Các Quy Định Về Hoạt Động Mua Bán Và Sáp Nhập Trong Các Văn Bản Luật



Việc thoái vốn của các tập đoàn cũng tạo ra thách thức lớn đối với các NHTM. Với vai trò là cổ đông lớn, các tập đoàn, tổng công ty từng được coi là chỗ dựa về tài chính, khách hàng và thương hiệu của các NH. Tại nhiều NH, việc góp vốn của các tập đoàn, tổng công ty đã mang lại những lợi ích không hề nhỏ. Năm 2012, tiền gửi của Vietnam Airlines và các công ty ngành hàng không ở NH này đạt gần 300 tỷ đồng; các cổ đông khác như Masan gửi xấp xỉ 1.100 tỷ đồng, HSBC là 502 tỷ đồng, ABBank có cơ hội phát triển các sản phẩm đặc thù, nhằm đáp ứng nhu cầu từ EVN, các đơn vị thành viên, đơn vị liên kết cũng như các nhà thầu thi công các dự án điện như nguồn vốn tín dụng dịch vụ thu chi hộ đầu tư tài chính, phát triển thương hiệu. Việc cổ đông lớn là các tập đoàn, tổng công ty rút vốn khiến nhiều NH xem xét phương án M&A với các đối tác phù hợp nhằm củng cố sức mạnh tài chính, quản trị và phát triển các mảng hoạt động của NH.

2.3. KHUNG PHÁP LÝ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM.

2.3.1. Các quy định về hoạt động mua bánsáp nhập trong các văn bản luật

Ở Việt Nam, khái niệm về hoạt động M&A được quy định trong:

- Bộ luật dân sự 2005, điều 94, 95:

Các pháp nhân cùng loại có thể hợp nhất thành một pháp nhân mới theo quy định của điều lệ, theo thoả thuận giữa các pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi hợp nhất, các pháp nhân cũ chấm dứt; các quyền, nghĩa vụ dân sự của các pháp nhân cũ được chuyển giao cho pháp nhân mới.

Một pháp nhân có thể được sáp nhập vào một pháp nhân khác cùng loại theo quy định của điều lệ, theo thoả thuận giữa các pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi sáp nhập, pháp nhân được sáp nhập chấm dứt; các quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được sáp nhập được chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập.”

- Bộ luật dân sự 2015, điều 88, 89

“Các pháp nhân có thể hợp nhất thành một pháp nhân mới. Sau khi hợp nhất, các pháp nhân cũ chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân mới được thành lập; quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân cũ được chuyển giao cho pháp nhân mới. Một pháp nhân có thể được sáp nhập vào một pháp nhân khác. Sau khi sáp



nhập, pháp nhân được sáp nhập chấm dứt tồn tại; quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được sáp nhập được chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập”

- Luật doanh nghiệp 2005, điều 152, 153:

Sáp nhập DN là việc một hoặc một số công ty cùng loại có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.”

“Hợp nhất DN là việc hai hay một số công ty cùng loại có thể hợp nhất thành một công ty mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất.”

- Luật Doanh nghiệp 2014, Điều 194,195:

Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc một số công ty có thể hợp nhất thành một công ty mới, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

“Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số công ty có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.”

Như vậy quy định về hoạt động M&A có sự thay đổi. Theo quy định tại luật doanh nghiệp 2014, các công ty có thể hợp nhất, sáp nhập vào nhau để tạo thành một công ty mới, các công ty này có thể cùng loại hoặc khác loại. Khác với quy định cũ, hoạt động hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp phải là hoạt động công ty cùng loại.

Luật Cạnh tranh 2004, điều 17:

Sáp nhập DN là việc một hay một số DN chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một DN khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của DN bị sáp nhập.

Hợp nhất DN là việc hai hay nhiều NH chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một DN mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của DN bị hợp nhất.

Mua lại là việc một DN mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của DN khác đủ để kiểm soát chi phối toàn bộ hay một ngành nghề của DN bị mua lại."

Cũng trong Luật cạnh tranh 2004, Điều 16-24 quy định về tập trung kinh tế, trong đó quy định rõ “Tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: Sáp nhập doanh nghiệp; Hợp nhất doanh nghiệp; Mua lại doanh nghiệp; Liên doanh giữa



các doanh nghiệp; và Các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật”. Khi thực hiện M&A doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng, hành vi mua lại, sáp nhập được quy định là tập trung kinh tế và chịu sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh. Khoản 5,6, Điều 3 của Luật cạnh tranh sử dụng thị phần làm cơ sở phân loại nhóm tập trung kinh tế và là tiêu chí duy nhất để xác định cách thức xử lý.

Điều 35, Nghị định số 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/09/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cạnh tranh, quy định: "Doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng mua lại doanh nghiệp khác nhằm mục đích bán lại trong thời hạn dài nhất là 01 năm… nếu doanh nghiệp mua lại không thực hiện quyền kiểm soát hoặc chi phối doanh nghiệp bị mua lại, hoặc doanh nghiệp thực hiện quyền kiểm soát/chi phối nhưng chỉ trong khuôn khổ bắt buộc để đạt được mục đích bán lại" Đồng thời, doanh nghiệp bảo hiểm, TCTD đó phải gửi cho cơ quan quản lý cạnh tranh hồ sơ thông báo việc mua lại này. Thời hạn bán lại doanh nghiệp quy định tại Điều 35 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP có thể được Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh gia hạn theo kiến nghị của doanh nghiệp mua lại nếu doanh nghiệp chứng minh rằng họ đã không thể bán lại doanh nghiệp bị mua lại đó trong thời hạn 01 năm.

Điều 34 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP quy định: quyền kiểm soát hoặc chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp khác “là trường hợp một doanh nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp kiểm soát) giành được quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp khác (sau đây gọi là doanh nghiệp bị kiểm soát) đủ chiếm được trên 50% quyền bỏ phiếu tại Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị hoặc ở mức mà theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của doanh nghiệp bị kiểm soát đủ để doanh nghiệp kiểm soát chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp bị kiểm soát nhằm thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị kiểm soát”.

Nhìn chung, hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A) không chỉ đơn thuần là hoạt động giành quyền kiểm soát một doanh nghiệp, một bộ phận doanh nghiệp thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó mà còn bao gồm cả sự chuyển giao về cục diện bộ máy quản trị, về quyền lực trong công ty sau M&A, tạo nên sự thay đổi về chất của công ty mới.

2.3.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư, góp vốn, mua cổ phần



Nhà nước cũng đã ban hành các văn bản đối với hoạt động đầu tư, góp vốn, mua cổ phần đối với các NHTM (Phụ lục 1). Ngoài ra, việc góp vốn, mua cổ phần trước đây còn được điều chỉnh bởi các quy định về các giới hạn về đầu tư, góp vốn của NHTM vào các NHTM và TCTD khác được thể hiện trong Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN của NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD, Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN, Quyết định số 34/2008/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN Thông tư số 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn thay thế cho Quyết định số 457. Từ tháng 6/2014, NHNN đã bắt đầu thực hiện căn bản các nội dung quy định mới Thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Đến tháng 4/2015, toàn bộ các quy định của Thông tư 02/2013/TT-NHNN có hiệu lực thi hành, giúp xác định chính xác hơn quy mô nợ xấu, làm cơ sở có các giải pháp xử lý nợ phù hợp hơn. NHNN cũng tiến hành các giải pháp xử lý sở hữu chéo trên toàn hệ thống song song với việc thực hiện chủ trương khuyến khích, đẩy nhanh các hoạt động hợp nhất, sáp nhập, góp phần lành mạnh hóa hệ thống TCTD. Với việc ban hành Thông tư 36/2014/TT- NHNN quy định về các tỷ lệ an toàn, giới hạn trong hoạt động NH, NHNN đã tạo ra chuẩn mực mới về quản trị, an toàn hoạt động NH và giám sát NH, tiếp cận sát hơn thông lệ quốc tế về quản trị, quản lý, giám sát NH, từng bước thực hiện các quy định của Basel II về bảo đảm trong hoạt động NH. Theo đó các TCTD, chi nhánh NH nước ngoài phải cập nhật danh sách cổ đông sáng lập, cổ đông lớn, thành viên góp vốn, thành viên HĐQT, thành viên Hội đồng thành viên, thanh viên Ban kiểm soát, người điều hành và các chức danh quản lý, những người có liên quan của những người này và công khai trong toàn hệ thống của TCTD. NHNN không cho phép các TCTD góp vốn, mua cổ phần của NH, TCTD khác là cổ đông, thành viên góp vốn của chính TCTD đó và không cho phép công ty con, công ty liên kết của một TCTD được góp vốn, mua cổ phần của chính TCTD đó. Thông tư 36 cũng quy định cụ thể mức cấp tín dụng đối với một KH và người có liên quan, quy định các điều kiện giới hạn cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu của NHTM, chi nhánh NH nước ngoài. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng của NHTM, chi nhánh NH nước ngoài để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu không vượt quá 5% vốn điều lệ.[5]



2.3.3. Các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động mua bán, sáp nhập ngân hàng

Đối với hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất NH, NHNN đã ban hành Quyết định số 241/1998/QĐ-NHNN - Quy chế về sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD cổ phần, Thông tư số 04/2010/TT-NHNN - Hướng dẫn việc sáp nhập, hợp nhất và mua lại các TCTD thay thế cho Quyết định số 241

Thông tư số 04/2010/TT-NHNN đã kế thừa và loại bỏ những hạn chế của Quy chế về sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng cổ phần Việt Nam được ban hành theo Quyết định số 241/1998/QĐ-NHNN ngày 15/07/1998 của NHNN, theo đó phạm vi các đối tượng được/thuộc diện sáp nhập, hợp nhất được mở rộng, kế thừa tinh thần của Luật Doanh nghiệp về hợp nhất, sáp nhập, Luật Cạnh tranh về tập trung kinh tế, đồng thời đảm bảo tuân thủ các cam kết của Việt Nam đối với WTO trong lĩnh vực Tài chính - NH, cụ thể:

Về hình thức M&A: Thông tư số 04/2010/TT-NHNN quy định các NHTM chỉ được tiến hành M&A theo một số hình thức nhất định như: NH được M&A với các TCTD khác; một NH được M&A với một NH, công ty tài chính, TCTD hợp tác để thành một NH; một NH được mua lại một công ty tài chính, một công ty cho thuê tài chính.

Về điều kiện để tiến hành M&A: Thông tư số 04/2010/TT-NHNN quy định việc M&A không được thuộc trường hợp tập trung kinh tế bị cấm theo quy định của Luật Cạnh tranh. Các TCTD tham gia các hoạt động này phải phối hợp xây dựng một đề án thực hiện hợp nhất, sáp nhập, hoặc mua lại không trái với nội dung của hợp đồng đã ký. Ngoài ra, TCTD còn lại sau khi tiến hành hợp nhất, sáp nhập, hoặc mua lại phải đảm bảo đáp ứng điều kiện về vốn pháp định theo quy định của pháp luật.

Về mặt thủ tục: NHNN sẽ lấy ý kiến tham gia của chi nhánh NHNN tại địa phương, UBND địa phương nơi TCTD tham gia mua lại đặt trụ sở chính và nếu thấy cần thiết sẽ lấy ý kiến của các Vụ, Cục thuộc NHNN có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến một hoặc một số nội dung trong hồ sơ đề nghị mua lại. Nếu được chấp thuận nguyên tắc, các TCTD tham gia phải lấy ý kiến của cơ quan có thẩm quyền của TCTD để thông qua lại các nội dung thay đổi tại đề án trước khi lập hồ sơ chính thức gửi lại cho NHNN để được chấp thuận chính thức. Sau đó, các tổ chức chấm dứt hoạt động cần phải hoàn tất thủ tục rút giấy phép kinh doanh, tổ chức mới phải hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng bố cáo hợp nhất... Thông tư nghiêm cấm việc phân tán



tài sản của TCTD dưới mọi hình thức trong quá trình xin chấp thuận.

Bên cạnh hệ thống quy định của pháp luật Việt Nam, hoạt động M&A NH còn phải tuân theo các thoả thuận, hiệp ước song phương và đa phương như cam kết của Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các quy định trong Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, các hiệp định đã ký kết trong ASEAN.

2.4. CÁC PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.4.1. Các thương vụ mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại từ 2011 đến 2016

Hoạt động M&A NHTM trước năm 2011 đã diễn ra với nhiều thương vụ được thực hiện mà đối tác chính là NHTM đô thị và NHTM nông thôn. Một số NHTM nông thôn thực hiện M&A để chuyển thành NHTM đô thị, từ năm 2011 đến nay hoạt động này diễn ra thực sự sôi động. Giai đoạn từ năm 2011-2014 được đánh giá là giai đoạn thăng trầm của nền kinh tế. Từ đầu năm 2011, tình hình KT thế giới có nhiều diễn biến phức tạp đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế trong nước. Những bất lợi từ sự sụt giảm của KT thế giới đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu NH ở mức đáng lo ngại. Tuy nhiên những khó khăn thách thức đó tạo ra những cơ hội cho hoạt động M&A tại Việt Nam phát triển. Hoạt động M&A NHTM trong giai đoạn này được xem như là một trong những công cụ trọng yếu của quá trình tái cấu trúc ngành NH. Các thương vụ M&A NH trong giai đoạn này cũng chủ yếu thực hiện theo các hướng:

Các thương vụ M&A NH được thực hiện dưới hình thức sáp nhập, hợp nhất

Các thương vụ M&A NH được thực hiện dưới hình thức dưới hình thức góp vốn đầu tư hay mua bán cổ phần với các đối tác chiến lược

2.4.1.1 Các thương vụ được thực hiện dưới hình thức sáp nhập, hợp nhất

Giai đoạn 2011-2016, nhiều thương vụ M&A NH tại Việt Nam đã được thực hiện dưới hình thức sáp nhập, hợp nhất. Một số cái tên đã rút khỏi thị trường bằng biện pháp M&A như: Habubank, Western Bank ,Tín Nghĩa, Đệ Nhất. Trong đó, có trường hợp các NHTM thuộc diện sáp nhập theo chỉ định của NHNN, có trường hợp là do các NH tự nguyện sáp nhập với đơn vị khác, dù không thuộc diện yếu kém. Nếu như những năm trước, chỉ những NH yếu kém nằm trong danh sách bắt buộc



tái cấu trúc của NHNN tham gia hoạt động này, nhưng thời gian gần đây thị trường chứng kiến thêm nhiều thương vụ M&A tự nguyện.

Có nhiều động lực để các NH M&A, trong đó áp lực phải thoái vốn khỏi ngành NH của các công ty tập đoàn nhà nước trong giai đoạn 2014-2015 (điển hình là trường hợp Petrolimex thoái vốn tại PG Bank), sự thiếu vốn ở nhiều NH nhỏ, giảm tình trạng sở hữu chéo giữa các NH (NH Phương Nam tự nguyện xin sáp nhập vào Sacombank, NH Phát triển Mê Kông sáp nhập vào NH Hàng hải và mở rộng lĩnh vực hoạt động (SHB mở rộng lĩnh vực NH bán lẻ) là một số nguyên nhân chủ đạo. Trong bối cảnh sức ép tái cơ cấu đến với hầu hết các NH, hoạt động M&A NHTM không còn dừng ở mức độ mở rộng quy mô, giải quyết vấn đề thanh khoản mà đã tập trung vào cải thiện chất lượng tài sản, tháo gỡ dần quá trình sở hữu chéo, khắc phục những yếu kém, ngăn chặn nguy cơ đổ vỡ tạo ra đột phá mới trong tái cơ cấu hệ thống NH.

Bảng 2.3: Những thương vụ sáp nhập của các NHTM trong nước


STT

NH tham gia thương vụ

NH sau M&A

Năm

1

NHTMCP Đệ Nhất –Ficombank NHTM CP Việt Nam Tín Nghĩa NHTMCP Sài Gòn

NHTMCP Sài Gòn

2011

2

Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện VNPT NHTMCP Liên Việt

NHTMCP Bưu điện Liên Việt

2011

3

NHTMCP Nhà Hà Nội NHTMCP Sài Gòn Hà Nội

NHTMCP Sài Gòn Hà Nội

2012

4

NHTMCP Phương Tây

Công ty tài chính dầu khí Việt Nam PVFC

NHTMCP Đại Chúng

2013

5

NHTMCP Đại Á

NHTMCP Phát triển thành phố Hồ Chí

Minh, Công ty tài chính Việt Societe Generale- SGVF

NHTMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh

2013

6

NHTM CP Đại Tín Tập đoàn Thiên Thanh

NHTMCP Xây dựng

2013

7

NH TMCP Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long

NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2015

8

NHTMCP Phương Nam

NH TMCP Sài Gòn Thương Tín

NHTMCP Sài Gòn Thương Tín

2015

9

NH Phát triển Mê Kông NH Hàng hải Việt Nam

NH Hàng hải Việt Nam

2015

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.

Hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 14

Nguồn: Asian Financial Services M&A Report, StoxPlus Việt Nam



2.4.1.2. Các thương vụ M&A NH được thực hiện dưới hình thức dưới hình thức góp vốn đầu tư hay mua bán cổ phần với các đối tác chiến lược

Trong thời gian qua, NH luôn là một trong những lĩnh vực mà hoạt động M&A sôi động nhất, chỉ đứng sau ngành thực phẩm trong hoạt động M&A có yếu tố nước ngoài và sau dịch vụ tài chính trong hoạt động M&A nội địa.

Giai đoạn 2011-2016, tuy hoạt động mua bán sáp nhập NH dưới hình thức dưới hình thức góp vốn đầu tư hay mua bán cổ phần với các đối tác chiến lược ở Việt Nam không có sự gia tăng đáng kể về mặt lượng, nhưng đã tiến một bước dài với giá trị mỗi thương vụ.

Bảng 2.4: Các thương vụ mua bán cổ phần của các NHTM Việt Nam


STT

Bên bán

Bên mua

Tỷ lệ nắm giữ cổ phần

1

NHTMCP

Công Thương

Công ty tài chính quốc tế IFC

10%

NH Nova Scotia - Canada

15%

Tập đoàn tài chính Mitshubishi

20%

2

NHTMCP Phương Đông

Tập đoàn tài chính BNP Paribas (nâng cổ phần nắm giữ)

20%

3

NH phát triển Lào

NHTMCP Công Thương

30%

4

NHTMCP Phát triển Mê Kông

Tập đoàn tài chính Fullerton Holdings (FFH)

15%

5

NHTMCP Quốc tế Việt Nam

Commonwealth Bank (nâng cổ phần nắm giữ)

20%

6

NHTMCP Phương Nam

United Overseas (Nâng cổ phần nắm giữ)

20%

7

NHTMCPNgoại Thương

Tập đoàn tài chính Mizuho

15%

8

NHTMCP Sacombank

NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

9.6%

9

NHTMCP Kỹ Thương

Hongkong and Shanghai Banking Corporation Ltd (HSBC)

20%

10

NHTMCP An Bình

Công ty tài chính quốc tế IFC và MayBank

30%

11

NHTMCP Tiên Phong

Tập đoàn DOJI

20%

Nguồn: Asian Financial Services M&A Report, StoxPlus Việt Nam

Theo kế hoạch tái cơ cấu, số lượng NH sẽ còn giảm xuống. Lúc đó, nguồn vốn được tập trung hơn, khi NH càng nhiều vốn càng có cơ hội phát triển mạnh. Đây cũng là cơ sở để tiến tới tự do hóa thị trường tài chính và tự do hóa các dịch vụ tài chính theo lộ trình hội nhập quốc tế đến năm 2020. Theo đó, hoạt động M&A sẽ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/11/2022