Ki Ế N Ngh Ị V Ớ I Nhnn, Các Ban Ngành Và Các T Ổ Ch Ứ C Khác Có Liên Quan


thoát, lãng phí nguồn vốn huy động.

- Chính phủ cần phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để ổn định nền kinh tế vĩ mô, nhằm huy động được nguồn vốn qua phát hành TPCP cho phát triển kinh tế-xã hội đã được Quốc hội phê duyệt; tiếp tục theo đuổi mục tiêu kiểm soát lạm phát không vượt quá mục tiêu được Quốc hội phê chuẩn.

-Tp trung phát trin thtrường trái phiếu doanh nghip

Trên cơ sở phân tích mô hình đo lường tác động của các yếu tố đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM tại mục 2.2.3 đã chỉ ra rằng quy mô trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường trái phiếu có quan hệ cùng chiều với tỷ suất sinh lời của hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM. Trên cơ sở đó, chính phủ cần tăng cường các biện pháp nhằm mở rộng và tăng quy mô trái phiếu doanh nghiệp, giảm tỷ trọng trái phiếu chính phủ trên thị trường trái phiếu Việt Nam. Các biện pháp tập trung ở các nội dung sau:

- Chú trọng việc xây dựng cơ sở dữ liệu trung tâm thông tin về Trái phiếu doanh nghiệp (cơ sở dữ liệu bao gồm cả thông tin về thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp) và xây dựng thị trường giao dịch cho Trái phiếu doanh nghiệp.

- Chính phủ cần có các biện pháp hạn chế sự thống trị của các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp lớn trên thị trường, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi có mức lãi suất phù hợp nhằm thu hút sự chú ý của công chúng đối với trái phiếu doanh nghiệp và làm tăng tính thanh khoản của thị trường trái phiếu doanh nghiệp [61].

- Một số nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra rằng Chính phủ cần tăng cường các biện pháp nhằm ổn định tỷ giá hối đoái nhằm giúp hạn chế rủi ro đối với các nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, tỷ giá hối đoái ổn định, ít có sự biến động sẽ khuyến khích thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển. Trên cơ sở đó, cần xây dựng, phát triển các công cụ tài chính phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài [46].

- Cần minh bạch hóa hơn thông tin về doanh nghiệp như thông tin về các đợt phát hành, cách thức sử dụng vốn huy động. Điều này đòi hỏi sự tăng cường vai trò


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

của những tổ chức định mức tín nhiệm hay các công ty giám sát độc lập. Cùng với đó, các doanh nghiệp cần đa dạng hóa hơn nữa các loại trái phiếu để tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

3.4.2. Kiến nghvi NHNN, các ban ngành và các tchc khác có liên quan

Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng thương mại Việt Nam - 15

3.4.2.1. Xlý nxu

- NHNN và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần phối hợp tích cực hơn trong việc triển khai các nội dung và trách nhiệm được giao tại Quyết định số 843/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ để xử lý nợ xấu một cách đồng bộ và có hiệu quả.

- Điều hành linh hoạt, thận trọng chính sách tiền tệ, tín dụng và ngân hàng; triển khai các giải pháp xử lý hàng tồn kho, nợ đọng trong xây dựng cơ bản; khuyến khích đầu tư, tiêu dùng, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; phát triển thị trường bất động sản; Chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất xây dựng và ban hành chính sách về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng đối với công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam và hoạt động mua, bán tài sản bảo đảm để thúc đẩy phát triển thị trường mua bán nợ và hỗ trợ xử lý nợ xấu của các TCTD cũng như sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện một số quy định liên quan đến giao dịch bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm và các quyền của chủ nợ, nghĩa vụ của bên vay, bên bảo đảm tại Luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Tố tụng dân sự, Luật Thi hành án dân sự.

- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát các TCTD chấp hành các quy định về hoạt động ngân hàng, xử lý nợ xấu; đổi mới về tổ chức và hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng phù hợp với thông lệ và 17 chuẩn mực quốc tế; ban hành các cơ chế, quy định an toàn hoạt động ngân hàng như phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, quy chế cho vay, mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác; xử lý dứt điểm tình trạng sở hữu chéo giữa các TCTD. Bên cạnh đó, cơ quan thanh tra, giám sát cần được tách riêng độc lập với Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban chứng khoán; tăng cường sự phối hợp giám sát từ xa, thanh tra tại chỗ; xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống chỉ tiêu giám sát mới và quy trình giám sát, đồng thời tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu giám sát; giám sát chặt chẽ xu hướng dịch chuyển dòng vốn trên thị trường tài chính và dịch chuyển lường đầu tư tín dụng sang lĩnh vực


tiêu dùng, chứng khoán, bất động sản để có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế rủi ro.

- Giảm tỷ lệ sở hữu chồng chéo trong hệ thống NHTM: Mặc dù đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể chứng minh mối quan hệ giữa sở hữu chồng chéo với tình trạng nợ xấu cao nhưng một số chuyên gia kinh tế cho rằng mối quan hệ này hoàn toàn có thể xảy ra. sở hữu chồng chéo tạo ra cho ngân hàng động cơ để bỏ qua các yêu cầu về thẩm định tín dụng và giám sát khách hàng, do lợi ích của ngân hàng được gắn chặt vào lợi ích của bản thân doanh nghiệp có liên kết sở hữu, trong khi rủi ro lại được chia đều cho mọi cổ đông ngân hàng, trong đó có cổ đông thiểu số, cổ đông không có quyền kiểm soát ngân hàng. Nói khác đi, xử lý nợ xấu cần phải đi kèm với các biện pháp tái cấu trúc lại các ngân hàng một cách mạnh mẽ và thực chất hơn, đặc biệt là phải xử lý được vấn đề sở hữu chồng chéo bằng một loạt các biện pháp cứng rắn và hữu hiệu hơn so với những gì mà Chính phủ và NHNN đang tiến hành hiện nay.

- Về giá mua nợ xấu, nên cho phép nhà đầu tư được mua nợ xấu thấp hơn giá thị trường. Giá thị trường là giá do thị trường quyết định và được xác lập thông qua các cuộc đấu giá công khai trên thị trường.

- Bộ Tài chính và các bộ ngành cần sửa đổi các văn bản pháp lý liên quan nhằm giải quyết nhanh ách tắc từ việc xử lý tài sản bảo đảm; sửa đổi quy định về sở hữu bất động sản của người nước ngoài, giúp phát triển thị trường mua bán nợ Việt Nam, tăng khả năng bán nợ xấu của VAMC. Hiện nay, luật pháp Việt Nam chưa cho phép các tổ chức, cá nhân nước ngoài trở thành bên nhận thế chấp. Ngay cả các tổ chức, cá nhân trong nước cũng không được phép trở thành bên nhận thế chấp nếu không phải là tổ chức tín dụng (theo Điều 114, Luật Nhà ở quy định thế chấp bất động sản đối với tổ chức tín dụng). Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không mua lại nợ xấu từ các ngân hàng, nếu họ không thể trở thành bên nhận tài sản đảm bảo.

- Kiến nghị các Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ ây dựng,NHNN xem xét mở rộng phạm vi bảo đảm của nhà ở hình thành trong tương lai cho các nghĩa vụ của khách hàng (hiện nay Thông tư liên tịch 01/2014/TTLT/BTP-TNMT- XD-NHNN ngày 25/04/2014 chỉ cho phép được thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai cho mục đích vay vốn để mua chính căn nhà đó hoặc nhà ở dự án).


- Để giúp đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản để thu hồi nợ xấu, đề nghị các Bộ ngành liên quan sớm tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho phép TCTD được toàn quyền chủ động trong xử lý tài sản bảo đảm để nhanh chóng xử lý nợ xấu.

- Để có thể giải quyết vấn đề nợ xấu hiệu quả hơn, VAMC cần phải có khả năng đồng thời mua và bán nợ xấu. Trong khi khung pháp lý đã được thiết lập để hỗ trợ VAMC trong việc mua lại nợ xấu, vẫn còn thiếu nhiều công cụ để giúp VAMC có thể bán nợ xấu một cách hiệu quả. Để bán nợ xấu cho các nhà đầu tư nước ngoài thì một thị trường mua bán nợ xấu cần được thiết lập và các khoản nợ xấu phải thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư về giá. VAMC mua nợ xấu ở mức cao (tương đương với giá trị sổ sách còn lại của các khoản cho vay sau khi trừ dự phòng đã trích lập), tương đương 70-75% mệnh giá các khoản nợ. Vì vậy, ngay cả khi thị trường mua bán nợ được hình thành, những khoản nợ xấu chưa hẳn đã hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài do giá quá cao. Về lâu dài, để có thể thực sự giải quyết vấn đề nợ xấu của NHTM, VAMC sẽ cần nhiều vốn "thực" (vốn nợ và vốn chủ sở hữu) và hỗ trợ từ chính phủ hơn nữa.

3.4.2.2. Phát trin hot động đầu tư kinh doanh trái phiếu ti NHTM

- Sử dụng Trái phiếu Chính phủ (có thể kèm theo tỷ lệ chiết khấu - haircut) trong việc tính dự trữ bắt buộc của các NHTM tại NHNN hiện nay. Điều này đã được áp dụng tại 1 số quốc gia trên thế giới, nhằm tăng tính thanh khoản của TPCP và nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHTM.

- Nâng tỷ lệ nhất định đối với các loại trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh như Trái phiếu NHCSXH, Trái phiếu VEC v..v.. trong việc tham gia cầm cố, thấu chi và giao dịch trên thị trường mở. Bên cạnh đó, NHNN cũng cần nghiên cứu và thực hiện việc mở rộng GTCG do các doanh nghiệp, tập đoàn có uy tín và chất lượng tốt phát hành làm công cụ giao dịch trên thị trường mở. Việc làm này sẽ tạo nên tính thanh khoản và góp phần làm phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở NHNN có sự phân tích và điều chỉnh linh hoạt với danh mục trái phiếu doanh nghiệp được phép tham gia và tỷ lệ chiết khấu (haircut) phù hợp trong từng thời kỳ cụ thể.


- Phát huy vai trò kiểm soát: Tăng cường vai trò kiểm soát của NHNN đối với NHTM trong việc thực hiện các quy chế liên quan của NHNN ban hành. Qua đó nắm bắt thực trạng, vướng mắc của các NHTM để xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, NHNN cần tăng cường kiểm soát chặt chẽ chiến lược đầu tư kinh doanh trái phiếu của từng NHTM nhằm hạn chế sự đầu cơ lũng đoạn trong lĩnh vực này của các NHTM Việt Nam.

- Xây dựng văn bản hướng dẫn và cho phép các Ngân hàng thương mại tham gia đầu tư vào trái phiếu do Chính phủ Việt Nam phát hành ở nước ngoài, hoặc do các quốc gia khác phát hành.

- Thường xuyên công bố và cập nhật biểu số liệu tổng hợp các giao dịch lịch sử về đấu thầu trái phiếu Chính phủ qua NHNN và đấu thầu nghiệp vụ Thị trường mở để các NHTM có thể thu thập thông tin, số liệu để phân tích đánh giá diễn biễn của các hoạt động này. Ngoài ra việc công bố thông tin về kết quả đấu thầu Nghiệp vụ Thị trường mở cần thiết phải tức thời sau khi có kết quả trên hệ thống thông tin của Reuters, Bloomberg, hoặc website của NHNN.

- Hiệp hội trái phiếu Việt Nam cần nhanh chóng thực hiện các hoạt động sau nhằm thúc đẩy thị trường trái phiếu nói chung và hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM nói riêng phát triển và hoạt động có hiệu quả:

Chuẩn hoá tập quán thương mại và thông lệ thị trường đối với các giao dịch trái phiếu và công cụ nợ khác tại thị trường trái phiếu Việt Nam.

Thiết lập các quy tắc ứng xử, hành nghề và đạo đức nghề nghiệp để điều chỉnh mối quan hệ giữa các đối tác trên thị trường trái phiếu Việt Nam nhằm đảm bảo sự bình đẳng cho các thành viên tham gia thị trường.

Làm diễn đàn, cầu nối để trao đổi, cập nhật thông tin, tăng cường sự hợp tác, hiểu biết lẫn nhau giữa các hội viên và giữa hội viên với các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như các tổ chức thị trường quốc tế. Đóng góp ý kiến phản biện và tham gia hỗ trợ các cơ quan quan chức năng trong việc hoàn thiện chính sách, khung pháp lý cho thị trường trái phiếu tại Việt Nam.

Xây dựng hợp đồng giao dịch trái phiếu chuẩn: Hiện tại giao dịch trái


phiếu giữa các nhà đầu tư nói chung và các NHTM trong nước nói riêng chưa có chuẩn mực về hợp đồng giao dịch. Hay nói cách khác các bên tham gia giao dịch thường tự thỏa thuận hợp đồng cùng với những điều khoản sơ sài, không đầy đủ và khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp khi có phát sinh xảy ra. Chính vì vậy, Hiệp hội trái phiếu Việt Nam cần phải xây dựng 1 mẫu hợp đồng giao dịch trái phiếu chuẩn, phù hợp với thông lệ quốc tế và Việt Nam, được áp dụng thống nhất trong mọi giao dịch trái phiếu tại Việt Nam. Động thái này cũng tương tự như việc xây dựng hợp đồng chuẩn ISDA áp dụng cho các giao dịch phái sinh đã được quy định sử dụng thống nhất trên thế giới.

KT LUN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở nội dung chương 1 và chương 2, chương 3 của luận án đã trình bày dự báo và định hướng phát triển của nền kinh tế và thị trường trái phiếu Việt Nam trong thời gian tới; đồng thời cũng đề cập đến định hướng phát triển hệ thống NHTM Việt Nam với mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể và giải pháp thực hiện. Bên cạnh đó, chương 3 cũng đã đề cập đến nội dung định hướng phát triển đối với hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của các NHTM Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế trong giai đoạn từ nay đến 2020. Bên cạnh đó, luận án tập trung trình bày các giải pháp nhằm phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của hệ thống NHTM Việt Nam trong thời gian tới với nội dung chủ yếu:

- Nhóm giải pháp nhằm mở rộng quy mô đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM Việt Nam trên cơ sở tăng quy mô tổng tài sản và nâng cao nhận thức của Ban quản trị NHTM về vai trò và vị trí của hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu.

- Nhóm giải pháp nhằm tăng tỷ suất sinh lời hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của Ngân hàng thương mại Việt Nam trên cơ sở giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước, tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong cơ cấu sở hữu tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam, đồng thời kiểm soát và giảm tỷ lệ nợ xấu tín dụng ngân hàng.

- Giải pháp hoàn thiện về văn bản pháp lý nội bộ, cơ chế hoạt động và các chỉ tiêu đánh giá hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM Việt Nam.

- Các nhóm giải pháp khác tập trung ở các lĩnh vực chủ yếu như: nâng cao năng lực hoạt động nói chung và năng lực tự doanh nói riêng của các NHTM; nâng


cấp hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ; cơ cấu tổ chức và nâng cao trình độ nhân sự; quản trị rủi ro; đa dạng hóa các nghiệp vụ, sản phẩm mới v.v

Ngoài ra, luận án cũng đề xuất một hệ thống các kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và các cơ quan liên quan khác nhằm hỗ trợ để hoàn thiện môi trường phát huy tối đa tác dụng của hệ thống các giải pháp nêu trên. Các kiến nghị tập trung vào một số nội dung chính như sau:

- Nhóm kiến nghị về sửa đổi các quy định về các mức giới hạn đối với cơ cấu sở hữu trong hệ thống ngân hàng thương mại.

- Nhóm kiến nghị về sự phát triển thị trường trái phiếu

- Nhóm kiến nghị về việc xử lý nợ xấu tín dụng ngân hàng

- Nhóm kiến nghị về sự phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu tại ngân hàng thương mại.


KT LUN


Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu là một hoạt động có vai trò và ý nghĩa quan trọng với hệ thống ngân hàng. Trên cơ sở nghiên cứu và so sánh với các công trình, đề tài nghiên cứu cùng lĩnh vực, kết quả nghiên cứu của tác giả trình bày trong luận án thể hiện được những đóng góp và các điểm mới sau:

- Hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM.

- Xác định về các loại hình và các chiến lược, phương hướng thực hiện để

phát huy vai trò của hoạt động này đối với NHTM.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu.

- Tác giả lựa chọn mô hình đánh giá và rút ra những kết luận về sự tác động của một số nhân tố đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả thực hiện chọn một số nhân tố chủ quan và một số nhân tố khách quan để đo lường mức độ tác động đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM. Nhìn chung, đây là các nhân tố ảnh hưởng chính, vai trò quan trọng và cần thiết phải được nghiên cứu chuyên sâu; đồng thời cũng phản ánh đầy đủ sự tác động mang tính chất từ bên trong (nội tại) và bên ngoài đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM.

+Nhân tchquan: Cơ cấu sở hữu ngân hàng (thông qua các biến sô phản ánh cơ cấu sở hữu nhà nước và cơ cấu sở hữu nước ngoài); Năng lực hoạt động ngân hàng (thông qua các biến số phản ánh quy mô tổng tài sản ngân hàng; tỷ lệ nợ xấu tín dụng).

+Nhân tkhách quan: Thực trạng của thị trường trái phiếu (thông qua các biến số phản ánh quy mô thị trường trái phiếu; quy mô thị trường trái phiếu chính phủ; quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp); trạng của nền kinh tế (thông qua biến số phản ánh tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế).

- Đánh giá và phân tích mô hình hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM trên thế giới (tập trung chủ yếu đối với NHTM Trung Quốc và NHTM Mỹ). Trên cơ sở đó, luận án sẽ tổng hợp và áp dụng các kinh nghiệm có giá trị thực tiễn


vào Việt Nam nhằm phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của Ngân hàng thương mại Việt Nam.

- Phân tích và đánh giá một cách đầy đủ, khái quát về thực trạng hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM Việt Nam giai đoạn 5 năm liên tục 2009- 2014, nhằm giúp các nhà quản lý, chuyên gia trong lĩnh vực này có được bức tranh tổng quan và đầy đủ phản ánh thực trạng hoạt động này của các NHTM trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, luận án cũng đề cập đến những tồn tại, hạn chế, mặt mạnh, yếu và giải pháp nhằm phát triển hoạt động này trong giai đoạn hiện nay và thời gian tiếp theo.

- Hệ thống các giải pháp được xây dựng đồng bộ, bao gồm các giải pháp ngắn hạn và các giải pháp dài hạn, có điều kiện áp dụng tốt nhất trong thực tế nhằm phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM Việt Nam cả về mặt lượng và mặt chất. Đồng thời, luận án cũng đề xuất một hệ thống các kiến nghị hỗ trợ để hoàn thiện môi trường phát huy tối đa tác dụng của hệ thống các giải pháp nêu trên.

- Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong tìm hiểu, luận giải các nội dung của đề tài luận án nhưng do vấn đề nghiên cứu là khá mới, nội dung khá tổng hợp, năng lực nghiên cứu còn khiếm khuyết nên luận án chắc không tránh khỏi thiếu sót. NCS rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học để luận án được hoàn thiện hơn.

- Cuối cùng, xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các thầy giáo hướng dẫn khoa học và các nhà khoa học đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, đóng góp ý kiến để NCS hoàn thành luận án.


DANH MC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUN ÁN


[1] Vũ Hoàng Nam (2010), “Phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam”, Tp chí Khoa hc&đào to Ngân hàng, (số 99), tr 1-5.

[2] Vũ Hoàng Nam & Đinh Anh Dũng (2011), “Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh trái phiếu của Ngân hàng thương mại và bài học kinh nghiệm”, Tp chí Ngân Hàng (số 11), tr 35-38.

[3] Vũ Hoàng Nam (2011), “Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng thương mại thế giới – kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tp chí Ngân hàng (Số 109), tr55-59.

[4] Vũ Hoàng Nam (2012), “Phát triển nghiệp vụ đầu tư kinh doanh trái phiếu của Agribank, Tp chí Ngân Hàng (số 14), tr 50-54.

[5] Vũ Hoàng Nam (2015), “Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu: Bài học rút ra từ các ngân hàng Trung Quốc và Mỹ”, Tp chí Ngân hàng (S7), tr46-51.


DANH MC CÁC TÀI LIU THAM KHO


I. Tài liu tiếng Vit

[1] Hồng Anh (2014), Tạo sự chuyển biến trong tái cơ cấu ngân hàng, Báo Nhân dân Điện tử.

[2] ANZ (2015), Báo cáo cập nhật triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2015 – 2016.


[3] Asian Development Bank (2013), Báo cáo Asian Bond Monitor các năm 2009-2013.

[4] Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, Các mô hình hồi quy dữ liệu bảng Damodar N. Gujarati 1, chương 16.

[5] Công ty chứng khoán Bảo Việt (2013), Báo cáo trái phiếu năm 2013.


[6] TS. Nguyễn Duệ (2001), Sách Quản trị Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà nội.


[7] Huỳnh Thế Du (2005), Mối quan hệ nhà nước-Doanh nghiệp nhà nước-Ngân hàng thương mại Nhà nước ở Việt Nam, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.

[8] Huỳnh Thế Du, Đỗ Thiên Anh Tuấn (2013), Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam – Con đường gập ghềnh, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.

[9] Thạc sỹ Nguyễn Thị Anh Đào (2008) và nhóm nghiên cứu, Tham gia của hệ thống ngân hàng thương mại vào thị trường chứng khoán Việt Nam, công trình nghiên cứu đề tài, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

[10] Frederic S.Mishkin (1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà nội.

[11] Trần Thanh Hà (2008), Tăng cường hoạt động đầu tư của Ngân hàng Công thương trên thị trường chứng khoán, luận văn thạc sỹ, Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà nội.

[12] Quách Mạnh Hào (2012), Những điểm yếu của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh (28/2012)

[13] ThS. Phùng Thị Hiền (2015), Thị trường trái phiếu: 5 thành công nổi bật, Tạp chí Tài chính (số 01/2015).


[14] PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệu (2010), Nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo Basel 3 – lộ trình củng cố bức tường an ninh tài chính – ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng (Số 22/2010).

[15] Nguyễn Việt Hùng (2008), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Trường đại học kinh tế quốc dân Hà nội.

[16] Mạc Quang Huy (2009), Cẩm nang Ngân hàng đầu tư, NXB Thống kê.


[17] Lê Thị Hương (2003), Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, trường Đại học kinh tế Quốc dân Hà nội.

[18] TS Nguyễn Thị Thanh Hương và NGƯT. Vũ Thiện Thập (2007), Sách Kế toán Ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà nội

[19] Th.S Nguyễn Thanh Huyền (2014), Thị trường trái phiếu chính phủ: Dấu ấn phát triển, Tạp chí Tài Chính (Số 01/2014)

[20] TS.Trịnh Thanh Huyền (2013), Những mảng màu sáng tối hoạt động ngân hàng 2013, Vietinbank Webpage.

[21] TS. Trần Đăng Khâm (2007), Phát triển các nhà tạo lập thị trường trái phiếu ở

Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học, Đại học Kinh tế quốc dân Hà nội.

[22] Đỗ Lê (2014), Gia tăng hiệu quả sử dụng vốn, Thời báo Ngân hàng Điện tử (08/2014).

[23] Luật Chứng Khoán 2006.


[24] Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng Khoán năm 2010


[25] TS. Đào Lê Minh (2013), Giáo trình những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Ủy ban chứng khoán Nhà nước, NXB Lao động.

[26] PGS.TS.Nguyễn Thị Mùi (2013), Hệ thống Ngân hàng Việt Nam sau 6 năm hội nhập, Vietinbank Webpage.

[27] PGS.TS Nguyễn Văn Nam & PGS.TS Vương Trọng Nghĩa (2002), Giáo trình thị trường chứng khoán, Trường đại học Kinh tế Quốc Dân, NXB Tài chính.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/04/2022