Tỷ Lệ Nợ Xấu Trên Tổng Dư Nợ Của Các Nhtm Việt Nam Giai Đoạn 2011 – 2016



NHTM trong nước chủ yếu từ hoạt động tín dụng (mặc dù đã có sự giảm xuống); nhóm NHTM nước ngoài lại chủ yếu là nguồn thu từ dịch vụ (70% - 80%), thu từ tín dụng chiếm tỷ lệ từ 10%-15%.

2.1.6. Về tình hình thanh khoản

Giai đoạn sau khủng hoảng, vào các năm 2009, 2010 tình hình thanh khoản của các NHTM được cải thiện nhưng vẫn còn những diễn biến phức tạp. Năm 2009, NHNN thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng, nhưng trước tình trạng dư nợ, tín dụng có dấu hiệu tăng mạnh hơn chỉ tiêu định hướng, NHNN có những động thái thắt chặt tiền tệ nhằm chủ động ngăn ngừa lạm phát. Đặc biệt nghị định 141/2006/NĐ- CP của chính phủ quy định đối với các NHTM, mức vốn pháp định áp dụng cho đến hết 31/12/2010 là 3000 tỷ. Việc tăng vốn điều lệ là yêu cầu hợp lý của NHNN để đảm bảo tính an toàn cho hoạt động của NHTM tuy nhiên trong giai đoạn các NHTM đang thiếu vốn cho hoạt động kinh doanh thì điều đó lại là một vấn đề nan giải, gia tăng áp lực về thanh khoản đối với các NH, đặc biệt là các NH nhỏ. Năm 2011, thanh khoản trở thành mối quan tâm đặc biệt đối với hệ thống NH. Lượng vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế sụt giảm so với các năm trước. Cuộc đua lãi suất giữa các NH với mức lãi suất huy động ở mức 14%-16%. Tình hình thanh khoản của một số NHTM Việt Nam căng thẳng trong thời kỳ này một phần do nguồn tiền gửi suy giảm nhưng một nguyên nhân quan trọng khác nữa bắt nguồn từ việc tăng trưởng bất hợp lý trong giai đoạn trước đây. Với mục tiêu hạn chế cuộc đua lãi suất và kéo hạ lãi suất cho vay, NHNN ban hành thông tư 02/TT-NHNN ngày 3/3/2011 quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng VNĐ của các NHTM bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức không vượt quá 14%/năm, riêng quỹ tín dụng nhân dân cơ sở không vượt quá 14,5%/năm. Đồng thời, NHNN tiếp tục ban hành thông tư 09/2011/TT-NHNN áp dụng từ ngày 13/04/2011 quy định lãi suất huy động vốn tối đa bằng USD của NHTM là 1%/năm và đối với cá nhân là 3%/năm (trước đó, lãi suất huy động USD của NHTM từ 5-6%/năm). Năm 2012, một trong những nguyên nhân khiến cho ba NH: NHTM CP Đệ Nhất, NH TMCP Sài Gòn và Việt Nam Tín Nghĩa phải thực hiện hợp nhất là do tình trạng thiếu hụt thanh khoản tạm thời do mất cân đối giữa nguồn vốn huy động và cho vay. Từ thời điểm cuối năm 2012 đến nay, tình hình thanh khoản có những thay đổi theo chiều



hướng tốt, thanh khoản của các NH đang được cải thiện và khá dồi dào so với giai đoạn trước. Nhìn chung thanh khoản của hệ thống NH Việt Nam được bảo đảm, lãi suất ngắn hạn giảm và ổn định, dự trữ thanh khoản không ngừng được tăng lên. Tuy nhiên thanh khoản của một số TCTD chưa được bền vững do nợ xấu cao, nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn nhưng cho vay trung dài hạn lớn.

Năm 2014, thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các TCTD, chi nhánh NH nước ngoài phải nắm giữ những tài sản có tính thanh khoản cao để dự trữ đáp ứng các nhu cầu đến hạn và phát sinh ngoài dự kiến. Cũng theo quy định của thông tư này, tỷ lệ bảo đảm khả năng thanh toán ngay đối với các NHTM là 10%, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động mà NH Nhà nước cho phép với các NHTM cổ phần là 80% và đối với NHTM nhà nước là 90%. Trên thực tế, các NHTM Việt Nam đều đáp ứng các quy định về thanh khoản của NHNN trong đó có tỷ lệ bảo đảm khả năng thanh toán ngay và khả năng thanh toán trong 7 ngày, hầu hết các NHTM đảm bảo tỷ lệ khả năng thanh toán ngay ở mức khoảng 15%-17% trong giai đoạn 2012-2014. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động đã giảm từ trên 100% vào những năm 2009-2011 xuống còn 88,5% giai đoạn 2012-2013 và giữ ở mức 78% vào năm 2014. Năm 2015, thanh khoản của các TCTD chỉ được cải thiện bền vững khi nợ xấu được xử lý căn bản, cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn phù hợp về kỳ hạn. Thanh khoản của các NHTM năm 2016 được đảm bảo nhờ huy động vốn tăng cao hơn năm trước, có nhiều yếu tố thuận lợi từ vĩ mô như: lạm phát được kiểm soát trong mức kỳ vọng, tỷ giá tương đối ổn định và yếu tố định hướng, cam kết của chính sách giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp của chính phủ. Tỷ lệ tín dụng/Huy động vốn (LDR) có xu hướng ổn định, xoay quay mức 90%, tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm trong tổng huy động ở thị trường 1 ở mức cao và tiếp tục gia tăng, tín dụng trung dài hạn tăng trưởng trong tầm kiểm soát, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn ở mức 31%. Các NH sau tái cơ cấu ổn định, thanh toán được bảo đảm.

2.1.7. Về tình hình nợ xấu

Nợ xấu là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động của các NHTM. Nợ xấu trong thời gian qua ở Việt Nam trở thành vấn đề trọng tâm cần giải quyết trong quá trình tái cơ cấu NH. Tỷ lệ nợ xấu cao làm cho uy tín, niềm tin vào tiềm lực tài chính của NH bị suy giảm, ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của



NH, nghiêm trọng hơn nó có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản, đẩy NH đến bờ vực phá sản và đe dọa sự ổn định của toàn bộ hệ thống NH.

Giai đoạn từ 2009-2012, nợ xấu của hệ thống NH liên tục gia tăng. Giá trị nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu đều tăng mạnh khi nguồn vốn tín dụng bị thắt chặt và môi trường kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2010 -2013 tỉ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam liên tục gia tăng ảnh hưởng tới sự an toàn và tính an toàn của hệ thống NH, nhưng giai đoạn 2014 đến nay, tỉ lệ này có xu hướng giảm. Nợ xấu đánh giá lại tại thời điểm 31/12/2012 của toàn hệ thống là 761.197 tỷ đồng, chiếm 24,85% tổng dư nợ đánh giá, gấp 2,45 lần so với nợ quá hạn được TCTD báo cáo. Nợ xấu đánh giá lại đạt 452.951 tỷ đồng chiếm 14,79% tổng dư nợ đánh giá lại gấp 4 lần nợ xấu báo cáo.[37] Nợ xấu năm 2016 được giữ ổn định ở mức dưới 3%, cơ cấu tín dụng diễn biến tích cực theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, chất lượng, tập trung chủ yếu cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Hình 2.5: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011 – 2016

Đơn vị tính: %


5

4,5

4

4,67

4,08

4,11

3,5

3

2,5

2

1,5

1

0,5

0

3,3

2,55

2,46

2011 2012 2013 2014 2015 2016

Nguồn: Ngân hàng nhà nước

Nợ xấu thời gian qua ở Việt Nam phát sinh khá lớn từ các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước. Cùng với việc triển khai, thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD, ngành NH đã từng bước quyết liệt trong việc thực hiện xử lý nợ xấu của các TCTD. NHNN đã chỉ đạo các NHTM áp dụng nhiều biện pháp quyết liệt để giảm nợ xấu như: cơ cấu lại nợ với thời hạn và lãi suất thích hợp. Năm 2012, NHNN trình Chính phủ đề án xử lý nợ xấu trong đó trọng tâm là xử lý



