Nội Dung Liên Quan Đến Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Đáp Ứng Nhu Cầu Xuất Khẩu Lao Động


hành lang pháp lý, cán bộ, bộ máy, phương tiện và cách thức quản lý nhằm cho TTLĐ phát triển. Các nhà kinh tế nêu trên cũng đồng tình với quan điểm của C.Mác, nhưng cho rằng, sự phát triển của kinh tế thị trường đã có những biến đổi quan hệ hai bên giữa người sử dụng và người làm thuê. Họ không còn đứng riêng rẽ giữa 2 thái cực, mà họ vừa là người làm thuê, vừa là người chủ sở hữu, vừa làm thuê, vừa là người đại diện cho chủ sở hữu.

TTLĐ được cấu thành bởi các yếu tố cung LĐ cầu LĐ, giá cả sức lao động (SLĐ), cân bằng và cạnh tranh trên TTLĐ. Trong đó, giá cả SLĐ là biểu hiện bằng tiền (tiền công, tiền lương, phúc lợi...) của giá trị SLĐ. Nó liên quan chặt chẽ và có ảnh hưởng chủ yếu đến cung cầu LĐ, nó được xác định không chỉ bởi giá trị SLĐ mà còn phụ thuộc bởi trạng thái cân bằng giữa cung và cầu LĐ trên thị trường.

Như vậy, mặc dù có những điểm khác nhau, nhưng có thể tóm lược định nghĩa về TTLĐ như sau:

TTLĐ là tập hợp các hoạt động nhằm trao đổi, mua bán hàng hoá SLĐ giữa người sử dụng LĐ và NLĐ; qua đó, giá cả, điều kiện và các quan hệ hợp đồng LĐ được xác định.

Qua phân tích khái niệm TTLĐ nói chung, chúng ta có thể khái quát về thị trường XKLĐ như sau:

Thị trường XKLĐ đối với một quốc gia là một nước (vùng lãnh thổ) hoặc nhiều nước khác mà nước đó có thể đưa lao động của mình sang làm việc một cách hợp pháp.

Như vây, ngoài những đặc tính chung của TTLĐ thì thị trường XKLĐ có những đặc tính riêng, gồm:

- Hàng hoá đem xuất khẩu “bán” là SLĐ sống của con người, còn khách “mua” là chủ sử dụng LĐ nước ngoài.

- XKLĐ là một hoạt động tất yếu khách quan của quá trình chuyên môn hoá và hợp tác quốc tế giữa các nước trong sản xuất, nhằm bổ sung nhân lực giữa các quốc gia, khắc phục các mặt khó khăn và phát huy sức mạnh vốn có của mỗi quốc gia.


- Người đi XKLĐ lao động luôn kỳ vọng tìm được một công việc, thu nhập tốt hơn hoặc là một cơ hội học tập ở nước họ đến làm việc.

Để phân tích rõ hơn, chúng ta có thể tiếp cận một số tính chất cơ bản của di dân. Người ta (Lee, 1966) đã khái quát hai tính chất cơ bản của di dân như sau:

Một là, di dân mang tính chất chọn lọc (không phải mọi người đều di cư mà chỉ một bộ phận “chọn lọc” trong dân số di cư mà thôi);

Hai là, mỗi thời kỳ của chu kỳ cuộc sống con người có các thiên hướng di dân khác nhau, chẳng hạn thanh niên khi trưởng thành có nhu cầu, mong muốn cơ hội học hành cao hơn, có việc làm tốt hơn, thăng tiến trong sự nghiệp và xây dựng gia đình [30, tr.87 - 88].

“Di cư LĐ quốc tế đang trở thành một hiện tượng phổ biến, diễn ra ở nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới. Điều hành, quản lý có hiệu quả di cư LĐ có tổ chức sẽ đem lại lợi ích cho cả quốc gia nhận và quốc gia gửi LĐ; cho cả chủ sử dụng LĐ và các tổ chức kinh tế hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực này.” [69].

1.1.5.2 Cung - cầu lao động xuất khẩu

Cung về lao động xuất khẩu là khả năng nước đó có thể đáp ứng được một số lượng LĐ thoả mãn yêu cầu của thị trường XKLĐ trong một khoảng thời gian nhất định.

Còn cầu về lao động xuất khẩu là khả năng tiếp nhận của một nước (vùng lãnh thổ) hoặc một số nước khác đối với LĐ của nước đó.

Quan hệ cung - cầu về lao động xuất khẩu còn có những nhân tố tác động mang tính đặc thù như sau:

- Cung cầu của thị trường lao động quốc tế

Đối với lĩnh vực XKLĐ đó là thị trường LĐ quốc tế. Cung cầu của thị trường LĐ quốc tế là nhân tố quan trọng quyết định giá cả, số lượng cũng như cách thức cung ứng hoặc tuyển dụng LĐ của các doanh nghiệp XKLĐ. Cung cầu của thị trường LĐ thế giới có tác động tới hoạt động XKLĐ như sau:

Thứ nhất là, khi có sự khan hiếm LĐ ở một lĩnh vực hay một quốc gia nào đó, ngay lập tức giá cả (tiền lương) được trả cao hơn để thu hút LĐ vào làm việc. Đồng thời khi đó không chỉ tiền lương của người LĐ mà cả lợi nhuận của doanh nghiệp


XKLĐ cũng tăng lên nên cũng thu hút nhiều doanh nghiệp hơn quan tâm tới việc cung ứng LĐ vào khu vực này.

Thứ hai là, cung cầu trên thị trường LĐ quốc tế sàng lọc những LĐ không đáp ứng được nhu cầu của thị trường LĐ. Những LĐ có chất lượng kém sẽ không được lựa chọn vào “nguồn dự trữ” của các doanh nghiệp. Điều này thúc đẩy người LĐ tự giác rèn luyện, đào tạo tay nghề để tự nâng cao “chất lượng SLĐ” của mình, tạo cơ hội cho mình trong quá trình tuyển chọn của các doanh nghiệp.

Thứ ba là, cung cầu trên thị trường LĐ thế giới cũng sàng lọc những doanh nghiệp XKLĐ không đảm bảo uy tín trong cung ứng dịch vụ của mình trên thị trường LĐ.

- Sự cạnh tranh giữa các quốc gia

Sự cạnh tranh trong XKLĐ không chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp XKLĐ mà còn giữa các quốc gia thể hiện ở chính sách quản lý nhà nước của các chính phủ nhằm đẩy mạnh XKLĐ.

- Quan hệ chính trị, kinh tế của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu.

Kinh tế giữa các quốc gia không thể tách rời thể chế chính trị và quan hệ chính trị giữa các quốc gia đó. Đặc biệt trong lĩnh vực XKLĐ, lĩnh vực liên quan đến con người, có nhiều yếu tố nhạy cảm thì quan hệ chính trị càng có ý nghĩa quan trọng. Nếu không có sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau về mặt chính trị, tôn giáo giữa nước xuất khẩu và nhập khẩu LĐ thì không thể có sự di chuyển SLĐ bởi SLĐ gắn liền với con người cụ thể, có ý chí, suy nghĩ và hoạt động vì lợi ích của quốc gia mình một cách chủ động hoặc bị động. Hai nước nhập khẩu và xuất khẩu lao động có mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp sẽ là những thuận lợi để hai bên hợp tác tốt hơn trong lĩnh vực XKLĐ.

- Việc ký kết, tham gia các cam kết quốc tế của nước nhập khẩu và xuất khẩu

Đối với nước tiếp nhận lao động (nước nhập khẩu lao động) nếu tham gia ký kết các cam kết quốc tế sẽ tạo thuận lợi cho lao động nước ngoài muốn vào làm việc tại nước đó nhiều hơn, do họ hy vọng sẽ được bảo vệ quyền lợi, hỗ trợ chuyển tiền và được tham gia bảo hiểm trong quá trình lao động ở nước ngoài. Tuy nhiên, hiện


nay rất ít các nước tiếp nhận lao động có tham gia, ký kết các cam kết quốc tế hoặc chỉ tham gia một phần cam kết vì họ sợ bị ràng buộc trong quá trình thực hiện.

Đối với nước phái cử lao động (nước XKLĐ), đa phần các nước phái cử đều mong muốn tham gia đầy đủ các điều ước quốc tế nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động nước họ. Hơn nữa, việc tham gia các cam kết quốc tế sẽ tạo cơ hội để các nước nhập khẩu lao động có xu hướng nhận lao động của nước đã tham gia nhiều hơn. Đối với nước ta, đến nay đã tham gia hơn 20 cam kết quốc tế nhằm đảm bảo quyền lợi của lao động và thúc đẩy hoạt động XKLĐ phát triển.

- Phong tục, tập quán của các nước nhập khẩu lao động

Yếu tố phong tục, tập quán của nước nhập khẩu LĐ thường có ảnh hưởng mạnh tới cuộc sống hàng ngày của người LĐ trong quá trình sinh sống ở nước ngoài. Sự ảnh hưởng này tác động tới khả năng làm việc của NLĐ bởi thông thường người LĐ phải tuân thủ theo những thói quen và yêu cầu của các phong tục, tập quán đó. Nếu có sự khác biệt quá lớn về phong tục, tập quán sẽ khó khăn hơn cho NLĐ và đôi khi gây ra những mâu thuẫn giữa chủ sử dụng LĐ và người làm thuê.

- Luật pháp của nước nhập khẩu lao động

Luật pháp của nước nhập khẩu LĐ là một trong những yêu cầu khắt khe và thường cũng là yếu tố nhạy cảm dễ bị vi phạm. Mỗi quốc gia có một hệ thống pháp luật khác nhau, thậm chí đôi khi trái ngược nhau, hoặc quá khắt khe đối với người LĐ, hoặc cũng có khi là phi lý.

- Khủng hoảng kinh tế thế giới, thiên tai, chiến tranh là những rủi ro ảnh hưởng lớn đến cung - cầu của thị trường XKLĐ. Tình hình kinh tế của nước tiếp nhận lao động có ảnh hưởng quan trọng đến việc tiếp nhận lao động nước ngoài, khi kinh tế khủng hoảng, thất nghiệp tăng, nước tiếp nhận lao động sẽ cắt giảm lao động nước ngoài, ưu tiên sử dụng lao động bản địa, tình hình sẽ ngược lại khi kinh tế của nước tiếp nhận lao động hồi phục và tăng trưởng. Thiên tai, chiến tranh sẽ tác động đến kinh tế và việc làm của nước sở tại dẫn đến nhu cầu lao động nước ngoài của họ sẽ giảm.


Ví dụ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008-2009 làm nhiều nước cắt giảm lao động nước ngoài trong đó có các nước sử dụng lao động Việt Nam như: Đài Loan, Nga, Malaysia, Séc… làm hàng nghìn lao động Việt Nam đang lao động tại các thị trường nêu trên phải về nước. Tháng 3 năm 2011, thảm hoạ kép về động đất, sóng thần tại Nhật Bản đã ảnh hưởng đến nhu cầu của nước này về lao động nước ngoài. Chiến tranh tại Libya hồi đầu năm 2011 cũng khiến 10.000 lao động Việt Nam phải về nước trước thời hạn hợp đồng.

1.1.5.3 Phát triển thị trường xuất khẩu lao động

Để phát triển thị trường XKLĐ, cần tập trung vào một số vấn đề như:

- Tìm hiểu văn hoá và con người của nước tiếp nhận LĐ;

- Điều kiện phát triển kinh tế của nước tiếp nhận LĐ;

- Nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài;

- Trình độ công nghệ;

- Sự canh tranh trên TTLĐ của nước tiếp nhận LĐ;

- Các thông lệ quốc tế, luật pháp của nước tiếp nhận LĐ. Vì vậy cần tập trung vào các bước sau:

+ Khai thác thông tin về các thị trường XKLĐ;

+ Chọn đối tác, ký kết được hợp đồng đảm bảo tính pháp lý cũng như quyền lợi cho NLĐ;

+ Đàm phán để làm rõ các nội dung của hợp đồng hai bên ký kết.

1.2 NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG NHU CẦU XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

1.2.1 Chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động

Theo phân tích các khái niệm về NNL, người đi XKLĐ và chất lượng NNL, theo tác giả có thể khái quát về chất lượng NNL đáp ứng nhu cầu XKLĐ như sau.

Chất lượng NNL đáp ứng nhu cầu XKLĐ là trạng thái nhất định của NNL thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của NNL, bao gồm:

- Yếu tố về thể lực;

- Yếu tố về giáo dục – đào tạo;


- Yếu tố về ý thức xã hội

Đồng thời phải thoả mãn các điều kiện của nước phái cử lao động và nước tiếp nhận lao động.

- Điều kiện của nước phái cử. Ví dụ, ở Việt Nam, theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người đi XKLĐ khi có đủ các điều kiện sau đây: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài; Có ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức tốt; Đủ sức khoẻ theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động; Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, kỹ thuật và các điều kiện khác theo yêu cầu của nước tiếp nhận lao động; Được cấp chứng chỉ về bồi dưỡng kiến thức cần thiết và không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Bảng 1.1: So sánh một số yêu cầu về chất lượng lao động xuất khẩu và lao động trong nước

Nội dung chất

lượng


Lao động trong nước


Lao động xuất khẩu

Yếu tố về Có thể đòi hỏi về chiều Đòi hỏi về chiều cao, cân nặng, sức chịu đựng, thể lực cao, cân nặng, sức chịu dẻo dai, độ tuổi, đủ sức khoẻ (không mắc các

đựng, dẻo dai hoặc bệnh như: viêm gan B, HIV, giang mai). không

Yếu tố về - Không nhất thiết phải - Phải có trình độ học vấn hoặc tay nghề nhất giáo dục – có một trình độ học vấn định theo yêu cầu của chủ sử dụng lao động đào tạo hoặc tay nghề nước ngoài (trừ lao động phổ thông);

- Không nhất thiết phải - Phải có trình độ ngoại ngữ nhất định để phục có trình độ ngoại ngữ vụ công việc và đời sống sinh hoạt hàng ngày

Yếu tố về Hiểu biết về pháp luật, Hiểu biết về pháp luật, pháp luật lao động, kỷ ý thức xã pháp luật lao động, kỷ luật lao động, an toàn lao động. Ngoài ra, phải hội luật lao động, an toàn lao có tác phong lao động công nghiệp, hiểu biết động phong tục, tập quán của nước sở tại. Không

thuộc diện cấp xuất cảnh nước đi và nhập cảnh

nước đến làm việc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Nâng cao nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động của Việt Nam đến năm 2020 - 5

Nguồn: Tác giả phân tích, tổng hợp


Vì vậy, chất lượng lao động xuất khẩu, có một số điểm khác biệt so với lao động trong nước như: đòi hỏi thể lực (chiều cao, cân nặng) tốt đảm bảo theo yêu cầu của chủ sử dụng lao động nước ngoài, đáp ứng yêu cầu về ngành nghề (có một trình độ tay nghề đối với những hợp đồng yêu cầu phải có tay nghề), sử dụng ngoại ngữ ở một mức độ nhất định để phục vụ yêu cầu của công việc và đời sống sinh hoạt hàng ngày, ý thức chấp hành kỷ luật lao động, hiểu biết phong tục tập quán của nước đến làm việc như so sánh tại bảng 1.1.

- Điều kiện về phía nước tiếp nhận: Nhìn chung, để nhập cảnh vào làm việc ở một nước, trước tiên người lao động phải được chủ sử dụng lao động hợp pháp (chủ sử dụng được nước sở tại cho phép tuyển dụng lao động nuớc ngoài) chấp nhận tuyển dụng (lao động đáp ứng được yêu cầu về sức khoẻ, trình độ tay nghề, ngoại ngữ), sau đó người lao động sẽ phải hoàn thiện thủ tục xin visa để nhập cảnh nước tiếp nhận, hầu hết các nước đều yêu cầu: lao động có đủ sức khoẻ (không bị mắc bệnh viêm gan B, HIV, giang mai, hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm khác), có đầy đủ hồ sơ, lý lịch tư pháp, hộ chiếu và hợp đồng lao động hợp pháp hoặc văn bản đồng ý tuyển dụng của chủ sử dụng lao động nước ngoài và không thuộc diện cấm nhập cảnh (Ví dụ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan cấm lao động nước ngoài đã từng vi phạm hợp đồng và pháp luật nuớc họ được nhập cảnh trở lại theo dạng visa lao động).

1.2.2 Các yếu tố cấu thành và tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động

Các yếu tố cấu thành chất lượng NNL đáp ứng nhu cầu XKLĐ gồm Chất lượng 1

Các yếu tố cấu thành chất lượng NNL đáp ứng nhu cầu XKLĐ gồm:



Chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu XKLĐ









Yếu tố về thể lực


Yếu tố về giáo dục – đào tạo


Yếu tố về ý thức xã hội

Nguồn Tác giả tổng hợp phân tích Sơ đồ 1 1 Các yếu tố cấu thành chất 2

Nguồn Tác giả tổng hợp phân tích Sơ đồ 1 1 Các yếu tố cấu thành chất 3

Nguồn Tác giả tổng hợp phân tích Sơ đồ 1 1 Các yếu tố cấu thành chất 4

Nguồn: Tác giả tổng hợp, phân tích


Sơ đồ 1.1: Các yếu tố cấu thành chất lượng NNL đáp ứng nhu cầu XKLĐ

1.2.2.1 Yếu tố về thể lực và các tiêu chí đánh giá trực tiếp

Trong mối quan hệ với phát triển kinh tế, việc đảm bảo các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ làm tăng chất lượng NNL cả trong hiện tại lẫn tương lai. NLĐ có sức khoẻ tốt có thể mang lại năng suất LĐ cao nhờ sự bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung khi làm việc. Việc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ tốt cho trẻ em là yếu tố làm tăng năng suất LĐ trong tương lai, giúp trẻ em phát triển thành những người lớn khoẻ về thể chất, lành mạnh về tinh thần. Hơn thế nữa, nhờ thể lực tốt, trẻ em có thể tiếp thu nhanh chóng những kiến thức, kỹ năng kỹ xảo trong quá trình giáo dục. Việc chăm sóc tốt sức khoẻ làm tăng NNL trong tương lai bằng việc kéo dài tuổi LĐ.

Ngoài ra, việc đầu tư cho chăm sóc sức khoẻ cũng có thể cải thiện hoặc nâng cao hiệu quả của các nguồn lực khác. Ví dụ như ở những vùng đất không định cư được hoặc không thể sử dụng được vì những loại bệnh địa phương, nhưng nhờ có những phương tiện y tế hữu hiệu, điều trị có hiệu quả các bệnh đó mà các nguồn tài nguyên nơi đó lại được khai thác. Môi trường sống của con người được đảm bảo tốt, vệ sinh sẽ làm giảm bệnh tật, tăng tuổi thọ và thúc đẩy phát triển.

Sức khoẻ vừa là mục đích, vừa là điều kiện của sự phát triển, nên yêu cầu bảo vệ và nâng cao sức khoẻ con người là một đòi hỏi chính đáng mà xã hội phải đảm bảo. Tuy nhiên, mức độ đảm bảo sức khoẻ cho dân cư ở mỗi quốc gia rất khác nhau bởi sự khác nhau về tình hình dân số và các điều kiện kinh tế - xã hội, tự nhiên khác.

Thể lực của NNL đáp ứng nhu cầu XKLĐ được biểu hiện qua các yếu tố sau

chiều cao, cân nặng, giới tính, độ tuổi, sức chịu đựng....:

Chiều cao: Chiều cao là lợi thế và cũng là yếu tố đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. So với thế giới, tầm vóc và thể lực của NLĐ Việt Nam thuộc loại trung bình thấp, tỷ lệ thấp còi cao hơn nhiều nước trong khu vực và thế giới. Chiều cao trung bình của nam thanh niên (15-29 tuổi) là 163,3 cm, nữ thanh niên là 153 cm. Chiều cao của thanh niên 15 tuổi thấp hơn so với chuẩn quốc tế 8,34 cm đối với nam , 9,13 cm đối với nữ, thấp hơn thanh niên Nhật Bản là 8 cm đối với nam, 4 cm

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 06/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí