Sơ Đồ Biểu Thị Số Liệu Trung Bình 5 Năm (2012 - 2017) Của Trạm Khí Tượng Lạng Sơn


3.1.3. Khí hậu và thủy văn

a. Khí hậu

Huyện Văn Lãng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều và mùa đông khô hanh, ít mưa.

- Nhiệt độ trung bình năm là 240C.

- Lượng mưa bình quân năm là 1.540 mm.

- Độ ẩm không khí bình quân 82%.

- Hướng gió thịnh hành là hướng Đông Bắc và Tây Nam.

- Lượng bốc hơi bình quân năm là 810 mm.

- Số giờ nắng trung bình năm là 1.466 giờ.

b. Thủy văn

Văn Lãng có hai hệ thống sông chính là sông Kỳ Cùng và sông Bắc Giang (Văn Mịch). Sông Kỳ Cùng chảy qua phần đất Nam - Tây Nam, chảy qua trung tâm huyện rồi đổ về hướng Bắc, có chiều dài chảy qua địa bàn huyện là 33 km. Sông Bắc Giang chảy qua xã Bắc La dài 5 km. Trên địa bàn huyện còn có 4 con suối chính là: Tân Mỹ, Khuổi Slin, Khuổi Rào và Thanh Long. Hai bên bờ sông, suối là những cánh đồng nhỏ, độ cao từ 4 - 12 m so với mặt nước biển.

Ngoài ra, nguồn nước ngầm của huyện cũng phong phú, dồi dào. Tuy chưa có điều kiện thăm dò, khảo sát đầy đủ nhưng qua thực tế sử dụng của các hộ trong huyện cho thấy mực nước ngầm có độ sâu trung bình từ 3 - 8 m, chất lượng nước tốt, có thể khai thác và phục vụ sinh hoạt, tưới cho cây trồng tại các vườn gia đình trong mùa khô, góp phần tăng sản phẩm và thu nhập cho nông dân. Giá trị của 3 yếu tố khí hậu chính, được biểu thị qua Biểu đồ 4.2.


Lượng mưa (mm)

Lượng bốc hơi (mm)

350


Nhiệt độ (độ C)

35


300 30


250 25


200 20


150 15


100 10


50 5


0 0

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Tháng

Lượng mưa (mm) Lượng bốc hơi (mm) Nhiệt độ (độ C)


Hình 3.2. Sơ đồ biểu thị số liệu trung bình 5 năm (2012 - 2017) của Trạm Khí tượng Lạng Sơn

Nguồn: Niên giám thống kê Lạng Sơn, 2017

Nhìn chung, Văn Lãng có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú, đồng thời cũng rất thuận lợi cho phát triển du lịch thương mại. Mùa đông với khí hậu khô, lạnh làm cho vụ đông trở thành vụ chính, có thể trồng được nhiều loại cây rau ngắn ngày cho giá trị cao. Yếu tố hạn chế lớn nhất đối với sử dụng đất là mưa lớn tập trung theo mùa thường gây ngập úng các khu vực thấp trũng, làm xói mòn rửa trôi những khu vực đồi núi, ảnh hưởng đến việc thâm canh tăng vụ mở rộng diện tích.

3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.2.1. Dân số, lao động

- Quy mô dân số: Năm 2018 dân số của huyện là 53.324 người, trong đó khu vực nông thôn chiếm 49.010. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,31% thấp hơn tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn tỉnh (1,45%).

- Mật độ dân số: Phân bố dân cư Văn Lãng mang đậm sắc thái nông nghiệp, nông thôn với tỷ lệ 91,90 %. Mật độ dân số trung bình năm 2018 là 94 người/km2; trong đó dân số nam là 26.716 người, nữ là 26.608 người. Dân


số phân bố không đều giữa các xã, tập trung nhiều ở khu vực thị trấn.

Nguồn: Chi Cục thống kê Văn Lãng, 2018

Năm 2018 dân số trong độ tuổi lao động là 34.923 người; chiếm 65,49% tổng dân số, trong đó chủ yếu là lao động nông nghiệp, chiếm khoảng 75% tổng số lao động, tập trung nhiều ở khu vực nông thôn, sản xuất nông nghiệp thuần túy.

Huyện có 04 dân tộc chính là Nùng, Tày, Kinh, Hoa và một số dân tộc khác cùng sinh sống.

Bảng 3.2. Cơ cấu dân tộc của huyện qua các năm

Nguồn: Chi Cục thống kê Văn Lãng, 2018

Bảng 3.1. Biến động về dân số, lao động qua các năm


STT

Nội dung

ĐVT

Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

1

Dân số

Người

51.473

51.962

52.674

53.324

2

Lao động

Người

33.458

33.775

33.975

34.923

3

Tỷ suất sinh thô

%

1,3

1,29

1,38

1,31

4

Tỷ lệ giảm sinh

%

0,13

0,02

0,1

0,07

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất nông nghiệp đến môi trường đất tại huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn - 7


STT

Nội dung

ĐVT

Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

1

Nùng

Người

32.229

32.372

32.550

32.837

2

Tày

Người

15.014

15.117

15.253

15.407

3

Kinh

Người

3.448

3.500

3.491

3.531

4

Hoa

Người

173

171

170

172

5

Dân tộc khác

Người

609

802

1.210

1.377


Nhìn chung lao động của huyện khá dồi dào, song do trình độ còn hạn chế cộng với tình trạng không có hoặc thiếu việc làm là vấn đề thách thức cần giải quyết của huyện. Do dịch chuyển cơ cấu kinh tế còn chậm, cơ cấu lao động còn nghiêng về sản xuất nông nghiệp. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại chưa phát triển đã hạn chế rất lớn trong việc sử


dụng nguồn lao động quý giá này.

3.2.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất

a. Về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

- Tổng diện tích gieo trồng năm 2018 toàn huyện đạt 5.989,90 ha. Trong đó:

+ Diện tích cây lương thực đạt 5.100,60 ha, tổng sản lượng lương thực có hạt ước tính đạt 22.148,5 tấn;

+ Cây có bột 146,80 ha; cây thực phẩm 407,90 ha; cây công nghiệp hàng năm 90,10 ha; cây công nghiệp hàng năm khác 244,50 ha.

Việc cung ứng vật tư nông nghiệp đã được đảm bảo, huyện đã cung ứng được khoảng 140,3 tấn giống; 900 tấn phân bón các loại phục vụ sản xuất.

- Về lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản phát triển tương đối ổn định. Trong đó:

+ Tổng đàn trâu có 9.530 con, đàn bò có 1.350 con, đàn lợn có 25.000 con, đàn gia cầm có 300.000 con;

+ Sản xuất thủy sản được duy trì ổn định, tổng diện tích nuôi cá nước ngọt ước thực hiện 106,00 ha; tình hình phát triển mô hình nuôi cá lồng của Hợp tác xã thủy sản Thác Xăng, xã Bắc La hiện nay có tổng số 30 lồng, sản lượng ước đạt 10,0 tấn.

- Diện tích trồng rừng mới năm 2018, đạt 415,20 ha; chăm sóc rừng trồng 1.024,30 ha; khoanh nuôi tái sinh rừng 1.930,00 ha; khoán bảo vệ rừng 2.000,00 ha; công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng được tăng cường.

b. Về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện hoạt động ổn định, tuy nhiên hầu hết có quy mô nhỏ, công nghệ chưa cao, năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp còn hạn chế; gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn để đầu tư nâng cấp thiết bị, cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm; một số doanh nghiệp đã có giải pháp xúc tiến thị trường tiêu thụ, góp


phần đáng kể làm tăng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Năm 2018, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá hiện hành) đạt 288,9 tỷ đồng. Một số sản phẩm chủ yếu như: Đá các loại đạt 264.219 m3, quặng bô xít đạt 412.500 tấn, hạt mài đạt 6.400 tấn, điện thương phẩm 42,5 triệu Kwh.

c. Về thương mại - dịch vụ

Tình hình lưu thông hàng hóa trên địa bàn huyện cơ bản ổn định, không có biến động lớn về giá cả... gây ảnh hưởng đến đời sống nhân dân; cung cấp điện, nước phục vụ đời sống của người dân được đảm bảo. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ nội địa trên địa bàn đạt 575.450 triệu đồng. Hoạt động của các Ban Quản lý chợ Na Sầm, Hội Hoan, Hoàng Văn Thụ được thực hiện nghiêm túc về các khoản thu phí, lệ phí theo quy định.

Các dịch vụ ngân hàng, bưu điện, vận tải hành khách và hàng hóa cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Hoạt động kinh doanh bưu chính - viễn thông có hiệu quả, chất lượng phục vụ khách hàng của các dịch vụ điện thoại được duy trì. Công tác kiểm tra, kiểm soát phương tiện được đảm bảo; giá cước vận tải hàng hóa và hành khách không có biến động lớn.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 82 doanh nghiệp và 17 hợp tác xã, 5 cửa hàng xăng dầu, 02 cửa hàng gas và 5 cụm chợ xã, thị trấn, chợ biên giới; có trên 1.560 hộ kinh doanh. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cơ bản ổn định, chủ động quảng bá sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.


Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


4.1. Thực trạng hoạt động sử dụng đất nông nghiệp tại khu vực huyện Văn Lãng

4.1.1. Các loại hình sử dụng đất chính và hệ thống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp

Huyện Văn Lãng với số lượng diện tích nông nghiệp khá lớn (52.155,4 ha) chính vì vậy nông nghiệp (NN) vẫn là ngành kinh tế chủ đạo trong chiến lược phát triển của huyện trong tương lai. Năm 2018 có 52.155,4 ha, chiếm 91,9% tổng diện tích tự nhiên, giảm 12,9 ha so với số liệu thống kê đất đai năm 2017, giảm 36,8 ha so với số liệu kiểm kê đất đai năm 2014. Đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (91,91%), tiếp đó là đất chuyên dùng (2,04%), đất ở chiếm 0,8% (diện tích đất đô thị 442,2 ha). Tuy nhiên, huyện có đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn với 78,4% (44.482,0 ha). Đất chưa sử dụng chiếm tỷ trọng khá 1.983,9 ha, chiếm 3,49%, chủ yếu là diện tích đất núi đá không có rừng cây (Bảng 5.1).

Bảng 4.1. Cơ cấu 3 loại đất chính tại huyện Văn Lãng


TT

Loại đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

(1)

(2)

(4)

(5)


Tổng diện tích đất của đơn vị

hành chính (1+2+3)

56.741,3


1

Nhóm đất nông nghiệp

52.155,4

91,91

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

7.527,7

13,3

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

6.252,9

11,0

1.1.1.1

Đất trồng lúa

3.481,1

6,1

1.1.1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

2.771,8

4,9


TT

Loại đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

1.274,8

2,2

1.2

Đất lâm nghiệp

44.482,0

78,4

1.2.1

Đất rừng sản xuất

36.593,9

64,5

1.2.2

Đất rừng phòng hộ

7.888,1

13,9

1.2.3

Đất rừng đặc dụng

-

-

1.3

Đất nuôi trồng thuỷ sản

138,9

0,2

1.4

Đất nông nghiệp khác

6,8

0,01

2

Nhóm đất phi nông nghiệp

2.602,1

4,59

2.1

Đất ở

442,2

0,8

2.1.1

Đất ở tại nông thôn

426,1

0,8

2.1.2

Đất ở tại đô thị

16,1

0,03

2.2

Đất chuyên dùng

1.155,4

2,0

2.3

Đất cơ sở tôn giáo

-

-

2.4

Đất cơ sở tín ngưỡng

10,0

0,02

2.5

Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang

lễ, nhà hỏa táng

39,4

0,1

2.6

Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối

926,7

1,6

2.7

Đất có mặt nước chuyên dùng

20,8

0,04

2.8

Đất phi nông nghiệp khác

7,6

0,01

3

Nhóm đất chưa sử dụng

1.983,9

3,49

3.1

Đất bằng chưa sử dụng

13,5

0,02

3.2

Đất đồi núi chưa sử dụng

5,4

0,01

3.3

Núi đá không có rừng cây

1.965,0

3,5

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Văn Lãng, 2018


Đất nông nghiệp hiện đang có xu thế giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do trong những năm gần đây nhu cầu xây dựng tại khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn được mở rộng (tại các xã Tân Thanh, Tân Mỹ) kéo theo các công trình giao thông và xây dựng cơ bản cũng được mở rộng. Mặt khác, trong công cuộc công nghiệp hóa, nhu cầu diện tích đất để xây dựng và mở rộng các công trình của các xã trên địa bàn cũng được triển khai rộng khắp, nhất là các xã về đích thuộc chương trình nông thôn mới. Chính vì thế mà một phần lớn diện tích đất nông nghiệp phải chuyển sang đất chuyên dùng, đất giao thông và đất ở. Mặt khác, tiềm năng đất chưa sử dụng có thể khai thác và sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp ở huyện Văn Lãng chỉ còn rất hạn hẹp. Vì vậy, con đường để tăng tổng giá trị sản lượng nông nghiệp là đầu tư thâm canh, tăng vụ, ưu tiên mở rộng diện tích các loại cây trồng có giá trị, sớm hình thành các vùng chuyên canh như vùng lúa, vùng rau - màu, cây ăn quả, cay lâm nghiệp... từng bước chuyển nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, trong quá trình chuyển đất sản xuất nông nghiệp sang đất chuyên dùng và đất ở cần phải có quy hoạch, kế hoạch chi tiết nhằm sử dụng quỹ đất tiết kiệm và hiệu quả kinh tế cao.

Diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản ở huyện Văn Lãng chiếm 0,27% tổng diện tích đất NN; đất cây lâu năm chiếm 2,44%, chiếm tỷ trọng lớn nhất là đất lâm nghiệp 85,29% (đất rừng sản xuất chiếm 70,16%), còn lại là đất dành cho trồng trọt. Trong đất trồng trọt, đất trồng lúa, màu chiếm tỷ lệ lớn hơn với 6,67%), đất cây hàng năm khác chiếm 5,32% diện tích đất nông nghiệp (Bảng 5.2).

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 21/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí