Khuyến Nghị Với Ban Phát Triển Nguồn Nhân Lực Shb

Ngoài ra, để việc chi trả lương theo kết quả lao động có hiệu quả, Ban Quản trị nguồn nhân lực SHB cũng cần có những biện pháp để tăng cường sự kiểm tra, giám sát và tiếp nhận các khiếu nại liên quan việc chi trả lương đối với người lao động của từng đơn vị kinh doanh, đảm bảo giải quyết được mọi thắc mắc của CBCNV về vấn đề chi trả lương, đảm bảo tránh xảy ra các tranh chấp phát sinh về vấn đề lương thưởng, đảm bảo sự công bằng trong toàn bộ hệ thống SHB.

3.3.3. Khuyến nghị với Ban Phát triển nguồn nhân lực SHB

Ban Phát triển nguồn nhân lực SHB có trách nhiệm quan trọng trong công tác tạo nguồn và phát triển nguồn nhân lực đảm bảo về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh của SHB. Đồng thời Ban Phát triển nguồn nhân lực SHB cũng hỗ trợ Ban Quản trị nguồn nhân lực tổ chức thực hiện chi trả lương cho CBCNV tại SHB. Vì vậy, để hoàn thiện phương án trả lương theo kết quả lao động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB, Ban Phát triển nguồn nhân lực SHB cần:

Đưa ra những giải pháp trong công tác định biên nhân sự hợp lý, cân đối hiệu quả số lao động thực hiện công việc, xây dựng số lượng các vị trí, chức danh, chức vụ hợp lý để làm cơ sở cho Ban Quản trị nguồn nhân lực SHB xác định các định mức, tiêu chức danh, công việc phù hợp cho việc đánh giá thực hiện công việc, đánh giá năng suất, kết quả lao động của đơn vị cũng như CBCNV, từ đó xác định quỹ lương cũng như trả lương một cách hợp lý nhất.

Hỗ trợ tích cực cho Ban Lãnh đạo trong việc xây dựng hợp lý hệ thống cấp bậc

- chức danh; trong công tác tổ chức triển khai, bố trí người lao động trong toàn hệ thống theo đúng tiêu chuẩn cấp bậc - chức danh để từ đó có cơ sở chi trả lương theo kết quả lao động theo đúng năng suất, hiệu quả, trình độ cũng như trách nhiệm của người lao động và phù hợp với thành tích chung của đơn vị, tăng cường tính công bằng, trách nhiệm của người lao động trong trả lương theo kết quả lao động.

Đề xuất với Ban Lãnh đạo Ngân hàng các chính sách đào tạo, phát triển, thăng tiến, đãi ngộ với các lao động có năng suất, kết quả lao động, đóng góp lớn cho tổ chức để nâng cao tiền lương theo kết quả lao động và các quyền lợi, chế độ khen thưởng của họ, thúc đẩy sự hăng say lao động của các đối tượng đó.

3.3.4. Khuyến nghị với Ban Tài chính & Kế hoạch SHB

Theo quy định của SHB đây là bộ phận sẽ phối hợp chính với các đơn vị quản lý nhân sự để tiến hành chi trả tiền lương vì vậy cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến việc trả lương cho người lao động. Để hoàn thiện phương án trả lương theo kết quả lao động, Ban Tài chính và Kế hoạch SHB cần:

Thực hiện hoàn thiện tổ chức thực hiện, ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết cho các đơn vị để họ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như quỹ lương theo kết quả lao động hàng năm của đơn vị, từ đó tạo cơ sở cho việc chi trả lương theo kết quả lao động cho CBCNV trong tổ chức.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Cung cấp đầy đủ các số liệu kế hoạch và các báo cáo về kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh theo tháng, quý, năm để Hội đồng tiền lương xác định lương theo kết quả lao động chính xác, đúng với thực tế đóng góp của người lao động cho tổ chức, đảm bảo tính chính xác, công bằng, hợp lý, khách quan trong đánh giá và tiến hành chi trả lương.

Đồng thời Ban Tài chính & Kế hoạch SHB cũng cần tích cực đẩy mạnh, phối hợp với các đơn vị phụ trách nghiệp vụ về tiền lương trong việc triển khai giao mục tiêu, kế hoạch sản xuất - kinh doanh của Ban Lãnh đạo đối với Trưởng các đơn vị và người lao động thuộc các chi nhánh, phòng giao dịch, đơn vị, tạo cơ sở để người lao động biết và thực hiện đúng các yêu cầu, quy định của Ban Lãnh đạo SHB.

Ngoài ra, Ban Tài chính & Kế hoạch SHB cũng cần phối hợp hiệu quả cùng Ban Quản trị nguồn nhân lực SHB và các đơn vị quản lý tiền lương giải quyết các khiếu nại, vướng mắc có liên quan xác định, tính toán mức lương kết quả lao động, các hệ số tính lương khi thực hiện phương án trả lương theo kết quả lao động.

3.3.5. Khuyến nghị với với Khối Công nghệ thông tin

Đây là khối có vai trò khá lớn trong việc thực hiện trả lương theo kết quả lao động, đặc biệt là trong việc hiện đại hóa việc thực hiện phương án. Vì vậy, để hoàn thiện phương án trả lương theo kết quả lao động, tôi xin đưa ra một số kiến nghị với bộ phận này như sau:

Đẩy mạnh việc phối hợp với Ban Tài chính & Kế hoạch nhằm xây dựng hệ thống đo lường chỉ tiêu kinh doanh tự động, tạo điều kiện cho việc hiện đại hóa và đẩy nhanh

tốc độ xác định năng suất cũng như tính toán tiền lương theo kết quả lao tại SHB.

Hoàn thiện hệ thống đánh giá, quản lý tự động từ xa để đảm bảo hiệu quả việc đánh giá, trả lương tại các đơn vị, chi nhánh đặc biệt là tại các cơ sở xa trụ sở chính, góp phần đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong trả lương theo kết quả lao động trong toàn hệ thống của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB .

3.3.6. Khuyến nghị với các lãnh đạo Chi nhánh, Quản lý phụ trách đơn vị

Đây là những đối tượng có tác động vô cùng to lớn đến việc trả lương, đặc biệt là lương theo kết quả lao động. Vì vậy, để hoàn thiện phương án trả lương theo kết quả lao động, các lãnh đạo Chi nhánh và các Quản lý phụ trách đơn vị cần:

Đảm bảo việc triển khai đầy đủ các hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh, đơn vị của mình và thúc đẩy việc hoàn thành kế hoạch về doanh thu, lợi nhuận để chi trả lương kết quả lao động đầy đủ, ổn định đối với người lao động tại chi nhánh, đơn vị.

Tìm kiếm, thu hút và duy trì nhân sự, đặc biệt là lao động có chất lượng cao; đào tạo, nâng cao chất lượng nhân sự tại chi nhánh, đơn vị để đảm bảo sự đầy đủ, cân đối nhân sự với chất lượng lao động theo quy định nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh cũng như tăng năng suất, chất lượng sản phẩm toàn đơn vị.

Thực hiện đầy đủ, có hiệu quả việc tổ chức phân công lao động, triển khai ký kết giao mục tiêu công việc, chỉ tiêu kế hoạch đối với từng người lao động tại đơn vị để làm căn cứ đánh giá chi trả lương theo kết quả lao động.

Đảm bảo việc thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết về chỉ tiêu, định mức thực hiện công việc, mức lương nói chung và mức lương theo kết quả lao động nỏi riêng trong hợp đồng lao động của người lao động trong đơn vị mà mình quản lý.

Có những biện pháp điều chỉnh thích hợp với hoàn cảnh đơn vị nhưng vẫn phải đảm bảo thực hiện đầy đủ, chính xác, công bằng theo nguyên tắc được Hội đồng quản trị và toàn thể Ban Lãnh đạo phê duyệt, thông qua trong việc chi trả lương theo kết quả lao động tại chi nhánh, phòng giao dịch, đơn vị.

Hàng tháng, các vị trí này phải đảm bảo việc tổ chức bình bầu, đánh giá kết quả lao động để làm căn cứ xem xét chi trả lương theo kết quả lao động phù hợp với kết quả kinh doanh, lao động của từng vị trí, người lao động và toàn thể đơn vị.

Để đảm bảo việc trả lương hiệu quả, đặc biệt là lương theo kết quả lao động, các

đối tượng này phải thường xuyên gửi báo cáo định kỳ hàng tháng về các biến động nhân sự, kết quả kinh doanh, tiền lương về Ban quản trị Nguồn nhân lực tại Trụ sở chính (HO) và các đầu mối đánh giá thống kê, Khối chuyên môn (Đơn vị quản lý ngành dọc) một cách nhanh chóng, kịp thời thông qua đầu mối là Bộ phận Nhân sự tại chi nhánh, phòng giao dịch, đơn vị mình để đảm bảo thống nhất chung trong việc quản lý tiền lương nói chung cũng như lương theo kết quả lao động nói riêng.

3.3.7. Khuyến nghị với người lao động làm việc tại SHB

Đây là các đối tượng chịu tác động chính của các chính sách tiền lương nói chung cũng như lương theo kết quả lao động nói riêng. Để phương án trả lương theo kết quả lao động hoàn thiện và đạt hiệu quả cao nhất, người lao động cần:

Tìm hiểu và nắm vững các quy định của SHB về phương án trả lương theo kết quả lao động cũng như pháp luật của Nhà nước có liên quan để có thể bảo vệ tối đa quyền lợi của mình trong lao động.

Các đối tượng hưởng lương theo phương án trả lương theo kết quả lao động cần phối hợp tốt với các đơn vị đánh giá, khảo sát, nghiệm thu để đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của mình.

Đồng thời, người lao động cũng cần chủ động đóng góp ý kiến hữu ích, các sáng kiến mới để hoàn thiện tốt nhất công tác xây dựng và tổ chức thực hiện phương án trả lương này.

* Tiểu kết chương 3:

Với những giải pháp và khuyến nghị với những nhà quản lý Ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước cũng như toàn thể các đơn vị, bộ phận, người lao động của SHB kể trên, tôi hy vọng sẽ giúp cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB giải quyết được phần nào những khó khăn, vướng mắc và hạn chế, yếu kém đang gặp phải trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện phương án trả lương theo kết quả lao động, hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé cho sự phát triển của SHB trong tương lai.

KẾT LUẬN

Qua những cơ sở lý luận về phương án trả lương theo kết quả lao động ta thấy phương án này không chỉ có ý nghĩa quan trọng với bản thân của người lao động mà nó còn chiếm một vai trò rất lớn trong sự phát triển của doanh nghiệp cũng như toàn xã hội. Chính vì vậy, việc hoàn thiện phương án trả lương theo kết quả lao động, tiến tới đảm bảo sự công bằng, hiệu quả trong chế độ tiền lương của tổ chức đang dần trở thành vấn đề thiết yếu cần được quan tâm, đặc biệt với một doanh nghiệp có quy mô lớn, cơ cấu nhân sự đa dạng và phải thường xuyên sử dụng hình thức này như Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB .

Trong những năm qua, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB đã và đang tiến hành xây dựng, tổ chức thực hiện phương án trả lương theo kết quả lao động cho người lao động làm việc tại SHB. Mặc dù Ban Lãnh đạo Ngân hàng đã rất cố gắng, nỗ lực hết mình trong việc xây dựng, tổ chức và hoàn thiện phương án trả lương theo kết quả lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, khó khăn, yếu kém, đòi hỏi SHB cần có những biện pháp kịp thời để giải quyết vấn đề này nhằm hoàn thiện phương án trả lương theo kết quả lao động nỏi riêng và kiện toàn công tác tiền lương nói chung, đảm bảo đầy đủ quyền và lợi ích của người lao động cũng như chính bản thân Ngân hàng.

Dựa vào những kiến thức được các thầy cô dạy dỗ, truyền đạt tại Nhà trường và những hiểu biết cá nhân cũng như từ những yêu cầu của thực tiễn khách quan đề ra khi nghiên cứu đề tài khóa luận, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị với các Nhà quản lý Ngân hàng, các đơn vị trực thuộc cũng như với đội ngũ cán bộ lao động làm việc tại SHB nhằm hoàn thiện phương án trả lương theo kết quả lao động tại SHB. Mong rằng những kiến nghị đó sẽ đóng góp được một phần nhỏ bé vào sự phát triển của SHB trong tương lai. Hy vọng rằng trong tương lai không xa Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB sẽ không ngừng phát triển lớn mạnh, trở thành ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam, đưa thương hiệu Việt bay cao bay xa trên trường quốc tế, làm rạng danh tổ quốc Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Quản trị nguồn nhân lực Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB (2016), Báo cáo công tác khảo sát tiền lương của Top 5 Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB, Hà Nội.

2. Ban Quản trị nguồn nhân lực Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB (2012), Báo cáo tình hình quản trị nguồn nhân lực giai đoạn 2006-2011, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB, Hà Nội.

3. Ban Quản trị nguồn nhân lực Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB (2017), Báo cáo tình hình quản trị nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2016, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB, Hà Nội.

4. Ban Quản trị nguồn nhân lực Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB (2018), Tình hình quản trị nguồn nhân lực và chi trả lương theo kết quả lao động giai đoạn 2015-2017, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Thanh Bình (2012), Thống kê lao động, Trường Đại học Lao động - Xã hội, Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2014), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

7. Phạm Đức Chính (2014), Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực ở khía cạnh quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương, Hà Nội.

8. Chủ tịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB (2008), Quy chế tiền lương đối với lao động tại SHB, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB, Hà Nội.

9. Chủ tịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB (2016), Quy định nguyên tắc tính năng suất lao động đối với các đơn vị kinh doanh trong toàn hệ thống tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB, Hà Nội.

10. Trần Ngọc Hoàng (2014), Hoàn thiện công tác tiền lương tại Công ty Cổ phần Địa ốc Dầu khí, Hà Nội.

11. Vũ Văn Khang (2002), Hoàn thiện cơ chế trả lương cho người lao động

trong các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may ở Việt Nam, Hà Nội.

12. Khoa Tổ chức & Quản lý Nhân lực Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội (2015), Bài giảng Thống kê Lao động, Khoa Tổ chức & Quản lý Nhân lực Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội, Hà Nội.

13. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB (2016), Báo cáo tài chính năm 2016, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB, Hà Nội.

14. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB (2017), Báo cáo tài chính quý IV năm 2017, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB, Hà Nội.

15. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB (2015), Báo cáo thường niên 2015, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB, Hà Nội.

16. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB (2016), Báo cáo thường niên 2016, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB, Hà Nội.

17. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB (2017), Điều lệ Hoạt động SHB 2017, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB, Hà Nội.

18. Nhà xuất bản Lao Động (2015), Bộ Luật Lao Động và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội.

19. Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn Văn Điền (2014), Giáo trình Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

20. Nguyễn Tiệp, Lê Thanh Hà (2011), Giáo trình Tiền lương - Tiền công, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội., Hà Nội.

21. Đỗ Thị Tươi (2012), Hoàn thiện phương pháp trả công theo lao động theo cơ chế thị trường trong các doanh nghiệp tại Hà Nội, Hà Nội.


PHỤ LỤC 1

Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của SHB. [16, 9-10]



Hà Nội PHỤ LỤC 1 Sơ đồ 1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của SHB 16 9 10 1

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 07/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí