Những Thương Vụ Sáp Nhập Nh Điển Hình Tại Mỹ Giai Đoạn 2008-2016



cần thiết đối với hoạt động M&A NHTM tại Mỹ, nhất là trong thời kỳ khủng hoảng.

Khoảng từ năm 1981–1990 hệ thống NH Mỹ gặp nhiều khó khăn, nhiều NH gặp khó khăn do những vấn đề tín dụng từ những khoản cho vay đầu tư, đến những khoản cho vay bất động sản thương mại và sáp nhập tập đoàn. Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng này đã gây áp lực buộc Chính phủ Mỹ phải xem xét đến các điều kiện giải cứu hệ thống NH. Các tổ chức tín dụng yếu kém hoặc có vấn đề thường bị thâu tóm bởi những NHTM có định hướng mở rộng.

Năm 2007, cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ đã làm thay đổi cục diện hoạt động M&A trong lĩnh vực NH tại Mỹ. Để đối phó với khủng hoảng, chính phủ Mỹ đã ban hành các chính sách tác động đến toàn bộ hệ thống tài chính nhằm hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống NH, cùng với đó là các chính sách mang tính riêng biệt, tác động trực tiếp lên từng NH cụ thể. Với các NH yếu kém, không có khả năng trả nợ đến hạn và có nguy cơ phá sản, chính phủ Mỹ thực hiện can thiệp bằng cách:

- Hỗ trợ các NH yếu kém tìm kiếm đối tác để thực hiện mua bán và sáp nhập. Với các thương vụ M&A kiểu này, trước hết chính phủ Mỹ sẽ tìm một NH mạnh chịu đứng ra M&A với NH yếu kém. Sau đó, chính phủ đứng ra hỗ trợ NH sau M&A trong việc xử lý các khoản nợ xấu và bảo lãnh nếu có thua lỗ trong tương lai.

- Quốc hữu hóa những NH không có khả năng sáp nhập. Có những NHTM rơi vào tình trạng khủng hoảng, yếu kém tới mức không thể thực hiện M&A với các đối tác khác thì chính phủ sẽ thực hiện cấp vốn để cứu các NHTM này thoát khỏi nguy cơ phá sản tuy nhiên các NHTM này sẽ bị quốc hữu hóa để đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống. Năm 2008, hai tập đoàn Fannie Mae và Freddie Mac đã được chính phủ Mỹ thực hiện tái cơ cấu theo phương thức này. Trong giai đoạn từ 2008 - 2010 ở Mỹ đã thực hiện 308 thương vụ M&A NH, từ 2011 - 2016 Mỹ tiếp tục sử dụng hình thức M&A để loại bỏ khoảng 800 NH hoạt động kém hiệu quả.

Đối với các thương vụ M&A có sự can thiệp của chính phủ, FED gửi thư thông báo cho FDIC về kế hoạch M&A, FDIC sẽ dàn xếp để một hoặc một số NH mạnh chấp nhận mua lại một phần hay toàn bộ tài sản của NH thuộc diện M&A và tiếp nhận các nghĩa vụ nợ của tổ chức đó. FED cân nhắc rất thận trọng tiêu chuẩn về tính cạnh tranh của các vụ M&A nhằm đảm bảo không làm giảm mức độ cạnh tranh trên thị trường NH địa phương và không tạo ra những NH độc quyền trong mỗi bang.



Bảng 1.3. Những thương vụ sáp nhập NH điển hình tại Mỹ giai đoạn 2008-2016


STT

Năm

NH nhận sáp nhập

NH bị sáp nhập

Tên tổ chức sau sáp nhập

1

2008

TD Banknorth

Commerce Bancorp

TD Bank, N.A

2

2008

JPMorgan Chase

Bear Searns

JPMorgan Chase

3

2008

Bank of America

Merrill Lynch

Bank of America

4

2008

Wells Fargo

Wachovia

Wells Fargo

5

2008

JPMorgan Chase

Washington Mutual

JPMorgan Chase

6

2008

Fifth Third Bank

First Charter Bank

Fifth Third Bank

7

2008

PNC Financial Service

Natinal City Group

PNC Financial Service

8

2008

U.S. Bancorp

Downey Savings and

Loan

U.S. Bancorp

9

2009

M&T Bank

Provident Bank of

Maryland

M&T Bank

10

2009

M&T Bank

Bradford Bank

M&T Bank

11

2011

M&T Bank

Washington Trust

M&T Bank

12

2011

Capital One

ING Direct USA

Capital One

13

2012

PNC Financial Services

RBC Bank

PNC Financial Services

14

2013

NBT Bank

Alliance bank

NBT Bank

15

2013

FirstMerit Bank

Citizens Republic

Bancorp

FirstMerit Bank

16

2014

Old National Bank

United Bank & Trust

Old National Bank

17

2016

Huntington Bancshares

First Merit Bank

Huntington Bancshares

18

2016

First Niagara Bank

KeyBank

KeyBank

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.

Hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 9

Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/List of bank mergers in the United States

1.2.1.4. Kết quả

Thông qua hoạt động M&A NHTM, hoạt động của các NHTM Mỹ đã được cải thiện rất nhiều. Vốn đã tăng lên và các NHTM đã củng cố tính thanh khoản. Tăng trưởng tín dụng được cải thiện, và các NH tiếp tục củng cố bảng cân đối của họ.

Thứ nhất: Số lượng NH nhỏ ở Mỹ giảm mạnh, hình thành các tập đoàn tài chính lớn



Trước khi có làn sóng M&A NH ở Mỹ các NH hoạt động trong khuôn khổ vùng đại lý không được mở rộng chi nhánh ngoài khu vực. Từ năm 1994, với sự ra đời của các đạo luật, hoạt động M&A trong ngành NH ở Mỹ phát triển nhanh chóng và với quy mô lớn chưa từng có tạo ra các tập đoàn tài chính NH khổng lồ hoạt động trên phạm vi toàn cầu. Từ năm 1980 đến năm 2003, số lượng NH ở Mỹ đã giảm từ 16000 xuống chỉ còn 8000 NH và tiếp tục giảm ở những năm sau này. Hầu hết số lượng các NH giảm là các NH nhỏ - những NH có ít hơn 100 triệu USD tài sản. Mặc dù số lượng các NH giảm, tài sản NH thực tế và lượng tiền gửi tại các NH có sự tăng trưởng mạnh qua các năm.

Hình 1.3. Số lượng NH thương mại tại Mỹ


16000

14000

12000

10000

8000

6000

4000

2000

0

14251

12463

9773

8458

6719

7535

5260

5083

1985

1990

1995

2000

2005

2010

2015

Thg10‐16

Nguồn: Federal Financial Institutions Examination Council

Thứ hai: Hoạt động M&A giúp các NH tiết giảm được các chi phí hoạt động

Trong các thương vụ M&A NH tại Mỹ, các NH đã xem xét kỹ càng và thận trọng về khả năng kết hợp và họ cùng nhau vượt qua những khó khăn, đồng thời họ thiết lập ngày từ đầu những mục tiêu có lợi và quyết bằng mọi cách phải đạt được các mục tiêu đó. Điển hình như hai thương vụ lớn Wells Fargo với Crocker National Corporation và NH New York với Irving Bank Corporation vào thập niên 80. Trong cả hai trường hợp, tỷ lệ chi phí điều hành ròng so với tổng tài sản trung bình của NH tiến hành mua lại đã giảm sau khi sáp nhập. Hay như trường hợp của Wells Fargo với Crocker National Corporation sử dụng chi phí hợp lý bằng cách tiến hành đóng cửa các chi nhánh trùng lắp và hợp nhất các hoạt động hậu văn phòng như kế toán, nhân sự, hệ thống dữ liệu, kiểm soát nội bộ…nên Wells đã giảm được chi phí phi lãi suất trong khi đó vẫn duy trì thu nhập phi lãi suất.



Thứ ba: Quy mô hoạt động của các NH được mở rộng

Sau các làn sóng M&A NH tại Mỹ, hàng loạt các NH hoạt động yếu kém bị xóa bỏ, quy mô của một số các NH lớn sau các thương vụ M&A cũng được mở rộng rất nhiều. Trường hợp điển hình nhất phải kể đến JP Morgan và Chase Manhattan (năm 2000), Thương vụ này diễn ra khi cả hai tập đoàn muốn tăng sức mạnh để cạnh tranh với các đối thủ của họ. Hiện nay J.P.Morgan Chase là một trong những NH hàng đầu nước Mỹ và hoạt động tại hơn 50 nước. Trong quá trình hoạt động JP Morgan Chase đã không ngừng mở rộng hoạt động và thực hiện sáp nhập với các TCTD khác để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình: mua lại NH Bank One (năm 2004), mua lại NH Bear Stearns (năm 2008).

1.2.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc

1.2.2.1. Bối cảnh M&A

Sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008-2009, Trung Quốc bắt đầu được xem là trụ cột của nền kinh tế toàn cầu. Khi Trung Quốc ngày càng đóng vai trò lớn hơn trong nền KT thế giới thì lĩnh vực tài chính NH của Trung Quốc cũng thu hút sự chú ý nhiều hơn. Hệ thống NH Trung Quốc có nhiều nét tương đồng với hệ thống NH Việt Nam gồm NH nhân dân Trung Quốc, các NHTM, NH chính sách và trên 30 000 Hợp tác xã tín dụng. Hệ thống NH có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế Trung Quốc, nó thu hút gần như toàn bộ tiền tiết kiệm của hộ gia đình và cung cấp đến 95% vốn cho khu vực doanh nghiệp, tiền gửi tiết kiệm ở hệ thống NH Trung Quốc là rất lớn chiếm 160% GDP. NH cũng là lĩnh vực tăng trưởng nhanh nhất ở Trung Quốc, xét về quy mô và hoạt động ngành NH Trung Quốc có thể sánh ngang với các nền kinh tế công nghiệp hóa hàng đầu.

Hình 1.4. Hệ thống các NHTM ở Trung Quốc


170


160

159

157

150

152 155

146

156

140

142

145 145

138

130

133

133

120

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Nguồn: International Monetary Fund



Tại Trung Quốc, hệ thống NH được tiến hành cải cách trên 2 phương diện: cải cách đối với từng NH và cải thiện cơ sở hạ tầng của toàn hệ thống. Trung Quốc cho phép thành lập ra 4 công ty quản lý tài sản (AMC) gồm: Orient, Great Wall, Cinda và Huarong với nhiệm vụ hàng đầu là quản lý và kinh doanh các khoản nợ xấu hòng tối đa hóa giá trị tài sản mua lại. Bằng cách chuyển đổi nợ sang cổ phiếu, các AMC này tham gia tích cực vào quá trình tái cấu trúc khoảng 500 doanh nghiệp nhà nước với các khoản nợ lớn khó có khả năng thanh toán. Các công ty quản lý tài sản của Trung Quốc được xem là giải pháp hàng đầu cho việc tái cơ cấu và nâng cao sức mạnh của hệ thống NH. Để cải thiện cơ sở hạ tầng của hệ thống, Trung Quốc tập trung vào: tư nhân hóa và giảm quy mô; ban hành, đổi mới các quy định điều tiết hoạt động NH và tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát; chấp nhận sự hiện diện của các NH nước ngoài.[50]

1.2.2.2. Nội dung M&A

Năm 1995, luật các NHTM Trung Quốc được Ủy ban thường vụ quốc hội công bố. Luật này được xây dựng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các NHTM, những người gửi tiền và KH, nâng cao chất lượng các tổ chức tài chính, đẩy mạnh hoạt động kiểm tra giám sát, bảo đảm an toàn và hoạt động lành mạnh của các NHTM. Trong luật cũng đưa ra các quy định về kiểm soát đặc biệt, hợp nhất, sáp nhập và dừng hoạt động của các NHTM. Khi chia, tách, sáp nhập với một NHTM khác hoặc giải thể thì NHTM sẽ nộp đơn lên NH nhân dân Trung Quốc (PBC) trong đó nêu rõ lý do chia tách, sáp nhập, giải thể và đính kèm kế hoạch giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi của KH. PBC sẽ xem xét và đưa ra những quyết định cuối cùng.

Năm 2003, Bộ Ngoại thương và Hợp tác kinh tế, Cục Thuế Nhà nước, Cục Quản lý Nhà nước cho Công nghiệp và Thương mại, Cục Quản lý nhà nước về ngoại hối ban hành các Quy định tạm thời về mua bán sáp nhập các doanh nghiệp trong nước bởi các nhà đầu tư nước ngoài trong đó bao gồm các NH trong nước bao gồm cả NH và các tổ chức tài chính ở Trung Quốc. Các quy định này chỉ rõ trong thương vụ M&A với các doanh nghiệp Trung Quốc, các nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo các yêu cầu về trình độ của nhà đầu tư và chính sách đầu tư theo quy định trong các luật, quy định hành chính và các quy tắc phòng ban và các yêu cầu có liên quan



thuộc chính sách của Trung Quốc.

Năm 2006, Quy định về Mua bán sáp nhập của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào các NH ở Trung Quốc được ban hành. Quy định này cũng được sửa chữa và điều chỉnh vào năm 2009, năm 2012 trong đó cụ thể hóa quy định về nội dung và thủ tục cho các thương vụ M& NH Trung Quốc, bao gồm quy định về vốn chủ sở hữu và tài sản mua lại, áp đặt nghĩa vụ báo cáo, đánh giá, kiểm tra và công bố thông tin.

Năm 2014, Trung Quốc nới lỏng các hạn chế về sáp nhập, mua lại và hoán đổi tài sản để thúc đẩy thương mại trong chứng khoán.

Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các NH cung cấp những dịch vụ tương đối giống nhau dẫn đến kết cục nhiều tài khoản NH được mở mà không có giao dịch, lợi nhuận giảm sút, các khoản nợ xấu là xói mòn tài sản của các NH. Để cải tổ hệ thống NH Trung Quốc thực hiện giảm số lượng các NHTM đồng thời tăng quy mô các TCTD bằng cách thúc đẩy nhanh quá trình mua bán và sáp nhập. Sự hiện diện của các NH nước ngoài ở Trung Quốc theo những cam kết WTO đã tạo điều kiện thúc đẩy sự cạnh tranh trong lĩnh vực NH đồng thời cũng thúc đẩy nhanh hơn những cải cách trong lĩnh vực NH và là tiền đề cho việc thúc đẩy các giao dịch M&A trong lĩnh vực NH ở Trung Quốc.

1.2.2.3. Phương thức thực hiện M&A

Hoạt động M&A các NH tự thương lượng

Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, các thương vụ M&A trong lĩnh vực NH ở Trung Quốc tăng nhanh, các NH nội địa Trung Quốc đẩy mạnh thực hiện M&A để nâng cao khả năng cạnh tranh để mở rộng thị trường và triển khai các chiến lược mới. Một số thương vụ điển hình như: NH phát triển Quảng Đông được mua lại bởi sáu tổ chức mà đứng đầu là Citigroup Incorporated, năm công ty khác tham gia vào việc mua lại gồm: China Guodian Corporation, China Life Insurance Group, Pricewaterhouse Coopers, CITIC Trust (năm 2006); China Merchants Bank (NH lớn thứ 6 Trung Quốc) mua lại NH Wing Lung Bank của Hồng Kông với số tiền 4,7 tỷ USD- lớn gấp 2,9 lần giá trị sổ sách của Wing Lung Bank (năm 2008)…

Hoạt động M&A có sự can thiệp của chính phủ

Trung Quốc thực hiện cải cách các hợp tác xã tín dụng từ năm 2003 và được triển khai rộng rãi trên toàn Trung Quốc vào năm 2004. Việc cơ cấu lại và hợp nhất



các hợp tác xã tín dụng tín dụng nông thôn đã được NH nhân dân Trung Quốc (PBC), Bộ tài chính và chính quyền địa phương hỗ trợ về mặt tài chính, một số đã được chuyển thành NHTM nông thôn. Kết quả của việc cơ cấu lại là số lượng các hợp tác xã tín dụng nông thôn đã giảm mạnh (30000 năm 2014 xuống còn 10000 năm 2007).

Chính phủ Trung Quốc cũng thành lập các công ty quản lý tài sản (AMCs) để mua lại tài sản NH và tiến hành xử lý nợ xấu của bốn NHTM lớn. Phương thức M&A được tiến hành bằng việc bán tài sản đi mua của NH và chuyển nợ thành cổ phần, bán các tài sản không sinh lời và cổ phần đã được hoán đổi từ các khoản nợ của công ty cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trung Quốc cho phép các AMCs này bán các tài sản không sinh lời và cổ phần đã được hoán đổi từ các khoản nợ cho các nhà đầu tư nước ngoài (tháng 5/2000). Năm 2003 Trung Quốc thực hiện tái cơ cấu sở hữu các NHTM nhà nước trong đó sử dụng nguồn từ dự trữ ngoại hối. NH Trung Quốc (BOC) và NH xây dựng Trung Quốc (CCB) là hai NHTM quốc doanh đầu tiên thực hiện những cải cách mới. Năm 2008, Trung Quốc tiến hành cơ cấu lại NH nông nghiệp Trung Quốc và xử lý các khoản nợ xấu của NH này. Tuy nhiên việc cơ cấu NH nông nghiệp diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn nên công cuộc bán tái cơ cấu NH này gặp nhiều trở ngại.[54]

Hoạt động M&A với các đối tác nước ngoài

Tại Trung Quốc, sự tham gia sở hữu của người nước ngoài ở các NH nhỏ cũng đã tăng mạnh theo thời gian. Nhiều tập đoàn tài chính nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc như: Citygroup mua 5% sở hữu Shanghai Pudong Developmant Bank (năm 2003); Newbridge Capital Ltd (một tập đoàn đầu tư của Mỹ) mua khoảng 18% sở hữu NH phát triển Thâm Quyến (năm 2004) - đây là trường hợp nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên trở thành cổ đông lớn nhất và có quyền kiểm soát một NH quốc doanh tại Trung Quốc; Hongkong & Shanghai Banking Corp mua 19,9% cổ phần của NH Giao thông (năm 2004)…Trên thực tế chỉ có một số ít NHTMCP và NHTM đô thị lớn không có đối tác chiến lược nước ngoài.

Ngoài ra các NHTM Trung Quốc cũng tham gia sở hữu tại các NHTM nước ngoài: Ngân hàng công thương Trung Quốc (ICBC) mua 20% cổ phần của NH Standard Bank của Nam Phi (năm 2007),nhằm thiết lập một mạng lưới cung cấp



dịch vụ cho các công ty dầu khí và khai mỏ Trung Quốc đang hoạt động tại Nam Phi; tập đoàn đầu tư vốn Nhà nước China Investment Corp, NH Phát triển Trung Quốc cũng đã mua lại cổ phần tại các tập đoàn tài chính Morgan Stanley và Barclays (năm 2008).

1.2.2.4. Kết quả

Các khoản nợ xấu được xử lý

Trước khi thực hiện cải cách, tỷ lệ nợ xấu ở các NHTM lớn ở Trung Quốc rất cao. Chính phủ Trung Quốc đã cho phép thành lập Công ty quản lý tài sản (AMCs) để xử lý nợ xấu của bốn NHTM lớn bằng cách như bán tài sản và chuyển nợ thành cổ phần. Sau khi rót vốn và xóa bỏ nợ xấu, bảng tổng kết tài sản của các NH này được cải thiện với tỷ lệ nợ xấu thấp hơn đáng kể và tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 cao hơn nhiều. NH China Construction Bank (CCB) và Bank of China (BOC) xử lý 300 tỷ nhân dân tệ nợ khó đòi, giảm tỷ lệ nợ xấu từ 5,16% xuống còn 3,74 % (2004), ICBC cũng tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ICBC lên tới 10,26% và tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 4,43%, giúp ICBC lớn mạnh vào vươn tầm ra mua lại một số chi nhánh NH Mỹ để mở rộng mạng lưới hoạt động xuyên quốc gia, kinh doanh NH trên đất Mỹ.

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào hệ thống NH

Trong chương trình cải cách NH của Trung Quốc một bộ phận quan trọng là đẩy mạnh đầu tư chiến lược nước ngoài vào khu vực NH. Trung Quốc hy vọng rằng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đem lại những kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực NH cần thiết và công nghệ quản trị rủi ro cũng như nguồn vốn cho Trung Quốc. Trong vòng 3 năm thực hiện cải cách, hơn 20 tổ chức tài chính nước ngoài đã thực hiện đầu tư tài sản với tổng giá trị 16 tỷ USD vào Trung Quốc. Riêng năm 2005, Trung Quốc đã thu hút được 14 tỷ USD đầu tư nước ngoài vào khu vực NH.

Phát triển được các sản phẩm dịch vụ NH hiện đại

Thế mạnh của các NHTM Trung Quốc so với các NHTM nước ngoài là họ dễ chiếm lòng tin của KH nội địa hơn do vậy họ đã tận dụng lợi thế này để phát triển dịch vụ mới và hiện đại. Xã hội và văn hóa truyền thống Trung Quốc trở thành một rào cản vô hình ngắn chặn sự tấn công mạnh mẽ của các đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài. Thông qua hoạt động M&A NHTM, các NHTM tại Trung Quốc phát triển được các sản phẩm dịch vụ NH hiện đại một cách nhanh chóng, mang lại lợi nhuận cho các NH.

Xem tất cả 230 trang.

Ngày đăng: 23/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí