Tạo thành chuỗi sản phẩm chung cho toàn vùng. Du lịch mang đậm nét đặc trưng của ngành dịch vụ với tập hợp của nhiều phân ngành dịch vụ khác nhau, gồm cả hữu hình và vô hình. Bên cạnh những yếu tố cố lõi như tài nguyên du lịch, cơ sở lưu trú và các hãng lữ hành, thì sản phẩm du lịch còn bao gồm: nhà hàng, khu vui chơi giải trí, Casino, trung tâm mua sắm, các hãng hàng không, tàu biển, tàu hỏa, xe buýt, dịch vụ thuê xe, dịch vụ ngân hàng, các điểm thu đổi ngoại tệ, trạm bán xăng dầu, bệnh viện, phòng khám, dịch vụ vui chơi thể thao, trung tâm hội nghị, truyền hình, đài phát thanh, dịch vụ bảo hiểm, các cơ sở giáo dục và đào tạo...Mỗi mắt xích trong chuỗi sản phẩm này tương ứng với một loại kinh doanh dịch vụ. Chúng hoạt động theo nguyên tắc vừa độc lập, vừa gắn kết với nhau và cùng điều chỉnh để hướng tới hình thành nên một sản phẩm dịch vụ chung, đạt chất lượng hài hòa, đáp ứng và thõa mãn nhu cầu của du khách.
Tuy nhiên trên thực tế, do quy mô tổ chức và mục tiêu kinh doanh của mỗi loại hình dịch vụ tồn tại sự khác biệt, chất lượng dịch vụ không đồng đều. Do vậy, sản phẩm đầu cuối hầu như chưa đạt tới chuẩn mực chung. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng nhằm thõa mản nhu cầu của khách. Vì vậy, mỗi địa phương đều là thành phần trong chuỗi này, phải gắn kết quyền lợi và trách nhiệm của từng địa phương để xây dựng chuỗi sản phẩm du lịch có hiệu quả cao. Một chuỗi sản phẩm tốt đòi hỏi mỗi khâu, giai đoạn, thành phần của chuỗi phải tốt. Đòi hỏi sự thống nhất liên hoàn và chuyên nghiệp mà liên kết du lịch sẽ giúp các địa phương làm được điều đó.
Mỗi tỉnh phải có sản phẩm dị biệt, phải định vị được sản phẩm của tỉnh mình. Những sản phẩm đặc trưng của từng tỉnh chính là điểm nhấn tạo ra chuỗi sản phẩm đa dạng và hấp dẫn. Tránh sự nhàm chán, đơn điệu và na ná giống nhau ở các địa phương. Mỗi địa phương có một nét đặc trưng về văn hóa nên sẽ tạo ra những sản phẩm riêng biệt để đa dạng hóa sản phẩm vùng liên kết. Trong quá trình xây dựng sản phẩm, việc đầu tư nghiên cứu thiết kế các chương trình du lịch hấp dẫn mang tính sáng tạo là vô cùng cần thiết. Tính hấp dẫn của một sản phẩm du lịch cùng loại có thể xem được nhiều góc độ. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp tính khác biệt của sản phẩm là yếu tố có vai trò quan trọng hàng đầu với quyết định chọn sản phẩm của khách du lịch cho dù giá sản phẩm có giá cao hơn.
Tính cạnh tranh, thu hút khách của một điểm đến phụ thuộc vào một số yếu tố cơ bản bao gồm: mức độ hấp dẫn dựa trên tính khác biệt của sản phẩm du lịch so với những điểm đến khác; tình trạng môi trường (bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội); sự thuận lợi trong tiếp cận điểm đến (thủ tục ra vào, phương tiện); và hình ảnh, thông tin về điểm đến. Tính khác biệt của sản phẩm du lịch có thể tạo được tạo ra bởi sự khác biệt về chất lượng (đối với những sản phẩm du lịch cùng loại), song thường được thể hiện trong những sản phẩm du lịch đặc thù.
Trong trường hợp sự phân bố tài nguyên du lịch dựa trên đó để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù nằm trên lãnh thổ của một địa phương. Tuy nhiên, nếu tính độc đáo/duy nhất, tính nguyên bản và đại diện của tài nguyên du lịch mà dựa trên đó để phát triển du lịch đặc thù vượt ra khỏi qui mô địa phương thì sản phẩm du lịch đặc thù trong trường hợp này sẽ được xem là của cấp vùng, cấp quốc gia, thậm chí cấp khu vực. Ví dụ, tham quan trải nghiệm giá trị cảnh quan sinh thái hồ Ba Bểcó thể được xem là sản phẩm du lịch đặc thù cấp địa phương tỉnh Bắc Kạn, song cũng có thể coi đó là sản phẩm đặc thù cấp vùng và cấp quốc gia bởi hồ Ba Bể là hồ tự nhiên trên núi đá vôi duy nhất ở Việt Nam.
Trong trường hợp sự phân bố tài nguyên du lịch dựa trên đó để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của vùng hoặc quốc gia. Ví dụ, tham quan trải nghiệm giá trị cảnh quan di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long được xem là sản phẩm du lịch đặc thù của vùng duyên hải Đông Bắc và của quốc gia vì giá trị cảnh quan của di sản nằm trên lảnh thổ Quảng Ninh và Hải Phòng, là duy nhất ở vùng nói riêng và ở Việt Nam nói chung.
Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch trong liên kết. Chất lượng sản phẩm du lịch trong liên kết đòi hỏi các bên tham gia phải hiểu nhau, không chỉ nhìn vào lợi ích của riêng địa phương mình, mà cần nhìn vào lợi ích chung của toàn vùng, để hỗ trợ nhau, quảng bá hình ảnh của nhau và cả vùng liên kết. Để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cần tạo sự đồng bộ trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch. Không chỉ tăng cường mạng lưới tour, tuyến điểm du lịch mà công tác tuyên truyền quản bá, xây dựng thương hiệu, xúc tiến mở rộng thị trường mới, củng cố các thị trường tiềm năng, thường xuyên đổi mới chất lượng dịch vụ... cũng cần
phải được quan tâm. Khi liên kết phát triển du lịch của vùng, bản thân mỗi địa phương cũng tự nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của họ, để thích hợp với sản phẩm du lịch của toàn vùng. Điều đó, cũng góp phần làm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch toàn vùng.
Đổi mới sản phẩm du lịch. Dịch vụ chỉ có thể nhận thức được bằng tư duy hay giác quan, chứ không thể “sờ mó” sản phẩm dịch vụ được, dịch vụ cũng không thể đo lường được bằng các phương pháp đo lường thông thường về thể tích, trọng lượng. Khách du lịch không biết trước tác động của những dịch vụ được cung cấp trước khi chúng được cung ứng và tiếp nhận.
Một hình thức tồn tại đặc biệt của dịch vụ ngày càng phổ biến đó là thông tin. Đặc biệt, trong những ngành dịch vụ mang tính hiện đại như: tư vấn, pháp lý, dịch vụ nghe nhìn, viễn thông, máy tính... quá trình sản xuất và tiêu thụ gắn với các hoạt động dịch vụ này có thể diễn ra không đồng thời như thường thấy ở những dịch vụ thông thường khác như: phân phối, y tế, vận tải hay du lịch... mà vốn đòi hỏi sự tiếp xúc trực tiếp giữa người cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng. Sản phẩm du lịch thường là một kinh nghiệm nên rất dễ dàng bị sao chép, bắt trước và việc làm khác biệt hóa sản phẩm mang tính cạnh tranh, khó khăn hơn kinh doanh hàng hóa.
Có thể bạn quan tâm!
- Liên kết phát triển du lịch giữa Luangprabang, Lào với Hà Nội, Việt Nam - 1
- Liên kết phát triển du lịch giữa Luangprabang, Lào với Hà Nội, Việt Nam - 2
- Cơ Sở Lý Luận Về Liên Kết Phát Triển Du Lịch
- Khái Quát Về Du Lịch Thành Phố Luangprabang- Thành Phố Hà Nội
- Số Lượng Khách Đến Lào Nói Chung Và Một Số Tỉnh Nói Riêng Bằng Đường Hàng Không Giai Đoạn Từ Năm 2014 - 2019
- Số Lượng Khách Quốc Tế Đến Hà Nội Giai Đoạn 2015 - 2019
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
Liên kết phát triển du lịch mục đích nâng cao tính cạnh trang và phát triển bền vững. Vì vậy, sản phẩm du lịch phải luôn được đổi mới. Khi liên kết việc đổi mới sản phẩm sẽ thuận lợi hơn dựa vào tài nguyên, nguồn lực, tài chính,.. dồi dào hơn. Các sự kiện có thể luân phiên tổ chức. Các tour tuyến có thể thay đổi linh hoạt, theo từng thời điểm du lịch. Các đối tượng khách du lịch cũng đa dạng hơn. Chính điều đó sẽ làm mới sản phẩm du lịch dễ dàng hơn khi chưa liên kết.
Ý nghĩa
Tạo ra lợi thế cạnh tranh. Vì khi liên kết, sẽ kết hợp được những yếu tố đặc trưng của sản phẩm du lịch của các địa phương. Từ đó, tạo ra sản phẩm độc đáo, đa dạng và hấp dẫn với chi phí thấp hơn, chu kỳ sống của sản phẩm sẽ dài hơn nên mức độ cạnh tranh cao hơn.
Thu hút khách du lịch đến và quay trở lại. Du khách sẽ không quay trở lại nếu lần nào đi du lịch và đi đến đâu cũng một loại sản phẩm và dịch vụ tạo cảm giác
đơn điệu, nhàm chán. Nhưng lợi thế của liên kết chuỗi sản phẩm sẽ làm đa dạng sản phẩm, sản phẩm cũng có tính linh hoạt cao sẽ tạo cho du khách những cảm giác mới lạ, không đâu có, không lần nào giống lần nào. Vì thế, họ sẽ sẵn sàng quay trở lại khi có điều kiện, vì họ sẽ được trãi nghiệm mới lạ.
Tăng doanh thu du lịch. Khi liên kết chuỗi sản phẩm dịch vụ, thu hút được du khách và các nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp du lịch, làm cho ngành du lịch vùng liên kết phát triển. Đồng nghĩa với việc doanh thu từ du lịch và ngành liên quan đến du lịch cũng sẽ tăng theo.
Tạo mối quan hệ ràng buộc vào quyền lợi chung. Mỗi địa phương đều có quyền lợi và trách nhiệm với chuỗi sản phẩm dịch vụ của vùng. Do đó, vô hình chung tạo ra sợi dây gắn kết các địa phương phải có trách nhiệm quan tâm và thúc đẩy sự phát triển của sản phẩm, dịch vụ. Các mối quan hệ giữa các địa phương sẽ ràng buộc với nhau để đảm bảo quyền lợi chung đó được đảm bảo.
Phát triển lâu dài, ổn định. Khi liên kết phát triển du lịch, sản phẩm, dịch vụ được đầu tư bài bản, có hoạch định chiến lược ngắn hạn, dài hạn, có chương trình cụ thể và được tính toán theo từng giai đoạn. Sản phẩm, dịch vụ được xây dựng là kết quả của sự hợp tác của nhiều địa phương, do đó sự phát triển du lịch toàn vùng sẽ có sự thống nhất, chia sẽ ổn định lâu dài.
Tiết kiệm chi phí. Sản phẩm, dịch vụ của toàn vùng là kết quả đầu tư của các địa phương trong vùng, đo dó có sự chia sẽ và hợp tác đầu tư, tránh lãng phí khi đầu tư chồng chéo, riêng lẻ. Hoạt động xúc tiến quảng bá cũng là hoạt động chung, do đó có thể luân phiên tổ chức ở từng địa phương nhưng hiệu quả cho toàn vùng. Khi đó, kinh phí đầu tư xúc tiến quảng bá cũng giảm đáng kể. Chi phí đào tạo, quản lý cũng được san sẻ cho các địa phương, vì liên kết có thể trao đổi nhân lực, luân chuyển công tác hay quản lý chung cả vùng, hay đào tạo chéo giữa các địa phương.... Tất cả những chi phí liên quan đến chuỗi sản phẩm của vùng đều được giảm đi khi liên kết.
1.2.4.2. Liên kết xúc tiến quảng bá du lịch
Hoạt động liên kết xúc tiến quảng bá du lịch, được coi là một nhân tố quan trọng. Thông qua các chương trình xúc tiến, quảng bá, đã tạo điều kiện cho du
khách tìm hiểu về đất nước và con người họ muốn đến du lịch.
Nội dung
Liên kết xúc tiến quảng bá du lịch là một trong những việc cần làm đầu tiên của bất cứ hoạt động liên kết phát triển du lịch nào. Nội dung của hoạt động này nhấn mạnh đến việc:
Tạo hình ảnh chung cho toàn vùng. Một khi đã liên kết thì hình ảnh của mỗi địa phương được lồng ghép trong hình ảnh của cả vùng. Mỗi địa phương đều phải có trách nhiệm xây dựng hình ảnh cung cho toàn vùng. Hình ảnh chung sẽ là cái chung nhất của toàn vùng mà địa phương nào cũng có. Vì vậy, khi nhắc đến hình ảnh của mỗi địa phương cũng là nói đến hình ảnh của cả vùng và ngược lại.
Phát triển thương hiệu cho toàn vùng. Liên kết xúc tiến quảng bá du lịch để tạo nên thương hiệu chung cho toàn vùng. Tại mỗi nơi có hoạt động xúc tiến quảng bá của địa phương hay của vùng, thương hiệu của vùng sẽ được lồng ghép và đẩy mạnh để đạt được vị trí nhất định trong mỗi lần du khách.
Bản chất của việc xây dựng thương hiệu du lịch là việc chuyển tải có chủ đích, một bản sắc riêng thành một hình ảnh trong tâm trí khách du lịch. Thương hiệu điểm đến giúp nhận ra những đặc điểm nổi bật của sản phẩm du lịch của điểm đến. Thương hiệu du lịch không chỉ là những yếu tố hữu hình như: khẩu hiệu, quảng cáo, logo, trang web; mà còn bao gồm các yếu tố vô hình như: thông tin quảng cáo, quan hệ công chúng và marketing trực tiếp, các sự kiện đặc biệt, chiến lược bán và thực hiện sản phẩm và dịch vụ/du lịch. Thương hiệu luôn luôn là hỗn hợp của tất cả các yếu tố này trong mối liên kết chặt chẽ với nhau.
Tạo dựng thương hiệu là sự phối kết hợp tất cả sản phẩm và dịch vụ của các ngành nghề khác nhau như: nông nghiệp, du lịch, thể thao, nghệ thuật đầu tư công nghệ, giáo dục... liên quan đến điểm đến du lịch. Mục tiêu là nắm được bản chất của điểm đến trong một thể thống nhất. Hơn nữa thương hiệu được sử dụng đê chảo bán những giá trị độc đáo này tới khách du lịch tiềm năng. Để thành công, thương hiệu điểm đến cần phải đọc đáo và khác biệt. Nếu một nước, một khu vực hoặc một điểm du lịch liên quan khác có sản phẩm tương tự rồi thì sức mạnh của thương hiệu nhanh chong biến mất. Vì vậy, luôn phải chú ý đến đối thủ cạnh tranh, nâng cao vị
thế của họ như thế nào để xây dựng thương hiệu cho phù hợp.
- Xây dựng logo chung cho toàn vùng. Logo là sản phẩm trực quan, bao gồm hình ảnh hoặc chữ hoặc là sự kết hợp cả hình ảnh và chữ để giúp nhận dạng thương hiệu.
Logo chung cho toàn vùng sẽ là cái đặc trưng của vùng, dễ nhớ, dễ hiểu, bắt mắt khiến khách hàng nhớđến vùng du lịch. Logo như bộ mặt của vùng du lịch. Trên thực tế, khi có một logo dễ nhớ , ấn tượng thì chắc chắn sẽ được phổ biến hơn đối với mọi người và toản xã hội... và đó là trách nhiệm chung của từng địa phương trong vùng. Mỗi địa phương cùng đóng góp ý tưởng để xây dựng logo chung, làm tăng lợi thế cạnh tranh, thể hiện được tầm nhìn của toàn vùng và sức mạnh của thương hiệu vùng. Vì vậy, logo phải tạo ra sự chuyên nghiệp, để khách hàng có thể “chọn mặt gửi vàng”. Logo của toàn vùng phải thể hiện được tầm nhìn chiến lược của vùng để khách hàng tin tưởng. Làm được điều đó thì có thể tạo ra sức mạnh cho toàn vùng.
- Slogan chung cho toàn vùng:Slogan là phương thức truyền tải thông điệp tốt nhất. Slogan đáp ứng được các tiêu chí: dễ nhớ, dễ thuộc, có tính mô tả, giàu hình dung, linh hoạt, không bị giới hạn bởi biên giới địa lý hay nền văn hóa, áp dụng được cho các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, ngành.... sẽ in sâu vào trí nhớ của khách hàng. Vì vậy, khi liên kết cùng phát triển thì việc tạo ra một Slogan chung cho toàn vùng có ý nghĩa quan trọng để tạo ra một nét riêng khác biệt mà mỗi du khách sẽ nhớ đến khi nhắc đến vùng du lịch đó.
- Lập và điều hành trang web chung cho du lịch toàn vùng, có kết nối trang web du lịch các tỉnh.với sự bùng nổ của khoa học công nghệ thì việc lập một trang web chung cho du lịch toàn vùng là điều cần thiết. Bởi khi trang web chung được thành lập có kết nối với trang web chung của các tỉnh thì thông tin luôn được cập nhật và thống nhất. Khách du lịch cũng dễ dàng có những thông tin cần thiết về các tỉnh trong vùng và hoạt động du lịch của vùng. Đồng thời lượng người truy cập mới sẽ tăng do sự kết nối giữa các website với nhau. Trang web, sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về du lịch của 03 địa phương như: Tour du lịch, khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ khác (cung cấp thông tin, tìm kiếm dịch vụ,quy trình đặt dịch vụ, quản lý dịch vụ online...). Tuy nhiên việc lập và điều hành trang web chung cho du lịch toàn vùng cần
sự kết hợp chặt chẽ và thường xuyên, liên tục. Đòi hỏi sự trách nhiệm của từng thành viên tham gia và vai trò điều hành website chung cho du lịch toàn vùng.
- Cùng điều tra và nghiên cứu nhu cầu thị trường. Khi tham gia liên kết phát triển du lịch các bên tham gia đều có lợi ích chung. Việc hợp tác, trao đổi, nghiên cứu nhu cầu thị trường sao cho hoạt động đạt được hiệu quả cũng là trách nhiệm của các bên tham gia. Nghiên cứu nhu cầu thị trường bao gồm: việc nghiên cứu đặc điểm tâm lý, văn hóa, sở thích, nhu cầu, khả năng thu nhập, xu hướng đi du lịch, điểm đến, sản phẩm du lịch yêu thích.... của khách du lịch. Việc cùng nhau điều tra , nghiên cứu nhu cầu của thị trướng sẽ giúp tránh lãng phí (vì chồng chéo) nhưng cũng sẽ đầy đủ và hiệu quả cao hơn khi cùng điều tra, nghiên cứu nhu cầu thị trường như: việc nghiên cứu đặc điểm và phân đoạn thị trường; lên kế hoạch xúc tiến (gồm nội dung và hình thức); triển khai thực hiện kế hoạch xúc tiến; đánh giá hiệu quả xúc tiến.. Đồng thời số lượng điều tra sẽ lớn hơn, thời gian sẽ nhanh hơn, chương trình xúc tiến sẽ thống nhất hơn, đặc sắc hơn. Từ đó có những hoạt động xúc tiến quảng bá hiệu quả và nhiều người biết đến.
- Ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý. Ngành công nghiệp du lịch có thể được xem như là một trong những lĩnh vực kinh doanh đầu tiên sử dụng công nghệ thông tin truyền thông cho mục đích phát triển và quản bá du lịch. Internet cho phép khách du lịch tìm hiểu về và thu nhập thông tin về các địa điểm du lịch nội địa và quốc tế. Bên cạnh đó các ứng dụng này cũng giúp các công ty du lịch tìm hiểu về xu hướng du lịch của người dùng. Điều này góp phần tăng cường mối liên kết toàn cầu cũng như thúc đẩy sự sát nhập du lịch trên toàn thế giới. Tuy nhiên, việc ứng dụng vào khoa học công nghệ vào quản lý sẽ dễ dàng hơn khi các đơn vị hợp tác, liên kết, chia sẽ với nhau thông tin, hình ảnh sự kiện, diễn đàn... cùng nhau đầu tư xây dựng một hệ thống thông tin quản lý chính xác và hệ thống cho cả vùng. Đặc biệt là với hoạt động xúc tiến quảng bá công nghệ thông tin đóng vai trò rất quan trọng. Khi liên kết để đưa khoa học công nghệ áp dụng vào quản lý xúc tiến, quảng bá sẽ tạo hiệu suất theo cấp số nhân. Giảm chi phí quản lý và quản lý thống nhất thì hoạt động du lịch sẽ hiệu quả.
- Quảng bá sản phẩm du lịch của vùng. Khi liên kết từng địa phương sẽ đẩy
mạnh công tác xúc tiến quảng bá sản phẩm của mình từ việc xác định sản phẩm đặc trưng của tỉnh,thành phố. Vì vậy, sẽ tạo ra được các gói sản phẩm đa dạng, hấp dẫn mà vẫn mang dáng dấp của vùng du lịch liên kết. Căn cứ vào đó, xây dựng quảng bá sản phẩmdu lịch đặc trưng của các gói sản phẩm mẫu để lấy đó làm nội dung xúc tiến quảng bá thu hút thị trường của vùng. Khi có sản phẩm du lịch của vùng, từng địa phương sẽ cùng xúc tiến, quảng bá cho sản phẩm của vùng trong đó có sản phẩm du lịch của ở địa phương mình. Như vậy, sản phẩm của địa phương sẽ được nhiều người biết đến trên nhiều kênh thông tin, tiếp cận nhiều đối tượng khách du lịch hơn và sản phẩm của vùng có sự khác biệt giữa các vùng và hấp dẫn hơn.
Ý nghĩa
- Tiết kiệm chi phí. Liên kết thường đem lại lợi thế khi chia sẽ mạng lưới phân phối, các chi phi marketing. Bởi khi cùng chung mục đích, chung thị trường, chung sản phẩm du lịch...các thành phần tham gia vào liên kết sẽ cùng xúc tiến quảng bá sẽ làm giảm chi phi đầu tư và thực hiện chương trình xúc tiến. Chủ động trong xây dựng kế hoạch, quảng bá, giới thiệu, qua đó giúp tiết giảm chi phí cho mỗi địa phương nhưng vẫn làm cho sản phẩm mang tính liên vùng. Nhờ quảng bá chung nên các tỉnh sẽ tạo hiệu quả trong công tác quảng bá, xúc tiến, đồng thời tiết kiệm được chi phí.
- Hiệu quả dài hơn. Nếu như chưa liên kết, các địa phương hoạt động độc lập, tính cạnh tranh cao hơn thì khi liên kết tất cả vừa cạnh tranh nhưng cũng vừa hỗ trợ nhau để tạo hiệu quả chung của vùng. Cũng bởi thế hiệu quả sẽ dài hạn và bền vững hơn khi chưa liên kết. Đặc biệt là hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch vùng sẽ được đầu tư bài bản, xoay vòng và luân phiên. Như vậy, một chương trình xúc tiến quảngbá sẽ có đơn vị chủ trì và nhiều đơn vị hỗ trợ hiệu quả sẽ cao và bền vững.
- Định vị được hình ảnh của vùng. Định vị là việc tạo thế riêng biệt của thương hiệu trong môi trường cạnh tranh, đảm bảo khách hàng mục tiêu có thể phân biệt rõ thương hiệu với các thương hiệu cạnh tranh khác. Việc có được vi trí nhất định trong thị trường giúp phát triển đúng đắn và thuận lợi trong dài hạn, xác định rõ được phương hướng phát triển sản phẩm, kế hoạch xúc tiến quảng bá có cơ sở, tập trung và tránh lãng phí. Như vậy, vùng liên kết sẽ xác định thị trường là ai, cần