Các Nghiên Cứu Về Tổ Chức Hoạt Động Đầu Tư/đầu Tư Trái Phiếu Tại Ngân Hàng Thương Mại


hoạt động kinh doanh giúp các NHTM giảm thiểu rủi ro và gia tăng hiệu quả hoạt động (Nguyen và cộng sự, 2012; Deng và cộng sự, 2013). Bên cạnh đó, việc đa dạng hóa hoạt động còn giúp nâng cao chất lượng nguồn thu nhập của các ngân hàng thương mại thông qua việc tăng cường vai trò trung gian tài chính và việc giảm thiểu vấn đề bất cân xứng thông tin trong hoạt động kinh doanh (Baele và cộng sự 2007; Kohler, 2014). Trái lại, cũng có những nghiên cứu chỉ ra rằng không có mối quan hệ r ràng giữa việc đa dạng hóa hoạt động với khả năng sinh lợi hay mức độ rủi ro của các NHTM. Cụ thể, Cebenoyan và Strahan (2004) chỉ ra rằng các NHTM có mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh cao thường phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn và thường duy trì tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của các đơn vị này trong trường hợp môi trường kinh doanh có những biến động xấu. Đặc biệt, một số nghiên cứu khác về các ngân hàng thương mại tại EU và Mỹ cũng cho thấy các NHTM càng triển khai nhiều sản phẩm, dịch vụ tài chính bên ngoài hoạt động tín dụng và huy động vốn thông thường càng phải đối mặt với nhiều rủi ro và có lợi nhuận biến động bất thường mặc dù mối quan hệ tác động này có thể thay đổi tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm sở hữu và loại hình sản phẩm, dịch vụ tài chính phi lãi mà các đơn vị này cung cấp cho thị trường (DeYoung và Rice, 2004; Stiroh và Rumble, 2006; Lepetit và cộng sự, 2008).

Trên cơ sở các nghiên cứu và phát hiện này, Michael và cộng sự (2013) đã phát triển một nghiên cứu thực nghiệm nhằm làm r liệu việc tham gia vào các hoạt động kinh doanh trên thị trường tài chính có tác động tích cực hay tiêu cực đến rủi ro, lợi nhuận của các ngân hàng? Tác giả xem xét trên hai khoảng thời gian trước và sau sự sụp đổ của Lehman Brothers để đưa vào kết quả phân tích ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính năm 2007-2008, đồng thời là tác động của những chính sách hạn chế, những quy định ra đời sau khoản thời gian này, như Volcker Rule, Basel III… Nghiên cứu sử dụng hai phương pháp tiếp cận khác nhau để đánh giá tác động của hoạt động đầu tư đến kết quả hoạt động của các ngân hàng, bao gồm: (1) tiếp cận theo góc độ tài sản và (2) tiếp cận theo góc độ thu nhập (Stiroh, 2004, 2012; De


Jonghe, 2010; Brunnermeier và cộng sự, 2012; DeYoung và Torna, 2012).

Mô hình nghiên cứu được thực hiện như sau:

Bank Risk (or Profitability)t= β0 + β1 × Trading Share t-1 + β2 × Traditional Share t-1 + β3 × Securitization Share t-1 + β × Controls t-1 + vi + εit

Tác giả sử dụng các thước đo khác nhau để thể hiện kết quả hoạt động của ngân hàng trên cả hai góc độ rủi ro và lợi nhuận, bao gồm: chỉ số Z (Z-score), xác suất vỡ nợ (EDF), ROA và ROE. Với cách tiếp cận dựa trên thu nhập, tác giả sử dụng các biến độc lập: Thu nhập từ đầu tư chứng khoán/Tổng thu nhập, Thu nhập từ cho vay/Tổng thu nhập, Thu nhập từ chứng khoán hoá/ Tổng thu nhập. Với cách tiếp cận dựa trên tài sản, mô hình sử dụng các biến độc lập: Quy mô cho vay/Tổng tài sản, Quy mô đầu tư/Tổng tài sản, Quy mô tài sản chứng khoán hoá/Tổng tài sản. Controls là vector các đặc điểm cụ thể của các ngân hàng thương mại có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các đơn vị này. β1, β2 và β3 là các vector hệ số hồi quy của các biến giải thích trong mô hình, εit là sai số ngẫu nhiên trong mô hình nghiên cứu.

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng bao gồm 15.288 quan sát thu thập từ 417 ngân hàng có niêm yết của Mỹ. Dữ liệu được tổng hợp theo quý trong vòng 10 năm từ quý 1 năm 2000 đến quý 2 năm 2012.

Kết quả thực nghiệm cho thấy các thước đo dựa trên thu nhập có thể không đáng tin cậy để đo lường mức độ tham gia của các NHTM vào hoạt động đầu tư vì thước đo này chịu nhiều tác động bởi chu kỳ kinh doanh, mục tiêu đầu tư trong từng giai đoạn, đôi khi giá trị có thể bằng 0 hoặc âm trong một số thời kỳ nhất định. Hướng tiếp cận dựa trên tài sản ổn định hơn và biểu thị hiệu quả hơn mức độ tập trung của ngân hàng vào các hoạt động kinh doanh khác nhau. Tác giả nhận thấy rằng các ngân hàng có mức độ tham gia sâu hơn vào hoạt động đầu tư sẽ đối mặt với mức độ rủi ro cao hơn và khả năng sinh lời thấp hơn, đặc biệt trong giai đoạn từ 2007 đến giữa năm 2012. Đồng thời trước năm 2007 cũng có ít bằng chứng cho thấy các hoạt động đầu tư có tác động tích cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Các giao dịch liên quan đến thị trường tài chính đã làm gia tăng rủi ro và tạo ra lợi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.


nhuận thấp hơn trong các thời kỳ khủng hoảng hoặc khó khăn, đồng thời cũng không tạo ra những lợi ích bù đắp có ý nghĩa trong thời điểm kinh doanh thuận lợi. Những kết quả này cho thấy rằng việc hạn chế hoạt động tự doanh của các NHTM theo quan điểm của các đạo luật, quy định ra đời trong khoảng thời gian này (Volcker Rule, Vickers, Liikanen) có thể cải thiện kết quả kinh doanh của các ngân hàng.

Hoạt động đầu tư trái phiếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam 1683880233 - 4

Ở Việt Nam, tuy không có những đề tài nghiên cứu chuyên sâu về tác động của hoạt động đầu tư chứng khoán nói chung và trái phiếu nói riêng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng nhưng trong các nghiên cứu về tác động của đa dạng hoá kinh doanh đến lợi nhuận và rủi ro cuả các NHTM, một số phát hiện nhất định về vấn đề này đã được đưa ra. Tác giả Nguyễn Thị Thu Trang và Hoàng Anh Thư (2019) đã nghiên cứu về tác động của đa dạng hoá thu nhập đến rủi ro của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2007-2018. Dựa vào nghiên cứu của Stiroh (2006), Meslier và cộng sự (2014), Pennathur et al. (2012), Ashraf et al. (2016a), Lepetit và cộng sự (2007), tác giả đề xuất hai mô hình sau:


Riski,t = α + δRiski,t + β1 HIIi,t + β2 SIZEi,t + β3 EAi,t + β4 LOANi,t + β5 NPLi,t + β6 GROWTH_Ai,t + β7 GDP_CHANGEt + β8 INFt + εi,t (1)


Riski,t = α + δRiski,t-1 + β1 HIIi,t + β2 NII1i,t + β3 NII2i,t + β4 NII3i,t + β5 SIZEi,t + β6 EAi,t + β7 LOANi,t + β8 NPLi,t + β9 GROWTH_Ai,t + β10 GDP_CHANGEt + β8 INFt

+ εi,t (2)


Trong đó:


Risk: rủi ro của ngân hàng i trong thời gian t, được sử dụng làm biến phụ thuộc; Riski,t-1 : biến trễ của biến phụ thuộc; HII: thể hiện sự đa dạng hóa thu nhập; NII1: thu nhập từ hoạt động dịch vụ/ tổng doanh thu; NII2: thu nhập từ kinh doanh ngoại hối/ tổng doanh thu; NII3: thu nhập từ mua bán chứng khoán/ tổng doanh thu; NII4: thu nhập từ góp vốn mua cổ phần/ tổng doanh thu; Size: quy mô ngân hang; EA: thể hiện cơ cấu nguồn vốn; Loan: quy mô hoạt động tín dụng; NPL: rủi ro tín dụng;


Growth_A: tăng trưởng tổng tài sản; GDP_CHANGE: tốc độ tăng trưởng GDP; INF: lạm phát; εi,t: phần dư.


Với dữ liệu bảng thu thập từ 30 NHTM ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu cho thấy việc đa dạng hóa thu nhập sẽ giảm rủi ro phá sản cho NHTM. Tuy nhiên, khi phân tách thu nhập ngoài lãi thành từng loại thu nhập như: thu nhập từ dịch vụ, từ kinh doanh ngoại hối, từ kinh doanh chứng khoán và góp vốn thì từng loại lại có tác động khác nhau đến rủi ro ngân hàng. Kết quả hồi quy mô hình (2) theo phương pháp GMM cho hệ số biến NII1, NII2, NII3, lần lượt là -0.89, -0.012, 0.25 và có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 5%, 5% và 10%. Hệ số tác động của biến NII3 mang giá trị dương, điều này được hiểu rằng hoạt động đầu tư kinh doanh chứng khoán có tác động cùng chiều đến rủi ro của ngân hàng. Khi ngân hàng càng mở rộng kinh doanh chứng khoán thì mức độ rủi ro càng cao. Việc các ngân hàng có nguồn vốn dồi dào đã thúc đẩy ngân hàng chuyển sang đầu tư, xu hướng trở thành ngân hàng đa năng hay NHTM có chức năng của ngân hàng đầu tư. Tuy nhiên, sự thiếu kinh nghiệm cũng như thiếu hụt về chức năng của ngân hàng đầu tư như hệ thống quản trị, kiểm soát rủi ro khiến hoạt động này còn chưa thực sự hiệu quả. Nhiều ngân hàng có quy mô lớn với tỷ suất sinh lời cao cũng báo cáo lỗ trong hoạt động đầu tư. Ngoài ra, hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động này đang được xây dựng và hoàn thiện cũng là một rào cản khiến cho hoạt động đầu tư của NHTM chưa có tác động thực sự tích cực đến sự ổn định ngân hàng.

1.1.3. Các nghiên cứu về tổ chức hoạt động đầu tư/đầu tư trái phiếu tại ngân hàng thương mại

Trên thế giới, các nghiên cứu về tổ chức hoạt động đầu tư trong các NHTM diễn ra mạnh mẽ sau khủng hoảng tài chính thế giới 2007-2009. Nghiên cứu của

an-Pieter Krahnen, Felix Noth và Ulrich Schu wer (2017) ra đời trong bối cảnh hàng hoạt các quy định, thể chế pháp luật mới ra đời tại khắp các thị trường tài chính lớn trên thế giới nhằm kiềm chế ngành công nghiệp ngân hàng trong nguy cơ đổ vỡ từ khủng khoảng năm 2007. Các quy định có thể kể đến như qui tắc Volcker (The Volcker Rule) ở Mỹ, Vickers ở Anh, Liikanen và các đề xuất của Ủy ban châu


Âu ở EU. Nội dung chính của các quy định mới này đó là hạn chế các ngân hàng tiến hành một số hoạt động đầu tư bằng tài khoản của chính mình, đồng thời giới hạn giao dịch của ngân hàng với các quĩ phòng hộ và quĩ đầu tư tư nhân. Mục đích của các quy định nhằm bảo vệ khách hàng của ngân hàng, bằng cách ngăn chặn ngân hàng thực hiện một số hoạt động đầu tư, đầu cơ đã góp phần dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2009. Nói cách khác, các qui tắc trên ngăn cản các ngân hàng tham gia sâu vào các hoạt động đầu tư tiềm ẩn nhiều rủi ro bằng biện pháp cấm các NHTM sử dụng vốn của mình để thực hiện các hình thức đầu tư, đầu cơ kiếm lời.

Với bối cảnh đó, các tác giả đã tập trung vào việc phân tích và đề xuất cách tiếp cận riêng trong tổ chức hoạt động đầu tư của NHTM dựa trên sự tham chiếu và phản biện các quy tắc như Volcker, Vickers, Liikanen... Theo quan điểm của tác giả, dù tất cả các quy định trên đều nhằm ổn định hệ thống ngân hàng thông qua việc tách hoạt động tự doanh khỏi các hoạt động ngân hàng truyền thống, hoạt động đầu tư trong các NHTM vẫn có những giá trị và lợi ích nhất định, nên được nhìn nhận lại một cách khách quan và tích cực hơn, những giới hạn đã đưa ra cũng nên được điều chỉnh theo hướng phân tích cặn kẽ sự đánh đổi giữa chi phí và lợi ích.

Tác giả “ủng hộ một cách định nghĩa rộng hơn về các hoạt động tự doanh của NHTM, để từ đó có điều chỉnh lại những giới hạn trong hoạt động đầu tư của NHTM so với những gì đã được quy định trong quy tắc Volcker”. Cụ thể, hoạt động tự doanh không nên bị tách biệt với hoạt động ngân hàng hoặc bị cấm. Những biện pháp hà khắc này “sẽ có ít tác động tích cực đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng – trong khi đó có thể tác động tiêu cực đến các tổ chức riêng lẻ và tổng thể thị trường”.

Tác giả đề xuất hai hướng tiếp cận thay thế những quy tắc trên hướng đến tái cấu trúc hoạt động của các NHTM. Trong cả hai trường hợp, hoạt động tự doanh được cho phép, nhưng dưới sự kiểm soát. Theo cách tiếp cận thứ nhất, một tỷ lệ an toàn vốn tăng thêm (capital surchages) (so với quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu) sẽ được áp dụng cho các NHTM gắn với danh mục giao dịch và mức độ rủi ro tương ứng. Cách tiếp cận thứ hai yêu cầu các ngân hàng lớn tổ chức các hoạt


động đầu tư, giao dịch chứng khoán, tạo lập thị trường, bảo hiểm rủi ro và tự doanh dưới một pháp nhân có vốn độc lập và riêng biệt, ví dụ một công ty cổ phần.

Ở Việt Nam, tác giả Lê Thị Hương (2003) là một trong số ít tác giả có nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về hoạt động đầu tư của các NHTM. Luận án của tác giả trình bày một số nội dung cụ thể sau:

+ Hệ thống hóa, làm r thêm một số lý luận cơ bản về hoạt động đầu tư cho vay, đầu tư chứng khoán v.v. của ngân hàng; Xây dựng và hệ thống hóa các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư của NHTM trên giác độ vĩ mô và vi mô.

+ Phân tích thực trạng tình hình hoạt động đầu tư của hệ thống NHTM thuộc sở hữu Nhà nước Việt Nam. Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư của hệ thống NHTM thuộc sở hữu Nhà nước Việt Nam.

+ Kiến nghị một số giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới, tăng cường sức mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của các NHTM thuộc sở hữu Nhà nước.

Nhìn chung luận án đã có những đóng góp nhất định trong việc xây dựng và phát triển hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của các NHTM, tuy nhiên chưa đề cập đến hoạt động đầu tư ở những phạm trù khác như mô hình tổ chức, quy trình thực hiện, chiến lược đầu tư hay quản trị rủi ro… Đồng thời những nội dung cụ thể liên quan đến hoạt động đầu tư trái phiếu của các NHTM cũng chưa có những nghiên cứu, phân tích cụ thể.

Tác giả Nguyễn Thị Anh Đào (2011) với đề tài về sự tham gia của hệ thống NHTM vào thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã có những đóng góp khoa học ý nghĩa về hoạt động đầu tư và tổ chức hoạt động đầu tư của NHTM, tập trung vào những vấn đề cụ thể sau:

+ Hệ thống hoá những lý luận cơ bản về sự tham gia của NHTM vào TTCK, bao gồm: vai trò, chức năng của NHTM trên TTCK, tầm quan trọng của việc tham gia TTCK của các NHTM và các điều kiện của NHTM tham gia vào TTCK, qua đó thấy được mối quan hệ mật thiết giữa khu vực ngân hàng và sự phát triển của TTCK.


+ Nghiên cứu các quy luật tham gia TTCK và mô hình ngân hàng tham gia TTCK trên thế giới.

Nghiên cứu có hướng tiếp cận mới khi khai thác mối quan hệ giữa NHTM và TTCK. NHTM có thể tham gia vào TTCK với các hoạt động đa dạng như hoạt động kinh doanh chứng khoán, tham gia phát hành và niêm yết chứng khoán, tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán,…; đồng thời đóng nhiều vai trò quan trọng: là nhà đầu tư kinh doanh chứng khoán, nhà tạo lập thị thường, là tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian, dịch vụ hỗ trợ TTCK, là tổ chức phát hành và niêm yết chứng khoán trên TTCK, cấu thành nên một bộ phận không thể thiếu của thị trường. Với đề tài nghiên cứu của mình, tác giả đã đóng góp những lý luận khoa học về mô hình tham gia của các NHTM vào TTCK, làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình tổ chức các hoạt động đầu tư, kinh doanh chứng khoán của NHTM.

Gần đây nhất, tác giả Vũ Hoàng Nam (2015) đã thực hiện luận án tiến sỹ với đối tượng nghiên cứu là hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của các NHTM. Theo khảo sát của NCS, đây là đề tài đầu tiên ở Việt Nam có đối tượng nghiên cứu là lĩnh vực hoạt động này của NHTM. Trong nghiên cứu của mình, tác giả không đi sâu vào các góc độ phân tích kỹ thuật, quản trị danh mục hay quản trị rủi ro… mà tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM. Phạm vi thực hiện nghiên cứu là 04 NHTM chiếm thị phần lớn trong hệ thống NHTM Việt Nam bao gồm: NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam, NHTM cổ phần Công Thương Việt Nam, NHTM cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Đây là các NHTM có tổng tài sản, vốn điều lệ và quy mô hoạt động lớn nhất trong hệ thống NHTM Việt Nam. Đồng thời, theo số liệu thống kê của Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà nội và tính toán riêng của tác giả, các ngân hàng này đang nắm giữ danh mục trái phiếu khoảng gần 50% tổng giá trị trái phiếu đang niêm yết toàn thị trường và chiếm thị phần khoảng 60% hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của hệ thống NHTM Việt Nam, do đó có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường trái phiếu Việt Nam nói riêng và nền kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung. Trong khuôn khổ luận án của


mình, tác giả đã trình bày một số nội dung cụ thể dưới đây:

Thứ nhất, tác giả đã hệ thống hóa và làm r thêm một số vấn đề lý luận về phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM, đồng thời xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu.

Thứ hai, tác giả đánh giá và phân tích mô hình hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM trên thế giới (tập trung chủ yếu đối với NHTM Trung Quốc và NHTM Mỹ). Trên cơ sở đó, luận án sẽ tổng hợp và áp dụng các kinh nghiệm có giá trị thực tiễn vào Việt Nam nhằm phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của Ngân hàng thương mại Việt Nam.

Thứ ba, tác giả đã có những phân tích và đánh giá một cách đầy đủ, khái quát về thực trạng hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của 04 NHTM Việt Nam giai đoạn 5 năm liên tục 2009- 2014. Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh trái phiếu của 04 NHTM mà tác giả lựa chọn đều được đánh giá tích cực. Một là, quy mô đầu tư trái phiếu có xu hướng tăng, tình hình thu nhập tăng dần qua các năm, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng. Hai là, các NH đã từng bước đa dạng hoá các loại hình trái phiếu nắm giữ trong danh mục đầu tư theo chiến lược cân đối phù hợp giữa tỷ trọng của các loại trái phiếu ít rủi ro như TPCP, TPCQĐP…và các loại trái phiếu doanh nghiệp. Tác giả ghi nhận tỷ trọng 70%-30% tương ứng với từng nhóm trái phiếu trong danh mục đầu tư của các NHTM. Ba là, tác giả đánh gía hoạt động đầu tư trái phiếu đã có sự thay đổi cơ bản từ “bị động” sang “chủ động hơn”, thể hiện qua cách thức tham gia vào thị trường, lựa chọn đối tác giao dịch, chiến lược đầu tư, quy mô nắm giữ, sự đầu tư cho hạ tầng công nghệ… Tác giả đánh giá các NHTM đã có những nỗ lực và đầu tư nghiêm túc nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh trái phiếu và hiệu quả trong việc cân đối và quản lý nguồn vốn khả dụng toàn hệ thống của các ngân hàng này. Tuy nhiên cũng còn một số hạn chế đã được tác giả Vũ Hoàng Nam chỉ ra trong hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn này. Theo quan điểm của tác giả, tỷ trọng nguồn vốn tập trung cho nghiệp vụ đầu tư kinh doanh trái phiếu vẫn còn khiêm tốn,

Ngày đăng: 12/05/2023