Vốn Tự Có Của Các Nhtm Ở Việt Nam Giai Đoạn 2015-2019


Đầu tư có mức tăng trưởng mạnh vào năm 2019. Bốn ngân hàng giữ vị trí nhóm 1 về tài sản (gồm: Đầu tư, Công Thương, Ngoại thương và Nông nghiệp) có vốn tự có năm 2019 gấp từ 4-5,5 lần mức trung bình của một ngân hàng (số liệu chi tiết của từng ngân hàng xem phụ lục II).

Bảng 3.7: Vốn tự có của các NHTM ở Việt Nam giai đoạn 2015-2019

Đơn vị tính: tỉ đồng


TT

Tên ngân hàng

12/2015

12/2016

12/2017

12/2018

12/2019

Nhóm ngân hàng có vốn tự có năm 2019 trên 70.000 tỉ đồng

1

Công

Thương

60.142,9

70.214,1

78.938,1

82.261,5

88.412,6

2

Đầu tư

51.623,8

50.745,8

53.597,6

58.126,8

92.767,0

3

Ngoại

thương

42.062,6

49.474,1

57.853,7

62.883,3

70.820,0

4

Nông nghiệp

55.859,1

65.947,8

71.905,7

73.385,2

77.625,3

Các ngân hàng có vốn tự có năm 2019 từ trên 20.000 tỉ đến dưới 51.000 tỉ

đồng

1

Kĩ Thương

19.429,6

21.248,3

24.876,4

46.688,7

50.959,6

2

Quân Đội

20.210,4

20.965,4

25.455,0

29.779,5

31.565,4

3

Sài Gòn

Thương tín

19.723,6

19.693,5

26.335,0

28.189,8

28.165,8

4

VN Thịnh

vượng

12.560,5

15.835,4

23.815,5

21.863,2

27.231,5

5

Sài Gòn

16.769,7

22.948,0

23.696,6

25.944,4

26.282,8

6

Á Châu

11.647,5

13.534,7

14.282,1

17.475,7

23.005,1

Các ngân hàng còn lại có vốn tự có từ 0 đồng đến dưới 20.000 tỉ đồng

Tổng vốn tự có

486.495,9

536.834,5

609.901,8

681.944,4

776.996,8

Bình quân 1 ngân hàng

11.313,9

12.484,5

13.553,4

14.824,8

16.891,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.

Hoạt động đầu tư trái phiếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam 1683880233 - 12

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của NHNN, của các công ty kiểm toán qua các năm


Bảng 3.5, 3.6, 3.7 cho thấy, tổng tài sản, vốn tự có, vốn điều lệ của các NHTM tăng dần qua các năm. Trong đó, các NHTMCP do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn (Đầu tư, Công Thương, Ngoại thương), Kỹ Thương, Nông nghiệp… là những ngân hàng có tổng tài sản, vốn tự có, vốn điều lệ lớn nhất trong hệ thống.

3.1.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại

* Tỉ lệ sinh lợi của tài sản

Bảng 3.8 cho thấy ROA của các ngân hàng biến động liên tục qua các năm. Các ngân hàng có giá trị tài sản, vốn tự có cao (ngân hàng nhóm 1) như: Đầu tư, Công Thương và Nông nghiệp không phải là những ngân hàng có ROA cao nhất (ngoại trừ Ngoại thương). Một số ngân hàng có giá trị tài sản, vốn tự có chỉ ở mức trung bình (ngân hàng nhóm 2) trong toàn hệ thống như Kĩ thương, VN Thịnh Vượng, Phương Đông, Quân Đội... lại là những ngân hàng có ROA cao. Một số ngân hàng như Đại chúng, Việt Nam Thương tín... (ngân hàng nhóm 3) có ROA âm ở một vài năm (số liệu chi tiết của từng ngân hàng xem phụ lục IV).

Bảng 3.8: ROA của các NHTM ở Việt Nam giai đoạn 2015-2019

Đơn vị tính: %


TT

Tên ngân hàng

2015

2016

2017

2018

2019

Các ngân hàng có ROA ở mức cao so với trung bình toàn hệ thống

1

Kĩ Thương

0,63

1,31

2,37

2,68

2,49

2

VN Thịnh vượng

0,89

1,37

2,08

2,58

2,38

3

Phương Đông

0,43

0,62

0,99

1,80

2,25

4

Quân Đội

1,15

1,21

1,43

1,64

1,92

5

Quốc tế

0,61

0,55

0,93

1,63

1,81

6

Tiên Phong

0,75

0,66

0,89

1,36

1,93

7

Á Châu

0,51

0,57

0,76

1,58

1,62

8

Phát triển TPHCM

0,45

0,50

0,96

1,31

1,56

9

Ngoại thương

0,79

0,86

0,88

1,38

1,53

10

An Bình

0,53

0,36

0,62

0,89

1,05

Các ngân hàng có ROA ở mức trung bình

1

Công Thương

0,72

0,67

0,62

0,46

0,76

2

Đầu tư

0,68

0,62

0,56

0,57

0,61



3

Nông nghiệp

0,33

0,33

0,35

0,48

0,77

4

Bưu điện Liên Việt

0,33

0,77

0,86

0,56

0,81

5

Hàng hải

0,12

0,16

0,11

0,63

0,67

6

Sài Gòn Thương tín

0,38

0,12

0,36

0,42

0,54

7

Xuất nhập khẩu

0,05

0,23

0,56

0,43

0,52

8

Nam Á

0,56

0,08

0,44

0,80

0,79

9

Sài Gòn CT

0,24

0,72

0,25

0,20

0,63

10

Bắc Á

0,66

0,76

0,66

0,76

0,76

11

Đông Nam Á

0,11

0,11

0,24

0,36

0,75

Một số ngân hàng có ROA thấp hoặc lỗ

1

Bản Việt

0,19

0,14

0,08

0,20

0,25

2

Sài Gòn

0,03

0,02

0,02

0,03

0,03

3

Xăng dầu Petrolimex

0,18

0,50

0,34

0,56

0,34

4

Việt Á

0,24

0,21

0,19

0,21

0,32

5

Việt Nam Thương tín

(0,65)

0,18

0,65

0,64

0,70

6

Bảo Việt

0,29

0,28

0,21

0,07

0,13

7

Đại chúng Việt Nam

0,06

(0,72)

(0,34)

0,07

0,06

ROA trung bình toàn hệ thống

0,53

0,57

0,69

0,86

1,02

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của NHNN, của các công ty kiểm toán qua các năm

* Tỉ lệ sinh lợi của vốn chủ sở hữu

Bảng 3.9 cho thấy ROE của các ngân hàng biến động liên tục qua các năm. Các ngân hàng có giá trị tài sản, vốn tự có cao như: Đầu tư, Công Thương và Nông nghiệp không phải là những ngân hàng có mức ROE cao nhất (ngoại trừ Ngoại thương). Một số ngân hàng có giá trị tài sản, vốn tự có chỉ ở mức trung bình trong toàn hệ thống như Quốc tế, Tiên Phong, Phương Đông, Á Châu, Quân Đội... lại là những ngân hàng có mức ROE khá cao. Một số ngân hàng như Đại chúng... có ROE âm ở một vài năm (số liệu chi tiết của từng ngân hàng xem phụ lục V).


Bảng 3.9: ROE của các NHTM ở Việt Nam giai đoạn 2015-2019

Đơn vị tính: %


TT

Tên ngân hàng

2015

2016

2017

2018

2019

Các ngân hàng có ROE ở mức cao so với trung bình toàn hệ thống

1

Quốc tế

5,86

6,42

12,86

20,80

24,36

2

Tiên Phong

9,62

10,26

15,38

16,96

23,66

3

Ngoại thương

11,52

13,70

16,79

23,14

22,22

4

Á Châu

7,68

9,07

13,33

24,62

22,01

5

Phương Đông

4,86

7,98

13,30

20,04

22,50

6

Quân Đội

10,78

11,83

15,23

17,56

20,11

7

VN Thịnh vượng

12,55

17,34

17,22

20,76

20,03

Các ngân hàng có mức ROE trung bình

1

Công Thương

9,82

10,17

10,81

7,93

12,31

2

Đầu tư

13,30

13,75

13,91

13,97

11,81

3

Nông nghiệp

6,04

6,64

7,29

10,60

16,26

4

Kĩ Thương

7,44

16,10

24,45

16,80

15,90

5

Phát triển TPHCM

4,84

7,61

12,22

17,39

18,15

6

An Bình

5,58

4,55

8,44

11,51

13,43

7

Sài Gòn Hà Nội

7,50

6,80

10,46

10,11

11,98

8

Bưu điện Liên Việt

4,60

12,76

14,58

9,41

12,72

Một số ngân hàng có mức ROE thấp hoặc lỗ

1

Bảo Việt

2,55

2,75

2,92

1,13

2,13

2

Sài Gòn

0,68

0,44

0,70

0,91

0,97

3

Bản Việt

1,65

1,37

0,94

2,75

3,41

4

Xăng dầu Petrolimex

1,28

3,50

2,68

4,39

2,80

5

Đại chúng Việt Nam

0,56

(8,92)

(4,41)

0,91

0,93

ROE trung bình toàn hệ thống

7,22

8,50

10,93

12,91

14,48

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của NHNN, của các công ty kiểm toán qua các năm

3.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

3.2.1. Cơ sở pháp lý đối với hoạt động đầu tư trái phiếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư trái phiếu của các NHTM Việt Nam, ngoài các văn bản luật (Luật các TCTD, Luật Chứng khoán, Luật Doanh


nghiệp), Nghị định của Chính phủ về phát hành trái phiếu), trong những năm qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng đã ban hành các văn bản pháp luật sau:

(i) Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 ban hành Quy định các giới hạn, tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (có hiệu lực từ 01/02/2015);

(ii) Thông tư 06/2016/TT-NHNN ngày 27/5/2016, sửa đổi bổ sung Thông tư 36/2014/TT-NHNN ban hành Quy định các giới hạn, tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (có hiệu lực từ 01/7/2016);

(iii) Thông tư 19/2017/TT-NHNN, ngày 28/12/2017, sửa đổi bổ sung Thông tư 36/2014/TT-NHNN ban hành Quy định các giới hạn, tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (có hiệu lực thi hành từ ngày 12/02/2018);

(iv) Thông tư 02/2018/VBHN-NHNN ngày 10/01/2018 ban hành Quy định các giới hạn, tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

(v) Thông tư số 22/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 ban hành Quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua trái phiếu doanh nghiệp;

(vi) Thông tư số 15/2018/TT-NHNN ngày 18/6/2018 sửa đổi một số điều của Thông tư số 22/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 của Thống đốc NHNN ban hành quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua trái phiếu doanh nghiệp;

(vii) Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 ban hành Quy định các giới hạn, tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (có hiệu lực từ 01/01/2020).

3.2.1.1. Các quy định về điều kiện đầu tư trái phiếu

Theo quy định hiện hành, NHTM muốn đầu tư trái phiếu doanh nghiệp phải có: (i) Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, xếp hạng doanh nghiệp phát hành trái phiếu; và (ii) Ban hành quy định nội bộ về mua trái phiếu doanh nghiệp phù hợp


quy định hiện hành của các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có tối thiểu các nội dung:

- Quy trình, thủ tục thẩm định, phê duyệt và quyết định mua trái phiếu doanh nghiệp; nguyên tắc phân cấp, ủy quyền việc quyết định, phê duyệt mua trái phiếu doanh nghiệp; quy định về việc quản lý rủi ro trong hoạt động mua trái phiếu doanh nghiệp, đảm bảo công khai, minh bạch giữa khâu thẩm định và quyết định mua trái phiếu doanh nghiệp;

- Nguyên tắc, chỉ tiêu đánh giá, xác định mức độ rủi ro mua trái phiếu đối với các đối tượng doanh nghiệp, các loại trái phiếu doanh nghiệp;

- Hệ thống đo lường và quản trị rủi ro, điều kiện, biện pháp và quy trình xử lý rủi ro; trích lập dự phòng đúng quy định;

- Kiểm soát nội bộ hoạt động mua trái phiếu doanh nghiệp.

Ngoài các quy định trên, từ 12/02/2018 theo Thông tư số 19/2017/TT- NHNN và Thông tư số 02/2018/VBHN-NHNN (có hiệu lực từ 12/02/2018), muốn đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, NHTM phải đảm bảo hệ số an toàn vốn CAR tối thiểu 9%; ngân hàng không được phép cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp nếu có tỉ lệ nợ xấu lớn hơn hoặc bằng 3%.

3.2.1.2. Các quy định về giới hạn đầu tư trái phiếu

Thông tư số 22/2016/TT-NHNN (có hiệu lực từ ngày 15/8/2016) quy định số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp được tính vào tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng, đối với một khách hàng và người có liên quan. Vì vậy hoạt động đầu tư trái phiếu cũng phải tuân thủ các quy định về giới hạn tín dụng. NHTM có trách nhiệm quy định cụ thể các giới hạn mua trái phiếu doanh nghiệp: Mua trái phiếu của một doanh nghiệp phát hành; mua trái phiếu của một doanh nghiệp phát hành và doanh nghiệp liên quan phát hành; mua trái phiếu doanh nghiệp có bảo đảm, không có bảo đảm; mua trái phiếu doanh nghiệp với mục đích để bán, để đầu tư và giữ đến ngày đáo hạn.

Thông tư số 36/2014/TT-NHNN (có hiệu lực từ 01/02/2015): chỉ quy định giới hạn dư nợ cấp tín dụng cho một khách hàng không quá 15% vốn tự có của ngân hàng;


một khách hàng và người liên quan không được quá 25%; không quy định riêng đối với đầu tư trái phiếu. Tuy nhiên, do số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp được tính vào tổng mức dư nợ cấp tín dụng nên ngân hàng cũng cần tuân thủ quy định này.

Thông tư số 06/2016/TT-NHNN (có hiệu lực từ 01/7/2016): bổ sung thêm quy định “NHTM không được cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết; ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) được đầu tư trái phiếu chính phủ (TPCP) tối đa 25%, ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) được đầu tư tối đa 35% nguồn vốn ngắn hạn bình quân tháng liền kề trước đó”.

Thông tư số 19/2017 và 02/2018/VBHN-NHNN (có hiệu lực từ 12/02/2018): bổ sung thêm quy định tổng dư nợ cấp tín dụng để đầu tư kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp của TCTD không được quá 5% vốn điều lệ, vốn được cấp của TCTD. Theo quy định hiện hành, số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của NHTM là một bộ phận cấu thành tổng số dư nợ cấp tín dụng, nhưng tổng số dư trái phiếu doanh nghiệp NHTM đầu tư không thuộc diện điều chỉnh tại quy định này.

3.2.2. Thực trạng tổ chức, quản lý hoạt động đầu tư trái phiếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam

3.2.2.1. Thực trạng ban hành quy định nội bộ về đầu tư trái phiếu

Thực hiện quy định hiện hành của NHNN về đầu tư trái phiếu, những năm qua, để có cơ sở cho việc tổ chức triển khai hoạt động đầu tư trái phiếu, hầu hết các ngân hàng đã ban hành văn bản nội bộ quy định đối với hoạt động này. Tuy nhiên, mức độ bao phủ của các quy định đối với các loại trái phiếu có khác nhau. Có ngân hàng ban hành các văn bản nội bộ riêng cho từng hoạt động đầu tư (đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, đầu tư trái phiếu chính phủ như PVcomBank, MB,...). Có ngân hàng chỉ ban hành quy định đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Có ngân hàng ban hành quy định đầu tư chung tất cả các loại trái phiếu.

Ngoài ra, cũng có một số ngân hàng không ban hành các văn bản nội bộ về đầu tư trái phiếu. Căn cứ vào thực tế thị trường trái phiếu, hội đồng thành viên/HĐQT của ngân hàng ban hành nghị quyết về chủ trương đầu tư trái phiếu của


từng tổ chức phát hành, trong đó xác định r số lượng tối đa loại trái phiếu đầu tư và giao cho tổng giám đốc chỉ đạo sở giao dịch và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện (xem phụ lục XVII).

3.2.2.2. Thực trạng tổ chức triển khai hoạt động đầu tư trái phiếu

Để triển khai hoạt động đầu tư trái phiếu, tùy theo điều kiện, chiến lược phát triển riêng, mỗi ngân hàng có thể lựa chọn mô hình tổ chức khác nhau:

(i) Tổ chức hoạt động đầu tư chuyên biệt thông qua việc thành lập công ty quản lý quỹ, hoặc quỹ đầu tư trái phiếu (chẳng hạn như TCBF của Techcombank, BVBF của Bảo Việt, MBBF của MB, VTBF của VietinBank...);

(ii) Và/hoặc đầu tư dựa vào bộ máy các đơn vị có sẵn của ngân hàng.

Hầu hết các ngân hàng đều tổ chức hoạt động đầu tư trái phiếu dựa vào bộ máy các đơn vị có sẵn của ngân hàng. Tham gia vào hoạt động đầu tư thường bao gồm các bộ phận như: Đơn vị kinh doanh (chi nhánh, phòng giao dịch…); tại Hội sở chính gồm các khối: Khối kinh doanh/Khối nguồn vốn và thị trường tài chính, Khối vận hành, Khối quản trị rủi ro , Khối kiểm tra - kiểm soát nội bộ , Khối tài chính - kế toán, Khối pháp chế...

Hiện nay, về cơ bản, các NHTM Việt Nam đều xây dựng và thực hiện quy trình hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu theo trình tự các bước: Thiết lập mục tiêu, lựa chọn loại hình đầu tư kinh doanh, chiến lược đầu tư kinh doanh, lựa chọn loại hình trái phiếu và cuối cùng là đo lường và định giá kết quả. Các NHTM ở Việt Nam thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu với nhiều mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, mục tiêu chủ yếu vẫn là phục vụ hỗ trợ cho việc quản lý kinh doanh nguồn vốn khả dụng của bản thân ngân hàng, đảm bảo duy trì khả năng thanh toán toàn hệ thống. Ngoài ra, hoạt động đầu tư trái phiếu còn hướng tới mục tiêu đa dạng hóa kinh doanh để đem lại thu nhập tương đối ổn định cho ngân hàng trong bối cảnh nguồn vốn huy động được lớn nhưng khả năng cho vay và thực hiện các hình thức tín dụng khác bị giới hạn. Bên cạnh đó, các ngân hàng thường chọn loại hình đầu tư kinh doanh phù hợp với chức năng của một ngân hàng thương mại tuần túy, đó là, tập trung đầu tư với tỷ trọng nhiều hơn đối với các loại trái phiếu ít rủi ro

Xem tất cả 247 trang.

Ngày đăng: 12/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí