Hoàn Thiện Quy Định Pháp Luật Về Trình Tự, Thủ Tục Phát Hành Trái Phiếu Doanh Nghiệp

171

khoán riêng lẻ và chào bán chứng khoán ra công chúng trong cùng một VBQPPL, đó là Luật Chứng khoán. Cách này thiếu khoa học và đi ngược xu thế chung của các nước trên thế giới. Tác giả Nguyễn Minh Hằng khẳng định: “Tất cả các hoạt động chào bán cổ phần của công ty cổ phần trước hết được nhận diện với các đặc điểm của hoạt động chào bán cổ phần ra công chúng, nếu không thỏa mãn, một cách tự động sẽ bị coi là hoạt động chào bán cổ phần riêng lẻ. Và như vậy sẽ không có trường hợp tồn tại một hoạt động chào bán không thỏa mãn đặc điểm của chào bán cổ phần ra công chúng, cũng không thỏa mãn đặc điểm của chào bán cổ phần riêng lẻ”180. Bên cạnh đó, tiêu chí để xác định hai hình thức này trong cùng Luật Chứng khoán cũng không tương thích với nhau. Ngoài Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng đưa ra khái niệm phát hành TPDN riêng lẻ và có sự mâu thuẫn với khái niệm phát hành chứng khoán riêng lẻ trong Luật Chứng khoán. Việc quy định trùng lặp, chồng chéo nhưng lại đối lập nhau của pháp luật về dấu hiệu của phát hành trái phiếu riêng lẻ và phát hành trái phiếu ra công chúng là một rào cản trong cách hiểu và vận dụng pháp luật vào thực tế. Vì vậy, theo nghiên cứu sinh, pháp luật Việt Nam chỉ cần xây dựng khái niệm phát hành chứng khoán ra công chúng và chỉ cần thể hiện khái niệm này trong Luật Chứng khoán mà không cần định nghĩa lại trong các VBQPPL khác để tránh sự chồng chéo, trùng lặp, cồng kềnh không cần thiết.

Ngoài ra, pháp luật nên thống nhất cách sử dụng thuật ngữ giữa các VBQPPL, cụ thể là thuật ngữ “Phát hành chứng khoán” và thuật ngữ “Chào bán chứng khoán”. Hiện nay có cách sử dụng khác nhau về thuật ngữ giữa Luật doanh nghiệp năm 2020 (tại Điều 111 Khoản 3 “Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty”), và Luật Chứng khoán năm 2019 (Luật này dùng thuật ngữ “Chào bán chứng khoán”), Nghị định số 153/2020/NĐ-CP dùng thuật ngữ “Chào bán trái phiếu riêng lẻ”. Theo nghiên cứu sinh, các văn bản này nên dùng thống nhất thuật ngữ “Chào bán” thay cho thuật ngữ “Phát hành”. Điều 6 Khoản 5 Điểm a Nghị định số 153/2020/NĐ-CP quy định hình thức trái phiếu: “Trái phiếu được chào bán dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử”. Vì vậy, thuật ngữ “Chào bán” là chuẩn xác hơn vì nó bao hàm cả việc chào bán chứng khoán dưới dạng dữ liệu điện tử - một hình thức phổ biến hiện nay nhằm tiết giảm chi phí so với việc in ấn và phát hành chứng chỉ vật chất và tiện giao dịch. Trong khi đó, thuật ngữ “Phát hành” hiểu theo nghĩa hẹp hơn. “Phát hành” thường hiểu theo nghĩa là một động từ thể hiện việc phát hành ra một chứng chỉ vật chất như tờ trái phiếu, trong khi hình thức của trái phiếu còn bao


180Nguyễn Minh Hằng (2010), Pháp luật về chào bán cổ phần của công ty cổ phần ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án Tiến sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2010, tr.20.

172

gồm cả bút toán ghi sổ và dữ liệu điện tử (tức là chủ sở hữu không nắm giữ một tờ trái phiếu nào cả).

