Gi Ả I Pháp V Ề Qu Ả N Tr Ị R Ủ I Ro Ho Ạ T Độ Ng Đầ U T Ư Kinh Doanh Trái Phi Ế U


thống nhất. Tuy nhiên, các bộ phận này (đặc biệt là bộ phận kiểm soát rủi ro) cần phải có các lãnh đạo phụ trách là độc lập, riêng biệt nhằm hạn chế các rủi ro phát sinh. Chẳng hạn, xét với mô hình hoạt động của Agribank về nghiệp vụ đầu tư kinh doanh trái phiếu hiện nay quá đơn giản và không có sự chuyên môn hóa rõ rệt, gây nên nhiều hạn chế, rủi ro trong việc thực hiện, quản lý và phát huy tối đa vai trò của nghiệp vụ này, do đó đề xuất một mô hình mới theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại hơn so với hiện nay.

Sơ đồ 3.1: Đề xut mô hình hot động đối vi mt sNHTM vnghip vụ đầu tư kinh doanh trái phiếu

3 3 7 Gi ả i pháp v ề qu ả n tr ị r ủ i ro ho ạ t độ ng đầ u t ư kinh doanh 1

3.3.7. Gii pháp vqun trri ro hot động đầu tư kinh doanh trái phiếu

Năng lực quản trị rủi ro ngân hàng là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại trong kinh doanh của ngân hàng. Theo BIS, ngân hàng có cơ cấu quản trị doanh nghiệp vững mạnh là hết sức quan trọng vì ngân hàng có vai trò cốt yếu trong nền kinh tế của mỗi Quốc gia và được coi là ngành chịu sự quản lý, giám sát chặt chẽ nhất. Để thực hiện có hiệu quả những nội dung này, mỗi ngân hàng phải nâng cao quản trị rủi ro nội bộ bằng giải pháp là xây dựng và tăng cường thực hiện quy trình quản trị rủi ro mang tính hệ thống giúp ngân hàng kiểm soát rủi ro hiệu quả với đầy đủ các bước sau:

-Nhn din ri ro: NHTM có thể sử dụng Hồ sơ rủi ro (Risk profile) để xác định các loại rủi ro cụ thể hơn. Việc nhận diện rủi ro đòi hỏi bộ phận kiểm soát rủi ro phải có sự hiểu biết về ngân hàng, về hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu, về


thị trường trái phiếu, môi trường pháp lý, xã hội, chính trị cũng như sự hiểu biết

đúng đắn các mục tiêu thực hiện của NHTM.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Đối với các Ngân hàng thương mại việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro là điều cần thiết để nhận biết các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra, từ đó chủ động thực hiện các chiến lược QLRR thích hợp. Về cơ bản hệ thống cảnh báo sớm được thực hiện với hai nội dung cơ bản: hệ thống cảnh báo sớm rủi ro hệ thống và hệ thống cảnh báo sớm rủi ro phi hệ thống.

- Hệ thống cảnh báo sớm rủi ro hệ thống: tập trung vào việc xây dựng mô hình cảnh báo và dự báo về nguy cơ khủng hoảng kinh tế, tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm dự báo những biến động về các yếu tố vĩ mô như GDP, lạm phát, tỷ giá, thất nghiệp, lãi suất, thị trường trái phiếu v.v. Từ đó thấy được tình trạng của nền kinh tế, của ngành và phát hiện ra khả năng, dấu hiệu, mức độ rủi ro xảy ra. Trên thực tế, để mô hình cảnh báo sớm hoạt động có hiệu quả, việc lựa chọn các chỉ tiêu để đưa vào mô hình là hết sức quan trọng vì nó quyết định đến việc cảnh báo có chính xác hay không. Các NHTM hiện nay có thể xây dựng hệ thống cảnh báo sớm dựa theo các chỉ tiêu khác nhau về nhóm khu vực kinh tế đối ngoại; nhóm khu vực kinh tế - tài chính; nhóm yếu tố chính trị v.v.

Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng thương mại Việt Nam - 14

- Hệ thống cảnh báo sớm rủi ro phi hệ thống: có nhiều tiêu thức lựa chọn chỉ tiêu khác nhau đối với thị trường của các nước cũng như đối với từng thời điểm áp dụng như: nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng đảm bảo thanh khoản; nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng tài sản;nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận v.v.

-Phân tích ri ro: Dựa trên các rủi ro liệt kê được nhận diện ở bước trên, cán bộ quản trị rủi ro sẽ đánh giá về khả năng hay xác suất rủi ro đó xảy ra và mức độ tác động (hoặc khối lượng tổn thất) trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh trái phiếu. Trên cơ sở đó sẽ phân loại và xếp hạng từng loại rủi ro để có những biện pháp xử lý phù hợp.

-Kim soát ri ro: Việc phân tích, đánh giá rủi ro sẽ giúp công ty xây dựng được chiến lược và hệ thống kiểm soát rủi ro đủ mạnh để hạn chế các rủi ro có thể phát sinh. Việc thiếp lập một hệ thống kiểm soát rủi ro được thể hiện trên một số


nội dung cơ bản sau:

- Phân tích tình huống (scenario analysis) và phân tích thử nghiệm căng thẳng (stress test) nhằm giúp ngân hàng biết được mức độ rủi ro trong các điều kiện bất thường của thị trường. Đây là các công cụ quản trị rủi ro để đánh giá mức độ ảnh hướng đối với giá trị danh mục tài sản của một hay nhiều sự kiện có thể được coi là ngọại lệ nhưng vẫn có khả năng xảy ra. Stress Test giúp ngân hàng chủ động đối phó với tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Các điều kiện bất thường được mô hình hóa nhằm xác định mức tổn thất tiềm ẩn bao gồm: xuống hạng mức tín nhiệm đối với các loại trái phiếu; khả năng vỡ nợ (không thanh toán) đối với các trái phiếu doanh nghiệp; các yếu tố biến động liên quan như tỷ giá, lạm phát, bội chi ngân sách v.v.

- Lập ra các hạn mức phù hợp cho từng loại rủi ro, từng dòng sản phẩm, từng sản phẩm, từng bộ phận kinh doanh và từng cán bộ giao dịch. Các hạn mức cơ bản bao gồm:

Hn mc giao dch vi đối tác hoc nhà phát hành trái phiếu: giúp Ngân

hàng hạn chế được rủi ro trong trường hợp đối tác hoặc nhà phát hành trái phiếu không có khả năng thanh toán đối với giao dịch trái phiếu.

Hn mc ngt l(stop loss): Hạn mức ngắt lỗ (hạn mức lỗ) là mức lỗ tối

đa mà một giao dịch viên (hoặc một tập thể) được phép lỗ trong đầu tư kinh doanh trái phiếu. Hạn mức lỗ được đặt cho từng giao dịch viên theo ngày, theo tháng, theo quý và theo năm.

Hn mc đầu tư (Hn mc trng thái): Hạn mức này giúp cho ngân hàng

có thể kiểm soát và tránh được rủi ro khi giao dịch viên (hoặc một tập thể) tập trung

đầu tư kinh doanh quá nhiều vào lĩnh vực trái phiếu hoặc một loại trái phiếu nào đó.

Tuy nhiên, việc thiết lập các hạn mức này cũng có một số điểm lưu ý:

Đối với hạn mức mua bán trái phiếu với các đối tác, hoặc các tổ chức phát hành: Việc xác định hạn mức này dựa trên sự phân tích tình hình hoạt động thực tế của đối tác hoặc nhà phát hành trái phiếu trong một khoảng thời gian cụ thể.

Đối với hạn mức đầu tư (số dư trái phiếu tối đa mà giao dịch viên/bộ phận kinh doanh được phép nắm giữ) và hạn mức cắt lỗ: Việc xác định này muốn hiệu


quả cần phải căn cứ vào năng lực và kinh nghiệm của từng giao dịch viên. Hạn mức sau đó sẽ được điều chỉnh theo kết quả kinh doanh thực tế của giao dịch viên này, bởi vì năng lực của một giao dịch viên là một yếu tố không thể định lượng.

Đối với hạn mức trạng thái cũng như hạn mức ngắt lỗ, việc xác định phải

được cân nhắc và phân biệt rõ ràng giữa hai chức năng tự doanh và phục vụ cho việc đảm bảo thanh khoản. Nếu là hoạt động tự kinh doanh (đầu cơ), việc lỗ trong hạn mức được phép.

- Đồng thời, các ngân hàng cần nhanh chóng áp dụng các công cụ phân tích sự biến động giá trái phiếu để có thể đánh giá được mức độ rủi ro đối với danh mục trái phiếu đang nắm giữ và hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng. Các công cụ phân tích này bao gồm: Phân tích về thời gian đáo hạn bình quân của trái phiếu (Duration), Độ lồi của trái phiếu (Convexity); PV01, VaR v.v. Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ này cần được hỗ trợ bằng các phần mềm, chương trình hiện đại để đạt được hiệu quả, chất lượng cao nhất trong việc quản trị rủi ro đầu tư kinh doanh trái phiếu. Hiện nay các Ngân hàng thường sử dụng phối hợp các công cụ phân tích trên để phân tích biến động giá và mức độ rủi ro trong hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của mình. Trên cơ sở đó, ngân hàng thông qua các công cụ giảm thiểu rủi ro (hedging) nhằm có các biện pháp phù hợp đưa các trạng thái rủi ro về trong hạn mức quy định.

- Các ngân hàng cũng cần thiết xây dựng hệ thống văn hóa doanh nghiệp đề cao tính chuyên nghiệp và tính chính trực nhằm hạn chế rủi ro hoạt động trong quá trình thực hiện.

- Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin: NHTM cần xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thường xuyên, liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu. Muốn vậy, những thông tin trọng yếu trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu cần phải được cập nhật định kỳ và/hoặc đột xuất và chuyển tiếp những thông tin này cho bộ phận quản lý rủi ro phân tích, đánh giá những rủi ro tiềm ẩn. Đồng thời, NHTM cần xây dựng hệ thống thông tin và phân tích thông tin toàn diện, cung ứng nguồn thông tin chính xác, đáng tin cậy cho các


bộ phận chuyên môn có liên quan. Các phân tích về ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế đang được các NHTM bắt đầu thực hiện để xây dựng kho dữ liệu phân tích rủi ro nhưng chưa được đầy đủ và thiếu tính kết nối, hỗ trợ giữa các NHTM. Sự hợp tác một cách toàn diện giữa các ngân hàng thương mại trong xây dựng và chia sẻ cơ sở dữ liệu thông tin về doanh nghiệp, về ngành, về thị trường trái phiếu v.v. là con đường ngắn nhất để hoàn thiện hệ thống thông tin và giảm chi phí khai thác thông tin một cách hợp lý nhất.

Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng cần xây dựng vách ngăn mềm (Chinese wall) ngăn chặn chia sẻ thông tin bảo mật. Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu có đặc thù riêng nên hạn chế sự chia sẻ thông tin bảo mật dẫn đến các giao dịch nội gián. Do vậy, thông tin được chia thành hai loại: thông tin đại chúng và thông tin bảo mật.

-Giám sát và xlý ri ro:

- Để làm tốt bước này, trước hết NHTM cần phân tách trách nhiệm rõ ràng cụ thể giữa bộ phận kinh doanh và bộ phận kiểm soát rủi ro và bộ phận xử lý giao dịch có vai trò hết sức quan trọng.

Như đã phân tích ở phần mô hình hoạt động ở trên, nhiệm vụ của bộ phận kiểm soát rủi ro là thường xuyên xác định, đo lường và quản lý các rủi ro mà các cán bộ giao dịch thực hiện và đưa ra các biện pháp cảnh báo, khuyến nghị để nhằm đảm bảo trạng thái rủi ro trong mức cho phép. Bộ phận này thường xuyên cập nhật trạng thái đầu tư kinh doanh cho từng sản phẩm, đồng tiền, từng loại rủi ro cho các cán bộ và từng nhóm giao dịch.

Ngoài ra, bộ phận kiểm soát rủi ro phải có lãnh đạo phụ trách độc lập với lãnh đạo phụ trách các bộ phận khác nhằm hạn chế rủi ro phát sinh. Cụ thể, bộ phận kiểm soát rủi ro nên hoạt động dưới sự điều hành của Giám đốc quản lý rủi ro (CRO) chịu trách nhiệm quản lý chung tất cả các loại rủi ro liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu và hoạt động độc lập với các bộ phận chức năng khác, đồng thời CRO cũng chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp cho Tổng giám đốc điều hành và HĐQT.

- Các biện pháp xử lý rủi ro: NHTM thực hiện trích lập, phân bổ và sử dụng


quỹ xử lý rủi ro chung theo quy định của pháp luật và chính sách của HĐQT phê duyệt. Đối với cán bộ và các bộ phận liên quan, khi đã xác định được rủi ro là do thiếu sót của cán bộ thì NHTM phải tiến hành truy cứu trách nhiệm và bồi thường vật chất. Bộ phận QLRR theo dõi các báo cáo của kiểm toán theo hệ thống, trong đó chú trọng vào lịch sử rủi ro, hậu quả và các biện pháp QLRR đã được tiến hành nhằm giúp cho bộ máy QLRR nắm được tình trạng rủi ro như diễn biến, quản lý, báo cáo, kiểm soát rủi ro.

Mặt khác, trong công tác giám sát cần chú trọng việc thực hiện quy trình quản trị rủi ro. Nguyên nhân là do Hồ sơ rủi ro của NHTM liên tục thay đổi, đồng thời quy trình quản trị rủi ro cần phải liên tục cải tiến để duy trì sự phù hợp của nó đối với các thay đổi mang tính phức tạp ngày càng cao trong môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt trong linh vực trái phiếu.

3.3.8. Gii pháp về đa dng hóa các nghip v, sn phm mi

Trên cơ sở thực hiện tốt các nghiệp vụ, sản phẩm truyền thống hiện tại, các NHTM Việt Nam cũng cần tiến hành nghiên cứu, phân tích và thực hiện các nghiệp vụ, sản phẩm mới liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu. Chẳng hạn:

- Hp đồng trái phiếu tương lai (Bond Futures Trading): Là nghĩa vụ theo hợp đồng của người nắm giữ hợp đồng mua hoặc bán trái phiếu tại một ngày xác định với giá xác định trước. Hợp đồng này có thể mua tại sàn giao dịch tương lai với giá và ngày được xác định tại thời điểm mua hợp đồng tương lai. Hợp đồng tương lai có thể giúp ngân hàng :

Bảo hiểm rủi ro danh mục đầu tư kinh doanh trái phiếu bằng công cụ

tương lai lãi suất cố định – Ngăn ngừa rủi ro danh mục đầu tư

Điều chỉnh kỳ đáo hạn bình quân của danh mục đầu tư với công cụ tương lai lãi suất cố định.

- Hp đồng quyn chn trái phiếu: Gồm quyền đối với người mua và nghĩa vụ đối với người bán khi mua hoặc bán trái phiếu (hoặc trong trường hợp quyền chọn đối với hợp đồng tương lai là mua hoặc bán hợp đồng trái phiếu tương lai).Mức độ rủi ro được giới hạn bằng mức phí mua quyền chọn đối với người mua nhưng không giới hạn đối với người bán quyền chọn.


- Hợp đồng repo linh hoạt (Flex repo): là một loại repo mà hai bên ký kết hợp đồng khung trong thời hạn dài (vài năm), cho phép bên mua (cho vay) có quyền yêu cầu thu hồi vốn vay một cách linh hoạt trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng.

- Phương thức giao dịch trước khi phát hành (When issued): Đối với trái phiếu nói riêng và chứng khoán nợ nói chung của Chính phủ, các giao dịch mua bán có thể thực hiện ngay khi có thông báo về đợt phát hành mà không cần đợi đến khi trái phiếu chính thức phát hành, và ngừng khi trái phiếu chính thức phát hành. Về bản chất, đây là hợp đồng mua bán có kỳ hạn được thanh toán vào ngày trái phiếu chính thức phát hành. Từ ngày thông báo đến ngày chính thức phát hành, báo giá giao dịch được thực hiện thông qua tỷ lệ lợi suất (tương tự như đấu thầu) do lãi suất Coupon chưa được xác định. Các NHTM giao dịch theo phương thức này tạo ra các trạng thái sản phẩm (trường hoặc đoản) và điều này ảnh hưởng cách thức họ tham gia đấu thầu. NHTM bán trái phiếu theo phương thức này sẽ có “trạng thái đoản” nên sẽ tham gia đầu thầu để cân bằng trạng thái đầu tư kinh doanh của mình.

- Phát triển đầu tư kinh doanh các loại trái phiếu không trả lãi định kỳ (Zero

– coup bond): các loại trái phiếu không thanh toán lãi định kỳ (zero coupon) là loại trái phiếu chỉ thực hiện thanh toán gốc, lãi một lần vào thời điểm trái phiếu đáo hạn nhằm đa dạng hoá sản phẩm trên thị trường, phục vụ tốt hơn nhu cầu của các nhà đầu tư. Đây là những loại trái phiếu mà người nắm giữ nó không được trả lãi (coupon) định kì, thay vào đó trái phiếu này được bán ở mức giá chiết khấu. Một số loại trái phiếu zero coupon được điều chỉnh theo lạm phát, nói cách khác số tiền được thanh toán trong tương lai sẽ có sức mua tương đương với sức mua của mệnh giá trái phiếu. Do được thanh toán theo mệnh giá cố định nên giá của trái phiếu này chỉ phụ thuộc vào thời hạn thanh toán của nó, càng gần thời hạn thanh toán giá trái phiếu zero coupon càng cao. Các nhà đầu tư tài chính còn sử dụng trái phiếu zero coupon để phân tích một cách chính xác đường lợi suất. Loại trái phiếu này là sự kết hợp ảnh hưởng của những dòng tiền khác nhau trong tương lai và ảnh hưởng của lãi suất. Bằng cách giới hạn các dòng tiền trong một số tiền thanh toán xác định, trái phiếu zero coupon giúp các nhà phân tích tách rời ảnh hưởng của riêng lãi suất đối với mỗi quãng thời gian khác nhau. Ví dụ: có thể sử dụng trái phiếu zero coupon


trong phân tích giá hợp đồng hoán đổi.

- Phát triển đầu tư kinh doanh các loại trái phiếu lãi suất thả nổi (Floating rate bond): các loại trái phiếu lãi suất thả nổi là loại trái phiếu có lãi suất được thay đổi theo từng chu kỳ. Việc thay đổi lãi suất này do công ty phát hành quy định và được ghi rõ trên trái phiếu. Chu kỳ điều chỉnh lãi suất có thể là 6 tháng, 1 năm, 1 năm rưỡi..., nhưng được thỏa thuận rõ ràng trên trái phiếu, trong khi đó lãi suất thay đổi như thế nào còn tùy thuộc vào những chỉ số trung bình trên thị trường vào thời điểm cụ thể. Khi thực hiện đầu tư kinh doanh loại trái phiếu này, các nhà quản trị NHTM phải dự đoán chuẩn xác xu hướng thị trường và có năng lực kiểm soát tình hình tốt trước mọi biến động của thị trường. Tuy nhiên, đối với nhà đầu tư mua trái phiếu nói chung, trái phiếu có lãi suất thả nổi sẽ tạo sự hấp dẫn hơn và khi mua trái phiếu, nhà đầu tư cũng sẽ cảm thấy yên tâm hơn, bởi cho dù thị trường lãi suất biến động bất thường thì quyền lợi của họ cũng vẫn được đảm bảo.

Mặt khác, để có thể thực hiện được những sản phẩm mới trên, đặc biệt là với các đối tác nước ngoài, ngân hàng cần phải nhanh chóng nghiên cứu và triển khai việc sử dụng hợp đồng theo chuẩn quốc tế (hợp đồng ISDA). Tuy nhiên, việc nghiên cứu và thực hiện hợp đồng này là rất phức tạp, bởi có liên quan đến các nghiệp vụ chuyên sâu, luật pháp quốc tế, ngôn ngữ trên hợp đồng 100% là tiếng Anh v.v.. do đó phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận có liên quan.

3.4. KIN NGH

3.4.1. Kiến nghvi Chính ph

3.4.1.1. Sa đổi các quy định vcác mc gii hn đối vi cơ cu shu trong hthng ngân hàng thương mi

Chính phủ cần xem xét sửa đổi các quy định về các mức giới hạn đối với cơ cấu sở hữu trong hệ thống NHTM Việt Nam theo hướng giảm dần tỷ lệ sở hữu nhà nước và tăng dần tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Cụ thể:

- Nếu duy trì tỷ lệ sở hữu Nhà nước ở mức cao đối với các NHTM thì rủi ro đối với các ngân hàng này tăng lên rất mạnh vì kỷ cương giám sát của Chính phủ có tính chất buông lỏng hơn so với kỷ cương giám sát của cơ chế thị trường. Theo số liệu thống kê, các nước càng phát triển thì tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trong hệ


thống ngân hàng càng giảm, khoảng 25% ở các nước phát triển và khoảng 45% ở các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, việc giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước đối với hệ thống NHTM cũng là một trong những chính sách nằm trong lộ trình tổng thể hội nhập quốc tế của Việt Nam, căn cứ trên các thỏa thuận, cam kết mở cửa tại các hiệp định thương mại song phương và đa phương đối với từng ngành, lĩnh vực kinh tế cụ thể và đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, đổi mới quản trị và nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng.

- Cho phép nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ tối đa 49% vốn điều lệ của một ngân hàng, trong đó nhà đầu tư chiến lược nắm giữ không quá 30% vốn điều lệ nhằm tăng khả năng thu hút đầu tư, đặc biệt từ các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Nếu cứ duy trì giới hạn thấp sẽ không đủ kích thích các ngân hàng nước ngoài thực sự đóng vai trò nhà đầu tư chiến lược mà chỉ đóng vai trò nhà đầu tư kinh doanh kiếm lời từ việc mua cổ phiếu của các NHTM Việt Nam.

- Hiện nay quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài không phải là quỹ đầu tư muốn mua cổ phần và trở thành nhà đầu tư chiến lược nước ngoài phải có tổng tài sản tối thiểu tương đương 20 tỷ Đôla Mỹ; có kinh nghiệm hoạt động quốc tế; được các Tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế xếp hạng ở mức có khả năng thực hiện các cam kết tài chính và hoạt động bình thường ngay cả khi tình hình, điều kiện kinh tế biến đổi theo chiều hướng không thuận lợi. Nếu qui định như trên thì chỉ có một số NHTM lớn nước ngoài sẽ lựa chọn mua cổ phần của một số ngân hàng cổ phần Việt Nam hoạt động hiệu quả. Như vậy, Chính phủ cần nới lỏng quy định này để toàn bộ các đối tượng nước ngoài khác như quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư và các loại pháp nhân nước ngoài khác sẽ được mua cổ phần.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngân hàng và hoạt động của ngân hàng, tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng, đối xử bình đẳng giữa các loại hình ngân hàng nhằm tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

- Chính phủ cần đối xử và chấp nhận các ngân hàng như những tổ chức hoàn toàn độc lập nhưng điều tiết, giám sát họ theo những cách thức để tạo ra những động cơ khuyến khích đúng đắn và phù hợp.


3.4.1.2. Phát trin thtrường trái phiếu

- Về mặt chính sách vĩ mô: Chính phủ trước hết phải phối hợp hài hoà chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ nhằm tạo nên một môi trường tài chính lành mạnh, mặt bằng lãi suất hợp lý để các công cụ nợ có thể phát triển.

- Trong thời gian vừa qua, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý thị trường trái phiếu còn có bất cập, chồng chéo nhất định gây khó khăn cho các NHTM trong hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu. Các thủ tục được cấp phép hoạt động còn rườm rà, mất thời gian và phải qua sự xét duyệt của nhiều cơ quan. Khi có vấn đề phát sinh trên thị trường trái phiếu, các cơ quan thường đùn đẩy trách nhiệm, xem xét thảo luận rất lâu. Do vậy, Chính phủ cần sớm thiết lập và thống nhất một cơ chế phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý thị trường trái phiếu, đặc biệt là giữa NHNN và Bộ Tài Chính là một biện pháp thúc đẩy thị trường trái phiếu phát triển.

Để thị trường trái phiếu phát triển bền vững, từng bước tiếp cận với thông lệ, chuẩn mực quốc tế, thị trường trái phiếu Việt Nam cần được thực hiện đồng bộ các giải pháp về khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển nhà đầu tư, phát triển các định chế trung gian và hạ tầng thị trường. Cụ thể:

-Hoàn thin cơ chế phát hành trái phiếu và đa dng hóa sn phm

- Các tổ chức phát hành cần xây dựng lịch biểu phát hành, kế hoạch phát hành và thông tin rộng rãi tới các thành viên thị trường, nhà đầu tư; Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cần tiếp tục duy trì việc phát hành TPCP với hình thức lô lớn, tăng quy mô một mã trái phiếu lên 5.000 - 6.500 tỷ đồng nhằm tạo ra các mã chuẩn.

- Tiếp tục thực hiện chương trình hoán đổi TPCP nhằm tăng quy mô mã trái phiếu và thúc đẩy thanh khoản cho thị trường. Từ gần 200 mã vào cuối năm 2011 đến nay tổng số mã trái phiếu kho bạc chỉ còn 89 mã, quy mô bình quân mã đạt khoảng 3.300 tỷ đồng.

- Bên cạnh những nỗ lực hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho thị trường thứ cấp phù hợp, liên thông hơn nữa với thị trường thứ cấp, cần thúc đẩy nghiên cứu và áp dụng công cụ chỉ báo thị trường, chỉ số trái phiếu (Bond Index), when-Issued và các sản phẩm giao dịch phái sinh, góp phần da dạng hóa công cụ giao dịch, tạo thêm


nhiều lựa chọn cho các nhà đầu tư và giảm thiểu rủi ro thị trường.

- Tiếp tục hoàn thiện chính sách về giao dịch kỳ hạn, đồng thời nghiên cứu cơ chế về phát hành TPCP theo lãi suất thả nổi.

-Phát trin nhà đầu tư và các định chế trung gian

- Nghiên cứu trình Chính phủ cơ chế thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty định mức tín nhiệm tại thị trường trong nước nhằm cung cấp các đánh giá chính xác và minh bạch cho nhà đầu tư trong các đợt phát hành

- Nghiên cứu cơ chế hình thành và phát triển Quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện; quản lý ngân quỹ, gắn quản lý ngân quỹ với quản lý nợ và phát triển thị trường TPCP nhằm củng cố hệ thống cơ sở nhà đầu tư dài hạn trên thị trường trái phiếu. Bên cạnh đó, cần thay đổi cơ sở nhà đầu tư bằng việc tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính phát triển bởi vì đây là các tổ chức đẩy mạnh nhu cầu trái phiếu trên thị trường. Bên cạnh các ngân hàng thương mại, cần tạo điều kiện để phát triển các tổ chức tài chính như: công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ đầu tư tương hỗ.

- Xây dựng hệ thống các nhà tạo lập thị trường để hình thành các mức giá giao dịch chuẩn trên cơ sở hệ thống thành viên đấu thầu trái phiếu Chính phủ với các giải pháp như (i) ban hành khuôn khổ pháp lý về quyền lợi và nghĩa vụ của nhà tạo lập thị trường, theo đó nâng cao trách nhiệm của các thành viên đấu thầu trên thị trường sơ cấp; (ii) Thúc đẩy nhanh quá trình đăng ký, lưu ký, niêm yết giao dịch, nghiệp vụ repo, cung cấp thông tin giá cả nhằm hỗ trợ sự tham gia của các nhà tạo lập thị trường trên thị trường thứ cấp; (iii) tiếp tục nghiên cứu ban hành cơ chế chính sách về cơ chế hỗ trợ thanh khoản trên thị trường để tiến tới quy định thêm nghĩa vụ đối với các nhà tạo lập thị trường trên thị trường thứ cấp là chào giá cam kết 2 chiều; (iv) Tăng cường các cuộc đối thoại định kỳ với thành viên để nắm bắt nhu cầu và vướng mắc trong triển khai hệ thống thành viên đấu thầu.

- Xây dựng và từng bước thực hiện cơ chế thu hút nhà đầu tư tham gia thị trường thông qua rà soát, điều chỉnh hợp lý chính sách thuế và phí giao dịch trái phiếu, áp dụng các công cụ tài chính phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho nhà đầu tư nước ngoài; khuyến khích các tổ chức nước ngoài phát hành các chứng chỉ lưu ký toàn cầu được niêm yết trên thị trường nước ngoài với tài sản cơ sở là trái phiếu chính phủ trong nước…


- Tiếp tục xây dựng lộ trình thu hút nhà đầu tư nước ngoài với các giải pháp căn bản như: Ổn định nền kinh tế vĩ mô; Xây dựng và phát triển các sản phẩm trái phiếu phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai... để phòng ngừa rủi ro trên thị trường trái phiếu; Tăng cường tính công khai minh bạch trên thị trường thông qua xây dựng trang thông tin điện tử chuyên biệt cho thị trường trái phiếu gồm đầy đủ dữ liệu thông tin về thị trường.

-Hoàn thin cơ chế chính sách

- Ban hành khuôn khổ pháp lý cho hệ thống đại lý cấp I nhằm hoàn thiện và phát triển hệ thống đại lý cấp I để hỗ trợ công tác phát hành trái phiếu trên thị trường sơ cấp và thanh khoản của thị trường thứ cấp. Đồng thời cần sửa đổi các quy định pháp lý liên quan (hiện tại là thông tư số 17/2012/TT-BTC) đến việc hướng dẫn phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước theo hướng tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích sự tham gia thị trường trái phiếu của thành viên đấu thầu; rút ngắn thời gian từ ngày tổ chức phát hành đến giao dịch; nâng cao tính thanh khoản của thị trường trái phiếu; bổ sung quyền lợi và giảm thiểu nghĩa vụ của thành viên. Bên cạnh đó, sửa đổi quy định liên quan đến việc hướng dẫn hoán đổi trái phiếu Chính phủ (hiện tại là thông tư 150/2011/TT-BTC) theo hướng đơn giản hóa quy trình hoán đổi, giảm thời gian từ ngày công bố thông tin đến ngày hoán đổi.

- Để phát triển thị trường repo, cần xây dựng một khung pháp lý toàn diện cho các giao dịch repo, xây dựng và phát triển hợp đồng khung GMRA và xem xét lại mức phí liên quan tới giao dịch nay, vấn đề về thuế cũng cần được xem xét.

- Cơ chế thanh toán cần hiệu quả hơn, tránh các rủi ro cho nhà đầu tư. Cụ thể hơn, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Kho bạc Nhà nước và hệ thống các ngân hàng thương mại trong quy trình thanh toán cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, tích cực phối hợp giữa các cơ quan ban ngành liên quan để xây dựng "Đề án chuyển chức năng thanh toán tiền giao dịch TPCP từ Ngân hàng Thương mại sang NHNN”.

- Cần thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn từ TPCP; cần có sự thanh tra và giám sát chặt chẽ quy trình đầu tư công để hạn chế tình trạng các nguồn vốn huy động được từ thị trường TPCP bị sử dụng sai mục đích; cần công khai minh bạch tiến độ thực hiện các dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước và xử lý nghiêm khắc các sai phạm để tránh thất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/04/2022