C Ơ S Ở D Ữ Li Ệ U Và Ph Ươ Ng Pháp Đị Nh L Ượ Ng


đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM.

- Nhân tchquan:

+ Cơ cấu sở hữu ngân hàng (thông qua các biến sô phản ánh cơ cấu sở hữu nhà nước và cơ cấu sở hữu nước ngoài).

+ Năng lực hoạt động ngân hàng (thông qua các biến số phản ánh quy mô tổng tài sản ngân hàng; tỷ lệ nợ xấu tín dụng).

- Nhân tkhách quan:

+ Thực trạng của thị trường trái phiếu (thông qua các biến số phản ánh quy mô thị trường trái phiếu; quy mô thị trường trái phiếu chính phủ; quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp).

+ Thực trạng của nền kinh tế (thông qua biến số phản ánh tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế).

-Lý do chn các nhân t:

+Theo đề án tái cơ cấu ngành ngân hàng Việt Nam đã được Thủ tướng phê duyệt trên cơ sở ban hành Quyết định số 254/QĐ/TTg ngày 01/03/2012 bao gồm nhiều nội dung và nhiều giai đoạn, trong đó có đề cập đến những cải cách về cấu trúc sở hữu và tăng cường năng lực hoạt động của NHTM (thông qua các hình thức như tăng quy mô ngân hàng, giảm tỷ lệ nợ xấu v.v.) là một trong những nhiệm vụ cấp thiết. Cụ thể, chính phủ đang hướng tới mục tiêu đưa NHTM Việt Nam phát triển tốt theo đúng tiêu chuẩn quốc tế trên cơ sở điều chỉnh cơ cấu sở hữu Nhà nước phù hợp, đồng thời khuyến khích có sự tham gia góp vốn của các ngân hàng tốt của nước ngoài để tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là việc điều chỉnh về cơ cấu sở hữu như trên, đồng thời với việc tăng quy mô ngân hàng, giảm tỷ lệ nợ xấu sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM Việt Nam. Hay nói cách khác, việc nghiên cứu mô hình lượng hóa sự tác động của các nhân tố mang tính chủ quan (mang tính nội tại) này là cần thiết đối với hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM.

+Bên cạnh đó như chúng ta đã biết, sự ra đời và hoạt động của thị trường trái


phiếu tại một quốc gia sẽ là điều kiện cần thiết để các NHTM có thể triển khai thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của mình. Đây là nhân tố thuộc môi trường bên ngoài có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM. Sự phát triển của thị trường trái phiếu (phản ánh qua một số yếu tố như quy mô thị trường trái phiếu; quy mô thị trường trái phiếu chính phủ; quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp v.v.) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà quản lý triển khai thực hiện chính sách đầu tư kinh doanh trái phiếu có hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra. Ngoài ra, nền kinh tế có sự tăng trưởng và phát triển ổn định (một trong những yếu tố phản ánh là tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế) là môi trường thuận lợi cho các chủ thể trong nền kinh tế tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, điều đó lại càng có ý nghĩa đối với hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM, là lĩnh vực kinh doanh có mức độ nhảy cảm cao khi yếu tố môi trường kinh tế thay đổi. Như vậy, thực trạng nền kinh tế của một quốc gia cũng là yếu tố vĩ mô có tác động lớn đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của Ngân hàng thương mại. Trên cơ sở đó, việc nghiên cứu mô hình lượng hóa sự tác động của các nhân tố mang tính khách quan (mang tính bên ngoài) này là cần thiết đối với đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM.

2.2.3.3. Cơ sdliu và phương pháp định lượng

-Quy mô mu và quan sát

+La chn mu: Mẫu sử dụng trong nghiên cứu này là dữ liệu mảng, tổng hợp dữ liệu của 18 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 5 năm từ năm 2009 đến 2014, bao gồm 108 quan sát. Trong mẫu 18 NHTM này có 4 ngân hàng có cổ phần Nhà nước chi phối, các NHTM còn lại thì tỷ lệ sở hữu Nhà nước có xuất hiện tại môt số ngân hàng tuy nhiên không phải là tỷ lệ chi phối. Cách phân loại về tỷ lệ sở hữu trong nghiên cứu này được thực hiện mô phỏng theo phương pháp của Berger và các cộng sự đã thực hiện năm 2007 đối với hệ thống ngân hàng Trung Quốc. Theo đó, các ngân hàng có tỷ lệ sở hữu Nhà nước chi phối khi mà sở hữu Nhà nước (của cả cổ đông Nhà nước và DNNN nắm giữ) ở trên 50% tỷ lệ sở hữu của ngân hàng. Trong mẫu khảo sát này, có 13 ngân hàng (bao gồm 2 ngân hàng quốc doanh, và 11 NHTMCP tư nhân) được ghi nhận là có sự tham gia của cổ đông nước ngoài.


Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, giai đoạn khảo sát kéo dài 6 năm (2009-2014), đánh dấu giai đoạn thị trường trái phiếu Việt Nam từng bước phát triển; quy mô tổng tài sản ngân hàng tăng; các thời điểm quan trọng trong thay đổi cấu trúc sở hữu của hệ thống NHTM Việt Nam như việc thực hiện cổ phần hóa các NHTMNN, việc mở cửa hệ thống NHTM đối với sự xuất hiện của sở hữu nước ngoài theo lộ trình hội nhập tài chính quốc tế. Bên cạnh đó, giai đoạn này cũng là giai đoạn nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu suy thoái, tình hình nợ xấu tín dụng của các ngân hàng tăng cao.

+Ngun dliu: Sau khi mẫu khảo sát đã được lựa chọn, các dữ liệu cần thiết sẽ được thu thập từ nguồn cung cấp số liệu Bankscope. Đây là một nguồn cơ sở dữ liệu có uy tín trên thế giới, lưu trữ dữ liệu của hơn 10000 TCTD trên toàn cầu. Những dữ liệu ngân hàng thu thập được từ nguồn Bankscope bao gồm báo cáo kết quả kinh doanh, các chỉ tiêu trên bảng cân đối và các chỉ số tài chính. Tuy nhiên, một số thông tin đặc biệt là các thông tin về tỷ lệ sở hữu của các Ngân hàng thương mại Việt Nam không được tổng hợp đủ trên Bankscope, vì vậy tác giả tìm kiếm những thông tin này dựa trên các Báo cáo thường niên và Báo cáo tài chính đã kiểm toán của các ngân hàng. Nguồn dữ liệu này sẽ bổ sung cho những thông tin còn thiếu từ nguồn Bankscope. Ngoài ra, việc một số ngân hàng trong mẫu khảo sát sử dụng tiêu chuẩn kế toán Việt Nam (VAS) trong khi một số ngân hàng khác sử dụng phương thức báo cáo theo chuẩn kế toán thế giới (IAS) cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến kết quả nghiên cứu do sự không thống nhất giữa hai tiêu chuẩn kế toán sẽ không dẫn đến sự sai khác về bản chất kết quả của các chỉ tiêu tài chính.

-Các biến svà phương pháp kho sát định lượng

Trong phần phân tích định lượng, phương pháp phân tích dữ liệu mảng sẽ được sử dụng do nguồn dữ liệu khảo sát bao gồm cả chuỗi số liệu theo thời gian và giữa các ngân hàng. Vì vậy, phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS) sẽ được sử dụng kết hợp với phương pháp tác động cố định và tác động ngẫu nhiên để phân tích mối tương tác giữa sở hữu và một số nhân tố khác tới hoạt động đầu tư trái phiếu.

+Mô hình hi quy: Dựa trên một số nghiên cứu đã được thực hiện về chủ đề


nghiên cứu này trên phạm vi quốc tế trong đó đặc biệt là nghiên cứu của Lin và Zhang (2007) trong việc lựa chọn biến khảo sát và Unite và Sullivan trong việc xây dựng mô hình hồi quy, mô hình khảo sát của tác giả có dạng như sau:

Mô hình hồi quy kiểm định giả thuyết: Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng.

PERFit = α + β1*STATEit + β2*FORit + β3*Biến phn ánh quy mô thtrường trái phiếu + β4*GGDPit + β5*Biến kim soát + Error Term

(vi i = ngân hàng, t = năm)

Trong đó PERFit là các biến phụ thuộc (BONDA.BONDI) đo lường quy mô và hiệu quả hoạt động đầu tư trái phiếu của các NHTM i tại thời điểm t, biến kiểm soát bao gồm các biến thể hiện đặc điểm của ngân hàng là NPL (tỷ lệ nợ xấu hoạt động tín dụng), LAS (quy mô tổng tài sản ngân hàng). Các biến số được sử dụng trong mô hình sẽ được mô tả chi tiết dưới đây.

- Mô tbiến kho sát:

(i) Các biến phthuc phn ánh quy mô và hiu quhot động đầu tư trái phiếu ca NHTM.

Đối với chỉ số đo lường quy mô hoạt động đầu tư trái phiếu, biến số được sử dụng trong mô hình là biến số đo lường tỷ trọng đầu tư trái phiếu so với tổng tài sản của ngân hàng (BONDA). Biến số này được tính bằng công thức:

BONDA = Quy mô đầu tư kinh doanh trái phiếu/Tổng tài sản của ngân hàng Biến số BONDA phản ánh quy mô hoạt động trong lĩnh vực đầu tư kinh

doanh trái phiếu của ngân hàng.

Biến số khảo sát thứ hai về hoạt động đầu tư trái phiếu là biến số đo lường tỷ suất sinh lời trong hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng (BONDI). Biến số này được tính bằng công thức:

BONDI = Tổng thu từ hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu/Quy mô đầu tư kinh doanh trái phiếu.

Biến số BONDI phản ánh hiệu quả hoạt động lĩnh vực đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng hay nói cách khác biến số BONDI cho biết 1 đơn vị đầu tư trái phiếu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập cho ngân hàng.

(ii) Các biến vcu trúc shu


Như đã được trình bày trong phần Lựa chọn mẫu, nghiên cứu này sử dụng cách phân loại sở hữu của Berger và cộng sự (2005). Một trong những mục tiêu nghiên cứu của luận án này là khảo sát ảnh hưởng của sở hữu Nhà nước trong so sánh với sở hữu tư nhân và có sự tham gia của sở hữu nước ngoài đến hoạt động đầu tư trái phiếu của ngân hàng. Do đó các biến liên tục phản ánh tỷ lệ sở hữu của Nhà nước (STATE) và nước ngoài (FOR) trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2014 được sử dụng. Đây là điểm tương đối khác so với nghiên cứu của Berger và cộng sự (2005), do quy mô mẫu và tương đối nhỏ nên việc sử dụng các biến liên tục sẽ phản ánh chính xác hơn tác động của tỷ lệ sở hữu so với việc chỉ sử dụng các biến giả. Ở đây, tỷ lệ sở hữu Nhà nước bao gồm tỷ lệ sở hữu trực tiếp của Chính phủ, của các DNNN và của cả người đại diện Nhà nước. Tỷ lệ sở hữu này được thu thập một cách thận trọng và có sự đối chiếu từ Bankscope và báo cáo thường niên của các ngân hàng để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của nghiên cứu.

(iii) Các biến phn ánh quy mô thtrường trái phiếu

Về mặt lý thuyết, quy mô và sự phát triển của thị trường trái phiếu có thể có những ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trái phiếu của các ngân hàng thương mại. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa một số các biến phản ánh thực trạng phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam vào mô hình đánh giá, cụ thể:

Biến số phản ánh quy mô thị trường trái phiếu (BMARKET). Biến số này

được tính: BMARKET = Tổng giá trị thị trường trái phiếu/Tổng giá trị GDP (%)

Biến số phản ánh quy mô của trái phiếu chính phủ trên thị trường trái phiếu (GB). Biến số này được tính theo công thức:

GB = Tổng giá trị trái phiếu chính phủ được phát hành/Tổng giá trị GDP (%)

Biến số phản ánh quy mô trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường trái phiếu (CB). Biến số này được tính theo công thức:

CB = Tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp được phát hành/Tổng giá trị GDP (tính theo %)

(iv) Biến sphn ánh nh hưởng ca biến động kinh tế vĩ

Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy có mối liên quan giữa quy mô đầu tư trái phiếu của ngân hàng với sự biến động của nền kinh tế. Vì vậy, ở đây tác giả đã lựa chọn đưa vào mô hình biến số GGDP phản ánh tốc độ tăng trưởng GDP của


nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2009 đến 2014 để đánh giá những ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM.

(v) Các biến kim soát: Một số biến số có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư trái phiếu của ngân hàng cũng được đưa vào mô hình hồi quy. Các biến này bao gồm: tỷ lệ nợ xấu, quy mô tài sản ngân hàng và biến cố định năm.

Trong nội dung lý thuyết chương 1 đã đề cập nhân tố rủi ro là một nhân tố tác động tới hoạt động kinh doanh trái phiếu của NHTM. Ở đây, tác giả sử dụng tỷ lệ nợ xấu NPL để đại diện cho nhóm nhân tố rủi ro tác động tới hoạt động đầu tư trái phiếu của NHTM. Tỷ lệ nợ xấu NPL được sử dụng để đánh giá chất lượng tài sản giữa các ngân hàng, tỷ lệ này được tính toán bằng việc lấy tổng dư nợ xấu chia cho tổng dư nợ.

Logarit của tổng tài sản - đại diện cho quy mô ngân hàng – được sử dụng để kiểm soát hiệu ứng quy mô. Về mặt lý thuyết, ngân hàng lớn thường có thể tận dụng lợi thế về quy mô vì vậy có thể thu được kết quả hoạt động đầu tư trái phiếu tốt hơn. Bên cạnh đó, trong bối cảnh Việt Nam, những ngân hàng lớn thường là những ngân hàng mà Nhà nước có cổ phần chi phối do vậy những ngân hàng này có thể có lợi thế về những chính sách của Chính phủ trong hoạt động kinh doanh trái phiếu của mình. Mặc dù vây, bằng chứng về ảnh hưởng của quy mô ngân hàng tới hiệu quả hoạt động đầu tư trái phiếu là tương đối đa dạng, vì vậy ở đây tác giả đưa biến phản ảnh quy mô ngân hàng vào trong mô hình hồi quy. Đồng thời, việc bổ sung các biến giả của các năm khảo sát vào mô hình sẽ giúp kiểm soát ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô biến đổi theo thời gian, do đó sẽ loại bỏ hiện tượng bỏ sót các biến vĩ mô cuối cùng là tăng độ chính xác của việc đo lường ảnh hưởng của sở hữu.

- Các kim tra khác: Do mẫu khảo sát và các quan sát có quy mô tương đối nhỏ, nên một số kiểm định sẽ được thực hiện để đảm bảo tín chính xác cũng như giá trị của các mô hình hồi quy. Có một điểm đáng chú ý là hiện tượng phương sai sai số thay đổi có thể xảy ra xuất phát từ những đặc điểm riêng của các NHTM. Để loại trừ hiện tượng này, kiểm định White được sử dụng để phát hiện và khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Ngoài ra, một số các kỹ thuật kinh tế lượng sẽ được sử dụng để tìm ra phương pháp phù hợp trong việc chạy các mô hình định


lượng đối với dữ liệu dạng mảng. Kiểm định Hausman, kiểm định Chow và kiểm định Langrange được sử dụng để so sánh việc sử dụng mô hình tác động cố định và tác động ngẫu nhiên và mô hình bình phương nhỏ nhất OLS.

2.2.3.4. Kết quả định lượng

-Phân tích thng kê mô t

Bảng 2.12 khái quát về các thông tin thống kê mô tả đối với các biến trong mô hình hồi quy của 18 ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2014. Trong suốt giai đoạn này, tỷ lệ sở hữu nước ngoài trung bình là 9.8% trong khi tỷ lệ sở hữu Nhà nước cao hơn tương đối đáng kể, ở mức 29.7%.

Bng 2.12: Thng kê mô tcác biến hi quy vhot động đầu tư

kinh doanh trái phiếu ca các ngân hàng thương mi giai đon 2009 – 2014


Biến sObs Mean Std. Dev. Min Max


Biến phụ thuộc về hoạt động đầu tư trái phiếu

BONDA BONDI

NPL

108

108

108

0.16

0.15

2.48

0.068792

0.077351

1.97676

0.02

0.03

0.34

0.31

0.37

11.4

Biến kiểm soát

LAS

108

12.09

1.36582

9.25

14.74

Biến sở hữu

FOR

STATE

108

108

0.098

0.297

0.113355

0.342797

0

0

0.3

1

Biến phản ánh

BMARKET

6

0.1658

0.030915

0.134

0.22

quy mô thị

GB

6

0.1560

0.035688

0.122

0.217

trường trái







phiếu

CB

6

0.0098

0.005776

0.003

0.017

Biến phản ánh

GGDP

6

0.0571

0.004948

0.052

0.064

biến động kinh







tế vĩ mô







Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng thương mại Việt Nam - 10

Ngun: Tính toán ca tác gi

-Mô hình hi quy

Thông thường nghiên cứu trong chủ đề này thường sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS đối với mô hình định lượng. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, bên cạnh phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS thông thường, tác giả sẽ sử dụng các phương pháp tiếp cận đặc thù cho mô hình dữ liệu mảng là phương pháp tác động ngẫu nhiên và phương pháp tác động cố định. Trong nghiên cứu dữ liệu mảng (panel data), với cách truyền thống các nhà khoa học thường dùng mô hình tác động cố định (fixed effects) hoặc tác động ngẫu nhiên (random effect)


trong việc ước lượng mô hình nghiên cứu.Trong trường hợp phát hiện các hiện tượng không tốt dẫn tới việc ước lượng không còn chính xác (khuyết tật của mô hình). Nguyên nhân của các khuyết tật thường là: sai dạng hàm hay do bỏ sót các biến quan trọng. Trong trường hợp sai dạng hàm thì tất nhiên chúng ta phải thay đổi dạng hàm để cho phù hợp.Trường hợp còn lại nếu rơi vào tình trạng bỏ sót biến quan trọng (thiếu biến ngoại sinh hoặc biến nội sinh), trong trường hợp biến độc lập trong mô hình cũ là biến nội sinh (được miêu tả qua biến khác) mà biến chưa đưa vào này có quan hệ với phần dư dẫn tới khuyết tật. Do vậy, để giải quyết các vấn đề gặp phải khi gặp khuyết tật này, Lars Peter Hansen vào năm 1982 đã phát triển đưa thêm biến công cụ (có quan hệ chặt với biến độc lập, phụ thuộc trong mô hình cũ nhưng không có quan hệ với phần dư. Mô hình đưa thêm biến công cụ này vào có tên gọi là generalized method of moments (GMM). Trong ước lượng của tác giả, việc lựa chọn biến trong mô hình được dựa theo cách lựa chọn biến trong các nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới. Và đối với các nghiên cứu này các biến được lựa chọn đã được kiểm định và phù hợp với việc sử dụng phương pháp tác động cố định và tác động ngẫu nhiên.

Đồng thời, việc lựa chọn biến giải thích để đưa vào mô hình được dựa trên một số nghiên cứu về chủ đề này thực hiện tại Trung Quốc và Philipin, đặc biệt trong đó việc đưa biến kiểm soát về quy mô tài sản (LAS) nhằm có sự phân loại tương đối các ngân hàng trong mẫu theo đặc điểm về quy mô. Một số biến phản ánh quy mô hoạt động của thị trường trái phiếu cũng như biến động của nền kinh tế vĩ mô cũng được đưa vào trong mô hình. Bảng ma trận tương quan không cho thấy dấu hiệu của hiện tượng đa công tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình hồi quy.

- Tác động ca các nhân tố đến quy mô đầu tư kinh doanh trái phiếu ca NHTM: Để đánh giá tác động của các nhân tố đối với hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM, phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất OLS sẽ được sử dụng (bảng 2.14), sau đó phương pháp tác động cố định và tác động ngẫu nhiên được sử dụng để khẳng định kết quả của mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS. Kết quả của kiểm định Chow, Hausman và Lagrange cho biết phương pháp tác động ngẫu nhiên tỏ ra phù hợp đối với phân tích các chỉ tiêu.


Phụ lục 2 thể hiện các kết quả hồi quy của mô hình kiểm định ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng theo phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS. Mô hình hồi quy có sử dụng các biến giả năm và kiểm định ý nghĩa của các biến này cũng được trình bày trong Phụ lục 2. Ở đây, thống kê F có ý nghĩa ở mức 1% cho thấy mô hình hoàn toàn có ý nghĩa giải thích.

Có thể thấy ở Bảng số liệu (Bảng 2.13), biến khảo sát chính ở đây là biến sở hữu Nhà nước STATE có tương quan cùng chiều (0.114) với biến BONDA là biến số thể hiện tỷ trọng đầu tư trái phiếu so với tổng tài sản ở mức ý nghĩa 1%. Đồng thời, biến sở hữu Nhà nước lại có tương quan ngược chiều với chỉ tiêu phản ánh tỷ suất sinh lời đầu tư trái phiếu ở mức ý nghĩa 1% với hệ số tương ứng là -0.09 đối với biến BONDI.

Bng 2.13: Kết quhi quy OLS đối vi tác động ca shu đến hot động đầu tư kinh doanh trái phiếu


BONDA

BONDI

Constant

0.181

0.135


(1.32)

(1.57)

STATE

0.114***

-0.090***


(4.9)

(-3.49)

FOR

-0.065

0.134**


(-0.95)

(2.24)

NPL

0.014*

-0.009***


(1.81)

(-3.59)

LAS

0.0108*

0.007


(1.82)

(1.09)

BMARKET

0.092**

0.04


(2.03)

(1.23)

GB

0.013

-0.125**


(0.95)

(2.12)

CB

0.109

0.086**


(0.84)

(2.09)

GGDP

-0.087**

0.056


(1.99)

(1.24)

R-Square

0.2507

0.326

F-statistic

6.27***

6.76***

Joint F-test

4.29***

4.17***

White statistic

73.43

92.94

Ký hiu ***,**,* thhin các mc ý nghĩa 1%, 5% và 10%.


Kết quả hồi quy trên có thể được lý giải như sau: các ngân hàng có tỷ lệ sở hữu nhà nước lớn thường có nhiệm vụ hỗ trợ NHNN thực hiện chính sách tiền tệ (CSTT) thông qua việc đầu tư vào các loại trái phiếu ngắn hạn do NHNN phát hành như Tín phiếu NHNN. Bên cạnh đó, nguồn vốn của các ngân hàng này tương đối dồi dào nhưng biến động thất thường dẫn đến việc các ngân hàng có tỷ lệ sở hữu nhà nước lớn thường mua các loại trái phiếu ngắn hạn, hệ số rủi ro thấp như tín phiếu KBNN, tín phiếu NHNN và các loại kỳ phiếu ngắn hạn. Các yếu tố trên khiến cho quy mô đầu tư vào trái phiếu của các ngân hàng quốc doanh thường lớn.Tuy nhiên, các ngân hàng này có khả năng quản lý, thực hiện chiến lược đầu tư kém hiệu quả đồng thời thường đầu tư vào các loại trái phiếu ít rủi ro, tỷ suất sinh lời thấp. Điều này lý giải cho thực tế các ngân hàng có tỷ lệ sở hữu nhà nước lớn thường có quy mô đầu tư trái phiếu cao song tỷ suất sinh lời thấp.

Đối với biến giải thích về sở hữu nước ngoài FOR, biến này không cho thấy ý nghĩa giải thích đáng kể đối với biến phụ thuộc BONDA phản ánh quy mô hoạt động đầu tư trái phiếu. Trong khi đó, biến FOR lại có tương quan cùng chiều với mức ý nghĩa 5% đối với biến phụ thuộc BONDI. Điều này cho thấy các ngân hàng có yếu tố nước ngoài thường có khả năng quản lý tốt, chiến lược đầu tư hiệu quả hơn theo các tiêu chuẩn quốc tế dẫn đến việc các ngân hàng này thường có tỷ suất sinh lời của hoạt động đầu tư trái phiếu cao hơn.

Qua kết quả của mô hình, các biến phản ánh quy mô và cơ cấu thị trường trái phiếu cũng có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động đầu tư trái phiếu của các ngân hàng thương mại. Trước tiên, biến quy mô thị trường trái phiếu so với GDP của Việt Nam (BMARKET) có quan hệ cùng chiều với quy mô hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng thương mại. Điều này là dễ hiểu vì khi quy mô thị trường trái phiếu phát triển sẽ giúp các NHTM có thể mở rộng quy mô đầu tư vào trái phiếu. Trong khi đó ảnh hưởng của biến BMARKET đến tỷ suất sinh lời của hoạt động đầu tư trái phiếu tại các ngân hàng là chưa thấy rõ. Các biến phản ánh quy mô trái phiếu chính phủ (GB) và trái phiếu doanh nghiệp (CB) lại có tác động nhất định đến biến phụ thuộc BONDI tại mức ý nghĩa 5%. Biến quy mô trái phiếu chính phủ GB có tương quan ngược chiều với tỷ suất sinh lời đầu tư trái phiếu BONDI trong khi đó biến CB lại có tương quan ngược chiều. Điều này có thể được lý giải do trái phiếu


chính phủ có độ an toàn cao nên mức sinh lời thấp hơn trái phiếu doanh nghiệp, khi quy mô phát hành trái phiếu chính phủ trên thị trường lớn thì ngân hàng tăng cường đầu tư vào trái phiếu chính phủ và mức sinh lời của hoạt động đầu tư trái phiếu sẽ giảm xuống và ngược lại.

Quan sát ảnh hưởng của biến số phản ánh biến động tăng trưởng kinh tế (GGDP) trong mô hình ta có thể thấy biến số này có quan hệ ngược chiều với quy mô hoạt động đầu tư trái phiếu của các NHTM. Hiện tượng này bắt nguồn từ nguyên nhân là do khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, các ngân hàng có thể dễ dàng mở rộng hoạt động tín dụng dẫn đến việc giảm quy mô đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực trái phiếu. Ảnh hưởng của biến số (GGDP) đến biến phụ thuộc BONDI là chưa được thấy rõ trong mô hình.

Đối với các biến kiểm soát thì tác động của biến tỷ lệ nợ xấu NPL là đáng kể nhất khi biến giải thích này cho thấy mức ý nghĩa giải thích 1% đối với biến phụ thuộc BONDI đồng thời có mức ý nghĩa 10% đối với biến phụ thuộc BONDA. Điều này có thể giải thích rằng các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao thường hướng tới đầu tư trên các lĩnh vực khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong đó có thị trường trái phiếu do đầu tư trái phiếu tạo ra ít nợ xấu hơn hoạt động tín dụng thông thường. Tuy nhiên, các ngân hàng có nợ xấu tín dụng cao có tỷ suất sinh lời khi đầu tư trái phiếu thường thấp do danh mục đầu tư thường tập trung vào các tài sản an toàn như trái phiếu chính phủ với lợi suất thấp. Các ngân hàng này có xu hướng hạn chế đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp với lợi suất cao hơn.

Biến quy mô ngân hàng cũng cho thấy những ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của các ngân hàng thương mại. Biến giải thích quy mô ngân hàng LAS có ảnh hưởng cùng chiều ở mức ý nghĩa 10% đối với biến phụ thuộc BONDA. Điều này cho thấy quy mô về tổng tài sản của ngân hàng càng lớn thì các ngân hàng càng hoạt động mạnh trên thị trường trái phiếu.Mối quan hệ giải thích của biến LAS với biến BONDI ở đây là chưa được thấy rõ.

- Mô hình kim tra độ vng

Các mô hình chủ yếu có giá trị R2 trong khoảng 20% đến 30% và tất cả các giá trị F-statistic đều có ý nghĩa ở mức 1% cho thấy mô hình có ý nghĩa giải thích tốt. Kết quả của kiểm định Hausman cho thấy về cơ bản, mô hình tác động ngẫu


nhiên phản ánh chính xác hơn mô hình tác động cố định đối với sự ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư trái phiếu của ngân hàng ở hai biến khảo sát. Đồng thời kiểm định Breusch-Pagan Lagrange cho thấy phương pháp tác động ngẫu nhiên cũng có hiệu quả mô tả tốt hơn phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS.

Quan sát trong các mô hình tác động ngẫu nhiên và bình phương nhỏ nhất OLS chúng ta có thể thấy (Phụ lục 2), biến sở hữu Nhà nước trong NHTM STATE có tác động cùng chiều đến biến BONDA (0.072) trong khi đó biến này lại có tương quan ngược chiều đối với biến BONDI (-0.070). Điều này cho thấy sở hữu nhà nước có quan hệ cùng chiều đối với quy mô về đầu tư trái phiếu, trong khi đó lại có quan hệ ngược chiều với tỷ suất sinh lời về đầu tư trái phiếu.

Mô hình bình phương nhỏ nhất và mô hình tác động ngẫu nhiên cũng cho những kết luận thống nhất về tác động của biến nợ xấu (NPL) và quy mô tài sản ngân hàng (LAS) đối với hoạt động đầu tư trái phiếu của NHTM. Bên cạnh kết quả hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất đã được phân tích ở trên, trong mô hình tác động ngẫu nhiên biến NPL có quan hệ ngược chiều với biến BONDI ở mức ý nghĩa 5%.

Đối với biến liên tục FOR đại diện cho nhóm sở hữu của các tổ chức nước ngoài trong hệ thống ngân hàng, kết quả hồi quy cho thấy sở hữu nước ngoài có ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả hoạt động đầu tư trái phiếu của các ngân hàng. Hệ số của sở hữu nước ngoài dương (0.134 và 0.086) và có ý nghĩa (ở mức 5% và 10%) đối với chỉ tiêu BONDI trong mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất và tác động ngẫu nhiên. Đối với biến khảo sát BONDA phản ánh quy mô hoạt động đầu tư trái phiếu thì các ảnh hưởng của biến FOR là chưa thực sự rõ nét.

Theo kết quả của nhiều nghiên cứu (Denizer, 1999; Claessens và cộng sự., 2001; Unite và Sullivan, 2003), sự gia tăng của sở hữu nước ngoài sẽ góp phần làm giảm sự kém hiêu quả và có thể gia tăng tỷ suất sinh lời khi tham gia trên thị trường trái phiếu của các ngân hàng. Ở thị trường Việt Nam thì ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài còn chưa rõ ràng đối với quy mô đầu tư có thể được giải thích bằng một số nguyên nhân sau: Trước hết, tỷ lệ tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào các ngân hàng Việt Nam còn tương đối hạn chế và vì vậy chưa cho phép họ có thể tham

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/04/2022