qua công ty mua bán nợ VAMC. VAMC đã được thành lập và đi vào hoạt động năm 2013 nhằm xử lý các khoản nợ xấu của các NH đang ngày càng lớn. Thông tư 02/2013/TT-NHNN và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN của NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích lập và phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, TCTD áp dụng chuẩn mực mới về phân loại nợ chặt chẽ hơn để phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng và thực trạng nợ xấu, từ đó thúc đẩy xử lý nợ xấu. Nhờ nỗ lực của Chính phủ, NHNN cũng như sự quyết liệt của từng TCTD trong việc xử lý nợ xấu, nên tỷ lệ nợ xấu đã giảm mạnh từ mức 8,86% tổng dư nợ cuối năm 2012 xuống còn 4,55% đến tháng 11/2013. Từ năm 2013 đến nay, tình hình kinh tế vĩ mô được cải thiện, cùng với những nỗ lực của NHNN trong xử lý nợ xấu, diễn biến nợ xấu cũng có những chuyển biến khả quan. Năm 2014 tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ so với thời điểm cuối 2013, trong năm này, các TCTD bắt đầu thực hiện quy định mới về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN có hiệu lực từ 01/06/2014, thị trường bất động sản phục hồi chậm, tình trạng các DN trong nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất. Năm 2015, các TCTD tích cực xử lý nợ xấu dưới 3 hình thức: bán nợ cho VAMC, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu, thu nợ khách hàng bằng nhiều giải pháp kể cả khởi kiện trước pháp luật. Năm 2015 là năm bản lề của việc thực hiện Đề án xử lý nợ xấu và năm về đích của Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD, với việc triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý, điều hành, tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, NHNN đạt mục tiêu đưa nợ xấu về ngưỡng an toàn 2,55% và kiên quyết xử lý các TCTD yếu kém, đẩy mạnh sáp nhập, hợp nhất, lành mạnh hóa tài chính, cơ cấu lại hoạt động kinh doanh và đổi mới hệ thống quản trị, điều hành tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của hệ thống TCTD. Sau 5 năm thực hiện tái cơ cấu NH, các NHTM đã tập trung xử lý nhanh nợ xấu góp phần nâng cao năng lực tài chính và mở rộng qui mô hoạt động. Năm 2016, các TCTD đã xử lý được khoảng 95.000 tỷ đồng nợ xấu, trong đó, xử lý qua thu hồi nợ, bán tài sản đảm bảo chiếm khoảng 52,6% tổng giá trị nợ xấu được xử lý, qua nguồn dự phòng chiếm 26,6% và bán nợ cho VAMC chiếm 21%. Tính đến hết năm 2016 tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống còn 2,46%, giảm gần 50% so với mức cao nhất 4,93% vào tháng 9/2012. Trong giai đoạn 2011-2016, toàn hệ thống đã xử lý được trên 610,000 tỷ



đồng nợ xấu, trong đó trên 56% do các tổ chức tín dụng tự xử lý, còn lại gần 44% được xử lý thông qua bán nợ (gồm cả bán cho VAMC và các tổ chức, cá nhân khác).

2.2. ĐỘNG LỰC THỰC HIỆN MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Bối cảnh hội nhập

Năm 2007, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Nhìn dưới góc độ đa chiều, sự gia nhập WTO tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với hệ thống NH Việt Nam. Khi Việt Nam là thành viên của WTO, môi trường kinh doanh của các NHTN trong nước có sự thay đổi lớn, bởi chúng ta phải thực hiện những cam kết quốc tế theo lộ trình ký kết, có nhiều NH nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng với các NHTM trong nước. Các NHTM Việt Nam được tham gia vào một sân chơi kinh doanh bình đẳng và mang tính chuyên nghiệp cao, sự cạnh tranh giữa các NH diễn ra ngày càng khốc liệt. Theo lộ trình cam kết khi gia nhập WTO, thị trường tài chính phải được mở cửa cho các tổ chức tài chính nước ngoài vào hoạt động, sự bảo hộ của nhà nước đối với lĩnh vực NH giảm dần nhằm lành mạnh hóa môi trường cạnh tranh, NHNN chỉ quản lý ở tầm vĩ mô thông qua cơ chế chính sách. Chính bối cảnh đó tạo cho các NHTM Việt Nam áp lực buộc phải năng động và kinh doanh hiệu quả, nhu cầu tăng tiềm lực tài chính mở rộng cung cấp dịch vụ được đẩy mạnh. Các NHTM Việt Nam cũng đã bước đầu có sự hình thành của mô hình NH đa năng với sự gắn kết của các dịch vụ NH và các dịch vụ NH với các dịch vụ tài chính phi NH nhằm tạo nên một chuỗi dịch vụ tài chính hiệu quả ngày càng cao. Xu hướng mở cửa và tự do hóa cũng được thể hiện rõ nét. Về cơ bản, sự ổn định của hệ thống NH trong thời gian qua đã góp phần không nhỏ vào sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì thực trạng của hệ thống NH cũng đang đặt ra những vấn đề cần giải quyết hiện nay cho phù hợp hơn với nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn tới. Với thực trạng hoạt động của các NHTM Việt Nam còn nhiều hạn chế, khả năng chống đỡ rủi ro thấp trong bối cảnh hội nhập các NHTM Việt Nam sẽ dễ bị mất thị phần và khách hàng vào các NH nước ngoài, việc liên kết sáp nhập để tăng năng lực cạnh tranh là con đường tất yếu đối với các NHTM Việt Nam để có thể tồn tại và đương đầu với áp lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập



Các quy định về hoạt động NH của Chính phủ và NH nhà nước

Hệ thống NHTM Việt Nam được NHNN tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp phép thành lập NH đáp ứng nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ NH phục vụ cho hoạt động đầu tư, số lượng NH mới thành lập ngày càng nhiều. Tuy nhiên nhiều NH mới thành lập nhưng số vốn điều lệ không cao, nhiều chi nhánh phòng giao dịch được mở. Các NH mở rộng quy mô nhưng trình độ quản lý chưa phát triển theo kịp, kiểm soát rủi ro yếu, ẩn chứa nhiều rủi ro cho hệ thống NH. Nghị quyết số 141/2005/NĐ-CP được NH Nhà nước ban hành đã yêu cầu các TCTD thực hiện lịch trình tăng vốn điều lệ lên 1000 tỷ đồng đến cuối năm 2008, 2000 tỷ đồng vào cuối năm 2009 và 3000 tỷ đồng đến hết 31/12/2010, vấn đề tăng vốn điều lệ đã không còn là nhu cầu tự thân của NHTM mà đã trở thành chế tài của nhà nước. Điều kiện thành lập mới các NH được siết chặt lại. Với quy mô vốn vài nghìn tỷ đồng, quy mô các NHTM Việt Nam rất nhỏ bé so với các NHTM trong khu vực.

Việc chính phủ đặt ra lộ trình về mức vốn điều lệ tối thiểu cũng chính là thúc đẩy việc tăng vốn và tạo ra sức ép về việc sáp nhập trong khu vực NH. Đối với các NHTM nhỏ chưa đạt mức quy định thì đây là thách thức mang tính sống còn. Các NHTM có thể lựa chọn nhiều cách để tăng vốn như phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, nhưng việc phát hành trái phiểu chuyển đổi không phải NHTM nào cũng có thể thực hiện được do những áp lực về chi phí trả lãi, mặt khác việc tăng vốn thông qua hình thức phát hành thêm cổ phiếu cũng không hẳn là biện pháp tối ưu khi mà cổ phiếu NH không còn nằm trong danh mục ưu tiên của nhà đầu tư trên thị trường. Việc tiến hành M&A là một trong các biện pháp được nhiều NH xem xét. Để đáp ứng các yêu cầu thành lập với các tiêu chí khắt khe đã thúc đẩy các tổ chức tiến hành thực hiện M&A thay vì thành lập NH mới. Đa số các NH đều mong muốn hình thành các định chế tài chính NH đa ngành nghề hay đầu tư dưới hình thức cổ đông chiến lược nhằm mục đích các bên cùng có lợi từ đó tăng cường năng lực cạnh tranh của các NH. Hoạt động M&A NH diễn ra nhanh và thuận lợi hơn.

Chủ trương của chính phủ về tái cấu trúc hệ thống NH Việt Nam

Tái cấu trúc hệ thống NH là các gói giải pháp về thể chế, tài chính và pháp lý nhằm cứu vãn những NH phá sản và khôi phục hệ thống NH trở lại hoạt động bình thường (Margery Waxman 1998, World Bank)



Tái cấu trúc hệ thống NH nhằm mục đích cải thiện hiệu quả NH, phục hồi khả năng thanh khoản và lợi nhuận, nâng cao năng lực của hệ thống NH để thực hiện chức năng trung gian tài chính giữa người thừa vốn và người thiếu vốn, đồng thời khôi phục lòng tin của công chúng (Claudia Dziobek và Ceyla Pazabasioglu 1998, IMF).

Tái cơ cấu nền kinh tế là chủ trương kinh tế cốt lõi trong các văn kiện của Đại hội Đảng lần thứ XI. Xuất phát từ quan điểm tái cơ cấu là một công việc diễn ra tương đối liên tục dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và sự dịch chuyển lợi thế cạnh tranh giữa các quốc gia cũng như trong từng DN và từ tầm nhìn của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, Hội nghị TW3 khóa XI đã đặt yêu cầu thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng ngay trong thời kỳ kế hoạch 2011 - 2015. Theo đó, các nội dung cơ cấu lại nền kinh tế sẽ được bắt đầu từ những lĩnh vực cấp bách nhất, đó là tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm là hệ thống các NHTM và tái cơ cấu DN nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước.

Tái cấu trúc hệ thống NH bao gồm tái cấu trúc vốn, tái cấu trúc tài sản và tái cấu trúc tổ chức của các NH. Chương trình tái cấu trúc hệ thống NH Việt Nam được chia làm 3 giai đoạn được bắt đầu từ cuối năm 2011. Giai đoạn đầu tiên thực hiện tái cấu trúc một số NH có nguy cơ khủng hoảng về mặt thanh khoản, khắc phục thiếu hụt thanh khoản của toàn hệ thống. Giai đoạn 2 được tiến hành đầu năm 2012 với nội dung chấn chỉnh thị trường tiền tệ liên NH, thị trường tín dụng, đặc biệt NHNN đưa ra hạn mức tăng trưởng tín dụng của hệ thống cũng như từng nhóm TCTD, đưa ra các chỉ thị về việc cơ cấu lại nợ, xây dựng các chương trình hiện đại hóa các TCTD. Giai đoạn 3 là giai đoạn tái cấu trúc tổ chức và hoạt động, tái cấu trúc lại hệ thống quản trị rủi ro, xây dựng các dự thảo áp dụng các chuẩn mực quốc tế về kế toán và báo cáo tài sản. Chính phủ cũng chỉ ra quan điểm tái cơ cấu lại hệ thống NH theo hướng khuyến khích việc M&A các TCTD theo nguyên tắc tự nguyện [22]. Chính phủ và NHNN Việt Nam đã xác định rõ mục tiêu cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống TCTD theo hướng hiện đại, an toàn, hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị NH tiên tiến, phù hợp thông lệ quốc tế. NHNN đã tích cực hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để tăng cường an toàn, hiệu quả hoạt động NH, thúc đẩy tiến trình xử lý nợ xấu và tái cơ



cấu hệ thống TCTD. M&A NHTM được xem như một phương án khả thi được lựa chọn nhằm tái cấu trúc hệ thống NH. Chính phủ cũng đã chỉ ra quan điểm tái cơ cấu theo hướng khuyến khích các TCTD theo nguyên tắc tự nguyện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM, hình thành nên những NH lớn mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế.

Sức ép thoái vốn

Thoái vốn khỏi các NHTM là một phần bắt buộc nằm trong lộ trình tái cấu trúc mà chính phủ đã phê duyệt cho các tập đoàn KT. Làn sóng đầu tư của các tập đoàn và tổng công ty vào khu vực NH bắt đầu tăng mạnh trong giai đoạn 2006- 2008, khi nhiều NH ồ ạt phát hành cổ phiếu để tăng vốn. Theo báo cáo KT vĩ mô năm 2014 của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, tỉ lệ đầu tư vào NH chiếm gần 60% trong tổng số đầu tư vào lĩnh vực tài chính (bao gồm cả bảo hiểm, bất động sản, chứng khoán, quỹ đầu tư).

Kể từ năm 2013, làn sóng thoái vốn khỏi ngành NH đã bắt đầu, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tiếp tục thực hiện thoái vốn đầu tư vào 5 lĩnh vực nhạy cảm (chứng khoán, NH tài chính, bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư), ngoài ngành nghề sản xuất kinh doanh chính theo đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt. Giá trị các khoản đầu tư vào 5 lĩnh vực nhạy cảm của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải thực hiện thoái vốn trong giai đoạn 2014- 2015 là 22.504.588 triệu đồng. Trong đó lĩnh vực NH tài chính là 14.899.287 triệu đồng. Quyết định 51/2014 /QĐ-TTg về một số nội dung thoái vốn, bán cổ phần và đăng kí giao dịch, niệm yết trên thị trường chứng khoản của doanh nghiệp nhà nước trong đó có quy định về việc các DN nhà nước phải thực hiện thoái vốn đầu tư tại các TCTD.

Bảng 2.2: Sở hữu của tập đoàn, tổng công ty tại một số NHTM năm 2014


STT

Tập đoàn, Tổng Công ty

Tỷ lệ sở hữu vốn

NH

1

Tập đoàn Điện lực (EVN)

16%

ABBank

2

Tập đoàn Dầu khí (PVN).

52%

PVCombank

20%

OceanBank

3

Tập đoàn Xăng dầu Petrolimex

40%

PG Bank

4

Tập đoàn bưu chính viễn thông VNPT

8.95%

Maritime Bank

5

Tập đoàn dệt may

3.69%

NH Quốc Dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.

Hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 13

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ website của các NH

Xem tất cả 230 trang.

Ngày đăng: 23/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí