Mặt Trái Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Ở Nước Ta Hiện Nay Và Nguyên Nhân Của Tình Trạng Đó

Tác động của FDI đối với giải quyết tỡnh trạng thất nghiệp cũn được xem xét dưới góc độ rộng hơn: Các doanh nghiệp có vốn FDI đó tạo ra cỳ hớch ban đầu thu hút hàng vạn lao động có thu nhập khá. Như vậy sức mua của hàng vạn lao động này tăng lên đó thỳc đẩy các ngành nghề khác phát triển (dịch vụ, ăn uống sản xuất hàng tiêu dùng, v.v.). Các ngành nghề phát triển lại thu hút một lực lượng lao động nữa và cứ như vậy FDI hoặc là trực tiếp hoặc là gián tiếp tác động tích cực từ chiến lược giải quyết công ăn việc làm cho toàn xó hội.

Nhỡn chung, những con số trờn chưa lớn, nhưng đó là kết quả bước đầu cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của FDI đối với việc giải quyết công ăn việc làm trong những năm vừa qua và đặc biệt là trong những năm tới, vỡ khi số vốn được thực hiện tăng lên thỡ số việc làm được tạo ra cũng nhiều hơn. Như vậy, FDI gúp phần nòng cao phỳc lợi xó hội, cải thiện đời sống một bộ phận trong cộng đồng dân cư, đưa mức GDP đầu người tăng lên hàng năm. Thông qua sự tham gia trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, Việt Nam đó từng bước hỡnh thành đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật cú trỡnh độ cao, có tay nghề, từng bước tiếp cận được với khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao và có tác phong công nghiệp hiên đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức, kinh nghiệm quản lý tiờn tiến.

e. Góp phần đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế

Hoạt động FDI đó gúp phần thỳc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực như viễn thông, thăm dũ và khai thỏc dầu khớ, hoỏ chất, cơ khí chế tạo điện tử, tin học, ô tô, xe máy... tạo ra bước ngoặt quan trọng trong phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn, một số ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Trong lĩnh vực viễn thông đó lắp đặt tổng đài kỹ thuật số, các mạng thông tin tiên tiến, áp dụng công nghệ CDMA…Trong ngành công nghiệp điện tử, các doanh nghiệp có vốn FDI đó lắp đặt các dây chuyền tự động

sản xuất các sản phẩm điện tử, mạch điện tử; trong ngành công nghiệp cơ khí đó chuyển giao cụng nghệ trong một số động cơ, các sản phẩm cơ khí chính xác, chế tạo máy biến thế,...

Nhỡn chung, trang thiết bị của khu vực FDI là trang thiết bị đồng bộ, có trỡnh độ cao hơn hoặc bằng các thiết bị tiên tiến đó cú trong nước và tương đương ở các nước trong khu vực.Xu hướng trong nhngx năm gần đây, vốn FDI đã chuyển dần sang đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao: lọc dầu, công nghệ thông tin với sự có mặt của các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng thế giới như: Intel, Panasonic, Canon. Hầu hết các dự án này đều sử dụng thiết bị hiện đại và tự động hoá hầu như 100%

Hầu hết cỏc doanh nghiệp có vốn FDI áp dụng phương thức quản lý tiờn tiến được kết nối và chịu ảnh hưởng của hệ thống quản lý chung của công ty mẹ. Hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI tại Việt Nam cũng đó thỳc đẩy các doanh nghiệp trong nước không ngừng đổi mới công nghệ, phương thức quản lý để nâng cao hơn chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế.

Tiềm năng của nước ta rất lớn, từ nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, vị trí địa lý thuận lợi, đến nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đều hứa hẹn những nguồn lực lớn để phát triển kinh tế. Nhưng nếu chỉ dựa vào nguồn vốn ít ỏi, kỹ thuật công nghệ lạc hậu ở nước ta thỡ chỳng ta khụng thể nào phỏt huy hết khả năng kinh tế của những tiềm năng đó. Vỡ thế trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đó tăng cường FDI nhằm tranh thủ nguồn vốn, kỹ thuật công nghệ nước ngoài để khai thác một cách có hiệu quả các tiềm năng của đất nước tạo ra nguồn lực phát triển kinh tế.

Ngoài ra, cũn cú rất nhiều dự ỏn về khỏch sạn, du lịch; cũng như dự án về nông lâm - ngư nghiệp, trong đó có các dự án chế biến thuỷ sản xuất khẩu, trồng

và chế biến cao su, v.v. cũng cho ta thấy được khả năng khai thác các tiềm năng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiờn của FDI.

Một lợi ích khác của FDI là có khả năng sử dụng kết hợp các tiềm năng của đất nước. Trong phần lớn các dự án đều kết hợp sử dụng lao động tại chỗ cùng các tiềm năng khác. Đặc biệt là trong các dự án như sản xuất xi măng Tràng Kềnh, xi măng Thừa Thiên Huế, cán thép Hải Phũng, Thỏi Nguyờn, sản xuất thộp VSC - POSCO và một số dự án công nghiệp chế biến thực phẩm, nông sản, đó được sử dụng lao động, nguyên liệu có sẵn trong nước sản xuất ra các sản phẩm không những đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng nội địa mà cũn cú khả năng xuất khẩu sang các nước khác, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Tóm lại, với việc khai thác một cách có hiệu quả các tiềm năng, sử dụng kết hợp các tiềm năng, FDI đó gúp phần đáng kể vào việc tạo ra các nguồn lực cho phát triển kinh tế ở nước ta.

Việt Nam tuy không giàu nhưng lại có một nhiều nguồn tài nguyờn quan trọng. Với sự phỏt triển của cuộc cỏch mạng cụng nghệ hiện nay thỡ giỏ trị của cỏc nguồn tài nguyờn đó ngày càng bị giảm. Khi chúng ta không đủ vốn kỹ thuật để khai thác và chế biến, FDI sẽ giúp chúng ta khai thác và sử dụng các tài nguyên đó. Ngoài ra, khi chúng ta chưa có những ngành công nghiệp quan trọng nhất của tương lai như: Kỹ thuật vi điện tử, kỹ thuật sinh học, công nghệ vật liệu mới, hàng không dân dụng, rô bốt và máy công cụ, v.v.thì chính những công ty nước ngoài (đặc biệt là những công ty của Mỹ và Nhật Bản) đầu tư trực tiếp vào Việt Nam sẽ mang đến cho chúng ta những ngành đó, cũng có nghĩa là mang đến cho chúng ta những công nghệ tiên tiến nhất.

FDI cũng đó gúp phần nòng cao năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam trên trường quốc tế. Trong 5 năm 2001-2005, khu vực FDI đóng góp khoảng 15,5% GDP, cao hơn mục tiêu đề ra (15%). Giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn FDI (không kể dầu thô) cũng gia tăng nhanh chóng qua các năm:

trong 5 năm 2001-2005 đạt trên 34 tỷ USD, đóng góp 35% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước; tính cả dầu thô tỷ lệ này là 56%. Năm 2006, khu vực FDI xuất khẩu 14,6 tỷ USD, tăng 30,1% so với năm trước.

Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 48,38 tỷ USD. Theo ước tính, nếu tính bằng USD tổng kim ngạch xuất khẩu so với GDP đạt 67,9%, thuộc loại cao ở châu Á và thế giới. Tổng kim ngạch xuất khẩu bỡnh quòn đầu người đạt khoảng 568 USD, cao nhất từ trước tới nay. So với năm trước, xuất khẩu tăng 21,5%. Nếu không kể dầu thô bị sút giảm thỡ kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng khác của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũn tăng cao hơn khu vực kinh tế trong nước. Điều đó cho thấy, khu vực FDI đó tận dụng tốt hơn cơ hội WTO. Xuất khẩu tăng ở hầu hết các mặt hàng, trong đó có những mặt hàng có kim ngạch tăng khá cao: dệt may, điện tử máy tính, hàng thủ công mỹ nghệ, dây điện và cáp điện, sản phẩm nhựa, gỗ, cà phê, hạt tiêu, hạt điều. Đó cú 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là dầu thô, dệt may, giày dép, thuỷ sản, sản phẩm gỗ, điện tử máy tính, cà phê, gạo và cao su với kim ngạch đạt 33 tỷ USD, chiếm 68,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Bên cạnh việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu, các doanh nghiệp FDI cũn sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước, hạn chế bớt việc nhập khẩu hàng hoá, máy móc, thiết bị. Như vậy có thể nói FDI đó tỏc động tích cực đến cán cân thương mại trong những năm qua tại Việt Nam.

f. Nòng cao trỡnh độ quản lý và điều hành doanh nghiệp

Khu vực có vốn FDI đã góp phần tích cực vào việc nâng cao trình độ cho người lao động Việt Nam, kể cả đội ngũ lao động quản lý . Tác động này được phát huy thông qua nhiều kênh khác nhau: đào tạo, bồi dưỡng, truyền bá kinh nghiệm.

Trong các doanh nghiệp FDI, các giám đốc thường là những nhà quản lý của cỏc cụng ty nổi tiếng, làm ăn phát đạt từ nhiều nước khác nhau trên thế giới, cho

nên họ có rất nhiều kinh nghiệm về việc quản lý, điều hành doanh nghiệp. Do đó, những cán bộ Việt Nam hoạt động trong các doanh nghiệp có FDI, chủ yếu là trong các doanh nghiệp liên doanh, có điều kiện học hỏi phương pháp quản lý, phong cách điều hành của cỏc nhà quản lý nước ngoài để từng bước tích luỹ kiến thức, nâng cao trỡnh độ cho mỡnh. Nhiều người trong số họ đó tớch luỹ kinh nghiệm, phỏt huy được năng lực vươn lên đảm đương công việc khá tốt, dành được sự tin tưởng và kính trọng của đối tác nước ngoài như những doanh nghiệp liên doanh VKX, Vinadaesung, Toyota Việt Nam, v.v. khiến các đối tác nước ngoài đó tin tưởng giao phó mọi công việc điều hành sản xuất, kinh doanh cho các cán bộ Việt Nam.

Việc thay thế cỏc cỏn bộ quản lý và cỏn bộ kỹ thuật người nước ngoài bằng cán bộ Việt Nam là một trong những nội dung quan trọng của các dự án FDI. Thông thường sau 3-5 năm người Việt Nam sẽ thay thế gần hết các vị trí then chốt trong liên doanh. Như vậy, sau gần 20 năm thực hiện Luật Đầu tư, chúng ta đó cú một đội ngũ các chuyên gia giỏi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - đó là cái lợi rất lớn mà chúng ta thu từ FDI. Trong tương lai, với sự gia tăng của các doanh nghiệp có vốn FDI, chúng ta hy vọng rằng đội ngũ các nhà doanh nghiệp nước ta sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm của các nhà đầu tư nước ngoài, lớn mạnh không những về số lượng mà cả chất lượng, đáp ứng được yêu cầu về quản lý, điều hành doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.‌

2.2. MẶT TRÁI CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH TRẠNG ĐÓ

2.2.1. Mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta hiện nay

Mặc dù FDI có nhiều đóng góp tích cực cho nền kinh tế nhưng nó cũng gây nên nhiều bất ổn (hay mặt trái) cho sự phát triển kinh tế xã hội nước ta. Mặt trái của FDI ở nước ta thể hiện trên những điểm chủ yếu sau :

a. Cơ cấu đầu tư bất hợp lý

Mục đích cơ bản trong kêu gọi nguồn vốn ĐTTTNN của Việt Nam là vốn, công nghệ… nhằm tạo cho nền kinh tế phát triển được cân đối và hiện đại, đặc biệt là khu vực nông nghiệp và nông thôn. Còn đối với các nhà đầu tư nước ngoài là lợi nhuận, nên việc họ đưa vốn vào những nơi mà ta cần là rất ít, vì đó là những lĩnh vực ít mang lại khả năng sinh lợi nhưng lại chứa đựng nhiều rủi ro. Kết quả là dòng vốn FDI đã gây mất cân đối cho nền kinh tế. Sự mất cân đối này được thể hiện trên 3 góc độ: Thứ nhất là sự mất cân đối trong ĐTTTNN vào ba ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Thứ hai là sự mất cân đối trong việc đầu tư vào nội bộ mỗi ngành. Thứ ba là sự mất hợp lý trong cơ cấu đầu tư theo vùng. Cụ thể là:

Thứ nhất, FDI chủ yếu được đầu tư vào công nghiệp và dịch vụ trong khi đầu tư vào nông nghiệp là rất ít. Tỷ trọng vốn đầu tư tập trung vào hai lĩnh vực này về quy mô đầu tư cơ phần nào đã đáp ứng được yêu cầu cải thiện cơ cấu kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên FDI vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế của Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. So với công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng vốn đầu tư trong nông, lâm, ngư nghiệp có xu hướng giảm dần từ 21,6%(từ năm 1988 đến năm1990), xuống 14,3% ( từ năm 1991đến năm 1995) và xuống gần 3% (từ năm 1996 đến năm 2000). Từ năm 2001, thực hiện chủ trương CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, Chính phủ đã tạo môi trường thuận lợi tối đa để kêu gọi các nhà đầu tư chuyển hướng sang lĩnh vực này nên tỷ trọng vốn đầu tư vào đây có tăng nhưng chưa đáng kể. Cụ thể, năm 2007 chỉ đạt 5,47% tổng vốn đăng ký và 6,9% vốn thực hiện. Thêm nữa, số dự án thành công không nhiều do gặp rủi ro về thiên tai, nguồn nguyên liệu không ổn định, chưa xây dựng được quan hệ hợp đồng dài hạn cùng có lợi với nông dân… Hơn nữa, chính việc ĐTTTNN tập trung vào các ngành công nghiệp cũng dẫn đến việc thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Số lượng các khu công nghiệp tại Việt Nam trong những năm gần được thành lập khá nhiều, chiếm diện tích lớn trong khi diện tích

cho thuê chiếm chưa đến 4/5 tổng diện tích có thể sử dụng. Nhiều khu công nghiệp thành lập đã lâu mà khách đến thuê chưa nhiều: khu chế xuất Hải Phòng, khu công nghiệp Sài Đồng A Hà Nội, khu công nghiệp Vĩnh Phúc…Đây là một sự lãng phí rất lớn vì đất thì bỏ không nhưng nông dân thì không có ruộng để sản xuất. Vấn đề này không chỉ riêng Việt Nam mà một nước đi trước chúng ta là Trung quốc cũng đang phải đối mặt.

Tình trạng vốn ĐTTTNN chỉ tập trung vào công nghiệp và dịch vụ cũng đồng nghĩa với vốn đầu tư vào nông nghiệp ít. Kết quả là, bên cạnh một khu vực công nghiệp và dịch vụ hiện đại là một khu vực nông nghiệp lạc hậu, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém.

Thứ hai, vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào công nghiệp nhẹ (không kể dầu thô), trong khi chúng ta lại cần đầu tư vào công nghiệp nặng, ngành mà trong nước không có khả năng đầu tư. Hiện tại, vốn FDI đầu tư vào công nghiệp chế biến chiếm 70,9% tổng số vốn đăng ký với 94,68% số dự án trong ngành công nghiệp. Đối với các ngành có tỷ suất lợi nhân bình quân cao, thu hồi vốn nhanh hoặc được bảo hộ lớn như: ximăng, sắt thép, phương tiện giao thông vận tải…thường được đầu tư nhiều.

Trong lĩnh vực dịch vụ thì kinh doanh khách sạn, nhà hàng đứng vị trí thứ hai (chiếm 25,88% trong tổng số vốn đăng ký với 13,67% số dự án của ngành dịch vụ). Những dịch vụ tài chính, ngân hàng,tín dụng,tư vấn về kỹ thuật và chuyển giao công nghệ…chúng ta đang rất cần và Chính phủ đang đặt mục tiêu ưu tiên phát triển, nhưng thực tế vốn FDI chỉ chiếm 5,18% tổng số vốn đăng ký của ngành dịch vụ với 4,94% số dự án.

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam đó thu hỳt mạnh vốn FDI đăng ký trong giai đoạn 2006-2008, tổng vốn lên đến 90,47 tỷ USD chiếm 58% tổng vốn đăng ký cả giai đoạn 1998-2008, trong đó gần một nửa được đầu tư vào lĩnh vực bất động sản.

Bảng 2.5: FDI vào BĐS giai đoạn từ 1988-2008


Lĩnh vực

Số dự ỏn

Tổng vốn (triệu USD)

% so với tổng FDI

Khỏch sạn-Du lịch

249

14.927.330,335

34,853

XD khu đô thị mới

12

8.096.930,438

18,905

XD Văn phũng, căn hộ

178

18.050.528,700

42,146

XD hạ tầng KCN-KCX

36

1.754.096,067

4,095

Tổng

475

42.828.885,540

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam - 8


Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư

Lĩnh vực bất động sản là lĩnh vực mà các nhà đầu tư ngoại cho là tiềm năng nhất hiện nay tại Việt Nam. Minh chứng là trong tổng số 57 tỷ USD đăng ký thỡ cú đến gần 50% là đổ vào bất động sản (văn phũng, căn hộ - khách sạn du lịch - khu đô thị mới - hạ tầng KCN-KCX), trong đó chủ yếu tập trung tại TP.HCM, Bà Rịa Vũng Tàu, Hà Nội và Đà Nẵng. Riêng TP.HCM trong khoảng 8 tỷ USD FDI trong 9 thỏng đầu năm 2008 thỡ cú đến 90% là vào bất động sản.

Về lĩnh vực đầu tư, ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM thường là phát triển dự án tổ hợp thương mại, văn phũng, nhà ở. Du lịch tập trung vào cỏc địa phương có thế mạnh như: Bà Rịa Vũng Tàu, Phú Quốc, Đà Nẵng, Phú Yên,…

Từ năm 2007 đến nay, vốn FDI vào Việt Nam có hai điểm khác biệt: về quy mô, có rất nhiều các dự án trên 1 tỷ USD; về lĩnh vực đầu tư, FDI tập trung nhiều vào lĩnh vực xây dựng và bất động sản. Tính riêng 7 tháng đầu năm 2008, trong số 8 dự án trên 1 tỷ USD, chiếm 3/4 tổng vốn đăng ký thì có 6 dự án về xây dựng và bất động sản. Việc FDI tăng trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản là phù hợp với nhu cầu phát triển đất nước, mà nếu thiếu nó, nền kinh tế sẽ khó có thể đạt tốc độ tăng trưởng như mong muốn; nhưng bên cạnh đó, nó cũng tiềm ẩn nguy cơ gây nên những bất ổn về kinh tế vĩ mô trong trung hạn và dài

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/07/2022