Những Công Trình Nghiên Cứu Về Giá Trị Di Sản Văn Hóa Với Phát Triển Du Lịch Ở Thủ Đô Hà Nội


điểm du lịch để xem xét khả năng tiếp nhận được bao nhiêu du khách của điểm du lịch đó. Tuy nhiên, việc xác định sức chứa của mỗi điểm du lịch không phải dễ dàng vì còn phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau.

Đề cập đến vấn đề pháp lý xung quanh: "Intangible Cultural Heritage in International Law" (Di sản văn hóa phi vật thể trong luật quốc tế) của Lucas Lixinski [169] đã phân tích toàn diện các vấn đề pháp lý xung quanh bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (còn được gọi là biểu thức văn hóa truyền thống hay văn hóa dân gian), khám phá phản ứng thể chế và nội dung pháp luật, phân tích việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể với ba cấp độ khác nhau: cấp độ quốc tế, khu vực và quốc gia.

Mỗi di sản được xem như là một điểm thu hút hấp dẫn du khách đến tham quan, điểm thu hút là lý do chính để mọi người đi du lịch đến điểm đến. Việc xác định các thách thức mà các điểm đến phải đối mặt và nhận ra sự tác động của các yếu tố này đến hoạt động phát huy hiệu quả điểm thu hút khách là vấn đề chính được đặt ra. Anna Leask với công trình: "Progrees in visitor attro attraction research: Towards more more effective management" (Nghiên cứu phát huy hiệu quả thu hút khách du lịch: Mục đích định hướng của quản lý du lịch) [162]. Để phát huy hiệu quả điểm thu hút khách cần thực hiện theo mô hình: xác định yếu tố, biện pháp hiệu quả và công cụ để phát huy di sản. Các yếu tố được xác định thể hiện khía cạnh phát huy các giá trị bao gồm môi trường cạnh tranh, loại điểm thu hút khách, hành vi du khách, kỹ năng nhân viên, phát triển sản phẩm du lịch… Từ các nhân tố được xác định này sẽ lập ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả như: số lượng du khách, sự thỏa mãn của du khách, mục tiêu giáo dục, mục tiêu cộng đồng…Với công cụ phát huy di sản nhằm đánh giá điểm thu hút như: thu thập dữ liệu du khách, kiểm tra định lượng hành vi du khách, đa dạng hóa và phát triển sản phẩm mới.

Quan tâm về mô hình phát triển, nghiên cứu của Huibin (2013) và các cộng sự về "Conceptuabizing a sustainable development model for cultural heritage tourism in Asia - Theoritical and empirical researches in Ubban


management" (Khái niệm mô hình phát triển bền vững cho du lịch văn hóa ở Châu Á - các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trong quản lý đô thị) [168]. Đề cập đến trong quá trình phát triển du lịch tại các di sản luôn đối mặt với nhiều áp lực xã hội và môi trường. Vì thế, phải làm thế nào để phát triển du lịch bền vững tại các di sản trở nên cấp bách. Với mô hình 4DGPM mà tác giả đưa ra, được thiết lập trong đó có bốn mục tiêu chính được hướng tới như: mục tiêu nguồn lực là phải bảo tồn, kế thừa và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; mục tiêu các bên có liên quan gồm chính quyền địa phương hướng dẫn và thúc đẩy phát triển du lịch, các nhà đầu tư, các tổ chức phi chính phủ..; mục tiêu thị trường là phải phát triển thị trường mới và thâm nhập thị trường có tiềm năng; mục tiêu lợi ích để phát triển du lịch cần xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, có sự tham gia của cộng đồng.

1.1.1.2. Các công trình của tác giả trong nước

Công trình: "Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc" của Hoàng Vinh [155] gồm 3 chương và phần phụ lục đề cập đến những vấn đề lý luận về di sản văn hóa dân tộc, về vai trò, chức năng của di sản văn hóa đối với việc lựa chọn mô hình phát triển văn hóa của dân tộc. Căn cứ những đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn để tiến hành phân loại và bước đầu mô tả thực trạng vốn di sản văn hóa dân tộc. Qua đó làm nổi bật những hạn chế, nguyên nhân đã và đang gây tổn thất cho vốn di sản văn hóa dân tộc thời gian qua. Từ đó, đưa ra một số kiến nghị, biện pháp cụ thể nhằm phát huy di sản văn hóa dân tộc phù hợp với đòi hỏi từ thực tiễn. Bên cạnh đó, giới thiệu kinh nghiệm của Nhật Bản về vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc.

Quan niệm di sản văn hóa là tổng thể những tài sản văn hóa truyền thống trong hệ thống giá trị của nó, được chủ thể nhận biết và đưa vào sử dụng nhằm đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của hiện tại. Đóng vai trò then chốt ở đây là những khái niệm "nhận biết" và sử dụng; bên ngoài mối quan hệ với chủ thể, không tồn tại khái niệm di sản văn hóa theo nghĩa chung chung.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.


Tác giả Hoàng Vinh cũng khuyến nghị hình thành chính sách về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc của nước ta:

Giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội hiện nay Qua nghiên cứu trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám - 3

Phải coi các di tích lịch sử, các tác phẩm, công trình văn hóa, nghệ thuật, các tài năng và danh nhân là tài sản quý của quốc gia; có những chủ trương và biện pháp có hiệu lực bảo tồn lâu dài các di tích lịch sử và các giá trị văn hóa để giáo dục nhân dân về lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc, về truyền thống lịch sử và văn hóa, tạo điều kiện cho nhiều thế hệ có thể thưởng thức, tiếp thu, nghiên cứu các giá trị văn hóa mới thể hiện được tầm cao của thời đại và chiều sâu của truyền thống, vừa dân tộc, vừa hiện đại, đấu tranh chống xu hướng mất gốc, hư vô chủ nghĩa [155, tr.90].

Một số kinh nghiệm từ việc bảo tồn và phát huy di sản của Nhật Bản cũng được nhà nghiên cứu Hoàng Vinh đúc kết là: Luôn coi bảo tồn và khai thác tài sản văn hóa là một vấn đề quan trọng được quy định trong các văn bản pháp luật, chính sách của Nhật Bản. Việc khai thác, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc được giáo dục trong nhận thức của mỗi người dân theo hướng phát triển bền vững. Từ nhận thức trên, Nhật Bản đã thực hiện hóa di sản văn hóa trong đời sống thực tiễn bằng một loạt biện pháp cụ thể như: tổ chức bộ máy hành chính và ngân sách hoạt động, khai thác các giá trị của tài sản văn hóa trên cơ sở đưa thâm nhập vào đời sống hiện đại của cộng đồng, hoạt động bảo tồn và khai thác tài sản văn hóa trong bối cảnh mở rộng của văn hóa toàn nhân loại…

Tác giả Hồ Sỹ Quý trong cuốn: "Về giá trị và giá trị châu Á" [84] cho rằng: Giá trị với đặc trưng nổi bật là đề cao các giá trị cần cù, hiếu học, tôn trọng các giá trị gia đình và cộng đồng, đã có vai trò tích cực đối với sự phát triển thần kỳ của nhiều nước trong những thập niên vừa qua. Mặt khác, trước những thách thức của quá trình TCH và hội nhập quốc tế, việc nghiên cứu các giá trị sẽ giúp các quốc gia có thể nhận thấy rõ hơn vai trò của bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình phát triển. Tác giả luận án đã tiếp cận quan niệm


về giá trị, về những giá trị truyền thống của nền văn hóa Việt Nam làm cơ sở tri thức cho việc nghiên cứu trong luận án.

Công trình: "Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam" của tác giả Ngô Đức Thịnh [110] đã xác nhận và phân tích sâu sắc những giá trị của văn hóa truyền thống Việt Nam. NCS tiếp thu hệ thống các lý thuyết về văn hóa và hệ giá trị văn hóa Việt Nam; các giá trị văn hóa thể hiện trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống dân tộc như: thích ứng, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đời sống vật chất thỏa mãn nhu cầu, trong cách thức tổ chức và ứng xử xã hội, trong sáng tạo văn hóa nghệ thuật, trong đời sống tâm linh, tôn giáo tín ngưỡng, trong giáo dục đào tạo, trong giao lưu văn hóa…

Trong lĩnh vực: "Bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể" tác giả Ngô Đức Thịnh [109] cho rằng: Văn hóa phi vật thể là một cách phân loại, chỉ ra các dạng chính thức của văn hóa phi vật thể, các đặc trưng của văn hóa phi vật thể và việc sưu tầm bảo tồn chúng. Qua đó, tác giả muốn gửi thông điệp rằng: Văn hóa phi vật thể là văn hóa trải dài trong cả không gian và thời gian, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Trong giai đoạn hiện nay với sự giao thoa, giao lưu văn hóa thì văn hóa phi vật thể dễ bị thương tổn. Do đó, muốn phát huy giá trị văn hóa với phát triển kinh tế thì cần thông qua các cấp chính quyền, các nhà khoa học giữ vai trò định hướng trong việc phát huy giá trị di sản văn hóa.

Các tác giả Trần Đức Thanh [100] và Hoàng Văn Thành [101] đã đi sâu phân tích MQH mật thiết giữa du lịch và văn hóa, những ảnh hưởng của văn hóa đến du lịch, những tác động của hoạt động du lịch lên văn hóa, tác động đến các thành tố cơ bản của văn hóa theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực…Từ đó, hai tác giả đã nhấn mạnh đến vai trò và nhiệm vụ quan trọng ngành du lịch là thông qua hoạt động của mình phải góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn và tôn tạo các di sản văn hóa truyền thống một cách tốt hơn. Để thỏa mãn nhu cầu cần được tiếp xúc giao lưu với các


nền văn hóa khác nhau, để nghiên cứu, thưởng thức các giá trị văn hóa đặc sắc của người dân bản địa ở mọi nơi trên thế giới, đòi hỏi các doanh nghiệp du lịch phải biết khai thác các giá trị di sản văn hóa tại các điểm đến, nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn. Đồng thời phải chú ý đến việc giới thiệu và thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc mình trong quá trình hoạt động kinh doanh du lịch.

Để khẳng định thêm về MQH giữa văn hóa và du lịch, tác giả Nguyễn Mạnh Hùng [49] trong công trình nghiên cứu "Văn hóa du lịch" đã xác định các loại hình văn hóa, các khía cạnh khác nhau của văn hóa du lịch, các lĩnh vực khác nhau của du lịch văn hóa, những di sản, di tích, công trình đương đại, cảnh quan văn hóa có vai trò quan trọng trong du lịch, những đặc điểm của văn hóa quản lý và kinh doanh du lịch, cũng như vấn đề liên quan đến bảo tồn di sản văn hóa trong phát triển du lịch, vấn đề phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế… Phân tích những thực thể văn hóa được sử dụng trong du lịch bao gồm các loại tài nguyên văn hóa được con người khai thác, sử dụng để tạo ra sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của du khách, cùng với sự tham gia của môi trường văn hóa trong sự tương tác với môi trường tự nhiên. Đó là các tài nguyên văn hóa vật thể và phi vật thể, là các điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội…tạo nên những nguồn lực cho phát triển du lịch. Đồng thời những thực thể văn hóa được tạo ra trong du lịch như văn hóa tổ chức, kinh doanh du lịch, những mô hình, phong cách văn hóa, phẩm chất và năng lực quản lý lãnh đạo trong doanh nghiệp du lịch, văn hóa giao tiếp, ứng xử trong du lịch…gắn với những bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước… Đây là những thực thể văn hóa được tạo sinh từ môi trường du lịch, do du lịch quyết định, thể hiện đặc điểm, tính chất, trình độ của một nền du lịch văn hóa.

Có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu về việc biến các giá trị văn hóa, giá trị di sản thành nguồn lực cho phát triển du lịch. Các bài viết "Du lịch và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc" của Lê Hồng Lý [63] và


"Khai thác di sản văn hóa như là một tài nguyên du lịch" của Nguyễn Thị Chiến [19] đã khẳng định di sản văn hóa là nguồn lực chính hình thành nên sản phẩm du lịch và hoạt động du lịch, góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Trong bài "Quản lý di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch" tác giả Trịnh Ngọc Chung [21] cho rằng:

Trước đây người ta chỉ chú ý nhiều tới tiềm năng du lịch ở khía cạnh những điều kiện địa lý tự nhiên, khí hậu, hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật du lịch mà chưa đánh giá đúng mức tiềm năng văn hóa trong phát triển du lịch, đặc biệt là vai trò, ý nghĩa của di tích lịch sử - văn hóa…Nhưng thực tế cho thấy, muốn phát triển du lịch trước hết cần có tiềm năng du lịch thật đa dạng và các sản phẩm du lịch thật độc đáo có giá trị cao. Phải có những điều kiện như thế thì du lịch mới có sức hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế. Tiềm năng và sản phẩm du lịch được cấu thành từ nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất bao giờ cũng phải là di sản văn hóa với tư cách là loại sản phẩm du lịch độc đáo có sức hấp dẫn cao. Bởi vì bản thân di sản văn hóa đã hàm chứa các giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học. Hay nói cách khác, bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa đồng thời vừa là sản phẩm vừa là đối tượng khai thác của ngành kinh tế du lịch [21].

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, di sản văn hóa truyền thống của dân tộc tồn tại cho đến nay, đều chứa đựng những giá trị mà cha ông sáng tạo, trải qua quá trình chọn lọc và trao truyền cho thế hệ mai sau. Các giá trị ấy như một dòng chảy và có khả năng to lớn là cội nguồn tạo nên sức mạnh cho dân tộc. Đồng thời chính những di sản văn hóa này là nguồn tài nguyên có giá trị để phát triển du lịch. Việc gắn kết mối quan hệ di sản với du lịch là một phương cách hữu hiệu đối với người dân trong việc nâng cao nhận thức về giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cộng đồng dân cư nơi có di sản.


Công trình: "Một số vấn đề đặt ta trong quản lý và phát triển du lịch tại các di sản thế giới tại Việt Nam" của Đỗ Thanh Hoa [45] đã đề cập đến những ưu điểm và hạn chế trong quá trình khai thác giá trị di sản, đánh giá những tác động tích cực cũng như tiêu cực của việc phát triển di sản văn hóa ảnh hưởng đến du lịch, chỉ ra những vấn đề bất cập cần khắc phục để đẩy mạnh phát triển du lịch.

Các công trình: "Di sản văn hóa trong phát triển du lịch ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ" của Từ Thị Loan [58]; "Di sản văn hóa các tỉnh Nam Trung bộ với tiềm năng du lịch" của Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Thị Mỹ Lộc [68], "Phát triển du lịch vùng duyên hải Nam Trung bộ với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa" của Phạm Trung Lương [61] đã xác định khu vực duyên hải Nam Trung bộ có lợi thế về tài nguyên du lịch văn hóa, đặc biệt là các di sản văn hóa thế giới với các giá trị đặc sắc cần được tập trung khai thác để đẩy mạnh phát triển du lịch của khu vực. Các tài liệu đều xác định định hướng chính trong phát triển du lịch vùng duyên hải Nam Trung bộ là tập trung vào khai thác các giá trị của các di sản văn hóa, đặc biệt phát huy GTDSVH đồng thời cần quan tâm đến việc bảo tồn.

Tác giả Nguyễn Thị Thu Hà cho rằng:

Hội An là một trong những trường hợp thành công nhất ở Việt Nam trong việc đảm bảo sự tồn tại lâu dài của các di sản văn hóa và nâng cao chất lượng sống của người dân bằng định hướng phát triển du lịch. Lý do của thành công này là ở chỗ Hội An có một hệ thống các chính sách liên kết chặt chẽ giữa hoạt động quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch…Một cách trực tiếp, du lịch đã đóng góp cho việc bảo tồn các di sản văn hóa ở Hội An bằng cách dùng một phần thu nhập như là quỹ hỗ trợ về tài chính. Một cách gián tiếp, bằng cách thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương, cung cấp việc làm cho người dân, nâng cao thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống…là những việc mà nhờ đó, nâng cao được nhận thức của người dân về giá trị và


tầm quan trọng của việc bảo tồn các di sản quý giá, du lịch đã đóng giúp đỡ cộng đồng sở tại có nhiều phương tiện và động lực hơn để tự bảo vệ các di sản văn hóa. Vì thế trong tương lai, khi Hội An không thể hoàn toàn dựa vào nguồn kinh phí tài trợ và bảo vệ từ phía Chính phủ thì du lịch được coi là một công cụ hứa hẹn nhất trong việc đảm bảo quản lý bền vững các di sản văn hóa [42].

Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thống Nhất trong bài viết: "Khai thác hợp lý các di sản văn hóa thế giới nhằm phát triển du lịch miền Trung Việt Nam" [76], đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về tài nguyên du lịch di sản văn hóa thế giới, xác định đặc điểm của di sản văn hóa thế giới và đưa ra cơ sở lý luận về khai thác hợp lý các giá trị di sản văn hóa thế giới nhằm phát triển du lịch. Qua đây, NCS đã tiếp thu kinh nghiệm về xác định mô hình khai thác hợp lý các giá trị di sản văn hóa, xác định các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá khai thác hợp lý các giá trị di sản văn hóa. Bên cạnh đó, rút ra bài học cho du lịch và giải quyết vấn đề đặt ra: tính hợp lý trong khai thác các giá trị di sản văn hóa. Những tiêu chí được sử dụng để đánh giá tính hợp lý trong khai thác các giá trị di sản văn hóa. Khai thác các GTDSVH thúc đẩy du lịch. Những giải pháp cần thực hiện để khai thác hợp lý các GTDSVH. Từ đó,vận dụng cho việc khai thác hợp lý các GTDSVH với phát triển du lịch ở VMQTG nói riêng, Thủ đô Hà Nội nói chung.

1.1.2. Những công trình nghiên cứu về giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội

Hơn 1.000 năm qua đã có hàng ngàn tài liệu nghiên cứu về Thăng Long Hà Nội nói chung, có gần một ngàn tài liệu nghiên cứu về văn hóa, giá trị di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội nói riêng. Tài liệu nghiên cứu về di sản văn hóa hay giá trị di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội rất phong phú và được viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Chữ Hán, chữ Nôm, Chữ Nhật, chữ Pháp…Tài liệu viết bằng tiếng Việt có những tài liệu dài trên một ngàn trang như: 1000 năm Thăng Long - Hà Nội của Nguyễn Vinh Phúc - Nxb Trẻ (1193 trang), Bách khoa thư Hà Nội 17 tập - Nxb Từ điển

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí