Thực Trạng Kết Quả Hoạt Động Đầu Tư Trái Phiếu Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam


như trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh; các loại trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu của các TCTD có kỳ hạn ngắn và trung hạn để có tính thanh khoản cao (trừ năm 2019 tỉ lệ đầu tư trái phiếu chính phủ dài hạn cao do sự thay đổi chiến lược huy động vốn của Chính phủ Việt Nam). Tương ứng với từng loại hình đầu tư kinh doanh trái phiếu, các ngân hàng sẽ có những chiến lược đầu tư kinh doanh phù hợp.

3.2.3. Thực trạng kết quả hoạt động đầu tư trái phiếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam

3.2.3.1. Số lượng ngân hàng thương mại, quy mô và tỉ lệ đầu tư trái phiếu/tổng tài sản

Bảng 3.10 cho thấy những năm qua hầu hết các NHTM Việt Nam đều đầu tư trái phiếu, song quy mô, tỉ lệ đầu tư trái phiếu/tổng tài sản có khác nhau. Các ngân hàng lớn (nhóm 1) như Công thương, Đầu tư, Ngoại thương, Nông nghiệp có quy mô đầu tư trên 100.000 tỉ đồng/năm, nhưng cũng có những ngân hàng chỉ đầu tư với quy mô trên 1.000 tỉ đồng/năm – đây thường là những ngân hàng nhỏ thuộc nhóm 3 trong xếp loại của NCS ở phần trên (số liệu chi tiết xem phụ lục VII).

Bảng 3.10: Tổng đầu tư trái phiếu của các NHTM ở Việt Nam Giai đoạn 2015-2019‌

Đơn vị tính: tỉ đồng


TT

Tên ngân

hàng

2015

2016

2017

2018

2019

Các ngân hàng có quy mô đầu tư lớn (trên 100.000 tỉ đồng/năm)

1

Công

Thương

139.933,44

155.547,54

149.231,98

118.930,80

128.658,71

2

Đầu tư

144.309,90

175.083,96

178.644,34

150.926,82

160.817,48

3

Ngoại

thương

132.545,30

151.565,91

156.693,34

171.044,11

190.274,16

4

Nông

nghiệp

137.515,14

191.776,30

194.198,07

163.827,74

146.658,08

Một số ngân hàng có quy mô đầu tư trung bình (từ trên 50.000 tỉ đến dưới

100.000 tỉ đồng/năm)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.

Hoạt động đầu tư trái phiếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam 1683880233 - 13



1

Quân

Đội

56.911,42

61.138,53

58.556,97

82.859,63

96.332,12

2

Sài Gòn

Thương tín

42.595,15

75.977,07

85.385,77

88.576,60

91.244,65

3

Thương

53.765,09

61.426,55

64.874,97

104.947,63

83.312,65

4

VN

Thịnh vượng

57.421,15

67.021,77

63,438,09

64.520,84

78.649,18

5

Sài Gòn

77.609,45

72.798,37

87.456,19

72.882,39

70.627,59

6

Á Châu

46.124,96

52.708,06

61.519,63

62.128,56

67.221,01

Một số ngân hàng có quy mô đầu tư nhỏ (từ trên 1.000 tỉ đến dưới 50.000 tỉ

đồng/năm)

1

Phát triển

TPHCM

26.081,89

40.711,64

58.782,02

53.284,85

48.157,92

2

Bưu điện

Liên Việt

37.127,60

38.865,57

37.288,30

41.463,65

40.095,87

3

Đại chúng

Việt Nam

23.687,43

25.900,93

28.252,73

25.843,84

35.110,76

4

Quốc tế

30.625,15

31.545,07

27.546,88

30.301,29

31.963,98

5

Kiên

Long

4.507,38

3.936,43

3.102,57

2.250,93

1.436,06

6

Sài Gòn

CT

3.624,18

3.515,04

2.692,73

2.826,01

1.684,05

Tổng giá trị đầu tư của toàn hệ

thống

1.345.017,64

1.590.898,87

1.670.278,68

1.668.782,05

1.659.146,48

Trung bình

1 ngân hàng

31.279,48

36.997,65

37.960,88

36.277,87

36.068,40

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của NHNN, của các công ty kiểm toán qua các năm


* Về tỉ lệ đầu tư:

Bảng 3.11 cho thấy tỉ lệ đầu tư trên tổng tài sản của toàn hệ thống ngân hàng có xu hướng giảm dần qua các năm, từ 20,66% năm 2015 xuống còn 14,78% năm 2019. Một số ngân hàng có tỉ lệ đầu tư/tổng tài sản khá cao, đó là những ngân hàng ở nhóm 2 và nhóm 3 như: Đại Dương, Hàng Hải, Bảo Việt, Tiên Phong... (Số liệu chi tiết về tỉ lệ đầu tư của từng ngân hàng xem phụ lục VIII).

Bảng 3.11: Tỉ lệ tổng đầu tư/tổng tài sản của các NHTM ở Việt Nam Giai đoạn 2015-2019‌

Đơn vị tính: %


TT

Tên ngân hàng

2015

2016

2017

2018

2019

Các ngân hàng có tỉ lệ đầu tư trên tổng tài sản cao hơn mức trung bình toàn hệ thống

1

Đại dương

34,86

47,99

47,77

37,55

35,80

2

Dầu khí Toàn

cầu

37,46

36,49

32,40

28,74

19,91

3

Hàng hải

54,23

41,17

46,51

33,95

33,25

4

VN Thịnh vượng

31,82

33,69

26,94

23,31

24,44

5

Kĩ Thương

27,75

25,95

23,96

32,72

21,60

6

Quân Đội

25,70

24,23

18,95

23,34

24,01

7

Phát triển

TPHCM

25,33

28,46

32,46

25,67

21,94

8

An Bình

27,88

24,54

25,18

27,91

18,91

9

Bản Việt

28,60

23,07

18,58

15,55

9,53

10

Phương Đông

27,67

26,90

27,31

27,78

22,63

11

Sài Gòn

24,81

20,07

19,63

14,27

12,40

12

Xăng dầu

Petrolimex

22,27

23,28

19,89

18,93

15,74

13

Quốc Dân

24,27

31,69

25,42

25,75

19,07

14

Bưu điện Liên

Việt

34,31

27,23

22,66

23,52

19,72

15

Tiên Phong

32,66

32,45

23,83

21,31

18,13

16

Bảo Việt

37,03

46,89

43,73

38,72

33,75

17

Đại chúng Việt

Nam

24,01

22,40

22,30

18,30

21,33

Trung bình toàn hệ thống

20,66

20,94

18,58

16,86

14,78

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của NHNN, của các công ty kiểm toán các năm


3.2.3.2. Thực trạng cơ cấu đầu tư trái phiếu

Bảng 3.12: Cơ cấu đầu tư trái phiếu của các NHTM Việt Nam theo sản phẩm giai đoạn 2015-2019

Đơn vị tính: %


TT

Chỉ tiêu

2015

2016

2017

2018

2019

1

Tổng đầu tư

TP/Tổng tài sản

20,66

20,94

18,58

16,86

14,78

2

TP NHNN +

TPCP/Tổng tài sản

9,96

10,46

9,37

8,48

7,20

3

TPDN/Tổng tài

sản

5,85

5,25

4,37

3,60

2,57

4

TP của TCTD khác/Tổng tài

sản

4,85

5,23

4,84

4,78

5,01

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của NHNN, của các công ty kiểm toán qua các năm

Trong những năm qua, hoạt động đầu tư trái phiếu của các NHTM tập trung chủ yếu vào trái phiếu NHNN và TPCP (chiếm tỉ lệ khoảng trên dưới 50%), còn lại là TPDN và trái phiếu của các TCTD khác.

Trong giai đoạn 2015-2019, phân bổ cơ cấu nguồn vốn của các NHTM đầu tư vào trái phiếu nói chung và các loại hình trái phiếu khác nhau nói riêng có sự thay đổi tương đối r rệt. Tỷ lệ đầu tư trái phiếu/ tổng tài sản của các NHTM có xu hướng giảm, từ mức 20,66% năm 2015 giảm xuống còn 14,78% năm 2019. Trong đó, giảm mạnh nhất là tỷ lệ vốn đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp với mức giảm trên 50%, (từ 5,85%/ tổng tài sản xuống còn 2,57%), trong khi tỷ lệ đầu tư vào TPCP giảm nhẹ và đầu tư vào TP của các TCTD khác không dao động nhiều.

Nếu như vào năm 2015, cơ cấu vốn đầu tư vào TPDN và TP của TCTD khác tương đối đồng đều thì đến năm 2019, tỷ lệ nguồn vốn mà các NHTM phân bổ cho trái phiếu của các TCTD tăng mạnh trong tương quan với 2 loại hình trái phiếu còn


lại, đặc biệt với TPDN. Việc mua trái phiếu lẫn nhau thời gian qua có thể giải thích nhằm mục tiêu giúp cải thiện nguồn vốn trung, dài hạn về mặt sổ sách, cũng như để đối phó với yêu cầu giảm tỷ trọng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của nhà điều hành trong giai đoạn tới. Theo dự thảo sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN thì tỷ lệ này từ mức 40% hiện nay sẽ tiếp tục giảm chỉ còn 30% chậm nhất từ tháng 7- 2021 hoặc phương án 2 là từ tháng 7-2022. Ngoài ra, trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng bị thắt chặt, những ngân hàng thừa vốn sẽ muốn tìm kênh đầu tư khác để tối ưu hóa việc sử dụng vốn. Trái phiếu do các ngân hàng phát hành là một lựa chọn hợp lý vì có lãi suất cao hơn trái phiếu chính phủ, rủi ro thấp hơn trái phiếu doanh nghiệp và điều quan trọng là không bị tính vào dư nợ tín dụng như trái phiếu doanh nghiệp. Ngoài ra, các ngân hàng cũng có thể lựa chọn phương án sau khi đầu tư vào trái phiếu của các TCTD khác thì sẽ tìm cách phân phối lại cho các nhà đầu tư cá nhân, những khách hàng gửi tiền tại ngân hàng mình, theo cách thức tương tự như mua sỉ trái phiếu doanh nghiệp và bán lẻ lại cho khách hàng cá nhân để hưởng chênh lệch lãi suất.

Tuy nhiên, cũng có những quan ngại giai đoạn về nguy cơ sở hữu chéo trong các TCTD. Về cơ bản, các ngân hàng khi phát hành trái phiếu không chỉ giúp tăng được nguồn vốn trung, dài hạn, mà nếu trái phiếu có kỳ hạn từ năm năm trở lên sẽ được tính vào vốn tự có cấp 2, giúp nâng cao hệ số an toàn vốn (CAR). Điều này là rất quan trọng đối với những ngân hàng không tăng được vốn điều lệ, như VietinBank đã ồ ạt phát hành trái phiếu kỳ hạn dài từ đầu năm đến nay, trong khi BIDV cũng mua lại các trái phiếu đã phát hành những năm trước đó để có hạn mức phát hành trái phiếu mới nhằm kéo dài kỳ hạn còn lại để đủ điều kiện tính vào vốn tự có cấp 2. Tuy nhiên, cũng cần biết rằng theo Thông tư 19/2017/TT-NHNN, có hiệu lực thi hành từ ngày 12-2-2018, các khoản loại trừ khỏi vốn cấp 2 gồm trái phiếu chuyển đổi do TCTD khác phát hành, nợ thứ cấp do TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành đáp ứng đầy đủ các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành mà TCTD mua, đầu tư theo quy định pháp luật. Điều này có nghĩa là khi ngân hàng A mua trái phiếu của một


ngân hàng B mà trái phiếu đó đủ điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của ngân hàng B, thì ngân hàng A khi tính vốn tự có của mình phải loại trừ giá trị trái phiếu đã mua đó. Theo lộ trình này, từ đầu năm 2019 các NHTM sẽ phải trừ đi 50% giá trị khoản trái phiếu đã mua, từ đầu năm 2020 trừ đi 75% giá trị và từ đầu năm 2021 trừ đi toàn bộ giá trị. Như vậy, một ngân hàng nếu muốn mua trái phiếu của một ngân hàng khác cần phải suy xét kỹ càng nếu như không muốn làm ảnh hưởng đến vốn tự có và làm điều chỉnh hệ số CAR của mình, nhất là khi từ đầu năm sau hệ số CAR sẽ được tính toán chặt chẽ và khắt khe hơn theo quy định của Thông tư 41/TT-NHNN. Nếu muốn đầu tư trái phiếu lẫn nhau để giúp nâng vốn tự có thì cũng vô hiệu. Thông tư 19 nói trên của NHNN cũng chính là nhằm ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo và hỗ trợ lẫn nhau để tăng vốn ảo của các ngân hàng.

3.2.3.2.1. Đầu tư vào tín phiếu NHNN và trái phiếu chính phủ

* Tỉ lệ đầu tư tín phiếu NHNN và trái phiếu chính phủ/tổng tài sản

Trong những năm qua, hầu hết các NHTM Việt Nam đều đầu tư vào trái phiếu chính phủ nhưng mức độ đầu tư và xu hướng đầu tư ở mỗi ngân hàng là khác nhau. Điều này xuất phát từ chiến lược kinh doanh và điều kiện cụ thể của mỗi ngân hàng.

Bảng 3.13: Tỉ lệ đầu tư vào tín phiếu NHNN và TPCP/Tổng tài sản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2015-2019

Đơn vị tính: %


TT

Tên ngân

hàng

T12/2015

T12/2016

T12/2017

T12/2018

T12/2019

Các ngân hàng có tỉ lệ đầu tư tín phiếu NHNN và TPCP cao hơn mức trung

bình toàn hệ thống

1

Ngoại thương

13,30

13,32

10,37

10,01

8,31

2

Đại dương

12,32

28,32

24,30

19,79

15,65

3

Hàng hải

23,06

14,74

21,98

18,23

17,44

4

Đông Á

3,49

12,19

11,60

12,98

12,29

5

Á Châu

14,08

15,69

17,55

16,32

15,34



6

Quân Đội

18,56

15,79

12,14

12,46

12,05

7

Quốc tế

22,15

17,14

10,14

11,31

5,32

8

An Bình

14,44

13,19

14,52

14,85

7,61

9

Phương Đông

19,04

20,85

21,26

17,56

12,92

10

Bưu điện Liên

Việt

15,69

10,92

9,72

10,12

10,01

11

Tiên Phong

15,38

13,49

10,95

11,57

3,43

12

Bảo Việt

19,51

14,87

20,43

18,65

8,97

Trung bình toàn hệ thống

9,96

10,46

9,37

8,48

7,20

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của NHNN, của các công ty kiểm toán qua các năm

* Cơ cấu đầu tư theo thị trường

- Đầu tư TPCP trên thị trường sơ cấp

Bảng 3.14: Kết quả đầu tư TPCP của các NHTM Việt Nam trên thị trường sơ cấp giai đoạn 2015-2019


Năm

Số NHTM tham gia đấu thầu

Giá trị trái phiếu trúng thầu (tỉ đồng)

Tổng giá trị trái phiếu đầu tư

trên thị trường sơ cấp (tỉ đồng)

2015

18

190,258

222,410

2016

15

229,811

271,519

2017

16

144,375

162,154

2018

16

73,640

78,998

Quý

I/2019

12

36,415

42,968

Nguồn: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

Trong giai đoạn 2015-2017, nhóm thành viên đấu thầu là các NHTM có khối lượng mua trái phiếu lớn nhất, chiếm tới hơn 70% tổng khối lượng trái phiếu phát hành bằng hình thức đấu thầu. Đây cũng là nhóm nhà đầu tư chính trên thị trường với tỷ trọng khối lượng trúng thầu luôn chiếm trên 80%. Tuy nhiên, từ năm 2018 đến nay, tỷ trọng khối lượng trúng thầu của khối NHTM giảm mạnh do thị trường có sự tham gia tích cực hơn từ khối công ty bảo hiểm.


- Đầu tư TPCP trên thị trường thứ cấp

Bảng 3.15: Kết quả đầu tư trái phiếu chính phủ của các NHTM Việt Nam trên thị trường thứ cấp (Giai đoạn 2015-2019)

Đơn vị tính: tỉ đồng



TT

Loại hình giao

dịch


2015


2016


2017


2018


2019

1

Outright

1.057.859,07

1.676.990,18

1.948.216,51

1.680.671,71

1.881.460,65

Tỉ lệ (%)

67

61

48

43

47

2

Repos

535.177,84

1.092.840,08

2.118.164,71

2.246.379,25

2.149.914,50

Tỉ lệ (%)

33

39

52

57

53

Nguồn: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội


Những năm qua, hoạt động đầu tư trái phiếu chính phủ của các NHTM trên thị trường thứ cấp thực hiện qua các giao dịch Outright và Repos (trong đó có 28 NHTM là thành viên giao dịch). Cùng với sự tăng trưởng quy mô giao dịch Repos của thị trường, giao dịch Repos của các NHTM cũng có xu hướng tăng liên tục từ 33% năm 2015 lên 53% năm 2019, riêng năm 2018 chiếm 57%. Hoạt động đầu tư qua giao dịch Outright của NHTM có xu hướng giảm, từ 67% năm 2015 xuống 47% năm 2019.

* Cơ cấu đầu tư theo kì hạn của trái phiếu

Trong 5 năm qua, các ngân hàng thương mại chủ yếu đầu tư vào các trái phiếu chính phủ trung hạn. Riêng năm 2019 có sự thay đổi lớn về cơ cấu đầu tư, đầu tư dài hạn tăng từ 5% năm 2015 lên 82% năm 2019 (số liệu chi tiết xem bảng 3.16). Điều này do sự thay đổi trong định hướng huy động vốn của Chính phủ với mục tiêu tái cơ cấu danh mục nợ công theo hướng kéo dài kỳ hạn vay của ngân sách nhà nước, tăng cường tính bền vững của danh mục nợ (như đã phân tích tại mục 1.1.1).

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2023