Cơ Cấu Đầu Tư Trái Phiếu Chính Phủ Của Các Nhtm Việt Nam Giai Đoạn 2015-2019 (Theo Kì Hạn Của Trái Phiếu)


Bảng 3.16: Cơ cấu đầu tư trái phiếu chính phủ của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2015-2019 (theo kì hạn của trái phiếu)

Đơn vị tính: %


TT

Kì hạn của trái phiếu

2015

2016

2017

2018

2019

1

Ngắn hạn (nhỏ hơn 1 năm)

44

2

1

4

2

2

Trung hạn (từ 1 đến 5 năm)

51

90

82

78

16

3

Dài hạn (trên 5 năm)

5

8

17

18

82

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.

Hoạt động đầu tư trái phiếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam 1683880233 - 14

Nguồn: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

3.2.3.2.2. Đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp

Bảng 3.17 cho thấy tỉ lệ đầu tư TPDN trên tổng tài sản của toàn hệ thống ngân hàng có xu hướng giảm dần qua các năm, từ 5,85% năm 2015 xuống còn 2,57% năm 2019. Các ngân hàng có tỉ lệ đầu tư TPDN /tổng tài sản khá cao thường là những ngân hàng ở nhóm 3 như: Đại Dương, Dầu khí toàn cầu, Xây dựng Việt Nam, Hàng Hải... Các ngân hàng ở nhóm 1, nhóm 2 có tỉ lệ đầu tư trái phiếu doanh nghiệp thường ở mức trung bình, hoặc thấp (Số liệu chi tiết về tỉ lệ đầu tư của từng ngân hàng xem phụ lục XII).


Bảng 3.17: Tỉ lệ đầu tư trái phiếu doanh nghiệp trên tổng tài sản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2015-2019

Đơn vị tính: %


TT

Tên ngân hàng

2015

2016

2017

2018

2019

Các ngân hàng có tỉ lệ đầu tư TPDN cao hơn mức trung bình toàn hệ thống

1

Đại dương

16,02

11,88

14,86

8,87

10,97

2

Dầu khí Toàn

cầu

15,08

11,52

10,22

9,07

5,96

3

Xây dựng Việt

Nam

10,78

11,77

12,29

53,78

1,05

4

Hàng hải

19,37

16,50

13,76

6,99

3,76

5

Quốc Dân

11,60

11,48

11,31

10,21

7,95



6

Bảo Việt

7,79

20,88

11,99

10,50

17,63

7

Đại chúng Việt

Nam

11,71

12,27

9,90

7,16

12,81

Các ngân hàng có tỉ lệ đầu tư TPDN thấp hơn mức trung bình toàn hệ thống

1

Á Châu

3,09

1,81

-

-

-

2

Quân Đội

2,70

2,59

1,75

2,37

3,63

3

Bắc Á

2,33

1,53

0,84

0,51

0,44

4

Phương Đông

3,38

1,74

1,30

1,49

1,24

Trung bình toàn hệ thống

5,85

5,25

4,37

3,60

2,57

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của NHNN, của các công ty kiểm toán qua các năm

3.2.3.2.3. Đầu tư vào trái phiếu của các TCTD khác

Bảng 3.18 cho thấy tỉ lệ đầu tư vào TP của các TCTD khác trên tổng tài sản của toàn hệ thống ngân hàng có xu hướng tương đối ổn định qua các năm, từ 4,85% năm 2015 lên 5,02% năm 2019. Một số ngân hàng có tỉ lệ đầu tư vào TP của các TCTD khác/tổng tài sản khá cao như: Đại Dương, Dầu khí toàn cầu, Xây dựng Việt Nam, Hàng Hải... Trong khi các ngân hàng này có tỉ lệ đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cao thì các ngân hàng ở nhóm 1 có tỉ lệ đầu tư thấp (số liệu chi tiết về tỉ lệ đầu tư của từng ngân hàng xem phụ lục XIV).

Bảng 3.18: Tỉ lệ đầu tư vào trái phiếu của các TCTD khác/Tổng tài sản giai đoạn 2015-2019

Đơn vị tính: %


TT

Tên ngân hàng

2015

2016

2017

2018

2019

Các ngân hàng có tỉ lệ đầu tư TP của các TCTD khác cao hơn mức trung bình

toàn hệ thống

1

Đại dương

6,52

7,79

8,61

8,89

9,19

2

Dầu khí Toàn

cầu

12,42

12,42

10,01

9,74

8,69

3

Hàng hải

11,8

9,94

10,78

8,74

12,04



4

VN Thịnh

vượng

11,09

12,66

11,19

8,81

10,48

5

Bắc Á

12,25

10,36

12,43

11,08

11,27

6

Việt Á

22,93

19,68

15,03

12,80

9,26

7

Bưu điện Liên

Việt

11,25

13,44

10,35

11,71

9,35

Trung bình toàn hệ

thống

4,85

5,23

4,84

4,79

5,02

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của NHNN, của các công ty kiểm toán qua các năm

3.2.3.3. Thu nhập từ hoạt động đầu tư trái phiếu

Do những khó khăn trong thu thập số liệu về thu nhập từ hoạt động đầu tư trái phiếu của từng ngân hàng, NCS tính mức thu nhập từ các hoạt động đầu tư trái phiếu dựa vào quy mô đầu tư từng loại trái phiếu của toàn hệ thống NHTM trong mỗi năm và lãi suất bình quân của các loại trái phiếu do HNX công bố.

* Thu nhập từ đầu tư trái phiếu chính phủ

Theo số liệu bảng 3.19, tỉ lệ thu lãi từ đầu tư trái phiếu thông qua lãi suất (kể cả trái phiếu ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) có xu hướng giảm qua các năm. Tuy nhiên, tín phiếu NHNN và trái phiếu chính phủ là những loại chứng khoán an toàn (hầu như không có rủi ro) do các loại chứng khoán này được bảo đảm bằng ngân sách quốc gia. Vì vậy khi có nguồn vốn nhàn rỗi, việc các NHTM đầu tư vào TPCP để nâng cao thu nhập là hoạt động tất yếu.

Bảng 3.19: Lãi suất bình quân NHTM thu được từ đầu tư trái phiếu chính phủ giai đoạn 2015-2019

Đơn vị tính: %


TT

Chỉ tiêu

2015

2016

2017

2018

2019

1

Trái phiếu ngắn hạn (nhỏ hơn 1 năm)

Lãi suất


4,71


4,53


4,00


3,26


3,10

Tỉ lệ đầu tư

44

2

1

4

2

2

Trái phiếu trung

Lãi suất

5,50

5,59

4,73

3,55

3,46




hạn (từ 1 đến 5

năm)

Tỉ lệ đầu tư

51

90

82

78

16

3

Trái phiếu dài hạn (trên 5 năm)

Lãi suất

7,17

6,98

6,13

5,03

4,53

Tỉ lệ đầu tư

5

8

17

18

82

4

Lãi suất bình quân NHTM thu

được từ đầu tư TPCP

5,24

5,68

4,96

3,81

4,33

Nguồn: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và tính toán của tác giả

3.2.3.4. Mức độ tuân thủ pháp luật trong đầu tư trái phiếu

Theo Thông tư số 19/2017/TT-NHNN và Thông tư số 02/2018/VBHN-NHNN (có hiệu lực từ 12/02/2018), muốn đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, NHTM phải đảm bảo hệ số an toàn vốn CAR tối thiểu 9%. Trong giai đoạn vừa qua, hầu hết các NHTM Việt Nam đều duy trì hệ số CAR ở mức trên 9%, tuân thủ pháp luật hiện hành về điều kiện đầu tư trái phiếu cũng như quy định về tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ nợ xấu… (xem phụ lục VI, XV…)

Giai đoạn 2015-2019, 03 NHTM cổ phần được NHNN mua lại 0 đồng vào năm 2015 (Ngân hàng Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng Dầu khí toàn cầu, Ngân hàng Đại dương) và 01 ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt (Đông Á Bank) không có thông tin minh bạch về tình hình tài chính, thiếu vắng các thông tin về các quy định tỷ lệ an toàn, cá biệt có một vài ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu trên 3%... Tuy vậy, các ngân hàng này vẫn duy trì hoạt động đầu tư và là các ngân hàng có tỷ lệ đầu tư TPDN/ tổng tài sản cao nhất hệ thống. Vì vậy, cần có sự rà soát đối với các ngân hàng kể trên, nhất là trong bối cảnh hoạt động đầu tư TPDN tiềm ẩn nhiều rủi ro như hiện nay.


3.2.4. Nghiên cứu hoạt động đầu tư trái phiếu của một số ngân hàng thương mại Việt Nam

Để có thêm cơ sở, luận cứ thực tiễn cho việc đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư trái phiếu của các NHTM Việt Nam, NCS đã lựa chọn nghiên cứu điển hình tại ba ngân hàng:


- Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đại diện cho nhóm 1: Nhóm có quy mô tài sản, vốn tự có lớn nhất, nhưng hiệu quả kinh doanh ở mức trung bình trong hệ thống, đã có lịch sử kinh doanh khá dài (thành lập từ năm 1988).

- Ngân hàng TMCP Quân Đội đại diện cho nhóm 2: nhóm có quy mô tài sản, vốn tự có ở mức trung bình, nhưng hiệu quả kinh doanh ở mức cao trong hệ thống, có thời gian hoạt động trung bình (thành lập cuối năm 1994).

- Ngân hàng TMCP Đại chúng đại diện cho nhóm 3: Nhóm có quy mô tài sản, vốn tự có thấp nhất và hiệu quả kinh doanh cũng ở mức thấp nhất trong hệ thống, có thời gian hoạt động còn ngắn (thành lập cuối năm 2013).

3.2.4.1. Hoạt động đầu tư trái phiếu của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

* Thực tế ban hành các văn bản nội bộ về đầu tư trái phiếu

Trên cơ sở tham chiếu các quy định chung của NHNN về hoạt động đầu tư trái phiếu của các TCTD, từ năm 2016-2019, Vietinbank đã ban hành bốn văn bản nội bộ để tổ chức triển khai và hướng dẫn hoạt động đầu tư trái phiếu của Ngân hàng, đó là: (i) Quyết định số 955/2016/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 15/8/2016 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam về việc ban hành Quy định hoạt động đầu tư, kinh doanh trái phiếu do doanh nghiệp, tổ chức tín dụng phát hành; (ii) Quyết định số 077/2018/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 09/02/2018 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam về việc ban hành Quy định sửa đổi bổ sung lần thứ nhất về hoạt động đầu tư, kinh doanh trái phiếu do doanh nghiệp, tổ chức tín dụng phát hành; (iii) Quyết định số 412/2018/QĐ-HĐQT- NHCT35 ngày 25/7/2018 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam về việc ban hành Quy định sửa đổi bổ sung lần thứ hai về hoạt động đầu tư, kinh doanh trái phiếu do doanh nghiệp, tổ chức tín dụng phát hành; (iv) Quyết định số 508/2019/QĐ-HĐQT-NHCT9 ngày 05/9/2019 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam về việc ban hành Quy định khung hoạt động mua, đầu tư trái phiếu do doanh nghiệp, tổ chức tín dụng phát hành.

Nội dung các văn bản này đã xác định khá r các nguyên tắc, giới hạn mua,


điều kiện về tổ chức phát hành, quản lý việc chuyển tiền, giải ngân, quản lý, giám sát quá trình mua, đầu tư trái phiếu, việc thu gốc, lãi, phí (nếu có)... Các văn bản nội bộ này, không chỉ quy định hoạt động đầu tư TPDN, mà còn quy định đối với đầu tư trái phiếu do các TCTD phát hành. Điểm đổi mới trong thời gian gần đây (QĐ số 508/2019) đã quy định khá r các hạn chế về đầu tư TPDN phát hành với mục đích cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp; không đầu tư trên thị trường sơ cấp đối với trái phiếu do TCTD phát hành.

Ngoài các văn bản nêu trên, hoạt động đầu tư trái phiếu còn phải tuân thủ các văn bản nội bộ khác có liên quan như quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro... Đồng thời, căn cứ tình hình, đặc điểm từng thời kì, Tổng Giám đốc ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, quy trình... đầu tư trái phiếu.

* Về mô hình tổ chức hoạt động đầu tư trái phiếu

Ngoài hoạt động đầu tư chuyên biệt thông qua VTBF, hoạt động đầu tư trái phiếu của VietinBank được tổ chức, quản lý theo mô hình sau:

- Đơn vị trực tiếp mua, đầu tư trái phiếu là chi nhánh (đối với trường hợp mua, đầu tư TPDN, không bao gồm định chế tài chính phi tổ chức tón dụng), phòng thị trường vốn/kinh doanh vốn (đối với trường hợp mua, đầu tư trái phiếu tại trụ sở chính).

- Chi nhánh đầu mối là chi nhánh do trụ sở chính chỉ định đích danh hoặc chi nhánh được các cho nhánh cùng mua, đầu tư trái phiếu thống nhất lựa chọn, thực hiện vai trò đại lý quản lý các tài khoản trái phiếu/đại lý quản lý tài sản bảo đảm.

Ngoài các đơn vị trực tiếp mua, đầu tư trái phiếu, chi nhánh đầu mối, các bộ phận khác có liên quan như bộ phận tài chính - kế toán, kiểm tra - kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro... có trách nhiệm thực hiện chức trách, nhiệm vụ chuyên môn của của từng bộ phận theo sự phân công.

* Kết quả hoạt động đầu tư trái phiếu


Bảng 3.20: Kết quả hoạt động đầu tư trái phiếu của NHTMCP Công Thương Việt Nam

Chỉ tiêu

Đơn

vị

2015

2016

2017

2018

2019

Tổng quy

mô TP

tỉ

đồng

139.933,44

155.547,54

149.231,98

118.930,80

128.658,71

Đầu tư

TP/Tổng TS

(%)

17,60

16,14

13,45

10,11

10,27

Đầu tư TPCP/Tổng

TS


(%)

5,70

6,18

5,23

3,88

3,99

Đầu tư TPDN/Tổng

TS


(%)

7,90

5,57

4,33

3,04

2,36

Đầu tư TP của các TCTD

khác/Tổng

TS


(%)

4,00

4,40

3,88

3,19

3,92

Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ

tín dụng


%


0,92


1,02


1,14


1,58


CAR- Tỷ lệ

an toàn vốn

%

9,93

9,77

9,74

9,94

9,90

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của NHNN và báo cáo thường niên của NHTMCP

Công thương Việt Nam

Có thể thấy, quy mô cũng như tỷ trọng đầu tư vào trái phiếu của VietinBank có sự suy giảm tương đối r rệt trong giai đoạn nghiên cứu, trong đó tỷ trọng đầu tư ghi nhận mức giảm lên đến 42% (từ 17,6% giảm xuống còn 10,27%). Trong đó, đầu


tư vào TPCP và các TCTD giảm nhẹ trong khi đầu tư TPDN ghi nhận mức giảm r rệt hơn. Điều này có thể xuất phát từ nguyên nhân hiệu quả đầu tư vào TPDN bắt đầu có những dấu hiệu bất ổn, nhiều khoản đầu tư không hiệu quả, có khả năng mất vốn. Trong Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước gửi đến Quốc hội, Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) có khoảng 1.070 tỷ đồng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp có khả năng mất vốn, với số lãi chưa thu được 532 tỷ đồng (kết quả kiểm toán trên cơ sở dữ liệu năm 2018). Cụ thể, đó là khoản đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Kinh doanh Bất động sản Phát triển nhà Thành phố, với dư nợ trái phiếu thời điểm 31/12/2018 là 240.850 triệu đồng. Khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Quốc tế C&T, dư nợ trái phiếu thời điểm 31/12/2018 là 240.000 triệu đồng. Khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Kinh doanh Chế biến thủy sản và Xuất nhập khẩu Quốc Việt, dư nợ trái phiếu thời điểm 31/12/2018 là 590.000 triệu đồng (Theo BizLive).

3.2.4.2. Hoạt động đầu tư trái phiếu của Ngân hàng TMCP Quân Đội

* Thực tế ban hành các văn bản nội bộ về đầu tư trái phiếu

Những năm gần đây, trên cơ sở tham chiếu các quy định chung của NHNN về hoạt động đầu tư trái phiếu của các TCTD, MB đã ban hành một số văn bản nội bộ để tổ chức triển khai và hướng dẫn hoạt động đầu tư trái phiếu tại Ngân hàng: (i) Quyết định 1738/QĐ-HS ngày 27/6/2017 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội về việc ban hành Quy định hoạt động mua trái phiếu doanh nghiệp tại MB; (ii) Quyết định 7011/QĐ-HS ngày 26/10/2018 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội về việc ban hành Quy định hoạt động mua trái phiếu doanh nghiệp tại MB (xem Phụ lục XVIII); (iii) Quyết định 3099/QĐ-HS ngày 22/6/2020 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội về việc ban hành Quy định Nghiệp vụ cấp tín dụng (có hiệu lực từ 22/7/2020). Như vậy, từ sau khi ban hành Quyết định 3099, MB không có văn bản riêng cho hoạt động đầu tư trái phiếu mà được quy định lồng ghép (tại phụ lục 07 của Quyết định 3099) cùng hoạt động cấp tín dụng.

Nội dung các văn bản này đã xác định khá r các nguyên tắc, điều kiện mua (gồm điều kiện về trái phiếu, về tổ chức phát hành và về phương án sử dụng vốn

Xem tất cả 247 trang.

Ngày đăng: 12/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí