đã giới thiệu tiềm năng nhiều mặt của Hành lang kinh tế Đông Tây, trong đó có du lịch, với đại diện các nước và các tổ chức quốc tế, mở ra rất nhiều cơ hội cho đầu tư.

Hành lang kinh tế Đông Tây vận hành tạo cơ hội kéo các ngành công nghiệp của các nước trên toàn tuyến hành lang gần lại với nhau, tạo nên chuỗi điểm nhấn liên hoàn Đà Nẵng- Phú Bài- Lao Bảo- Savannnakhet- Mukdahan. Thương mại đang mở đường cho công nghiệp phát triển bằng những dự án đầu tư, tạo điều kiện cho cơ sở hạ tầng phát triển và từ đó cũng mở ra thời cơ lớn cho ngành du lịch.

Hợp tác và hội nhập giữa các quốc gia trong tiểu vùng Mekong, nhất là với nước láng giềng gần nhất, đã đem đến cơ hội mở ra nhiều con đường thông thương nối liền nhiều nước, nhiều cửa khẩu quốc tế. Điều đó không những tạo điều kiện cho phát triển thương mại, cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao mức sống của người dân tại những vùng biên giới mà còn góp phần đáng kể vào việc rút ngắn khoảng thời gian đi lại cho du khách trên những chuyến hành trình xuyên quốc gia. Chẳng hạn, Cửa khẩu Nam Giang nối quốc lộ 14 phía Việt Nam và quốc lộ 16 phía Lào mới được khai trương cách đây không lâu đã rút ngắn lộ trình từ Đông Bắc Thái Lan và Nam Lào đến Hội An, Chu Lai và cả Dung Quất xuống chỉ còn khoảng 350 đến 400km. Trong ngày khai trương, nhiều công ty du lịch lữ hành Việt Nam, Thái Lan và các nhà đầu tư đã có mặt. Gần đây, nhiều cửa khẩu quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia mới được mở ra, cũng tạo những điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển, hứa hẹn nhiều cơ hội hợp tác quốc tế cho ngành du lịch Việt Nam.

3.5. Khó khăn, thách thức cho du lịch tiểu vùng Mekong và hàm ý cho du lịch Việt Nam.

Các quốc gia Mekong có ngành du lịch phát triển nhanh trong thập niên qua. Các nước trong tiểu vùng có nước như Việt Nam được xếp vào danh sách “Các điểm đến mới hàng đầu thế giới giai đoạn 1995-2004“(World's Top Emerging Tourism Destinations for period 1995-2004 - UNWTO), và là một trong số các nước có mức tăng trưởng cao của Châu Á - Thái Bình Dương, vốn là khu vực có mức tăng trưởng ngành du lịch cao hơn hầu hết các khu vực khác trên thế giới.

Năm 2011, du lịch Việt Nam đã thu hút trên 6 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ trên 30 triệu lượt khách nội địa. Thu nhập từ du lịch đạt 130 ngàn tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2010 [10, tr. 27] . Theo báo cáo đánh giá mức độ cạnh tranh ngành du lịch năm 2011 (Travel & Tourism Competitiveness Report 2011) của Diễn đàn kinh tế thế giới, Việt Nam đứng thứ 80/139 quốc gia và xếp hạng thứ 14 trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, tăng 9 bậc so với bảng đánh giá gần đây nhất được thực hiện vào năm 2009 [36].

Đây quả thực là những kết quả đáng lưu ý. Nhưng nếu so sánh với các nước trong khu vực thì số liệu trên vẫn còn ở mức khiêm tốn. Du lịch Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức trên con đường hội nhập và phát triển.

Trong tiểu vùng Mekong, quốc gia phát triển du lịch tốt nhất là Thái Lan. Đây cũng chính là quốc gia nỗ lực nhất trong tiến trình xúc tiến mối quan hệ hợp tác về du lịch, tạo ra sản phẩm chung về du lịch. Thái Lan liên tục xúc tiến và thực hiện một loạt các chương trình hợp tác song phương và đa phương với tất cả các quốc gia trong tiểu vùng sông Mekong như chương trình: “Ba quốc gia - một điểm đến” (Three Countries- One Destination) với Lào và Việt Nam; “ Hai vương quốc - một điểm đến” (Two Kingdoms - One Destination) với Campuchia; “ Hai quốc gia - một điểm đến” (Two

Countries- One Destination) với Myanmar; “ Thái Lan - Trung Quốc: Sự kết hợp tuyệt vời” (Thailand – China: A Glorious Combination) hay “ Ngao du trên dòng Mekong” với Lào (Cruising on the Mekong)… Đây cũng là một điều dễ hiểu bởi Thái Lan là một Vương quốc du lịch thực sự chuyên nghiệp và phát triển.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Trong xu thế phát triển nói chung, việc kết hợp với các quốc gia trong khu vực đã giúp cho Thái Lan tận dụng được nguồn tài nguyên du lịch, khai thác và làm tăng tính hấp dẫn cho các sản phẩm du lịch của mình. Đây là một kinh nghiệm đáng lưu ý. Tất nhiên các quốc gia khác cũng thu được nhiều lợi ích từ sự hợp tác này.

Các nước khác trong GMS có thể học hỏi được gì ở đây?

Hợp tác phát triển du lịch tiểu vùng sông Mekong giai đoạn 1990 - 2020 - 13

- Giá tour du lịch cao:

Thách thức về khả năng cạnh tranh du lịch trước hết xuất phát từ chính sách giá. Ba yếu tố quan trọng nhất cấu thành nên giá tour du lịch là giá vận chuyển đi lại, giá phòng và giá vé tham quan. Cả ba thứ giá này đều cao chính là nguyên nhân khiến cho việc giá tour du lịch ở các nước thường cao hơn so với các nước bên ngoài khu vực. Và đây chính là yếu điểm của du lịch Việt Nam, Lào, Myanma, Campuchia trong cạnh tranh.

Giá Tour

Giá vận chuyển

Giá lưu trú

Giá tham quan và

chi phí tổ chức

Các chuyến bay tới các nước này không nhiều, chính vì vậy giá vé thường cao hơn so với các nước khác. Bên cạnh đó, sự liên kết giữa hàng không và du lịch chưa cao nên chưa có những chính sách ưu đãi từ phía hàng

không cho du lịch. Thông thường, giá vé máy bay được các hãng hàng không nước ngoài bán cho các công ty du lịch thường thấp hơn từ 20-50% giá vé bán lẻ. Ngược lại, để nhận được sự ưu đãi này, các công ty du lịch phải đảm bảo số lượng khách nhất định cho các chuyến bay. Thêm vào đó, các công ty du lịch nước ngoài còn nhận được sự trợ giá lớn từ phía các công ty kinh doanh trên lĩnh vực lưu trú và ăn uống. Giá phòng dành cho các công ty du lịch thường được giảm giá 50% so với khách lẻ [5, tr. 35]. Một trong những lý do giải thích cho điều này là các khách sạn của tiểu vùng Mekong hầu hết là mới được đầu tư xây dựng nên phải chịu mức khấu hao nhiều hơn, khó có thể đưa ra nhiều các chương trình khuyến mại, giảm giá như các khách sạn đã đi vào hoạt động lâu năm trong khu vực. Thêm vào đó, số lượng các cơ sở lưu trú chất lượng cao, quy mô lớn, có khả năng phục vụ du khách quốc tế ở tiểu vùng Mekong lại không nhiều, vì thế không tạo được tính cạnh tranh cao. Giá phòng khách sạn ở Việt Nam , Lào, Campuchia, Myanma trong thời gian tới dự tính còn tiếp tục tăng, một phần do thiếu tính liên kết với các công ty du lịch; mặt khác, cũng không đủ đáp ứng nhu cầu khi các cơ sở lưu trú chất lượng cao còn quá ít. Vì thế, các công ty du lịch gặp rất nhiều khó khăn trong việc thiết kế tour. Điều này khiến cho việc giảm giá tour để cạnh tranh là khó có thể.

Các hãng hàng không giá rẻ bắt đầu tiếp cận và khai thác thị trường Việt Nam và các nước GMS sẽ tạo cơ hội cho người dân được giao lưu, đi du lịch ra nước ngoài nhiều hơn. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra nhiều thách thức cho du lịch nội địa trong việc cạnh tranh và chính sách giá.

Chẳng hạn, một trong những nguyên tắc phát triển của Trung Quốc là tập trung phát triển mạnh du lịch Inbound (trong nước), ưu tiên phát triển du lịch nội địa và chỉ khuyến khích vừa đủ cho du lịch Outbound (ra nước ngoài). Quay trở lại với vấn đề của du lịch Việt Nam, khi tham gia vào các chương trình hợp tác du lịch trong khu vực và với sự xuất hiện của các hãng

hàng không giá rẻ vào Việt Nam sẽ kích thích nhu cầu du lịch Outbound gia tăng, trong khi chúng ta chưa có chính sách đồng bộ và quy mô nhằm phát triển du lịch nội địa. Lượng khách du lịch Việt Nam tới Trung Quốc, Thái Lan vẫn tăng đều hàng năm và các tour du lịch phổ biến và được ưa thích nhất là du lịch mua sắm. Vấn đề này đặt ra một thách thức lớn trong việc chia sẻ lợi ích trong quá trình hội nhập và hợp tác du lịch.

- Vấn đề visa phức tạp:

Một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo sự tăng trưởng bền vững số lượng khách du lịch quốc tế chính là vấn đề visa. Chính sách chưa thực sự thông thoáng trong việc miễn visa, cấp visa tại sân bay hiện nay của Việt Nam đã làm mất đi khá nhiều cơ hội cho sự phát triển du lịch quốc tế. Chế độ visa thông thường, phí dịch vụ visa nhanh của Việt Nam ở nước ngoài đã góp phần đáng kể đội giá tour du lịch vào Việt Nam, vì thế làm giảm sức cạnh tranh của thị trường du lịch Việt Nam. Trong sự hội nhập và hợp tác du lịch quốc tế, vấn đề về chính sách làm sao vừa đảm bảo những yêu cầu về chính trị, vừa tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế và du lịch cũng là một vấn đề thách thức đối với Việt Nam.

- Du lịch Việt Nam còn nhỏ lẻ, thiếu tầm nhìn chiến lược

Rất nhiều vấn đề đặt ra cho du lịch Việt Nam và một trong những vấn đề đó là chúng ta đã chuẩn bị sẵn sàng cho tiến trình hội nhập này chưa. Bởi lẽ thách thức đối với Du lịch Việt Nam không đơn giản chỉ là khả năng cạnh tranh yếu trước các nước trong khu vực, mà sâu xa hơn, chính là những vấn đề yếu kém và hạn chế đang tồn tại ngay trong bản thân ngành du lịch. Trước hết phải nói đến tầm nhìn chiến lược. Đã rất nhiều lần những người làm du lịch đặt ra vấn đề về tầm nhìn chiến lược tổng quát của ngành du lịch Việt Nam.

Tại Thái Lan, người ta tiến hành quy hoạch xong một điểm du lịch, sau khi điểm này thu hút một lượng khách nhất định thì bắt đầu tập trung sang

một điểm khác. Các quy hoạch được thực hiện rất bài bản và đồng bộ giữa du lịch và các dịch vụ đi kèm phục vụ du lịch. Trong khi đó, các quy hoạch phát triển du lịch ở Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức hoặc thực hiện nhưng chưa đạt hiệu quả. Điều này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của ngành. Thêm vào đó là những hạn chế về trình độ quản lý, nhận thức chưa đúng về du lịch ở chính quyền các cấp, chất lượng và quy mô du lịch còn thấp, đặc biệt là trình độ và nhận thức của những người tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch tại địa phương còn nhiều hạn chế. Chúng ta có rất nhiều tài nguyên, nhiều bãi biển đẹp, nhưng những tài nguyên này chưa được phát huy hết hiệu quả do đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng còn kém, thiếu những khu du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế được đầu tư và quy hoạch thích đáng. Các sản phẩm du lịch còn đơn điệu và nghèo nàn trong khi giá tour du lịch cao là nguyên nhân chính dẫn đến việc làm giảm sức cạnh tranh về du lịch trong khu vực. Thêm vào đó, đội ngũ nguồn nhân lực phục vụ trong ngành còn thiếu, nhất là đội ngũ hướng dẫn viên lành nghề. Công tác xúc tiến và quảng bá du lịch trong và ngoài nước còn nhiều bất cập, tình trạng lộn xộn trong kinh doanh tại các điểm du lịch rất phổ biến.

- Thiếu hướng dẫn viên chuyên nghiệp trầm trọng:

Du lịch sẽ không được gọi đúng tên khi không có đội ngũ hướng dẫn viên lành nghề. Họ chính là “đại sứ” của một quốc gia khi truyền đạt những kiến thức, những đam mê, rung động về xứ sở mà du khách đang đến. Đây cũng chính là khởi nguồn cho những mối thiện cảm của khách du lịch đối với đất nước và con người Việt Nam. Thế nhưng cho đến nay, số hướng dẫn viên du lịch của chúng ta đang thiếu trầm trọng. Nhất là khi Việt Nam miễn visa cho khách du lịch Nhật Bản và Hàn Quốc, thì tình trạng thiếu hướng dẫn viên sử dụng được tiếng Nhật Bản và tiếng Hàn Quốc càng bộc lộ rõ. Trước đây một đoàn khách du lịch có số lượng từ 10 đến 20 người cần một hướng dẫn viên. Nhưng hiện nay, khi chính sách mở rộng hợp tác về du lịch của các

nước với nước ta ngày càng gia tăng, các tuyến đường bay quốc tế đến Việt Nam được tăng cường, việc đi lại trở nên dễ dàng hơn khiến trong nhiều trường hợp chỉ có một khách du lịch nhưng họ vẫn có nhu cầu tự tìm riêng cho mình một hướng dẫn viên. Khi những trường hợp này xẩy ra, mới thấy chúng ta thiếu hướng dẫn viên du lịch trầm trọng. Trong tổng số hướng dẫn viên du lịch của Việt Nam hiện nay, số người thông thạo tiếng Anh, Pháp chiếm tỷ lệ rất cao trong khi đó các hướng dẫn viên tiếng Nhật, Hàn, Tây Ban Nha, Italy và các ngôn ngữ của các nước trong tiểu vùng như Thái, Campuchia, Mianma… lại rất hiếm. Thêm vào đó, việc đào tạo xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch của nước ta còn nhiều bất cập khi nhiều giảng viên ngoại ngữ không có kiến thức về chuyên ngành du lịch. Vấn đề này đặt ra mâu thuẫn lớn trong đào tạo con người mà ngành du lịch vẫn đang tìm chiến lược giải quyết.

- Chất lượng dịch vụ du lịch Việt Nam còn thấp:

Một mặt hạn chế lớn khác của du lịch Việt Nam là chất lượng dịch vụ. Du lịch là một ngành dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người. Chính vì thế, thái độ cũng như cung cách phục vụ khách trong ngành du lịch ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ và sản phầm du lịch. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến số lượng khách du lịch quốc tế quay trở lại Việt Nam lần thứ hai không vượt qua 20% là ở yếu tố con người và dịch vụ. Điều đó còn ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc hơn cả yếu tố cơ sở vật chất hạ tầng hay tài nguyên du lịch. “Khách hàng là thượng đế”, câu nói này đã trở nên rất quen thuộc, nhưng không phải ở đâu cũng thực hiện được. Ở các nước phát triển trên thế giới, câu nói này đã thấm nhuần trong văn hoá kinh doanh. Vì vậy, khi những vị khách quốc tế đã quen với việc mình là “thượng đế”, khi đi du lịch tới một nước khác, bị cư xử lạnh nhạt, bị đeo bám chèo kéo, phải mua hàng giá cao và thậm chí còn bị chửi bới… sẽ không còn muốn quay trở lại trong những chuyến du lịch tiếp theo của mình. Rất nhiều khách du lịch quốc

tế phàn nàn về thái độ phục vụ ở Việt Nam, đặc biệt là ở Hà Nội. Khi tới sân bay Việt Nam, họ được chào đón bằng những bộ mặt lạnh lùng không một nụ cười của nhân viên hải quan. Rất nhiều người vẫn còn nhắc đến hải quan Việt Nam nhất là tại Thành phố Hồ Chí Minh khi họ phải kẹp thêm tiền vào hộ chiếu hợp lệ mới được cho qua mà không bị gây phiền phức, khó dễ với những câu hỏi đại loại như “phải điền cụ thể địa chỉ nơi cư trú tại Việt Nam mới được qua”. Với những khách du lịch quốc tế lần đầu tiên đến Việt Nam, không nhớ hoặc chưa liên hệ được với khách sạn sẽ vô cùng lúng túng. Thêm vào đó, khi tới Việt Nam, rất nhiều khách du lịch tỏ ra khó chịu với cảnh bị chèo kéo và đeo bám của những người bán hàng rong, xích lô, xe chở khách… tại Việt Nam. Thái độ phục vụ khách tại các cửa hàng kinh doanh như đồ lưu niệm, quần áo, tại những nơi tập trung nhiều khách du lịch rất thiếu chuyên nghiệp. Khách hàng bị săn đón và sau đó là bị chửi bới khi họ xem hàng hoặc hỏi giá nhưng không mua. Giá các loại hàng hoá bị đẩy lên quá cao bởi tâm lý khách du lịch quốc tê đều là những người nhiều tiền… Tất cả những điều này tác động rất lớn đến tâm lý của khách du lịch quốc tế, trở thành ấn tượng xấu khiến họ cảm thấy không được thoải mái, thoả mãn và vì thế không còn muốn quay trở lại Việt Nam cho dù tài nguyên du lịch có hấp dẫn đến đâu. Với những nỗ lực không chỉ của ngành du lịch, chúng ta đang dần cải thiện được những hạn chế này. Tuy nhiên, để thay đổi suy nghĩ và định kiến của rất nhiều khách du lịch quốc tế, cần phải có thời gian, công sức và sự cố gắng không ngừng.

- Sức hấp dẫn du khách kém do nhiều nguyên nhân:

Trình độ phát triển du lịch Việt Nam còn thấp, vị trí du lịch trong nền kinh tế quốc dân của Việt Nam còn kém xa so với các trung tâm du lịch trong khu vực. Tỷ lệ khách quốc tế đến Việt Nam lần thứ hai cũng chỉ chiếm chưa đến 20%. Vì vậy, một thách thức nữa đặt ra là liệu với trình độ phát triển như vậy, trong quá trình hợp tác và hội nhập, du lịch Việt Nam có nâng cao được

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/12/2023