Nguyên Nhân Tạo Ra Mặt Trái Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài

Nam như nơi để họ khai thác đất đai, tài nguyên, nhân công rẻ, nơi dễ dàng chuyển công nghệ thấp, ô nhiễm môi trường vào. Có khi dự án đăng ký vốn lớn mà thực chất lại chủ yếu là vốn huy động tại chỗ, như một số dự án xây nhà để bán chẳng hạn... Phải đánh giá hết như vậy mới thấy được toàn bộ vấn đề, chứ không chỉ nhỡn thấy khối lượng cao mà mừng.

2.2.2. Nguyên nhân tạo ra mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Mặt trái của hoạt động đầu tư nước ngoài là do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và nguyờn nhòn chủ quan.

a. Nguyên nhân khách quan

+ Do môi trường đầu tư

Phần lớn các dự án FDI vào Việt Nam đến từ các quốc gia trong khu vực, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực và thế giới đó gây nhiều khó khăn cho việc thu xếp tài chính để triển khai thực hiện dự án tại Việt Nam. Gần đây có một số dự án FDI đến từ các nền kinh tế lớn trên thế giới như: Mỹ, Anh, Đức…nhưng bản thân họ cũng đang nằm trong tình trạng khủng hoảng về tài chính nói chung nên số vốn đăng ký và vốn thực hiện vẫn còn là khoảng cách khá xa.

Cạnh tranh giữa các quốc gia trong thu hút FDI ngày càng cao, đặc biệt từ phía Trung Quốc và một số nước ASEAN.

Làn sóng sáp nhập và mua lại trên quy mô toàn thế giới đó ảnh hưởng đến các công ty con đang hoạt động tại Việt Nam. Sự phát triển chững lại của các nền kinh tế lớn, sự yếu kém của thị trường tài chính quốc tế và sự đi xuống của thị trường công nghệ thông tin toàn cầu đó và đang tác động mạnh đến đầu tư và thương mại quốc tế ở nước ta.

+ Do các nhà đầu tư nước ngoài

Một số nhà ĐTNN thiếu năng lực tài chính để triển khai thực hiện dự án FDI. Phần lớn các dự án FDI bị đổ bể do thiếu vốn, không có khả năng đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất tối ưu...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Xuất hiện tỡnh trạng một số nhà ĐTNN lợi dụng xin giấy phép để “giữ chỗ”, sau đó mới tỡm nguồn vốn, thậm chớ là chuyển giao cho đối tác khác để thu lợi nhuận. Khi không thu xếp được vốn, hoặc không chuyển giao GPĐT cho đối tác khác thỡ dự ỏn khụng thể triển khai thực hiện được.

Do một số đối tác đầu tư thiếu thiện chí và không chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của Việt Nam, hoặc lợi dụng Việt Nam mới mở cửa, thiếu kinh nghiệm, như dự án xây dựng khu nghỉ mát Rusalka tại Nha Trang.

Mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam - 12

b. Nguyên nhân chủ quan

+ Do nhận thức về đầu tư nước ngoài chưa thống nhất

Chưa có nhận thức thống nhất ở các cấp, ngành về quan điểm thu hút đầu tư nước ngoài, độ mở đối với đầu tư nước ngoài, lựa chọn và cho phép các hình thức đầu tư, phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế... điều đó dẫn đến lúng túng trong hoạch định chính sách, lập và tổ chức thực hiện quy hoạch, trong điều hành, tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư.

+ Công tác quy hoạch chậm, chất lượng chưa cao, thiếu cụ thể.

Các dự án đầu tư nói chung và đầu tư nước ngoài nói riêng về nguyên tắc thì được xem xét, quyết định khi phù hợp với quy hoạch đã phê duyệt. Nếu quy hoạch chưa có hoặc có mà không đủ rò thì việc bố trí các dự án đầu tư sẽ khó khăn, nguy cơ rủi ro lớn cho cả nhà đầu tư và nền kinh tế.

Tuy vị trí của công tác quy hoạch quan trọng như vậy và đã được các cơ quan chức năng quan tâm từ nhiều năm nay, nhưng đến ngày 7 tháng 9 năm 2006, Chính Phủ mới ban hành được Nghị định 92 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Nghị định này là cơ sở pháp lý giúp

việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch chất lượng cao hơn và có nề nếp hơn trong thời gian tới.

Hiện nay vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật riêng có như Nghị định 92 quy định cụ thể về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng. Điều này gây phức tạp cho các dự án đầu tư cần phải kết hợp thống nhất về 3 loại quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, trước hết là những dự án lớn, quan trọng cấp quốc gia như các khu công nghiệp, phát triển các công trình kết cấu hạ tầng...

Chất lượng các dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế, các dự án quy hoạch chưa có tầm nhìn dài hạn, chưa có đủ các căn cứ vững chắc, các thông tin về dự báo, nhất là dự báo tác động của yếu tố bên ngoài như thị trường thế giới, tiến bộ khoa học công nghệ, sự cạnh tranh của các quốc gia và doanh nghiệp...

Việc xử lý liên ngành, liên vùng và việc xử lý các phương án, các điều kiện thực hiện quy hoạch chưa được ghi rò; quy hoạch về tổ chức lãnh thổ ở nhiều nơi còn tình trạng chồng chéo, không ăn khớp, gây lãng phí. Quy hoạch phát triển khu công nghiệp chưa gắn với khả năng thu hút đầu tư, thiếu quy hoạch phát triển khu dân cư làm phát sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp, điển hình là các khu công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ.

Việc lập, phê duyệt, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn bất cập. Trong cả nước, còn 64% số quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và 65% số xã, phường, thị trấn chưa hoàn thành việc lập quy hoạch sử dụng đất. Mặt khác, chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn nhiều địa phương còn thấp, thiếu tính dân chủ, thiếu tính khả thi. Tình trạng quy hoạch ''treo", thiếu công khai, thậm chí ''dấu quy hoạch" để vụ lợi còn diễn ra trên diện rộng. Nhiều địa phương chưa thực hiện nghiêm túc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

+ Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, thiếu cụ thể và khó có thể dự đoán trước

Luật đầu tư và Luật Doanh nghiệp thống nhất được quốc hội thông qua cuối năm 2005 ghi nhận các doanh nghiệp hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam không phân biệt trong hay ngoài nước đều có quyền bình đẳng gia nhập thị trường, hoạt động trong thị trường và rút khỏi thị trường, thế nhưng việc xây dựng pháp luật về kinh tế thị trường chưa đồng bộ. Thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ phát triển chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển và hoạt động đầu tư nước ngoài. Trong cam kết gia nhập WTO, chúng ta chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong 12 năm (không muộn hơn ngày 31 tháng 12 năm 2018) chứng tỏ việc hình thành nền kinh tế thị trường còn khó khăn, phức tạp cần có thời gian mới thực hiện được.

Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng trong hệ thống pháp luật của ta vẫn khó có thể dự đoán được. Thí dụ, Luật đầu tư năm 2005 và Nghị định 108 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này đề cập đến lĩnh vực đầu tư có điều kiện, nhưng cả 2 văn bản này đều mới dừng lại ở danh mục linh vực đầu tư có điều kiện, chưa công bố được điều kiện cụ thể của từng lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Trong Nghị định không quy định khi nào thì điều kiện đầu tư cụ thể được các cơ quan chức năng ban hành. Chứng nào chưa có quy định về vấn đền này thì lĩnh vực đầu tư có điều kiện vẫn còn là quy định thiếu cụ thể và khó dự đoán trước được, gây khó khăn chẳng những cho nhà đầu tư mà cả cơ quan quản lý nhà nước.

+ Năng lực quản lý nhà nước chưa theo kịp với yêu cầu phát triển

Bộ máy quản lý hành chính nhà nước còn nhiều tầng nấc làm cho việc quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài chưa thật nhanh nhậy, hiệu quả . Tình trạng quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu của một bộ phận công chức nhà nước chưa được khắc phục, đây là kẽ hở cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài phạm pháp, thao túng .

Thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước và nghị quyết 08 năm 2004 của Chính Phủ, việc quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài đã được phân cấp rộng rãi hơn cho các uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và các Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh (gồm cả khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế). Tuy nhiên, việc phân cấp chưa đảm bảo quản lý thống nhất, còn biểu hiện phân tán, cục bộ; chưa chú trọng trong việc hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra đối với những khâu trong công việc được phân cấp. Hậu quả là, những năm qua đã có 42 tỉnh, thành phố ban hành quy định ưu đãi đầu tư không phù hợp với các quy định hiện hành, vừa tạo nên sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các địa phương vừa gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước trong thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật.

Việc quản lý của nhà nước được phân công, phân cấp cho từng cấp quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đó, nhưng lại chưa làm rò trách nhiệm chính của từng cơ quan trong từng công đoạn quản lý, dẫn đến việc các nhà đầu tư phải chạy lòng vòng mới giải quyết được công việc, mặt khác khó xác định cơ quan quản lý nhà nước nào chịu trách nhiệm khi có sai phạm.


Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ MẶT TRÁI CỦA ĐẦU TƯ‌

TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM

3.1.1. Quan điểm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Để thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng kinh tế đến năm 2020 và biến nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp như Đại hội VIII của Đảng đó đề ra, đũi hỏi phải cú sự chuyển biến cơ bản và mạnh mẽ cả trong nhận thức và hành động của tất cả các ngành, các cấp. Đối với lĩnh vực FDI, cần thống nhất nhận thức và khẳng định quan điểm chiến lược thu hút FDI cả đối với trung hạn và dài hạn. Dựa trên quan điểm của Đại hội IX và Nghị quyết Trung ương 9 của Đảng, trên cơ sở đánh giá, dự báo tỡnh hỡnh trong nước và quốc tế,việc thu hút và sử dụng FDI trong những năm tới, cần quán triệt các quan điểm sau đây:

Thứ nhất, phải coi thu hỳt và sử dụng cú hiệu quả vốn FDI là một bộ phận khăng khít của Chiến lược phát triển kinh tế - xó hội, của cỏc kế hoạch 5 năm và hàng năm; trong đó, FDI đóng vai trũ là động lực tạo sự đột phá, là nguồn lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và quá trỡnh CNH, HĐH đất nước. Gắn việc thu hút FDI với sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI trên cơ sở phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước. Thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn FDI là nhằm phát huy cao độ nội lực, đồng thời, bổ sung các nguồn lực bên ngoài cả về vốn, công nghệ, thị trường để phát triển nhanh và bền vững.

Thứ hai, phải coi FDI là một bộ phận quan trọng và khụng thể tỏch rời của quỏ trỡnh chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, thực hiện đầy đủ các cam kết song phương và đa phương trong tiến trỡnh hội nhập. Trờn cơ sở đó nhiệm vụ thu hút và sử dụng vốn FDI trong những năm tới cần được coi trọng trong bối cảnh nước ta hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới để có các đối sách và giải pháp phù hợp. Cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt

các quy hoạch cũn thiếu; rà soỏt để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đó lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án.

Điều đó đũi hỏi phải tiếp tục rà soỏt lại phỏp luật và chính sách để sửa đổi hoặc loại bỏ các điều kiện áp dụng ưu đói đầu tư không phù hợp với cam kết của Việt Nam với WTO và có giải pháp đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư liên quan. Đặc biệt nâng cao hơn nữa hiệu quả việc chống tham nhũng, tiêu cực và tỡnh trạng nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư, cũng như đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân trong xử lý cụng việc, thực hành tiết kiệm, chống lóng phớ ở cỏc cơ quan quản lý nhà nước.


Thứ ba, cần thống nhất nhận thức và cú cỏch nhỡn nhạy bộn về kinh tế, chớnh trị, nắm bắt thời cơ, thuận lợi, thấy rừ được những khó khăn, thách thức từ bên trong cũng như bên ngoài để kịp thời đề ra chủ trương, đường lối đúng đắn, tập trung lực lượng, giải quyết dứt điểm các vấn đề nảy sinh trong quá trỡnh thu hỳt và thực hiện cỏc dự ỏn FDI. Trong việc thu hút FDI, cần coi trọng cả chất và lượng, trong đó, đặc biệt coi trọng chất lượng các dự án về mặt thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn, khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu; tác dụng phát triển các ngành và sản phẩm có sức cạnh tranh cao; giải quyết việc làm và các yếu tố liên quan đến bảo vệ môi trường.


Thứ tư, cần đổi mới cơ cấu đầu tư vào các dự án thuộc các lĩnh vực ưu tiên như: sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin; cơ khí chế tạo; các dự án nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản; sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi; bảo vệ môi trường sinh thái; nghiên cứu, phát triển và ươm tạo công nghệ cao; xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng; dự án quan trọng có quy mô lớn; phát triển giáo dục, đào tạo, y tế; phát triển ngành nghề truyền thống và

những lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác cần khuyến khích. Bên cạnh đó, khuyến khích thu hút FDI vào ngành công nghiệp phụ trợ nhằm giảm chi phí đầu vào về nguyên - phụ liệu của các ngành công nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước.

Về đối tác, cần hướng tới các nước có công nghệ nguồn, như Hoa Kỳ, EU, và Nhật Bản, trong đó đặc biệt tập trung thu hút FDI từ các tập đoàn đa quốc gia (TNCs) theo cả hai hướng: thực hiện những dự án lớn, công nghệ cao hướng vào xuất khẩu; tạo điều kiện để một số TNCs xây dựng các trung tâm nghiên cứu, phát triển, vườn ươm công nghệ gắn với đào tạo nguồn nhân lực.

3.1.2. Triển vọng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới

Trong những năm gần đây, mặc dù nền kinh tế thế giới có nhiều khó khăn: thị trường tài chính lâm vào tình trạng khủng hoảng; bất ổn ở khu vực Trung Đông; thiên tai dịch bệnh xuất hiện với mức độ ngày càng nhiều ở khắp nơi trên thế giới...khiến cho dòng vốn đầu tư nước ngoài có chiều hướng thay đổi, nhưng dũng vốn đầu tư vào Việt Nam 5 năm gần đây vẫn tăng năm sau nhiều hơn năm trước. Điều đáng quan tâm là, 2 năm 2007 và 2008 là thời kỳ khó khăn nhất thỡ dũng vốn đăng ký vào Việt Nam lại cao nhất. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục khả quan. Từ đó có thể tin tưởng rằng, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới sẽ có một tương lai sáng sủa.

Nhiều người cho rằng, sẽ xuất hiện một làn sóng đầu tư mới của nước ngoài vào Việt Nam. Làn sóng này dường như âm ỉ từ sau các động thái khi Việt Nam đàm phán vũng cuối để gia nhập WTO, khi các tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hoa Kỳ gửi các đoàn vào Việt Nam tỡm hiểu mụi trường đầu tư, kinh doanh để tỡm kiếm cơ hội đầu tư ... Rồi hàng loạt các sự kiện diễn ra tại Việt Nam trong các năm 2006, 2007, 2008 đó gúp phần làm nổi lờn làn súng đầu tư mà đỉnh cao là

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí