Qui Mô Vốn Tự Có Của Các Nhtm Tại Việt Nam Giai Đoạn 2011-2016



tài chính vi mô, hơn 1.000 Quỹ tín dụng nhân dân, 51 chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam thì với dân số khoảng 90 triệu người, bình quân mỗi NH đang phục vụ khoảng 1,06 triệu người.

Giai đoạn 2008 - 2016 hệ thống NH Việt Nam giảm về số lượng các NHTM. Trong đó sự biến động lớn nhất thuộc về nhóm NHTM cổ phần, giảm từ 39 NH (2008) xuống còn 28 NH (2015). Trong giai đoạn 2011-2016, các thương vụ M&A gồm cả bắt buộc và tự nguyện, với sự tham gia của 16 NHTM, góp phần giảm bớt 10 NHTM cổ phần. Nhóm NHTM nhà nước tăng từ 5 lên 7 NH vào năm 2015, nguyên nhân là do 3 NH cổ phần (Xây dựng, Dầu khí và Đại dương) yếu kém được NHNN mua lại với giá 0 đồng; Đến năm 2016, con số này giảm xuống còn 4 là do 3 NHTM lớn mà nhà nước sở hữu cổ phần chi phối chuyển sang nhóm NHTM cổ phần. Nhóm các NHTM có yếu tố nước ngoài cũng có sự biến động giữa NHTM liên doanh và NHTM 100% vốn nước ngoài, trong khi số lượng NH liên doanh giảm thì số lượng NH 100% vốn nước ngoài tăng. Nguyên nhân là do hoạt động của nhóm NH liên doanh bộc lộ nhiều hạn chế, một số chuyển đổi sang NH nước ngoài.

Tốc độ phát triển hệ thống NH và thị trường tài chính của Việt Nam là tương đối nhanh, qua đó cải thiện đáng kể của độ sâu tài chính. Tuy nhiên, sự tăng trưởng về số lượng không tương đồng với chất lượng tăng trưởng. Số lượng NH nhiều, nhưng quy mô của hầu hết các NHTM Việt Nam là nhỏ hơn so với các NH có quy mô trung bình của khu vực. Vấn đề tăng hay giảm số lượng NHTM trong quá trình tái cơ cấu hiện nay liên quan trực tiếp đến việc việc giải quyết triệt để các khó khăn nội tại của các NHTM. Giải quyết được vấn đề này thì số lượng NH giảm xuống đến bao nhiêu không quan trọng, mà điều quan trọng là giúp các NH mới sau quá trình tái cơ cấu nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng năng lực cạnh tranh. Nếu các NH nhất là NH nhỏ đều yếu kém cả về quản trị, thì phải thu hẹp thông qua hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại như cách NHNN xử lý thời gian vừa qua là cần thiết để giảm thiểu rủi ro. Nhưng nếu xét dưới góc độ tiềm năng tài khoản NH hoạt động theo dân số Việt Nam như hiện nay thì số lượng NH cũng không phải quá nhiều. Số lượng NHTM là bao nhiều phải phù hợp với sự vận động của thị trường một cách tự nhiên chứ không phải bằng sự thúc ép có tính mệnh lệnh hành chính.



2.1.2. Về quy mô vốn

Vốn chủ sở hữu, trong đó bao gồm vốn điều lệ là cơ sở và điều kiện để một NHTM xác định quy mô hoạt động của mình. Quy mô vốn chủ sở hữu của NH chi phối quy mô tổng tài sản của NH trên cơ sở các giới hạn về bảo đảm an toàn theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng. Sau khi kí Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA), và gia nhập WTO (2007) Việt Nam đã mở cửa thị trường với các NH nước ngoài, các NH nội cũng đạt được những bước tiến mới trong việc tăng vốn và hợp tác với nước ngoài để hạn chế mất thị phần. Xét về quy mô vốn của các NHTM Việt Nam còn khá khiêm tốn so với NH trong khu vực nói riêng, quốc tế nói chung.

Trong quá trình hoạt động, do những đòi hỏi về mặt pháp lý của NHNN, từ yếu tố cạnh tranh trên thị trường và sự phát triển tất yếu của nền kinh tế các NHTM không ngừng nỗ lực tăng vốn điều lệ, phát triển về quy mô tổ chức kinh doanh. Dưới áp lực tăng vốn điều lệ nhằm đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ thì đến năm 2010, vốn điều lệ tối thiểu của các NHTM phải đạt 3.000 tỷ VNĐ. Đến nay, các NH đã thực hiện xong quy định vốn pháp định tối thiểu, trong đó một số NH còn có số vốn điều lệ khá cao như: VCB, BIDV, Viettinbank, Agribank...các chi nhánh NH nước ngoài cũng dần tăng quy mô vốn điều lệ để đảm bảo hoạt động từ trên 15 triệu USD. Nhờ có sự cơ cấu hợp lý mà hoạt động hệ thống ngân hàng thương mại trở nên linh hoạt hơn, hoạt động kinh doanh NH ngày càng phát triển nâng cao được năng lực cạnh tranh, góp phần đưa nền kinh tế phát triển lên tầm cao mới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.

Nhóm NHTM nhà nước và NHTM mà nhà nước nắm cổ phần chi phối có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống trên 20 000 tỷ đồng. Nhóm NH này cũng là nhóm NH chi phối thị phần tín dụng. Năm 2000, 4 NHTM nhà nước chiếm 70% thị phần tín dụng thì đến nay tỷ lệ này giảm về dưới 60% và hiện nay mức độ chênh lệch về thị phần giữa NHTM nhà nước và NHTM cổ phần không còn nhiều nữa. Tính đến thời điểm cuối năm 2016, vốn tự có hệ thống đã tăng 10,66% trong năm 2016, tương đương 639.661 tỉ đồng. Tổng tài sản có tỷ lệ tăng trưởng 16,18%, tương đương

8.503.571 tỉ đồng.

Hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 12



Hình 2.1: Qui mô vốn tự có của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2011-2016


Đơn vị tính: Tỷ đồng

300000

250000

200000

150000

100000

50000

0

2011

2012

2013

2014

2015

2016

NHTM Nhà nước

NHTM cổ phần

NHTM Liên doanh và NHTM Nước ngoài

Nguồn: Ngân hàng nhà nước

Trong cấu phần vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ chiếm tỷ trọng lớn nhất, nhìn chung các NH có vốn điều lệ lớn nhất cũng là những NH có vốn chủ sở hữu nhiều nhất. Năm 2016, năng lực tài chính của các TCTD được cải thiện, các TCTD tích cực từng bước thoái vốn khỏi các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, hiệu quả kinh doanh thấp, công nghệ NH, hệ thống quản trị, kiểm soát nội bộ của TCTD tiếp tục đổi mới và hiện đại hóa theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Qui mô vốn tự có của các NHTM Việt Nam có sự gia tăng qua các năm, tính bình quân giai đoạn 2011-2016, thì nhóm NHTM nhà nước tăng 14%, nhóm NHTM cổ phần, NHTM liên doanh và nước ngoài tăng khoảng 9%. Trong hệ thống các NHTM tại Việt Nam, 4 NHTM có mức vốn điều lệ lớn nhất là Vietinbank (60399 tỷ đồng), Agribank (49231 tỷ đồng), Vietcombank (48102 tỷ đồng) và BIDV (44144 tỷ đồng). Trong số nhóm NHTM cổ phần, 16 NH cổ phần có mức vốn điều lệ dưới 5000 tỷ đồng, 9 NH có mức vốn điều lệ từ 5000 tỷ đồng đến dưới 10000 tỷ đồng và 5 NH có mức vốn điều lệ từ 10000 tỷ đến dưới 15000 tỷ đồng. Nếu so với tiêu chuẩn của Camel – vốn chủ sở hữu của các NH phải đạt 20.000 tỷ đồng – thì chỉ có nhóm các NHTMCP lớn nhất gồm Vietinbank, Agribank, Vietcombank, BIDV nằm trong ngưỡng an toàn. Nhóm NHTM cổ phần thì mới chỉ đạt gần 44%). Điều này cho thấy qui mô vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam còn ở mức khiêm tốn so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Vốn tự có của một NHTM là một trong những tiêu chí xác định tính an toàn,



trong đó hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR là chỉ tiêu an toàn trong hoạt động được quy định trong chuẩn Basel. Theo quy định tại Thông tư 13/2010 của NHNN, các NHTM phải duy trì hệ số CAR tối thiểu là 9%, nhìn chung các NHTM đều đảm bảo thực hiện tốt quy định này.

Hình 2.2: Hệ số an toàn vốn tối thiểu của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2011 -2016

Đơn vị tính: %


14,5

14

13,5

13

14

13,8

13,22

13

12,84

12,5 11,9

12

11,5

11

10,5

201 1 2 012 2013 201 4 2 015 2016

Nguồn: Ngân hàng nhà nước

Từ thời điểm ra đời thông tư 13/2010 đến nay, hệ số an toàn vốn của hệ thống NH đã tăng từ 11% lên 11,9% năm 2011, đạt tới 14% năm 2012 và dao động ở mức 13%. Tuy nhiên, nếu hệ số CAR cao trong bối cảnh hệ thống NHTM gặp nhiều khó khăn mà nguyên nhân do tăng vốn điều lệ khi không cho vay được với mức tương ứng sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của NH.

2.1.3. Về quy mô tài sản

Qui mô và chất lượng tài sản là chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự bền vững tài chính và năng lực quản lý của NHTM. Tương tự như vốn tự có, qui mô tổng tài sản của hệ thống NHTM có sự tăng trưởng đều qua các năm, bình quân giai đoạn 2012- 2016, nhóm NHTM nhà nước tăng 19%, nhóm NHTM cổ phần, liên doanh và nước ngoài cùng tăng khoảng trên 11%.

Theo thống kê của NHNN, tổng tài sản có toàn hệ thống các tổ chức tín dụng tính đến cuối tháng 12/2016 tăng 16.18% so với đầu năm, vượt mức 8.5 triệu tỷ đồng. Tổng tài sản có của tất cả các TCTD trong hệ thống theo thống kê đều tăng trưởng. Trong đó, tổng tài sản có của các NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần cùng tăng 16.89% lên lần lượt 3,861,942 tỷ đồng và 3,422,829 tỷ đồng. Con số này tại



NH liên doanh, nước ngoài tăng 9.63% lên 828,322 tỷ đồng. Quy mô tổng tài sản giữa các NH tiếp tục có sự cách biệt rất lớn. Dẫn đầu vẫn là các NHTM thuộc top 4: Agribank, BIDV, Vietinbank, Vietcombank. Sau quá trình tái cơ cấu giai đoạn 2011-2015, một vài NHTM có quy mô tổng tài sản tăng vọt thông qua mua bán, sáp nhập, tuy nhiên so với NHTM trong khu vực và trên thế giới thì quy mô tài sản của nhiều NHTM còn ở mức khiêm tốn.

Hình 2.3 : Qui mô tổng tài sản của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2011-2016

Đơn vị tính: Tỷ đồng


2016


2015


2014


2013


2012


2011

0

500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 3500000 4000000 4500000

NHTM liên doanh&NHTM nước ngoài

NHTM cổ phần NHTM Nhà nước

Nguồn: Ngân hàng nhà nước

Trong xu thế hiện nay, ngành NH Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thì sức ép cạnh tranh càng ngày càng lớn hơn bắt buộc các NH cần phải liên kết với nhau để có thể tăng thêm quy mô về tổng tài sản, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

2.1.4. Về năng lực quản trị

Trong hoạt động của các NHTM, bộ máy quản trị có vai trò đặc biệt quan trọng, xuất phát từ tính cạnh tranh trong hoạt động NH vô cùng khắc nghiệt, thông tin không cân xứng ở mức độ cao nên mức độ phức tạp trong hoạt động quản trị NH cao hơn rất nhiều các ngành nghề khác trong nền kinh tế khi mà các NHTM đóng vai trò trung gian dẫn vốn trong nền kinh tế. Thực tế trong thời gian qua, năng lực quản trị của các NHTM Việt Nam đã có nhiều biến chuyển tích cực, hiện nay, đã có



13 NHTM của Việt Nam lọt vào danh sách 1000 NH thế giới năm 2016 do Tạp chí Banker công bố; một số NH cũng đã được tổ chức xếp hạng quốc tế Moody’s đánh giá là có chỉ số sức mạnh tài chính cao nhất, một số được đánh giá ở mức có triển vọng ổn định và một số được đánh giá triển vọng tích cực. Hệ thống quản trị của NHTM Việt Nam dần được cải thiện theo hướng hiện đại, phù hợp với thông lệ chung và xu hướng phát triển của các NHTM trên thế giới. Bộ máy quản trị tại các NHTM cũng được sắp xếp lại theo hướng qui định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các bộ phận, các cấp. Hoạt động quản trị dần chuyên nghiệp hơn. Công tác quản trị rủi ro đã bắt đầu được chú trọng. Nhiều NHTM đã xây dựng được hệ thống quản trị thông tin – MIS, triển khai xây dựng hệ thống quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn Basel

II. Khuôn khổ pháp lý về các chuẩn mực an toàn, lành mạnh, minh bạch của hệ thống các TCTD đã được cải thiện đáng kể, tiến gần hơn các thông lệ, chuẩn mực NH quốc tế. Các NHTM Việt Nam đang từng bước triển khai áp dụng chuẩn mực an toàn vốn theo Basel II theo đúng lộ trình quy định.

Tuy nhiên, hoạt động quản trị ở các NHTM Việt Nam cũng bộc lộ không ít những điểm hạn chế:

- Khung pháp lý đối với hoạt động quản trị và giám sát hệ thống NH còn chưa đầy đủ mặc dù Chính phủ và NHNN cũng đã ban hành nhiều văn bản quy định mới góp phần hoàn thiện khung pháp lý tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các TCTD tiếp tục đổi mới hoạt động quản trị theo thông lệ quốc tế.

- Việc tăng cường hoạt động quản trị nội bộ trong NHTM còn gặp nhiều khó khăn như vấn đề xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ, mối quan hệ giữa các bên có liên quan…cơ sở dữ liệu về phân tích, dự báo môi trường kinh doanh, đánh giá nguồn lực và xác định tầm nhìn trung, dài hạn vốn là công cụ quản lý cơ bản của các NHTM hiện đại vẫn còn thiếu, chính sách quản lý rủi ro chủ yếu tập trung vào rủi ro tín dụng, độ chính xác của hệ thống thông tin chưa cao, việc sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro còn hạn chế.

- Ngoài ra, trong mô hình tổ chức và quản lý của các NHTM hiện tại còn có những điểm bất hợp lý khiến cho hoạt động quản trị NH kém hiệu quả. Vấn đề sở hữu chéo giữa các NHTM cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả quản trị ở một số NHTM. Ở một số khía cạnh, sở hữu chéo mang lại tác động



tích cực đối với các NHTM như góp phần điều hòa vốn nhanh chóng giữa các NH; tập trung vốn để thực hiện các dự án có qui mô lớn, đa dạng hóa danh mục đầu tư, hỗ trợ vốn và công nghệ, hay giúp cho các NH có nguồn vốn ổn định để đảm bảo cho quá trình hoạt động...Tuy nhiên, sở hữu chéo của các NH trong thời gian qua diễn biến phức tạp khiến nguồn lực và khả năng chống đỡ rủi ro của NH không được đánh giá đúng mức. Sở hữu chéo đã cho phép nhiều NH với quy mô vốn điều lệ nhỏ lách được quy định của Nghị định 141/2006/NĐ-CP về mức vốn pháp định của các NHTM, theo đó vốn điều lệ thực góp của các NH phải đạt 1.000 tỷ đồng vào năm 2008 và 3.000 tỷ đồng vào năm 2010, hàng loạt các NHTMCP đã nâng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ để đảm bảo quy định của NHNN. Nhưng trên thực tế, quy mô của dòng vốn mới thực sự được bổ sung vào hệ thống NH vẫn chưa được làm rõ. Với quy mô vốn điều lệ tăng, các NH được phép huy động thêm tiền gửi trong dân cư và hàng nghìn tỷ đồng vốn huy động mới này lại có thể được dùng để tài trợ cho những dự án sân sau của chính các cổ đông lớn của NH. Chính sự tăng vốn ào ạt của một số NHTM tại Việt Nam mà một phần được thực hiện thông qua hình thức sở hữu chéo đã khiến cho những tác động tiêu cực của sở hữu chéo tăng lên, ảnh hưởng đến sự an toàn trong hoạt động của hệ thống NH.

Với năng lực quản trị như hiện nay, các NHTM tại Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những rủi ro lớn, gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Thực tế này đòi hỏi bản thân mỗi NHTM phải không ngừng nâng cao năng lực quản trị để cạnh tranh không chỉ với NHTM trong nước mà còn cạnh tranh với các tổ chức tín dụng quốc tế trong điều kiện hội nhập đầy khó khăn và thách thức.

2.1.5. Khả năng sinh lời

Cùng với những thay đổi trong quy mô vốn và tài sản, về mặt lợi nhuận, các NHTM Việt Nam cũng đã ghi nhận những diễn biến tăng trưởng khả quan trong những năm qua. Khả năng sinh lời của các NH được phản ánh qua hai chỉ số chủ yếu là tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE). Tuy nhiên, trong giai đoạn 2012-2016, những khó khăn từ nền kinh tế đã ảnh hưởng sâu sắc đến khách hàng có quan hệ tiền gửi và tiền vay tại các NH, khiến tỷ suất ROA, ROE của hệ thống đã không thể tiếp nối đà tăng của những năm trước đó.



Hình 2.4. Tỷ lệ ROA, ROE của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2011-2016

Đơn vị tính: %


12

10

10,4

8

6,31

6,43

7,57

6

5,56

6,26

4


2

1,02

0,62

0,5

0,57

0,44

0,58

0

2011

2012

2013

2014

2015

2016

ROA

ROE

Nguồn: Ngân hàng nhà nước, UBGSTCQG

Năm 2012, khả năng sinh lợi của hệ thống NHTM sụt giảm nghiêm trọng. ROE từ 10,4% năm 2011 chỉ còn 6,31% năm 2012. Tương tự, ROA năm 2012 cũng giảm gần một nửa so với năm 2011. ROA năm 2012 là 0,62%, giảm xuống 0,49% năm 2013. Kết quả này phản ánh thực tế kể từ năm 2011, ngành NH bước vào suy thoái và khủng hoảng, tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Khả năng sinh lợi giảm là kết quả của tình trạng tăng trưởng tín dụng thấp, chi phí dự phòng rủi ro cao. Trong bối cảnh hoạt động sản xuất trong nước khó khăn, các TCTD đẩy mạnh quá trình xử lý nợ xấu, khả năng sinh lời của các TCTD cũng dẫn được cải thiện qua các năm. Từ năm 2014-2016, nhờ kết quả bước đầu của quá trình tái cơ cấu với những biện pháp cứng rắn làm lành mạnh hóa hệ thống NH cùng những thương vụ M&A xử lý những NH yếu kém, khả năng sinh lợi của NH cũng đã có những chuyển biến tích cực hơn. Trong đó, khả năng sinh lời của nhóm NHTM mà nhà nước nắm cổ phần chi phối, nhóm NH liên doanh và nước ngoài luôn cao hơn mức trung bình của cả hệ thống; nhóm NHTM cổ phần thì ngược lại, luôn thấp hơn và có một khoảng cách khá xa so với mức bình quân này. Khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam được đánh giá thấp hơn so với các nước trong khu vực. Về cơ cấu lợi nhuận có sự khác biệt giữa các nhóm NHTM trong nước và nước ngoài. Trong khi nguồn thu của nhóm

Xem tất cả 230 trang.

Ngày đăng: 23/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí