+ Cơ chế khuyến khích khen thưởng - kỷ luật trong các hoạt động đầu tư kinh doanh nói chung và đầu tư kinh doanh trái phiếu nói chung chưa thực sự mạnh, không tạo động lực thúc đẩy cho đội ngũ cán bộ thể hiện hết năng lực của mình.
+ Cơ chế đánh giá: việc đo lường và đánh giá kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của các NHTM Việt Nam hiện nay đang gặp khó khăn do thiếu các hệ thống các chỉ tiêu đánh giá. Đồng thời các NHTM cũng không tập trung thường xuyên kiểm soát liên tục điều kiện thị trường, sự biến động của nền kinh tế, và thực trạng hoạt động ngân hàng, nên có ảnh hưởng nhất định đến việc cập nhật bổ sung và điều chỉnh loại hình và chiến lược đầu tư kinh doanh trái phiếu sao cho phù hợp nhất với mục tiêu đã đề ra của NHTM.
- Bốn là, mô hình hoạt động chưa hoàn thiện
Trong thời gian qua, hầu hết các ngân hàng đang cơ cấu lại mô hình hoạt động của mình cho phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập thế giới.Việc cơ cấu này là hết sức cần thiết do mô hình hoạt động của các ngân hàng chưa thực sự hoàn thiện và tiềm ẩn rủi ro. Chẳng hạn, tính đến cuối năm 2013, Agribank – ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất Việt Nam – vẫn chưa có ủy ban quản lý tài sản Nợ - Có của Ngân hàng, và do đó chưa có chính sách quản lý tài sản Có. Điều này ảnh hưởng đến chính sách quản lý DMĐT trái phiếu, vì xét một cách tổng thể, khi một quyết định tác động đến DMĐT trái phiếu, chẳng hạn đầu tư mua trái phiếu, hoặc cơ cấu lại thời hạn của danh mục sẽ tác động lên bảng tổng kết tài sản của ngân hàng. Ngoài ra, vì chưa có chính sách quản lý tài sản Có, nên chưa có đủ cơ sở để khẳng định quyết định đó là hợp lý hay không, có thể nó là hợp lý khi phạm vi xem xét là DMĐT trái phiếu, nhưng khi phân tích một cách toàn diện và đặt nó trong mối quan hệ cân đối giữa tài sản Có và Nợ thì quyết định đó là không hợp lý và hiệu quả. Ngoài ra, trong mô hình hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của một số NHTM chưa chuyên nghiệp và không có sự chuyên môn hóa gây nhiều hạn chế rủi ro cho công tác quản lý.
- Năm là, vai trò và vị trí của đầu tư kinh doanh trái phiếu chưa được nhận thức và quan tâm một cách đầy đủ
Đối với từng ngân hàng, suốt một thời gian dài, vì nguyên nhân khách quan và chủ quan, vai trò, vị trí của hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu được Ban lãnh đạo đánh giá và quan tâm theo các hướng khác nhau. Trong đó, hoạt động này tại một số NHTM chưa được Ban lãnh đạo đánh giá một cách đầy đủ và đúng đắn. Cụ thể, trái phiếu, đặc biệt là TPCP chỉ được xem là một loại chứng khoán nợ được ngân hàng đầu tư nhằm hỗ trợ thanh khoản khi cần thiết; hoặc khai thác nguồn vốn nhàn rỗi - là nguồn vốn dư thừa sau khi đã sử dụng để cân đối cho vay nền kinh tế và mang lại thu nhập chính cho ngân hàng, còn với vai trò là một công cụ để sử dụng trong quản lý tài sản Nợ - Có, cơ cấu lại Bảng tổng kết tài sản và cấu trúc lại danh mục tài sản sinh lời chưa được chú trọng nhiều. Trên cơ sở đó, nhìn chung các NHTM Việt Nam thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu với mục đích chủ yếu vẫn là phục vụ hỗ trợ việc duy trì khả năng thanh toán toàn hệ thống là chính, bên cạnh đó là mục tiêu đem lại thu nhập cho ngân hàng.
- Sáu là, hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng ban hành là chưa đầy đủ và đồng bộ.
Hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách nói chung và liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu nói riêng chưa được hoàn thiện, nhiều thủ tục pháp lý còn rườm rà, gây phiền toái, thiếu đồng bộ và không ổn định trong các quy định pháp lý. Mặt khác, trên cơ sở các cơ quan chức năng đã ban hành một số văn bản pháp quy quy định đối với hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM, nên trong thời gian qua có một số NHTM Việt Nam gặp khó khăn về mặt pháp lý khi tham gia trên thị trường Trái phiếu, thực hiện đối với một số hoạt động cụ thể. Nguyên nhân là do có một số NHTM, chẳng hạn là Agribank, chưa có đầy đủ quy định nội bộ về các quy trình thực hiện nghiệp vụ và các quy trình liên quan như quy trình đối với hoạt động đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp (đến thời điểm 31/12/2013 Agribank vẫn chưa ban hành quy định); quy trình đối với hoạt động mua bán trái phiếu có kỳ hạn (thông tư 21/2012/TT-NHNN ban hành ngày 18/06/2012 và có hiệu lực từ ngày 01/09/2012. Tuy nhiên, đến thời điểm 25/09/2012, Agribank mới ban hành quy định nội bộ số 1939/QĐ-HĐTV-KHTH để hướng dẫn việc thực hiện hoạt động mua bán trái phiếu có kỳ hạn. Chính vì vậy,
hoạt động mua bán trái phiếu có kỳ hạn của Agribank có giai đoạn tạm ngừng giao dịch do chưa đáp ứng được điều kiện quy định).
- Bảy là, về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ chưa đáp ứng tốt yêu cầu: tại một số ngân hàng, hệ thống công nghệ thông tin chưa có khả năng hỗ trợ đầy đủ cho nghiệp vụ đầu tư kinh doanh trái phiếu. Cụ thể, việc quản lý chi tiết danh mục trái phiếu nắm giữ, cùng nhiều loại giao dịch trái phiếu như giao dịch trái phiếu doanh nghiệp, giao dịch cầm cố chiết khấu trái phiếu với NHNN v.v. phải thực hiện theo dõi thủ công bằng file excel. Hơn nữa, hệ thống công nghệ lạc hậu cũng làm cho việc tính lãi và hạch toán sai tài khoản (chẳng hạn trái phiếu doanh nghiệp được hạch toán vào tài khoản trái phiếu Chính phủ, hoặc trái phiếu được phân loại sẵn sàng để bán bị hạch toán nhầm sang tài khoản trái phiếu kinh doanh v.v.) hoặc được hạch toán bằng phương pháp thủ công. Điều đó đã gây ra nhiều sai sót, và những khó khăn cho việc tăng cường mở rộng nghiệp vụ này. Trên cơ sở đó, cùng với chiến lược hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, hệ thống công nghệ của các ngân hàng đã phát triển mạnh, các module hỗ trợ hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu đã có thể cung cấp các chức năng, màn hình mới nhằm hỗ trợ quản lý và hạch toán tự động danh mục đầu tư kinh doanh trái phiếu và hầu hết các nghiệp vụ và sản phẩm trái phiếu cơ bản. Tuy nhiên, sự hỗ trợ này vẫn chưa phải là ổn định và tối ưu bởi có nhiều lỗi hệ thống phát sinh trong quá trình sử dụng và các hoạt động khác liên quan đến trái phiếu như quản lý tình trạng lưu ký trái phiếu, tính toán, phân tích, dự báo, đánh giá kết quả và hỗ trợ cho các nghiệp vụ sản phẩm mới (chẳng hạn các sản phẩm trái phiếu phái sinh) vẫn chưa được đáp ứng. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng và trình độ công nghệ của NHTM còn yếu kém so với mặt bằng chung của thế giới, và thường gặp phải những bất cập trong việc xây dựng một nền tảng CNTT hiện đại, đặc biệt là vốn đầu tư cho công nghệ còn quá thấp.
Cùng với quá trình mở cửa nền kinh tế, ngân hàng có điều kiện tiếp thu một số công nghệ và phối hợp nghiên cứu cùng với nguồn lực từ bên ngoài nhưng chưa có đủ điều kiện sử dụng hiệu quả do nhiều nguyên nhân trong đó, một phần là do thiếu các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, đầu tư kinh doanh trái
phiếu; phần khác là do chi phí cho sử dụng công nghệ mới quá cao, ngân hàng chưa
đủ điều kiện để đầu tư.
- Tám là, quản trị rủi ro chưa thực sự hiệu quả: Chất lượng hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung của các ngân hàng phụ thuộc nhiều vào chất lượng hoạt động của các bộ phận quản trị rủi ro liên quan. Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng có các bộ phận này đầy đủ và hoạt động hiệu quả. Nhiều NHTM chưa xây dựng được mô hình tổ chức hợp lý cho bộ phận kiểm soát rủi ro, đồng thời số lượng cán bộ thuộc bộ phận này vừa ít vừa phải kiêm nhiệm nhiều vị trí trong NHTM. Bên cạnh đó, trong mô hình tổ chức chưa có sự phân tách trách nhiệm rõ ràng cụ thể giữa bộ phận kinh doanh và bộ phận kiểm soát rủi ro và bộ phận xử lý giao dịch nên giữa các bộ phận liên quan chưa có sự giúp đỡ và hợp tác trong vấn đề QLRR, làm cho việc quản trị rủi ro trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh trái phiếu gặp nhiều khó khăn hơn. Ngoài ra, bộ phận kiểm soát rủi ro thường có chung lãnh đạo phụ trách với các bộ phận khác nên dễ có rủi ro phát sinh. Sự không rạch ròi trong phân định trách nhiệm này sẽ không đảm bảo tính công bằng trong đánh giá chất lượng công việc, là điều kiện để quá trình xử lý các dấu hiệu rủi ro dễ chậm chễ, không hiệu quả và kịp thời. Các bước trong quy trình phát hiện, giám sát và xử lý rủi ro cũng không được quy định rõ ràng và thống nhất. Để việc quản trị rủi ro có hiệu quả, thông thường, phải thực hiện việc quản trị rủi ro theo một quy trình nhất định của từng ngân hàng. Tuy nhiên hiện nay các NHTM chưa có một quy trình cụ thể nào hoặc quy trình của các NHTM đơn giản, thiếu nhiều bước thực hiện. Chính việc thiếu hoặc không có quy trình dẫn đến việc QLRR không có hiệu quả.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trên cơ sở lý luận chương 1, nội dung chương 2 tập trung đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu tại các NHTM Việt Nam dựa trên kết quả khảo sát 04 NHTM trong giai đoạn 2009 - 2014. Cụ thể:
Thứ nhất, luận án đã đánh giá tổng quan về hệ thống NHTM Việt Nam và khái quát hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM Việt Nam trong thời gian qua.
Thứ hai, luận án thực hiện phân tích kết quả đo lường tác động của một số nhân tố (bao gồm một số nhân tố đại diện cho nhóm nhân tố chủ quan và một số nhân tố đại diện cho nhóm nhân tố khách quan) đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của các NHTM Việt Nam. Mẫu sử dụng trong nghiên cứu này là dữ liệu mảng, tổng hợp dữ liệu của 18 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 5 năm từ năm 2009 đến 2014, bao gồm 108 quan sát. Từ đó, luận án rút ra được các kết luận sau:
+Các ngân hàng thương mại có tỷ lệ sở hữu nhà nước lớn thường có quy mô đầu tư kinh doanh trái phiếu cao song tỷ suất sinh lời từ hoạt động này thấp. trong khi đó các ngân hàng có yếu tố nước ngoài thường có khả năng quản lý tốt, chiến lược đầu tư hiệu quả hơn theo các tiêu chuẩn quốc tế dẫn đến việc các ngân hàng này thường có tỷ suất sinh lời của hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu cao hơn.
+Các ngân hàng thương mại có tỷ lệ nợ xấu tín dụng cao thường hướng tới đầu tư trên các lĩnh vực khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong đó có thị trường trái phiếu do đầu tư kinh doanh trái phiếu tạo ra ít nợ xấu hơn hoạt động tín dụng thông thường. Tuy nhiên, các ngân hàng có nợ xấu tín dụng cao có tỷ suất sinh lời khi đầu tư kinh doanh trái phiếu thường thấp do danh mục đầu tư thường tập trung vào các tài sản an toàn như trái phiếu chính phủ với lợi suất thấp. Các ngân hàng này có xu hướng hạn chế đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp với lợi suất cao hơn. Ngoài ra, tổng tài sản của ngân hàng càng lớn thì các ngân hàng càng hoạt động mạnh trên thị trường trái phiếu.
+Quy mô thị trường trái phiếu so với GDP của Việt Nam có quan hệ cùng chiều với quy mô hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng thương mại. Điều này là dễ hiểu vì khi quy mô thị trường trái phiếu phát triển sẽ giúp các NHTM có thể mở rộng quy mô đầu tư vào trái phiếu. Trong khi đó quy mô trái phiếu chính phủ (GB) và trái phiếu doanh nghiệp (CB) lại có tác động nhất định tỷ suất sinh lời của hoạt động này. Cụ thể, quy mô trái phiếu chính phủ GB trên thị trường trái phiếu có tương quan ngược chiều với tỷ suất sinh lời đầu tư trái phiếu trong khi đó quy mô trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường trái phiếu lại có tương quan ngược chiều. Điều này có thể được lý giải do trái phiếu chính phủ có độ an toàn cao nên mức sinh lời thấp hơn trái phiếu doanh nghiệp, khi quy mô phát hành trái phiếu chính phủ trên thị trường lớn thì ngân hàng tăng cường đầu tư vào trái phiếu chính phủ và mức sinh
lời của hoạt động đầu tư trái phiếu sẽ giảm xuống và ngược lại.
+Sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia có quan hệ ngược chiều với quy mô hoạt động đầu tư trái phiếu của các ngân hàng thương mại. Hiện tượng này bắt nguồn từ nguyên nhân là do khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, các ngân hàng có thể dễ dàng mở rộng hoạt động tín dụng dẫn đến việc giảm quy mô đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực trái phiếu.
Thứ ba, trên cơ sở phân tích kết quả đo lường tác động của một số nhân tố, luận án đã đánh giá sâu sắc, toàn diện thực trạng hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của các NHTM trong thời gian qua dựa trên việc đánh giá quy trình thực hiện; đánh giá thực trạng các điều kiện cơ bản thực hiện hoạt động này; đánh giá nhóm các chỉ tiêu cơ bản về mặt lượng và mặt chất. Những đánh giá này là cơ sở quan trọng để khái quát hóa những mặt đạt được, những mặt còn hạn chế, từ đó xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm khắc phục những nhược điểm và phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM Việt Nam trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ KINH DOANH TRÁI PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
3.1. DỰ BÁO VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
3.1.1. Đối với nền kinh tế Việt Nam
Nhận định về tình hình kinh tế Việt Nam, Ngân hàng ANZ đã đưa ra dự báo, tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2015 và 2016 có thể đạt 6,5%. Bên cạnh việc nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam, Ngân hàng ANZ cũng hạ dự báo về tỷ lệ lạm phát của Việt Nam duy trì ở mức 2,6% và tăng lên 3,8% vào năm 2016 [2]. Ngoài ra, Ngân hàng thế giới (World Bank) vừa công bố báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu dự báo tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới trong năm 2015 và 2 năm tới, trong đó có kinh tế Việt Nam. Theo đó, tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo sẽ ở mức 6% trong năm 2015, tăng dần dần và lên mức 6,5% trong năm 2017 nhờ các khu vực sản xuất, xuất khẩu và đầu tư nước ngoài có diễn biến thuận lợi [39].
Bảng 3.1: Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của một số quốc gia Châu Á trong giai đoạn 2015 - 2017
2015 (Dự kiến) | 2016 (Dự kiến) | 2017 (Dự kiến) | |
Campuchia | 6.9% | 6.9% | 6.8% |
Trung Quốc | 7.1% | 7.0% | 6.9% |
Indonesia | 4.7% | 5.5% | 5.5% |
Thái Lan | 3.5% | 4.0% | 4.0% |
Việt Nam | 6.0% | 6.2% | 6.5% |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích K Ế T Qu Ả Đ O L Ườ Ng Tác Độ Ng C Ủ A M Ộ T S Ố Nhân T Ố Đế N Ho Ạ T Độ Ng Đầ U T Ư Kinh Doanh Trái Phi Ế U C Ủ A Các Ngân Hàng Th Ươ Ng
- C Ơ S Ở D Ữ Li Ệ U Và Ph Ươ Ng Pháp Đị Nh L Ượ Ng
- Đố I Chi Ế U K Ế T Qu Ả Phân Tích Mô Hình V Ớ I N Ộ I Dung Đ Ánh Giá V Ề S Ự Bi Ế N Độ Ng Và Th Ự C Tr Ạ Ng Ho Ạ T Độ Ng Đầ U T Ư Kinh Doanh Trái
- Nâng Cao Nh Ậ N Th Ứ C C Ủ A Ban Qu Ả N Tr Ị Ngân Hàng V Ề Vai Trò Và V Ị Trí C Ủ A Ho Ạ T Độ Ng Đầ U T Ư Kinh Doanh Trái Phi Ế U
- Gi Ả I Pháp V Ề Qu Ả N Tr Ị R Ủ I Ro Ho Ạ T Độ Ng Đầ U T Ư Kinh Doanh Trái Phi Ế U
- Ki Ế N Ngh Ị V Ớ I Nhnn, Các Ban Ngành Và Các T Ổ Ch Ứ C Khác Có Liên Quan
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu – WorldBank (2015)
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia kinh tế, với những diễn biến kinh tế vĩ mô trong thời gian qua cho thấy, nền kinh tế vẫn chưa thực sự có những thay đổi căn bản về nền tảng tăng trưởng, tiến trình tái cơ cấu trong ba lĩnh vực đầu tư công,
doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng thương mại chưa có tiến triển đáng kể. Trong thời gian tới nền kinh tế Việt Nam dự kiến tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn do yếu kém của bản thân nền kinh tế trong nước chưa được khắc phục hoàn toàn, đồng thời do kinh tế toàn cầu mới phục hồi và có nhiều biến động gây tác động xấu tới thị trường trong nước như nguy cơ giá xăng dầu, giá đồng USD tăng cao, giá vàng tăng giảm bất thường, xuất khẩu không ổn định. Điều này có thể dẫn đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trên cơ sở đó làm tăng tỷ lệ nợ xấu trong NHTM và làm tỷ lệ tăng trưởng tín dụng khó đạt được kế hoạch đề ra.
Hơn nữa, quá trình xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng chưa thực sự có bước đột phá hữu hiệu. Mặc dù NHNN đã tăng cường chỉ đạo và triển khai các giải pháp xử lý nợ xấu với việc ban hành chỉ thị 02 ngày 27/01/2015 yêu cầu giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới mức quy định với từng mốc thời gian cụ thể, đồng thời áp dụng cách phân loại nợ xấu mới khắt khe hơn (thay cho Quyết định 780 về cơ cấu nợ), nhưng nợ xấu vẫn chỉ chủ yếu được xử lý bằng cách “gom” về VAMC. Cách xử lý như vậy chỉ giúp làm đẹp tỷ lệ nợ xấu trên sổ sách của các ngân hàng thương mại, còn về thực chất nợ xấu ngân hàng vẫn là vấn đề nan giải và vẫn còn ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tăng trưởng tín dụng và tìm kiếm lợi nhuận của ngân hàng trong thời gian tới.
3.1.2. Đối với thị trường trái phiếu Việt Nam
Cùng với xu thế phát triển của các thị trường tài chinh nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng trên thế giới, Việt Nam cũng đang xây dựng lộ trình nhằm phát triển thị trường trái phiếu trong nước theo hướng chuyên nghiệp hóa và hiện đại hóa nhằm phát huy vai trò của thị trường này trong công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ hội nhập quốc tế. Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký ban hành Quyết định 261/QĐ-BTC phê duyệt “Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam đến năm 2020”. Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam được xây dựng trên cơ sở những định hướng, giải pháp lớn đã được ban hành tại Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 18/04/2012 về việc phê duyệt Chiến lược tài chính đến năm 2020; Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 về việc phê duyệt chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2020; và Quyết
định số 958/QĐ-TTg ngày 27/07/2012 về việc phê duyệt chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030.
Về mục tiêu và định hướng thực hiện, Bộ Tài chính tiếp tục xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu một cách bền vững, thanh khoản cao, và từng bước tiếp cận với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế để trở thành một kênh huy động vốn quan trọng, an toàn, hiệu quả cho nền kinh tế với mục tiêu cụ thể là tổng dư nợ thị trường trái phiếu đạt 38% GDP trong năm 2020, trong đó dư nợ thị trường TPCP đạt 22% GDP, thị trường trái phiếu được chính phủ bảo lãnh đạt 8% GDP, thị trường trái phiếu Chính quyền địa phương đạt 1% GDP và thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt 7% GDP. Đây là động lực và là hành lang quan trọng với định hướng nhằm phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam đến năm 2020, đồng thời có ảnh hưởng nhiều đến định hướng phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của các NHTM Việt Nam.
3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ KINH DOANH TRÁI PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
3.2.1. Đối với hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam
Theo đề án tái cơ cấu ngành ngân hàng Việt Nam đã được Thủ tướng phê duyệt trên cơ sở ban hành Quyết định số 254/QĐ/TTg ngày 01/03/2012 bao gồm nhiều nội dung và nhiều giai đoạn, trong đó tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém chỉ là giai đoạn đầu, còn tái cơ cấu đầy đủ là bao gồm cả ngân hàng thương mại thuộc sở hữu Nhà nước và mục tiêu là tái cơ cấu nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.
Bên cạnh đó, với mục tiêu nâng cao vai trò của hệ thống NHTM trong nền kinh tế; bảo đảm các ngân hàng thương mại thật sự là lực lượng chủ lực, chủ đạo của hệ thống các tổ chức tín dụng, có quy mô lớn, hoạt động an toàn, hiệu quả và có năng lực quản trị tiên tiến, khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế, việc triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu dựa trên quan điểm: (i) cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và từng tổ chức tín dụng là một quá trình thường xuyên, liên tục; (ii) củng cố, phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng đa dạng về sở hữu, quy mô và loại
hình phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; (iii) khuyến khích việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các tổ chức tín dụng theo nguyên tắc tự nguyện, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và các quyền, nghĩa vụ kinh tế của các bên có liên quan theo quy định của pháp luật; (iv) thực hiện cơ cấu lại toàn diện về tài chính, hoạt động, quản trị của các tổ chức tín dụng theo các hình thức, biện pháp và lộ trình thích hợp; và (v) không để xảy ra đổ vỡ và mất an toàn hoạt động ngân hàng ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước. Quá trình chấn chỉnh, củng cố và cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng hạn chế tới mức thấp nhất tổn thất và chi phí của ngân sách nhà nước cho xử lý những vấn đề của hệ thống các tổ chức tín dụng.
Tính đến thời điểm hiện tại tất cả các ngân hàng thương mại đều đã xây dựng đề án tái cấu trúc riêng cho mình và trình Ngân hàng Nhà nước để thẩm định. Với ngân hàng thương mại thuộc sở hữu Nhà nước, trong thời gian qua đã thực hiện cổ phần hóa hầu hết các ngân hàng (Vietcombank, Vietinbank, BIDV), ngoại trừ Agribank sẽ không thực hiện cổ phần hóa với mục đích trở thành trụ cột tài chính đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.
Trong quá trình thực hiện cơ cấu lại, các ngân hàng thương mại Nhà nước đã rà soát để cơ cấu lại mạng lưới kênh phân phối, hoạt động kinh doanh và danh mục tài sản theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng nguồn thu từ các hoạt động phi tín dụng. Hay nói cách khác, các NHTM này đang xây dựng chiến lược cơ cấu tài sản theo hướng lành mạnh hơn, giảm bớt đầu tư vào lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như cổ phiếu, bất động sản, tín dụng và nâng cao chất lượng tài sản. Bên cạnh đó, trong giai đoạn hiện nay, một số ngân hàng thương mại đang triển khai đề án tái cấu trúc trên cơ sở sát nhập với ngân hàng khác có quy mô bé hơn như BIDV và Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long; Vietinbank với PGbank v.v. Riêng với Agribank, đây được coi là ngân hàng có rất nhiều yếu kém trước đây, để lại hậu quả nặng nề vì vậy NHNN đã quyết định xây dựng đề án tái cấu trúc theo hướng gồm 1 đề án lớn và 8 đề án nhỏ. Đến nay các đề án này cũng đã được Chính phủ phê duyệt. Đối với bộ máy quản trị Agribank, NHNN cũng đã thay đổi toàn bộ hội đồng thành viên ngân hàng, cải tổ
ban điều hành và ban kiểm soát để tạo ra năng lực điều hành mới, trên cơ sở đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động và năng lực cạnh tranh của Agribank nói riêng và các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung trong thời kỳ hội nhập.
Trên cơ sở đề án tái cơ cấu ngành ngân hàng trên, Chính phủ đang hướng tới mục tiêu đưa NHTM Việt Nam phát triển tốt theo đúng tiêu chuẩn quốc tế trên cơ sở khuyến khích có sự tham gia góp vốn của các ngân hàng tốt của nước ngoài đề dần dần có một, hai ngân hàng trở thành ngân hàng tầm cỡ khu vực.
3.2.2. Đối với hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM Việt Nam
Trên cơ sở phân tích dự báo và định hướng nền kinh tế, thị trường trái phiếu Việt Nam, cũng như định hướng phát triển của các NHTM Việt Nam trong thời gian tới, các nhà quản trị ngân hàng cần xây dựng và thực thi những biện pháp quyết liệt hơn trong việc tái cơ cấu, nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp, đa dạng hóa các hoạt động đầu tư kinh doanh, trong đó có hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu để tăng khả năng cạnh tranh, đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng nhằm thích ứng với quá trình hội nhập.
Trên cơ sở đó, định hướng phát triển đối với hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của các NHTM Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế trong giai đoạn từ nay đến 2020 như sau:
- Thứ nhất, xây dựng và phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM phù hợp với mức độ phát triển của nền kinh tế, đồng bộ với sự phát triển của các hoạt động ngân hàng khác; và phù hợp với chính sách, mục tiêu của Đảng, Nhà nước.
- Thứ hai, phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu một cách bền vững, đảm bảo an toàn hệ thống; thu nhập và tỷ suất sinh lời hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu duy trì ổn định và tăng trưởng qua các năm. Hoạt động kinh doanh trái phiếu từng bước tiếp cận với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế để trở thành một kênh hoạt động quan trọng, chuyên nghiệp, hiệu quả cho ngân hàng và nền kinh tế.
- Thứ ba, định hướng trở thành những nhà tạo lập thị trường nhằm tạo nên tính ổn định và phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam.
3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ KINH DOANH TRÁI PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
3.3.1. Giải pháp nhằm mở rộng quy mô hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của Ngân hàng thương mại Việt Nam
3.3.1.1 Tăng quy mô tổng tài sản ngân hàng
Biểu đồ 3.1: Tăng trưởng tổng tài sản
của từng NHTM giai đoạn 2009-2014 (tỷ VNĐ)
2009
2010
2011
2012
2013
2014
VCB
255,068
306,931
368,521
414,241
468,898
574,260
900,000
800,000
700,000
600,000
500,000
400,000
300,000
200,000
100,000
0
AGRIBANK 466,020 519,758 556,555 612,906 701,000 795,000
VIETINBANK 193,590 242,667 367,068 460,317 503,193 661,132
BIDV
296,432
363,703
406,919
485,000
547,374
650,364
Nguồn: Báo cáo tài chính riêng lẻ của các Ngân hàng giai đoạn 2009-2014
Trên cơ sở phân tích mô hình đo lường tác động của các yếu tố đến sự phát triển của hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM tại mục 2.2.3 đã chỉ ra rằng quy mô tài sản ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với quy mô đầu tư kinh doanh trái phiếu. Hay nói cách khác, quy mô về tổng tài sản của ngân hàng càng lớn thì các ngân hàng càng hoạt động mạnh trên thị trường trái phiếu.
Mặt khác, quy mô của hệ thống NHTM Việt Nam đã được mở rộng đáng kể trong giai đoạn 2009-2014. Cụ thể tổng tài sản cuối năm 2014 của 04 NHTM được khảo sát tăng hơn 120% so với cuối năm 2009. Tốc độ tăng tổng tài sản bình quân của 04 NHTM này tăng khoảng 15%-20%/năm.