Khái Quát Về Công Ty Và Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Mặt Hàng Thịt Lợn Hơi Của Công Ty Tnhh Đầu Tư Phát Triển Chăn Nuôi Lợn Dabaco


CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI BÁN BUÔN MẶT HÀNG THỊT LỢN HƠI CỦA CÔNG TY TNHH‌

ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN DABACO TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC


2.1. Khái quát về công ty và kết quả hoạt động kinh doanh mặt hàng thịt lợn hơi của công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn Dabaco‌

2.1.1. Khái quát về công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn Dabaco‌

a. Quá trình hình thành và phát triển

Tập đoàn Dabaco được thành lập năm 1996, trải qua nhiều khó khăn, thách thức, DABACO đã bứt phá từ vị trí của một doanh nghiệp nhà nước nhỏ trở thành Tập đoàn kinh tế đa ngành nghề, với nguồn lực hùng mạnh cả về tài chính, nhân lực cũng như uy tín, thương hiệu trên thị trường. TẬP ĐOÀN DABACO VIỆT NAM – đơn vị Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới – là một Tập đoàn hoạt động đa ngành nghề, trong đó, lĩnh vực chính là sản xuất thức ăn chăn nuôi, giống gia súc, gia cầm và chế biến thực phẩm. Thương hiệu Dabaco xuất hiện sớm nhất trên thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam và là một trong 10 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất cả nước.

Công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn Dabaco là công ty con của Tập đoàn Dabaco Việt Nam, tiền thân là doanh nghiệp nhà nước, được thành lập năm 1996 và được cổ phần hóa năm 2005. Từ đó đến nay, công ty đã thành công trong việc phát triển cả chuỗi giá trị từ sản xuất con giống đến thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi gia công và chế biến thịt.

Công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn DABACO được thành lập tháng 8/2008. Hiện Công ty có hệ thống 45 trang trại chăn nuôi gia công lợn thịt tại các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Hải Dương... sản lượng mỗi năm đạt 7.000 tấn thịt lợn tươi cung cấp cho thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận, chất lượng thịt được người tiêu dùng đánh giá cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với tỷ lệ nạc đạt trên 64%. Bên cạnh đó, Công


ty luôn quan tâm đến sự phát triển và thịnh vượng chung của cộng đồng, đóng góp tích cực cho các hoạt động an sinh xã hội.

Bán hàng và phát triển thị trường


Kỹ thuật vùng


Kế toán

Ban Giám đốc

b. Sơ đồ tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ các phòng ban của Công ty Dabaco


Hành chính

Nhân sự



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Quản trị kênh phân phối bán buôn mặt hàng thịt lợn hơi của công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn Dabaco trên thị trường miền Bắc - 7

- Kế toán bán hàng

- Kế toán tiền thuế

- Kế toán công nợ

- Thủ quỹ

- Kế toán tổng hợp

- Bộ phận kho thuốc thú y

- Kỹ thuật vùng 1

- Kỹ thuật vùng 2

- Kỹ thuật vùng 3

- Kỹ thuật vùng 4

- Kỹ thuật vùng 5

- Bộ phận bán hàng

- Bộ phận phát triển thị trường

- Bộ phận kiểm tra giám sát sản xuất

- Đội xe

- Tạp vụ

- Nhà bếp

- Bảo vệ

Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty Dabaco‌

(Nguồn phòng Tổ chức – hành chính năm 2015)


Bảng 2.1. Bảng trình độ lao động,độ tuổi của công ty Dabaco‌


STT

Chỉ tiêu

Số người

Tỷ lệ

Độ tuổi

1

Tổng

195

100%

20-47

2

Đại học

79

66,96%

25-40

3

Cao đẳng

95

26,84%

20-45

4

Trung cấp

21

6,2%

20-47

(Nguồn phòng Tổ chức – hành chính năm 2015)

42


Nhận xét: Theo bảng 2.1 chúng ta thấy được rằng trình độ lao động của công ty Dabaco tương đối cao, trình độ đại học chiếm 66,96% nhân sự của phòng thị trường và độ tuổi lao động là trẻ hóa lao động. Như vậy công ty cần đào tạo để họ phát triển hết khả năng sáng tạo của độ tuổi này

Ban Giám đốc (02 người): Ban Giám đốc bao gồm Giám đốc và Phó Giám đốc. Ban Giám đốc có chức năng và nhiệm vụ như: Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên thuộc Tập đoàn Dabaco. Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty. Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên, kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh, tuyển dụng lao động…

Phòng Tổ chức – Hành chính (55 người): Với các chức năng và nhiệm vụ như quản lý lao động, tiền lương của cán bộ công nhân viên, cùng với Phòng Tài chính Kế toán xây dựng tổng quỹ tiền lương và xét duyệt phân bổ quỹ tiền lương, xây dựng đơn giá tiền lương hàng năm, chi phí quản lý hành chính của Công ty.Xây dựng, duy trì thực hiện các nội quy, quy chế điều lệ hoạt động của Công ty quy định và các văn bản pháp luật nhà nước hiện hành, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn người và tài sản.

Phòng Kế toán – Tài chính (20 người): Có chức năng và nhiệm vụ như tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với tổ chức kinh doanh của công ty đánh giá đúng đắn tình hình, kết quả và hiệu quả kế hoạch kinh doanh của công ty, phát hiện những lãng phí và thiệt hại của công ty đã xảy ra, những việc làm không có hiệu quả, những trì trệ trong kinh doanh để có biện pháp khắc phục, bảo đảm kết quả hoạt động và doanh lợi ngày càng tăng;

Phòng Kỹ thuật vùng (63 người): Có số lượng người đông nhất trong công ty gồm 5 vùng kĩ thuật có chức năng và nhiệm vụ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các thành tựu khoa học kỹ thuật để đưa vào sản xuất đáp ứng yêu cầu thị trường; Chủ động kiểm tra, hỗ trợ trực tiếp kỹ thuật ở các trại có vấn đề, giải quyết dứt điểm khi xảy ra dịch bệnh, tối ưu hóa tất cả các quá trình trong chăn nuôi; Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu, đào tạo tay nghề chuyên môn cho CBCNV cấp dưới

43


và phương pháp quản lý theo nội quy, quy định của công ty; Đảm bảo các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng sản phẩm; Tránh thất thoát, lãng phí tài sản của công ty; Đánh giá, đúc rút kinh nghiệm từng đợt xuất nhập lợn, phân tích hiệu quả quá trình chăn nuôi, đưa ra các phương án dự phòng, giảm thiểu các yếu tố bất lợi xảy ra trong chăn nuôi đã gặp phải; Báo cáo trực tiếp, thường xuyên với lãnh đạo công ty để có các giải pháp, phương án cụ thể đối với từng trường hợp, từng diễn biến trong chăn nuôi và quản lý chăn nuôi; Báo cáo chi tiết kết quả hoạt động sản xuất chăn nuôi cụ thể từng tuần, từng tháng, từng trại cho giám đốc công ty; Phân công công việc đối với từng cán bộ kỹ thuật hợp lý theo đặc điểm của vùng miền, năng lực chuyên môn, tay nghề và kinh nghiệm thực tiễn; Xây dựng các tiêu chí đánh giá CBCN viên cấp dưới, làm cơ sở để nhận xét, đánh giá cán bộ công nhân viên cấp dưới: kỹ thuật chính, kỹ thuật, kỹ thuật học việc một cách chính xác, khách quan. Làm căn cứ để đề xuất xét khen thưởng, cân nhắc vị trí công việc cũng như chế độ lương phù hợp; Hàng tháng tổ chức họp nhân viên kỹ thuật của công ty và các bộ phận khác có liên quan, có sự chủ trì của ban lãnh đạo công ty, nhằm tổng kết đánh giá chung các hoạt động sản xuất chăn nuôi, kinh doanh toàn hệ thống chăn nuôi gia công của công ty; Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong công ty để hoàn thành đúng, đủ, tốt các nhiệm vụ được giao.

Quyền hạn: Tạm đình chỉ sản xuất khi CBCNV cấp dưới, công nhân vi phạm quy trình kỹ thuật sản xuất. Báo cáo Giám đốc Công ty để có các hình thức xử lý kịp thời; Kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng, hiệu quả trong suốt quá trình sản xuất chăn nuôi.;

Phòng Bán hàng và phát triển thị trường (55 người): Có chức năng và nhiệm vụ duy trì những quan hệ kinh doanh hiện có, nhận đơn đặt hàng; Thiết lập những mối quan hệ kinh doanh mới bằng việc lập kế hoạch và tổ chức lịch công tác hàng ngày đối với những quan hệ kinh doanh hiện có hay những quan hệ kinh doanh tiềm năng khác.Trực tiếp thực hiện, đốc thúc thực hiện hợp đồng, bao gồm các thủ tục giao hàng, xuất hoá đơn, cùng khách hàng kiểm tra chất lượng sản phẩm.Chịu trách nhiệm chính về chỉ tiêu phát triển, mở rộng mạng lưới chăn nuôi gia công. Nghiên cứu và tìm hiểu các điểm mạnh, yếu của các đối thủ để đề xuất


biện pháp xử lý. Duy trì những quan hệ kinh doanh hiện có, nhận đơn đặt hàng; Thiết lập những mối quan hệ kinh doanh mới bằng việc lập kế hoạch và tổ chức lịch công tác hàng ngày đối với những quan hệ kinh doanh hiện có hay những quan hệ kinh doanh tiềm năng khác; Hiểu rõ và thuộc các tính năng, giá, ưu nhược điểm của sản phẩm, sản phẩm tương tự, sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Tiếp xúc khách hàng và ghi nhận toàn bộ các thông tin của khách hàng trong báo cáo tiếp xúc khách hàng; Lên dự thảo hợp đồng sau khi khách hàng đã đồng ý cơ bản, chuyển cho Giám đốc xin ý kiến về các điều khoản hợp đồng. Lập thủ tục ký kết hợp đồng; Trực tiếp thực hiện, đốc thúc thực hiện hợp đồng, bao gồm các thủ tục giao hàng, xuất hoá đơn, cùng khách hàng kiểm tra chất lượng sản phẩm.

- Nhân viên phòng bán phải lập ngay phiếu cân khi lợn được xuất bán ra khỏi chuồng có đầy đủ chữ ký của 4(bốn) bên (chủ trại, ký thuật, người mua, người bán), chi tiết từng loại lợn về số lượng, trọng lượng phải chính xác với thực tế, phiếu cân đó phải fax ngay về cho phòng kế toán trong ngày, hoặc chậm nhất ngày hôm sau, bản gốc đó phải được nộp về phòng kế toán khi bán hết đàn. Theo dõi quá trình thanh lý hợp đồng, hỗ trợ phòng kế toán đốc thúc công nợ, chỉ xong trách nhiệm khi khách hàng đã thanh toán xong.

- Bộ phận phát triển thị trường: Chịu trách nhiệm chính về chỉ tiêu phát triển, mở rộng mạng lưới chăn nuôi gia công. Lập, phân bổ kế hoạch phát triển theo từng vùng; Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch phối hợp cùng các bộ phận liên quan phân tích và có các đề xuất để đẩy nhanh tiến độ; Đề xuất các phương án nhằm phát triển hệ thống chăn nuôi gia công; Thu thập thông tin thị trường để đề xuất và tổ chức các chiến lược để tiếp cận những khách hàng lớn ở các địa bàn phụ trách; Nghiên cứu các biện pháp để hoàn thành các chỉ tiêu được giao; Lập các báo cáo về tình hình thị trường; Khảo sát địa bàn, hồ sơ thiết kế của trang trại khi đã ký hợp đồng, giám sát quá trình triển khai xây dựng, lắp đặt trang thiết bị thực tế kể từ khi khởi công tới khi nghiệm thu để quyết định cho vào heo. Nghiên cứu và tìm hiểu các điểm mạnh, yếu của các đối thủ để đề xuất biện pháp xử lý. Báo cáo định kỳ, đột xuất theo qui định; thực hiện các báo cáo nghiệp vụ theo sự phân công của cấp trên.



2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh mặt hàng thịt lợn hơi của công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn Dabaco trong các năm 2013– 2015‌

Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh ( 2013 - 2015)‌

Đơn vị tính: triệu đồng



Chỉ tiêu


2013


2014

Chênh lệch 2014/ 2013 (%)


2015

Chênh lệch 2015/

2014 (%)

Lợn thịt

13.486.320 kg

16.006.888 kg

118%

18.980.736 kg

118%

Doanh thu hàng hóa và

dịch vụ

601.711

744.240

123%

910.747

122%

Giá vốn

hàng bán

594.122

690.831

116%

821.535

119%

Lợi nhuận gộp về bán

hàng – DV

7.588

12.325

162%

89.212

167%

Doanh thu hoạt động tài

chính

16.011

13.038

81%

17.156

131%

Chi phí bán hàng

1.447

1.691

117%

2.402

142%

Chi phí quản lý DN

15.510

22.358

144%

31.457

140%

Lợi nhuận thuần từ HĐKD


9.353


29.371


314%


55.140


187%

( Nguồn Phòng Kế toán tài chính)

Dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Dabaco ta nhận thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty chủ yếu nằm trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa và dịch vụ, cụ thể như:

- Số lượng lợn thịt đều tăng qua các năm do số lượng các trang trại được mở rộng, năm 2014 so với năm 2013 tăng gần 2500 tấn, đến năm 2015 số lượng lợn thịt cũng tăng gần 3000 tấn so với năm 2014. Trong 5 năm từ 2011-2015 nhìn chung số lượng lợn thịt tăng đều khoảng gần 3000 tấn/năm.


- Lợi nhuận của công ty từ các hoạt động như: Doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ hầu như tăng dần qua các năm, tuy nhiên năm 2013 có sự giảm mạnh mặc dù số lượng lợn thịt ở năm 2013 tăng mạnh nhất nhưng do chi phí bán hàng của năm 2013 tăng và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm nên so với các năm thì năm 2013 có lợi nhuận thấp nhất.

- Với hình thức kinh doanh chính là bán thịt lợn hơi nên doanh thu từ hoạt động bán hàng hóa và dịch vụ là doanh thu chính của công ty.

2.2. Thực trạng quản trị kênh phân phối bán buôn mặt hàng thịt lợn hơi của công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn Dabaco‌

2.2.1. Đặc điểm sản phẩm và thị trường bán buôn của công ty Dabaco‌

a. Đặc điểm sản phẩm

Thịt lợn hơi là nhóm thực phẩm nguyên liệu có yêu cầu cao về vận chuyển, bảo quản và các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy trong quá trình phân phối tới các khách hàng bán buôn cần đáp ứng các yêu cầu khắt khe về vận chuyển, bảo quản, các yêu cầu về vệ sinh ATTP đối với mặt hàng thực phẩm này và được giám sát bởi các cơ quan chức năng như Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nắm bắt được xu thế phát triển đó, tập đoàn Dabaco Việt Nam từ những bước đầu sản xuất thức ăn chăn nuôi giờ họ đã đưa ra nhiều dòng sản phẩm khác nhau từ thịt lợn, thịt gà để phục vụ cho các ngành sản xuất và chế biến thực phẩm.

Với công nghệ hiện đại trong tổ chức hệ thống sản xuất từ giống, thức ăn đến trang trại chăn nuôi, sản phẩm thịt lợn của Dabaco bảo đảm an toàn, không sử dụng các chất cấm theo quy định của Bộ NN-PTNT như các chế phẩm beta-agonists (một dạng hoóc-môn tăng trọng để kích thích sinh trưởng và tăng tỉ lệ nạc).

Dư luận về việc sử dụng hoóc-môn tăng trọng trong chăn nuôi heo làm người tiêu dùng lo lắng, muốn tìm mua sản phẩm thịt heo an toàn. Tuy nhiên, việc phân biệt bằng mắt thường giữa thịt heo sử dụng thuốc và không sử dụng thuốc gặp khó khăn, ngoại trừ một vài đặc điểm của thịt heo sử dụng thuốc như màu sậm, sớ thịt thô và khô hơn. Giải pháp tốt nhất là tìm mua sản phẩm thịt heo có nguồn gốc từ các trang trại chăn nuôi uy tín, bảo đảm không sử dụng các chất cấm.

47


Tuy nhiên đối với công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn Dabaco sản phẩm cung cấp ra thị trường chủ yếu là mặt hàng thịt lợn – một sản phẩm phổ biến, quen thuộc và thiết yếu với thị trường và hình thức phân phối mà doanh nghiệp lựa chọn ở đây là bán buôn. Kênh phân phối ngắn và sự khó khăn của kênh phân phối của công ty ở đây nằm ở sự hạn chế về nguồn nhân lực khi phòng bán hàng đi tìm hiểu thị trường từ các lò mổ tự phát, lò mổ công ty, từ phía các đối thủ cạnh tranh, chủ hộ chăn nuôi và chợ truyền thống trên địa bàn công ty phát triển trại nuôi.

b. Thị trường bán buôn của công ty và các khách hàng tổ chức của công ty Dabaco

Theo chuyên mục điểm nhấn thị trường của VCCI ( Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), 86% người tiêu dùng Việt Nam vẫn mua thịt tươi tại chợ thay vì trong siêu thị. Người Việt cũng chưa có thói quen đi chợ theo tuần, thay vì thế người tiêu dùng vẫn đi chợ hàng ngày để mua được thực phẩm tươi. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của các chuỗi siêu thị, những thói quen này được dự báo là sẽ dần bị thay đổi, đặc biệt là trong giới trẻ. Với thói quen chuộng đồ ngoại, tận dụng sự thiếu hụt nguồn cung, làn sóng thịt nhập khẩu đã tràn vào Việt Nam trong những năm gần đây. Trong khoảng thời gian 5 năm, từ 2010 đến 2015, giá trị nhập khẩu thịt đã tăng 113%, cán mốc 205.6 triệu đôla Mỹ vào năm 2015. Vậy thì ngành bán buôn thịt lợn phải có những cải tiến hay bước tiến nào có thể cạnh tranh được với sự tràn lan của thị trường thịt ngoại như Úc, Mỹ, Nhật… gần đây nhất thì Big C đã được một tập đoàn của Thái Lan mua lại, dự báo thị trường thực phẩm ngành thịt càng trở lên khó khăn. Nếu để đáp ứng thị trường thuần túy tại các chợ địa phương nơi công ty đặt trang trại thì hoàn toàn có thể đáp ứng nhưng với nhu cầu về chất lượng và xu hướng của giới trẻ thì thị trường bán buôn của công ty Dabaco sẽ ngày càng bị thu hẹp lại.

Ưu điểm của thị trường bán buôn mà công ty Dabaco đang nắm ưu thế đó chính là về :

- Giá cả, sản phẩm thịt lợn hơi của công ty Dabaco có uy tín trên hầu hết các tỉnh phía Bắc đặc biệt là Bắc Ninh – Nơi sáng lập ra Tập đoàn Dabaco. Giá của sản phẩm bán buôn dao động từ 7000 – 9000 VNĐ/ kg. Có lợi thế hơn rất nhiều so với các loại thịt nhập ngoại.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/07/2023