Thứ hai, đưa ra khái niệm phát hành chứng khoán ra công chúng và phát hành chứng khoán riêng lẻ (nếu có) theo những tiêu thức chuẩn và hợp lý hơn, tạo cách hiểu thống nhất về hai hình thức phát hành trái phiếu này, phù hợp với xu thế phát triển của TTTPDN trên thế giới.

Theo thông lệ các nước, phạm vi phát hành TPDN riêng lẻ chỉ giới hạn trong các nhà đầu tư chuyên nghiệp, không phát hành cho nhà đầu tư cá nhân, tức là dấu hiệu nhận biết của phát hành TPDN riêng lẻ là sự tham gia của nhà đầu tư chuyên nghiệp. Vì thế, theo quan điểm của nghiên cứu sinh, việc nhận biết dấu hiệu của phát hành TPDN là riêng lẻ hay phát hành ra công chúng chỉ cần dựa vào một dấu hiệu: tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư bởi tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư sẽ là căn cứ chủ yếu để nhà nước đưa ra những quy chế khác nhau cho hai hình thức phát hành này (hiện nay tiêu chí này chỉ áp dụng đối với việc phát hành chứng khoán riêng lẻ của tổ chức phát hành là công ty đại chúng tại Điều 31 Khoản 1 Luật Chứng khoán 2019). Chẳng hạn, nếu phát hành trái phiếu riêng lẻ (tức là phát hành cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp) thì tổ chức phát hành sẽ được miễn áp dụng chế độ công bố thông tin vì nhà đầu tư chuyên nghiệp là những nhà đầu tư có đủ trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm để tìm kiếm thông tin và phân tích thông tin liên quan đến tổ chức phát hành và trái phiếu phát hành trước khi quyết định đầu tư vào một trái phiếu nào đó. Còn nếu phát hành trái phiếu ra công chúng thì tổ chức phát hành phải áp dụng chế độ công bố thông tin để bảo vệ nhà đầu tư, vì phát hành trái phiếu ra công chúng chủ yếu bán cho các nhà đầu tư cá nhân, họ là những người chưa có khả năng chuyên môn để phân tích thông tin liên quan đến tổ chức phát hành và trái phiếu phát hành.

Theo pháp luật hiện hành quy định thì một trong những dấu hiệu nhận biết giữa phát hành trái phiếu riêng lẻ và phát hành trái phiếu ra công chúng là số lượng nhà nhà đầu tư không chuyên nghiệp (dưới 100 người) được chào bán. Rò ràng với quy định này, việc chào bán trái phiếu riêng lẻ có thể được tiến hành chào bán cho các nhà đầu tư không chuyên nghiệp. Do đó, việc xây dựng quy chế khác nhau cho hai hình thức phát hành trái phiếu này tương đối khó khăn và rất có thể quy chế áp dụng cho hình thức phát hành trái phiếu riêng lẻ sẽ chặt chẽ không kém so với phát hành trái phiếu ra công chúng. Bên cạnh đó, việc các nhà đầu tư cá nhân tham gia mua trái phiếu khi doanh nghiệp phát hành riêng lẻ còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lạm dụng triển khai các hình thức huy động vốn trái phiếu thiếu minh bạch vì các nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ đầu tư vào TPDN riêng lẻ có ít thông tin và khả năng phân tích, đánh giá rủi ro. Vì vậy việc quy định về hạn chế đối tượng mua trái

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

173

phiếu riêng lẻ là các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là hết sức cần thiết để hạn chế doanh nghiệp lạm dụng phương thức này huy động vốn và hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Quy định hạn chế này không ảnh hưởng đến quyền của các nhà đầu tư khác không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và lợi ích của doanh nghiệp vì doanh nghiệp hoàn toàn có thể phát hành trái phiếu ra công chúng để huy động vốn từ nhà đầu tư chứng khoán không chuyên nghiệp. Nhà đầu tư chứng khoán không chuyên nghiệp có thể ủy thác đầu tư trái phiếu riêng lẻ thông qua nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam - 23

Ngoài ra,pháp luật cũng cần quy định rò hơn về tiêu chí “Chào bán cho 100 nhà đầu tư trở lên” trong khái niệm về chào bán chứng khoán ra công chúng để tạo nên cách hiểu thống nhất. Từ cách hiểu thống nhất mới có thể xác định được trên thực tế có tồn tại hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ chức phát hành hay không. Vì “Nếu việc chào bán chứng khoán ra công chúng không thành công, trách nhiệm vật chất của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư đã đặt mua chứng khoán là chắc chắn. Nếu thành công, cơ chế báo cáo và công bố thông tin là bắt buộc để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư hiện hữu”181.

Nhìn chung, việc xây dựng khái niệm phát hành chứng khoán ra công chúng và phát hành chứng khoán riêng lẻ (nếu có) theo những tiêu thức chuẩn và hợp lý đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng cho Nhà nước triển khai những quy định tiếp theo liên quan đến hai hình thức phát hành này, như tác giả Nguyễn Minh Hằng đã khẳng định: “Có thể nói, ở quốc gia nào cũng vậy, phương thức chào bán cổ phần của công ty cổ phần được coi là quan trọng nhất trong nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động chào bán cổ phần của công ty cổ phần. Bởi lẽ, pháp luật điều chỉnh các phương thức này dựa trên bản chất kinh tế của chúng, từ đó quyết định các vấn đề khác cần phải điều chỉnh như điều kiện chào bán, thủ tục chào bán, nhà đầu tư có quyền mua cổ phần chào bán của công ty cổ phần”182.

*Nhà nước cần quy định thống nhất phát hành trái phiếu riêng lẻ của tổ chức phát hành không phải là công ty đại chúng và phát hành trái phiếu riêng lẻ của tổ chức phát hành là công ty đại chúng vào cùng một văn bản quy phạm pháp luật trên nguyên tắc pháp điển hóa

Hiện nay, pháp luật Việt Nam tách biệt hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ của công ty cổ phần chưa đại chúng với công ty cổ phần là công ty đại chúng thông qua các văn bản pháp lý khác nhau. Việc tồn tại song song hai hệ thống văn


181Phạm Thị Giang Thu, (2006), Luật Chứng khoán với việc mở rộng cơ hội đầu tư và khuyến khích đầu tư,

Tạp chí Luật học số 8 năm 2006, tr.50.

182Nguyễn Minh Hằng (2010), Pháp luật về chào bán cổ phần của công ty cổ phần ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án Tiến sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2010, tr.20.

174

bản khác nhau cùng điều chỉnh một hoạt động như nhau (chỉ khác về chủ thể thực hiện hoạt động) như hiện nay là không cần thiết, gây nên sự cồng kềnh, thậm chí dẫn đến mâu thuẫn giữa các văn bản với nhau. Theo quan điểm của nghiên cứu sinh, Luật Doanh nghiệp chỉ nên quy định như hiện nay, tức là Luật Doanh nghiệp chỉ quy định quyền của doanh nghiệp trong việc phát hành chứng khoán, trong đó công ty cổ phần phát hành cổ phiếu và trái phiếu, công ty trách nhiệm hữu hạn phát hành trái phiếu. Còn quy định cụ thể như điều kiện phát hành, trình tự, thủ tục phát hành,… phải được quy định ở pháp luật chứng khoán.

Ngoài ra, Nhà nước nên thống nhất các quy định của Luật Chứng khoán với các quy định của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP bằng cách luật hóa Nghị định số 153/2020/NĐ-CP, hợp nhất các quy định của Nghị định này vào Luật Chứng khoán. Rà soát các văn bản này, về cơ bản, nghiên cứu sinh thấy không có sự khác nhau nhiều giữa phát hành trái phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng và công ty không đại chúng. Hơn nữa, việc phát hành TPDN riêng lẻ của công ty chưa đại chúng đã có từ rất lâu và được điều chỉnh bởi hàng loạt các Nghị định như: Nghị định 120-CP năm 1994 của Chính phủ về Quy chế tạm thời về việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp Nhà nước; Nghị định số 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 của Chính phủ về phát hành TPDN; Nghị định số 90/2011/NĐ-CP về phát hành TPDN và hiện hành là Nghị định số 153/2020/ NĐ-CP ngày 31/12/2020. Với thời gian khá dài được điều chỉnh bởi các văn bản dưới luật như vậy đã đủ điều kiện để đánh giá và luật hóa vấn đề này. Vì vậy, giờ đã đến lúc Nhà nước cần rà soát, pháp điển hóa, đưa những vấn đề mà Nghị định số 153/2020/NĐ-CP quy định đã ổn định, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu điều hành, phát triển của TTCK để đưa vào Luật Chứng khoán. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng thì “Thực tế, đây cũng là kinh nghiệm quốc tế đã triển khai. Từ sau khủng hoảng kinh tế năm 2008, để đẩy mạnh TTTPDN thành kênh cung ứng vốn dài hạn và cân bằng cho thị trường tài chính, giảm thiểu rủi ro khi quá phụ thuộc vào vốn ngắn hạn ngân hàng, nhiều nước đã quy định cụ thể về phát hành trái phiếu riêng lẻ của doanh nghiệp không phải công ty đại chúng vào Luật Chứng khoán”183.

*Hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện phát hành trái phiếu doanh

nghiệp

Tại Quyết định số 242/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại thị trường

chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” của Thủ tướng Chính phủ chỉ ra một trong những giải pháp nhằm cơ cấu lại TTCK là: “Đơn giản hóa điều kiện, hồ sơ, thủ tục phát hành TPDN ra công chúng và phát


183http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/chung-khoan/2019-10-22/chao-ban-trai-phieu-rieng-le-co-the-

quy-dinh-tai-hai-luat-77962.aspx, truy cập 22h10 ngày 10/3/2020.

175

hành riêng lẻ nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành TPDN”.

Theo nghiên cứu sinh, để đảm bảo độ an toàn cho các nhà đầu tư cũng như tạo cơ hội cho doanh nghiệp có thể huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, pháp luật phải đảm bảo độ chặt chẽ cần thiết cũng như độ linh hoạt, thông thoáng nhất định trong việc quy định về điều kiện phát hành TPDN. Để làm được điều này, Nhà nước có thể tham khảo một số giải pháp sau:

Thứ nhất, đối với phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

- Bổ sung điều kiện về giới hạn khối lượng phát hành trong một đợt phát hành trái phiếu của doanh nghiệp.

Theo nghiên cứu sinh, pháp luật cần bổ sung điều kiện khối lượng phát hành trong các điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Có thể quy định một tỷ lệ nhất định giữa vốn chủ sở hữu và giá trị khối lượng trái phiếu phát hành (ví dụ quy định dư nợ TPDN phát hành riêng lẻ không vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu tại báo cáo tài chính quý gần nhất). Tuy nhiên, cần có quy định hợp lý về khối lượng phát hành, không nhất thiết quy định một con số tỷ lệ cứng nhắc mà có thể khác biệt theo từng ngành, bởi mỗi ngành có tính chất hoạt động và nguy cơ rủi ro trong kinh doanh khác nhau. Hoặc tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp có khả năng tài chính tốt hơn thì có thể được phát hành khối lượng lớn hơn (dư nợ TPDN phát hành so với vốn chủ sở hữu) so với doanh nghiệp có khả năng tài chính yếu hơn và ngược lại. Việc hạn chế khối lượng phát hành trái phiếu riêng lẻ ngoài việc bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư còn góp phần khuyến khích các doanh nghiệp chuyển sang kênh phát hành ra công chúng. Từ đó tăng cường công khai, minh bạch cho thị trường, phù hợp với xu thế quốc tế chung.

- Bổ sung quy định về lãi suất trái phiếu.

Pháp luật nên bổ sung điều kiện về lãi suất trái phiếu. Như đã phân tích, trên TTTPDN Việt Nam hiện nay chưa có cơ sở xác định lãi suất trái phiếu chuẩn cũng như chưa có cách nào để nhà đầu tư xác định tương đối về mức độ rủi ro của trái phiếu ngoài niềm tin cảm tính (mặc dù nhà đầu tư có thể dựa vào quá trình hoạt động, uy tín của doanh nghiệp để đánh giá). Thực tế, trên TTTPDN, phần lớn là các định chế tài chính lớn, đặc biệt là các công ty bất động sản nắm giữ với tư cách bên phát hành. Các công ty bất động sản tìm nguồn vốn từ phát hành trái phiếu và các doanh nghiệp này duy trì lãi suất cao để tăng tính hấp dẫn. Việc chào bán trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản với lãi suất cao tiềm ẩn rủi ro lớn cho nhà đầu tư bởi thị trường bất động sản ở Việt Nam vẫn là một thị trường bong bóng, chưa phản ánh giá trị thực của bất động sản. Chính vì vậy, theo nghiên cứu sinh, pháp luật cần bổ sung điều kiện về lãi suất khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu, kể cả đối với

176

phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng. Ở Việt Nam, trong giai đoạn đầu của việc hình thành tổ chức xếp hạng tín nhiệm, pháp luật có thể quy định mức lãi suất phát hành trái phiếu dựa vào quy định chung trong Bộ luật Dân sự. Khi thị trường đã hình thành tổ chức xếp hạng tín nhiệm và việc sử dụng dịch vụ xếp hạng tín nhiệm đã trở thành nhu cầu tất yếu, trở thành văn hóa của doanh nghiệp phát hành thì lúc đó Nhà nước có thể bãi bỏ điều kiện về lãi suất trái phiếu. Lãi suất trái phiếu của mỗi doanh nghiệp lúc đó sẽ được xác định trên thứ bậc xếp hạng tín nhiệm của mỗi doanh nghiệp.

Thứ hai, đối với phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng

- Chỉnh sửa quy định tại Điều 15 Khoản 3 Điểm a Luật Chứng khoán năm 2019. Điều 15 Khoản 3 Điểm a Luật Chứng khoán năm 2019 quy định: “Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ…”. Theo nghiên cứu sinh, pháp luật nên thay thế điều kiện này bằng điều kiện “Doanh nghiệp có quy mô vốn chủ sở hữu…” của doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra công chúng để đảm bảo ý nghĩa thực của khả năng chịu trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp phát hành. Tuy vậy, vốn chủ sở hữu mới thực sự phản ánh quy mô và tình hình tài sản, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là những yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng trái phiếu chứ không phải vốn điều lệ. Vốn điều lệ không có ý nghĩa nhiều trong việc đảm bảo khả năng

tài chính để thực hiện nghĩa vụ hoặc trả nợ cho các chủ nợ.

Bên cạnh đó, pháp luật cần bổ sung quy định tương tự như nghiên cứu sinh đã đề cập ở mục hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ. Cụ thể là quy định về giới hạn khối lượng trái phiếu phát hành trên quy mô vốn chủ sở hữu.

- Chỉnh sửa quy định tại Điều 15 Khoản 3 Điểm b Luật Chứng khoán năm 2019.

Điều 15 Khoản 3 Điểm b Luật Chứng khoán năm 2019 quy định một trong những điều kiện để doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra công chúng là: “Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán; không có các khoản nợ quá hạn trên 01 năm”. Lỗ lũy kế được hiểu là lỗ cộng dồn đến một thời điểm nhất định. Theo điều kiện này, doanh nghiệp phát hành ra công chúng phải không có lỗ cộng dồn đến năm đăng ký chào bán. Với quy định “Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi” được hiểu là doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra công chúng phải có 01 năm kinh doanh có lãi (là năm liền trước năm đăng ký chào bán trái phiếu). Theo nghiên cứu sinh, điều kiện này cũng quá lỏng và cần tăng số năm lên. Cụ thể, cần quy định điều kiện doanh nghiệp được phát hành trái phiếu ra công chúng là phải “Kinh doanh có lãi trong 03 năm liên tiếp trước năm phát hành”. Bên cạnh đó, pháp luật chỉ quy định “Có lãi” cũng rất chung chung. Theo

177

điều kiện này có thể hiểu là doanh nghiệp phát hành chỉ cần kinh doanh có lãi, không cần lãi bao nhiêu, có thể chỉ lãi một đồng cũng có thể được phát hành trái phiếu ra công chúng. Thực chất, điều kiện này đưa ra nhằm mục đích lựa chọn tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng phải là tổ chức hoạt động kinh doanh hiệu quả. Nhưng với quy định chung chung này thì rất khó sàng lọc để đảm bảo rằng doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả. Tính hiệu quả phải được chứng minh bằng con số lợi nhuận cụ thể, phải đạt một tỷ lệ nhất định trên vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, tỷ suất lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được phải trong một khoảng thời gian nhất định đủ để chứng minh tính hiệu quả ổn định của hoạt động kinh doanh mà không phải là nhất thời. Vì vậy, kết hợp các nội dung trên, theo nghiên cứu sinh, Điều 15 Khoản 3 Điểm b Luật Chứng khoán năm 2019 nên được sửa lại theo hướng yêu cầu cụ thể về tỷ suất lợi nhuận phải đạt một tỷ lệ nào đó so với vốn chủ sở hữu trong 03 năm liên tiếp trước năm đăng ký chào bán. Có như vậy, thị trường mới có được những trái phiếu chất lượng.

3.2.1.4. Hoàn thiện quy định pháp luật về trình tự, thủ tục phát hành trái phiếu doanh nghiệp

*Về bản cáo bạch trong hình thức phát hành trái phiếu ra công chúng

Những thông tin trong bản cáo bạch nhằm giúp các nhà đầu tư đánh giá đúng đắn về vốn, tài sản, về tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh, về triển vọng phát triển của doanh nghiệp phát hành để họ có thể cân nhắc, lựa chọn đưa ra quyết định đầu tư. Mặc dù vậy, pháp luật Việt Nam chưa có cơ chế giám sát để đảm bảo những thông tin trong bản cáo bạch là thông tin trung thực, chính xác. Điều 19 Luật Chứng khoán năm 2019 cũng có quy định về trách nhiệm của một số chủ thể liên quan tới hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng. Tuy vậy, pháp luật hiện hành không hề có quy định rò ràng, cụ thể về việc “Chịu trách nhiệm trước pháp luật” là chịu như thế nào. Vì vậy, theo nghiên cứu sinh, pháp luật cần quy định rò trách nhiệm của từng người liên quan đến bản cáo bạch và quy định rò các biện pháp xử lý đối với từng chủ thể. Ví dụ pháp luật nên quy định ít nhất 03 đối tượng sau phải liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản cáo bạch: người công bố thông tin (thông thường là lãnh đạo công ty); kiểm toán viên độc lập (liên quan đến báo cáo tài chính của tổ chức phát hành trong 02 năm gần nhất); chủ thể tư vấn hồ sơ đăng ký/bảo lãnh phát hành (vì đóng vai trò trung gian tài chính giữa tổ chức phát hành và nhà đầu tư). Việc quy kết trách nhiệm rò ràng như vậy sẽ nâng cao trách nhiệm của những người liên quan đến bản cáo bạch nói chung, hồ sơ phát hành trái phiếu ra công chúng nói chung, từ đó nhà đầu tư có được những thông tin đáng tin cậy hơn cho quyết định đầu tư của mình. Pháp luật có thể quy định rò những người này phải bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư nếu thông tin không trung thực gây ra

178

thiệt hại cho họ, quy định xử phạt hành chính, thậm chí xử lý hình sự. Ngoài ra, bằng cách nào đó bản cáo bạch cần phải được đăng tải công khai để các nhà đầu tư dễ dàng truy cập nhất.

Trong bản cáo bạch, ngoài những thông tin hiện thời, theo nghiên cứu sinh cần có thêm cả những thông tin trong quá khứ về tổ chức phát hành. Những thông tin về quá khứ của tổ chức phát hành, đặc biệt là những thông tin về tài chính cũng đóng vai trò khá quan trọng đối với nhà đầu tư vì nó phản ánh được thực tế hoạt động của đơn vị và giúp đánh giá triển vọng trong tương lai. Trong Luật Chứng khoán 2019, chỉ có “Báo cáo tài chính của tổ chức phát hành trong 02 năm gần nhất” là phản ánh thông tin trong quá khứ của tổ chức phát hành. Vì vậy, theo nghiên cứu sinh, bản cáo bạch phải ghi rò những rủi ro hoạt động của công ty như: các khoản nợ của công ty trước khi phát hành trái phiếu; những tranh chấp pháp lý liên quan đến công ty (nếu có);.v.v…

*Về yêu cầu kết quả xếp hạng tín nhiệm trong hồ sơ phát hành trái phiếu riêng lẻ

Hiện nay, pháp luật mới chỉ yêu cầu doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra công chúng (trừ trái phiếu chuyển đổi) phải thỏa mãn điều kiện về kết quả xếp hạng tín nhiệm. Các trường hợp phát hành trái phiếu chuyển đổi ra công chúng và phát hành trái phiếu riêng lẻ không yêu cầu thỏa mãn điều kiện về xếp hạng tín nhiệm. Tuy nhiên, tại Điều 12 Khoản 2 Điểm đ Nghị định số 153/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ phát hành trái phiếu riêng lẻ có “Kết quả xếp hạng tín nhiệm của tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu và loại trái phiếu phát hành (nếu có)”. Mặc dù, trong trường hợp này, yêu cầu về kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với tổ chức phát hành chỉ trong trường hợp “nếu có” nhưng cũng dễ dẫn tới cách hiểu là doanh nghiệp phát hành riêng lẻ cần có kết quả xếp hạng tín nhiệm. Về mặt nguyên tắc, pháp luật không cấm tổ chức phát hành riêng lẻ sử dụng dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, thậm chí còn khuyến khích việc này. Nhưng cho dù doanh nghiệp phát hành riêng lẻ “tự nguyện” sử dụng dịch vụ xếp hạng tín nhiệm và có kết quả xếp hạng tín nhiệm thì pháp luật cũng không được yêu cầu doanh nghiệp phải có kết quả xếp hạng tín nhiệm trong hồ sơ phát hành trái phiếu. Vì vậy, để bảo đảm tính thống nhất của pháp luật liên quan đến nội dung này, theo nghiên cứu sinh, pháp luật nên bỏ quy định tại Điều 12 Khoản 2 Điểm đ Nghị định số 153/2020/NĐ-CP.

3.2.1.5. Hoàn thiện quy định pháp luật về quản lý nhà nước đối với thị trường

*Bổ sung các quy định pháp luật nhằm nâng cao vị thế và tính độc lập Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Để nâng cao vị thế và tính độc lập của UBCKNN, một trong những giải pháp là tách UBCKNN khỏi Bộ Tài chính để UBCKNN trực thuộc Chính phủ. Quan điểm tách UBCKNN khỏi Bộ Tài chính được đa số các ý kiến đồng tình. Nhóm tác

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí