Đố I Chi Ế U K Ế T Qu Ả Phân Tích Mô Hình V Ớ I N Ộ I Dung Đ Ánh Giá V Ề S Ự Bi Ế N Độ Ng Và Th Ự C Tr Ạ Ng Ho Ạ T Độ Ng Đầ U T Ư Kinh Doanh Trái


gia nhiều vào hoạt động của ngân hàng góp vốn. Trong nghiên cứu của mình vào năm 1999, Chhibber và Mujamdar cho rằng tỷ lệ vốn góp là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cổ đông nước ngoài có thể có những tác động nhất định. Hiện nay, theo luật định các cổ đông nước ngoài được tham gia sở hữu tối đa 30% cổ phần của ngân hàng Việt Nam và sự hiện diện của người đại diện vốn nước ngoài trong hội đồng quản trị của ngân hàng vẫn còn hạn chế. Do đó ảnh hưởng của họ đến ra quyết định trong quản trị công ty là hạn chế. Ngoài ra, các tổ chức nước ngoài nắm cổ phần của các ngân hàng Việt Nam trong thời gian tương đối ngắn, phần lớn là từ năm 2006 trở lại đây. Những đặc điểm này là tương đồng với trường hợp của khối ngân hàng Colombia trong những năm 1990 (Barajas và cộng sự, 1999). Cuối cùng, vai trò chưa được phản ánh rõ rằng còn có thể bắt nguồn từ hiệu ứng “người đi nhờ” trong hoạt động quản trị công ty khi mà cơ cấu sở hữu được đa dạng hóa. Theo đó các cổ đông là các ngân hàng thương mại nước ngoài còn thiếu tích cực tham gia vào điều hành hoạt động của ngân hàng được góp vốn do những sự khác biệt về địa lý, tập quán và văn hóa (Chhibber và Majumdar, 1999).

Đối với sự ảnh hưởng của nhân tố thị trường đến hoạt động đầu tư trái phiếu của ngân hàng thương mại, kết quả của mô hình tác động ngẫu nhiên cũng cho những kết luận thống nhất với mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất. Quy mô phát triển của thị trường trái phiếu có ảnh hưởng cùng chiều đến quy mô đầu tư kinh doanh trái phiếu tại các ngân hàng thương mại. Đồng thời, quy mô của trái phiếu chính phủ trên thị trường trái phiếu có quan hệ ngược chiều với tỷ suất sinh lời của hoạt động đầu tư trái phiếu trong khi mối quan hệ này đối với quy mô của trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường trái phiếu là cùng chiều. Kết quả của mô hình tác động ngẫu nhiên cũng một lần nữa khẳng định kết luận về tác động ngựợc chiều của tăng trưởng kinh tế đến hoạt động đầu tư trái phiếu của các ngân hàng thương mại, khi mà hệ số của biến GGDP trong mô hình tác động ngẫu nhiên mang dấu âm (-0.058)

2.2.3.5. Đối chiếu kết quphân tích mô hình vi ni dung đánh giá vsbiến động và thc trng hot động đầu tư kinh doanh trái phiếu ca NHTM Vit Nam giai đon 2009 – 2014

- Xét tổng thể từ năm 2009 đến năm 2014, trên cơ sở tổng tài sản ngân hàng


và tỷ lệ nợ xấu từ hoạt động tín dụng có xu hướng tăng, các NHTM đã tăng quy mô đầu tư kinh doanh trái phiếu. Xu hướng này là phù hợp với kết luận rút ra từ phân tích mô hình cho thấy tỷ lệ nợ xấu từ hoạt động tín dụng (NPL) và quy mô tài sản ngân hàng (LAS) có quan hệ cùng chiều đối với quy mô về đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM Việt Nam (BONDA).

- Nếu xét riêng từng ngân hàng, trong những năm gần đây BIDV và Agribank (những NHTM có cơ cấu sở hữu Nhà nước chiếm tỷ trọng rất cao) đang tập trung chiến lược tăng dần tỷ trọng nguồn vốn tập trung cho nghiệp vụ đầu tư kinh doanh trái phiếu (trong giai đoạn 2009-2014, Agribank đã tăng quy mô đầu tư gần 2.5 lần và BIDV tăng quy mô đầu tư gần 1.5 lần). Trong khi đó các ngân hàng có tỷ lệ sở hữu nhà nước giảm như Vietcombank thì lại thực hiện điều chỉnh giảm dần tỷ trọng trong tổng tài sản, còn ngân hàng Vietinbank cũng duy trì chiến lược giảm dần và ổn định tỷ trọng khoảng 14% trong tổng tài sản ngân hàng. Xu hướng này cũng phù hợp với kết luận rút ra từ phân tích mô hình cho thấy yếu tố cơ cấu sở hữu nhà nước (STATE) có quan hệ cùng chiều đối với quy mô về đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM (BONDA).

- Trong giai đoạn 2009 - 2014 tỷ suất sinh lời hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM Việt Nam có xu hướng giảm, cùng với xu hướng tăng dần tỷ lệ nợ xấu từ hoạt động tín dụng. Cụ thể, năm 2014 tỷ suất sinh lời đã giảm hơn 32% so với năm 2009. Xu hướng này cũng phù hợp với kết luận rút ra từ phân tích mô hình cho thấy yếu tố cơ cấu sở hữu nhà nước (STATE) và yếu tố tỷ lệ nợ xấu từ hoạt động tín dụng (NPL) cùng có quan hệ ngược chiều đối với tỷ suất sinh lời từ đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM (BONDI). Tuy nhiên, trong giai đoạn 2010-2011, một số NHTM Việt Nam đã thực hiện chiến lược bán cổ phần cho cổ đông nước ngoài, nhằm giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước (STATE) và tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài (FOR). Điều này đã có tác động làm tăng tỷ suất sinh lời trong hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM (đạt mức bình quân cao nhất là 0.126). Điều này phù hợp với kết luận rút ra từ phân tích mô hình cho thấy yếu tố cơ cấu sở hữu nước ngoài (FOR) có quan hệ cùng chiều đối với tỷ suất sinh lời từ đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM (BONDI). Tuy nhiên, áp lực từ việc tăng mạnh tỷ lệ nợ xấu từ hoạt động tín dụng của các NHTM, đồng thời với việc cơ cấu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

sở hữu Nhà nước vẫn duy trì ở mức tương đối cao trong các năm tiếp theo đã gây áp lực làm giảm tỷ suất sinh lời từ đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng thương mại (BONDI).

- Trong giai đoạn 2009 – 2014, nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái, đồng thời thị trường trái phiếu nói chung và thị trường trái phiếu chính phủ nói riêng ở Việt Nam đã có những bước tiến mạnh về quy mô và chất lượng, trở thành kênh quan trọng trong việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và hỗ trợ các NHTM thực hiện chiến lược tăng dần quy mô đầu tư kinh doanh trái phiếu của mình. Xu hướng này là phù hợp với kết luận rút ra từ phân tích mô hình cho thấy quy mô phát triển của thị trường trái phiếu (BMARKET) có ảnh hưởng cùng chiều, trong khi sự tăng trường nền kinh tế (GGDP) có tác động ngược chiều đến đến quy mô đầu tư kinh doanh trái phiếu tại các ngân hàng thương mại (BONDA).

Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng thương mại Việt Nam - 11

Tuy nhiên, tỷ suất sinh lời hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM Việt Nam có xu hướng giảm, cùng với xu hướng tăng dần của tỷ trọng dư nợ trái phiếu chính phủ trên thị trường trái phiếu Việt Nam và thường chiếm tỷ trọng lớn (hơn 96% tổng lượng trái phiếu được phát hành), bên cạnh đó là xu hướng giảm dần tỷ trọng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp. Tính đến cuối năm 2014, tổng dư nợ của trái phiếu doanh nghiệp chỉ khoảng 1.5-2%GDP. Xu hướng này là phù hợp với kết luận rút ra từ phân tích mô hình cho thấy quy mô của trái phiếu chính phủ trên thị trường trái phiếu có quan hệ ngược chiều với tỷ suất sinh lời của hoạt động đầu tư trái phiếu của NHTM trong khi mối quan hệ này đối với quy mô của trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường trái phiếu là cùng chiều.

2.3. ĐÁNH GIÁ THC TRNG HOT ĐỘNG ĐẦU TƯ KINH DOANH TRÁI PHIU CA NHTM VIT NAM

2.3.1. Kết quả đạt được

Nhìn chung, hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ 2009-2014 đã đạt được những kết quả đáng kể như:

- Một là, về cơ bản hầu hết các NHTM Việt Nam đã có đầy đủ những điều kiện cơ bản cần thiết nhằm thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu trong chiến lược hoạt động và phát triển của mình. Cụ thể:


+Thị trường trái phiếu Việt Nam đã có một quá trình hình thành, phát triển trong suốt hơn 10 năm qua song song với thị trường cổ phiếu niêm yết. Bên cạnh đó, thị trường trái phiếu nói chung và thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) nói riêng đã có những phát triển về quy mô và chất lượng, trở thành kênh quan trọng trong việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước (NSNN), và hỗ trợ hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của hệ thống NHTM.

+Khung pháp lý cho hoạt động của thị trường trái phiếu liên tục được ban hành, chỉnh sửa hoàn thiện theo thông lệ thị trường quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia hoạt động trên thị trường. Đồng thời, trong thời gian qua các cơ quan chức năng cũng thực hiện ban hành nhiều văn bản pháp quy quy định cụ thể đối với hoạt động này của NHTM. Có thể nói với hệ thống pháp lý hiện hành, với cách tổ chức gắn kết chặt chẽ thị trường sơ cấp với thứ cấp, hệ thống trái phiếu ngắn hạn với dài hạn, cùng cơ chế đấu thầu, niêm yết, giao dịch, lưu ký, thanh toán được kết nối hoàn toàn, thị trường trái phiếu nói chung và thị trường trái phiếu Chính phủ nói riêng không chỉ là kênh huy động vốn hiệu quả cho ngân sách, mà đang dần tiến tới là một thị trường trọng điểm, làm cơ sở để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp như chiến lược Phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2020 đã đề ra, với định hướng, mục tiêu và giải pháp cụ thể, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thiện và phát triển thị trường TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương trên cơ sở gắn kết giữa thị trường chào bán sơ cấp và thị trường giao dịch thứ cấp. Đây cũng là cơ sở quan trọng để triển khai các hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu tại các ngân hàng thương mại nói chung.

+Tính đến thời điểm Quý III/2013, tất cả các NHTM đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu về vốn điều lệ theo quy định của NHNN Việt Nam. Ngoài ra, quá trình tái cơ cấu đã phần nào giúp cho hệ thống ngân hàng nâng cao chất lượng hoạt động và năng lực cạnh tranh. Các NHTM đang tiếp tục được tái cơ cấu hoặc sát nhập để giúp tăng quy mô, mạng lưới, tiết giảm chi phí và nâng cao năng lực quản trị, giúp ngân hàng sau sáp nhập trở thành những ngân hàng lớn mạnh và trút được nợ xấu.

+Các NHTM Việt Nam đã từng bước tập trung hiện đại hóa công nghệ ngân


hàng nhằm đáp ứng cơ bản những yêu cầu của cơ quan quản lý trong việc hình thành và thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh trái phiếu.

+Đội ngũ cán bộ trực tiếp đầu tư kinh doanh trái phiếu của các NHTM có khả năng đảm nhiệm được việc tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu. Đối với một số nghiệp vụ liên quan đến lĩnh vực đầu tư kinh doanh trái phiếu như tham gia giao dịch tại HNX (đấu thầu, giao dịch đặt lệnh trên hệ thống chuyên biệt v.v.) các cán bộ được yêu cầu phải tham gia đào tạo và có chứng chỉ hành nghề hoặc phải được cấp user (đối với hoạt động OMO).

- Hai là, cùng với việc tăng tổng tài sản ngân hàng, và tỷ lệ nợ xấu từ hoạt động tín dụng cũng có xu hướng tăng thì quy mô đầu tư kinh doanh trái phiếu do các NHTM thực hiện cũng tăng theo, đồng thời ngày càng phát huy vai trò trong quản lý nguồn vốn khả dụng và tính thanh khoản của toàn hệ thống được an toàn và hiệu quả.

- Ba là, từng bước đa dạng hóa các loại hình trái phiếu nắm giữ trong danh mục đầu tư theo chiến lược cân đối phù hợp giữa tỷ trọng của các loại trái phiếu ít rủi ro như Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương v.v và các loại trái phiếu doanh nghiệp (trong giai đoạn hiện nay các NHTM thường duy trì ổn định với tỷ trọng 70%-30% tương ứng với từng nhóm trái phiếu trong danh mục đầu tư) nhằm nâng cao tính cạnh tranh và tăng thu nhập cho ngân hàng.

- Bốn là, NHTM Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Ngân hàng nhà nước thực thi chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ thông qua khối lượng giao dịch nghiệp vụ OMO.

- Năm là, hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu có lãi, tình hình thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu tăng dần qua các năm, đồng thời tỷ lệ nợ quá hạn thấp, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.

- Sáu là, nhìn chung hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu trong thời gian qua đã có sự thay đổi cơ bản từ “bị động” sang “chủ động hơn”. Cụ thể:

+Đã trực tiếp tham gia vào các hoạt động bảo lãnh và đấu thầu trái phiếu, thay cho việc tham gia gián tiếp qua công ty chứng khoán trực thuộc như trước đây.

+Đã chủ động thực hiện chiến lược đa dạng hóa đối tác giao dịch, trực tiếp


liên hệ và thực hiện giao dịch mua bán thứ cấp với rất nhiều các đối tác khác, ngoài Công ty chứng khoán trực thuộc. Đây là các đối tác có tiềm năng mạnh và uy tín trên thị trường, bao gồm các NHTM, các công ty chứng khoán, Công ty bảo hiểm và các Quỹ đầu tư.

+Từ chỗ “bị động” trong hoạt động đầu tư – nghĩa là hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu chỉ được thực hiện khi ngân hàng có nguồn vốn nhàn rỗi sau khi đã đáp ứng nhu cầu cho vay nền kinh tế và cung ứng vốn trên thị trường liên ngân hàng và thường nắm giữ đến ngày đáo hạn của trái phiếu, sang trạng thái “chủ động hơn” là đã gắn liền với việc xây dựng và thực hiện hoạt động này theo các kế hoạch, chiến lược đầu tư cụ thể được phê duyệt trong từng năm/quý/tháng.

+Số liệu thống kê trong thời gian qua cho thấy tỷ trọng bình quân loại hình kinh doanh (Trading) và loại hình trái phiếu giữ đến ngày đáo hạn (HTM) đã có xu hướng tăng, đồng thời giảm dần tỷ trọng loại hình trái phiếu sẵn sàng để bán (AFS). Điều này cho thấy các NHTM đã tích cực thực hiện chiến lược chủ động, sẵn sàng mua bán trái phiếu trên thị trường, cân đối hợp lý hơn giữa các loại hình đầu tư. Bên cạnh đó, hệ thống NHTM Việt Nam đang có xu hướng giảm dần đối với thị trường sơ cấp và tăng dần trên thị trường thứ cấp (đối với hoạt động Outright – hoạt động mua bán hẳn). Điều này cũng thể hiện rõ sự chủ động trong hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của các ngân hàng theo hướng tăng cường mua bán trên thị trường thứ cấp, chứ không chỉ giới hạn đầu tư trên thị trường sơ cấp và nắm giữ đến ngày đáo hạn.

+Cùng với việc nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin theo hướng hiện đại hóa, tự động hóa đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết những khó khăn và tạo nên sự chủ động hơn trong hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu. Cụ thể, các ngân hàng có thể thực hiện 1 phần việc hạch toán, điều chỉnh, quản lý danh mục trái phiếu và nhiều nghiệp vụ khác liên quan đến đầu tư kinh doanh trái phiếu theo cách tự động, chứ không còn phải thực hiện thủ công và phức tạp như trước.

Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy sự thay đổi cơ bản trong hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của các NHTM từ “bị động” sang “chủ động”, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu và hiệu quả trong việc cân đối và quản lý nguồn vốn khả dụng toàn hệ thống


của các ngân hàng này.

- Bảy là, các ngân hàng cũng tăng cường công tác tự kiểm tra phát hiện sai sót, có biện pháp sửa chữa kịp thời, từng bước nâng cao chất lượng nghiệp vụ và khả năng điều hành của các bộ phận liên quan đối với hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu.

2.3.2. Hn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Nhng hn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của các NHTM Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng không tốt đến kết quả hoạt động này cả về lượng và chất trong thời gian tới.

- Một là, nguồn vốn tập trung cho nghiệp vụ đầu tư kinh doanh trái phiếu vẫn còn khiêm tốn nếu so sánh với tỷ lệ khoảng 20%-30% về quy mô đầu tư so với tổng tài sản của các ngân hàng hiện đại.

- Hai là, mặc dù xu hướng tăng dần của quy mô đầu tư kinh doanh trái phiếu và thu nhập thu được từ hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng đều tăng qua các năm, tuy nhiên tỷ suất sinh lời đối với hoạt động này lại có xu hướng giảm dần. Điều này phản ánh về mặt chất lượng thì hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của các NHTM là giảm.

- Ba là, hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu nhìn chung vẫn chủ yếu phục vụ hỗ trợ cho việc Quản lý kinh doanh nguồn vốn khả dụng của bản thân ngân hàng, đảm bảo duy trì khả năng thanh toán toàn hệ thống là chính, mà chưa phát huy vai trò là 1 công cụ thực hiện chính sách quản lý tài sản, đồng thời nâng cao và phát triển mạnh hoạt động tự doanh trái phiếu.

- Bốn là, các NHTM Việt Nam chưa thực hiện chiến lược đa dạng hóa danh mục trái phiếu đối với các loại trái phiếu bằng đồng ngoại tệ (đặc biệt là đồng USD). Bên cạnh đó, trong danh mục trái phiếu nẵm giữ của các NHTM vẫn theo xu hướng tập trung vào các loại trái phiếu có kỳ hạn ngắn hạn nhiều hơn. Bởi việc dự đoán và năng lực quản lý thanh khoản còn gặp nhiều hạn chế, nên thường mua các loại có kỳ hạn ngắn đề có tính thanh khoản cao và có thể tham gia OMO trúng tỷ lệ cao hơn. Điều này sẽ có ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của


một số Ngân hàng do việc nắm giữ nhiều hơn đối với trái phiếu kỳ hạn ngắn cùng với các mức lãi suất thấp sẽ giảm lợi nhuận thu được. Cụ thể, trong thời gian qua, Agribank có xu hướng tăng quy mô đầu tư kinh doanh trái phiếu nhưng tỷ suất lợi nhuận thu được từ hoạt động này lại giảm mạnh do tỷ lệ nắm giữ trái phiếu ngắn hạn là tương đối cao.

- Năm là, nhìn chung đối với hầu hết các NHTM Việt Nam trong thời gian qua thì chiến lược thực hiện, quy trình thực hiện cũng như phương pháp quản trị rủi ro trong hoạt động này vẫn còn đơn giản và nhiều bất cập; văn hóa quản trị rủi ro vẫn chưa được thấm nhuần trong hoạt động đầu tư kinh doanh của NHTM. Hay nói cách khác, nghiệp vụ quản trị rủi ro trong lĩnh vực này tại nhiều NHTM chưa được quan tâm, đầu tư và chú trọng phát triển. Mặt khác, tại nhiều NHTM quy trình thực hiện quản trị rủi ro trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh trái phiếu hầu như không có hoặc nếu có thì rất sơ sài, thiếu nhiều bước thực hiện như: nhận diện các loại rủi ro, phân tích rủi ro hay giám sát rủi ro v.v. Hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ, hệ thống cảnh báo sớm chưa được chú trọng phát triển, cụ thể các NHTM Việt Nam không sử dụng các mô hình toán thống kê để xây dựng các công cụ để đo lường rủi ro (sự biến động giá) của từng trái phiếu nói riêng và của danh mục đầu tư kinh doanh trái phiếu mà Ngân hàng nắm giữ nói chung khi có sự thay đổi của lãi suất. Hay nói cách khác, các ngân hàng chưa áp dụng các công cụ phổ biến như Duration, Convexity, VaR v.v để thể hiện số lỗ tiềm ẩn từ trạng thái đầu tư của một danh mục hoặc của toàn bộ ngân hàng do biến động bất lợi của thị trường trong một khoảng thời gian nhất định. Nhiều NHTM cũng thường không áp dụng các phân tích tình huống (scenario analysis) và phân tích thử nghiệm căng thẳng (stress test) nhằm giúp ngân hàng biết được mức độ rủi ro trong các điều kiện bất thường của thị trường. Như vậy, nhìn chung các NHTM Việt Nam chưa có những biện pháp để giám sát hay phòng ngừa rủi ro khi rủi ro xuất hiện.

- Sáu là, việc triển khai được những sản phẩm, hoạt động mới liên quan đến trái phiếu chưa được phát triển. Các NHTM đến nay mới chỉ triển khai thực hiện một số các nghiệp vụ đầu tư kinh doanh trái phiếu cơ bản, một số sản phẩm chỉ dừng lại ở mức thí nghiệm mà chưa thực sự đa dạng hoá và thực hiện thường xuyên


bao gồm nghiệp nghiệp vụ phái sinh, mua bán các loại trái phiếu ngoại tệ do Chính phủ Việt Nam hoặc quốc tế phát hành v.v..

- Bảy là, trong thực tế còn một số rủi ro tác nghiệp khác trong hoạt động đầu tư kinh doanh vẫn luôn tiềm ẩn và ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng:

+Về hợp đồng giao dịch mua, bán, repo trái phiếu v.v.: Mặc dù trong quá khứ, Hiệp hội Ngân hàng đã từng ban hành mẫu hợp đồng giao dịch trái phiếu. Tuy nhiên, mẫu hợp đồng này quá rườm rà, không phù hợp với thực tế và không được quy định về mặt pháp lý chặt chẽ. Do vậy, hiện nay các ngân hàng ở Việt Nam thực hiện giao dịch trái phiếu trên cơ sở các mẫu hợp đồng do các bên tự soạn thảo, thống nhất với nhau. Do vậy rất dễ gây nên phiền toái và khó khăn trong việc xử lý trong và sau khi giao dịch nếu có tranh chấp xảy ra. Mặt khác, đối với các giao dịch trái phiếu với đối tác nước ngoài thì luôn yêu cầu mẫu hợp đồng ISDA (mẫu hợp đồng theo quy định quốc tế), nhưng hiện tại Sở Giao Dịch vẫn chưa áp dụng loại mẫu hợp đồng này.

+Rủi ro về thời gian lưu ký và chuyển lưu ký: Hiện nay, các hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của bất kỳ tổ chức, NHTM nào đều phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề lưu ký và chuyển lưu ký trái phiếu của tổ chức, NHTM đó với tổ chức lưu ký trái phiếu. Cùng với những thủ tục và quy định rườm rà như hiện nay, trong trường hợp việc lưu ký và chuyển lưu ký trái phiếu có xảy ra nhầm lẫn hoặc sai sót, hoặc chậm hơn so với dự kiến (nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan) đều làm ảnh hưởng đến việc giao dịch trái phiếu giữa các bên, thậm chí dẫn đến việc hủy bỏ giao dịch đã được thỏa thuận trong hợp đồng trước đó cùng với việc giải quyết các tranh chấp xảy ra.

2.3.2.2. Nguyên nhân

-Nguyên nhân khách quan

- Một là, thực trạng hoạt động của thị trường trái phiếu ở Việt Nam hiện nay được đánh giá là một trong những nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng mạnh và có ý nghĩa lớn đến chất lượng hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam.


+ Nếu so với các nước trong khu vực và quốc tế thì quy mô, mức độ phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam còn khiêm tốn, tổng giá trị trái phiếu phát hành thấp, có nhiều loại trái phiếu nhưng chủ yếu là Trái phiếu Chính phủ với quy mô phát hành là lớn nhất, tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp thấp; chưa xây dựng được hệ thống các nhà tạo lập thị trường, thiếu các tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp, các hoạt động repo, giao dịch trái phiếu chưa phát triển, các loại hình nhà đầu tư tham gia còn hẹp, chủ yếu mới tập trung ở các NHTM, các hệ thống thông tin về thị trường còn phân tán, chưa minh bạch, chưa tạo dựng được các chuẩn mực về kinh doanh như đường cong chuẩn về lãi suất cho thị trường.

+ Việc xác định lãi suất chỉ đạo đôi khi chưa căn cứ vào tình hình biến động của nền kinh tế, không phản ánh xác thực tình hình thị trường; Hình thức trái phiếu chưa phong phú, đặc biệt đối với các trái phiếu ngoại tệ thì KBNN không phát hành nữa.

- Hai là, cùng với sự biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước, và ảnh hưởng từ sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thị trường tiền tệ trong và ngoài nước thường xuyên có những biến động khó lường. Điều này đã tạo nên sự biến động khó lường đối với các yếu tố như tỷ giá, lãi suất tiền gửi, tiền vay, lãi suất giao dịch trái phiếu v.v..từ đó sẽ ảnh hưởng lên sự biến động của nguồn vốn huy động, chiến lược đầu tư và nguồn vốn thanh khoản của hệ thống NHTM.

- Ba là, hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách nói chung và liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu nói riêng chưa được hoàn thiện, nhiều thủ tục pháp lý còn rườm rà, gây phiền toái, thiếu đồng bộ và không ổn định trong các quy định pháp lý. Chẳng hạn các NHTM đã gặp khó khăn trong việc xin giấy phép đầu tư kinh doanh trái phiếu ngoại tệ trên thị trường trái phiếu quốc tế. Điều này tạo nên một môi trường không thuận lợi cho các chủ thể trong nền kinh tế tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu, trong đó có hệ thống NHTM.

- Bốn là, do hiểu được tầm quan trọng và vai trò ngày càng tăng của hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu trong hoạt động chung của Ngân hàng, các NHTM đã và đang rất quan tâm và tích cực đẩy mạnh hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của mình nhằm tìm kiếm lợi nhuận, nâng cao năng lực cạnh tranh v.v.


điều này dẫn đến mức độ cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh trái phiếu giữa các NHTM với nhau, giữa Ngân hàng thương mại với các tổ chức kinh doanh trái phiếu khác ngày càng khốc liệt và gay gắt hơn.

-Nguyên nhân chquan

- Mt là, cơ cu shu ngân hàng chưa phù hp: tlshu Nhà nước tương đối cao, tlshu nước ngoài li khá khiêm tn.

Trước năm 1990, hệ thống NHTM Việt Nam hoàn toàn do Nhà nước sở hữu 100% (hệ thống NHTM một cấp). Tuy nhiên, sau một thời gian cải cách kinh tế, đến tháng 05/1990, Nhà nước sắp xếp lại hệ thống ngân hàng quốc gia, thành lập hệ thống ngân hàng hai cấp, cho phép các ngân hàng nước ngoài tham gia thành lập ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng, cấp giấy phép cho thành lập ngân hàng cổ phần. Trên cơ sở đó, cơ cấu sở hữu Nhà nước trong hệ thống NHTM đã giảm đáng kể.

Tuy nhiên nếu xét riêng phạm vi 04 NHTM (Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank) mặc dù Vietcombank và Vietinbank là 02 NHTM đã thực hiện chiến lược bán cổ phần cho các đối tác chiến lược nước ngoài nhằm giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước đồng thời nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong cơ cấu sở hữu ngân hàng, nhưng nhìn chung tỷ lệ sở hữu nhà nước tại các NHTM này vẫn còn tương đối cao (tính đến thời điểm 31/12/2014, tỷ lệ sở hữu nhà nước tại Vietcombank và Vietinbank lần lượt là hơn 77% và hơn 64%). Bên cạnh đó, 02 NHTM còn lại là Agribank và BIDV vẫn thường xuyên duy trì tỷ lệ sở hữu Nhà nước gần như tuyệt đối (khoảng 95%-100%) và không tồn tại tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Như vậy về tổng thể, tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại hệ thống các NHTM này còn tương đối cao, trong khi đó tỷ lệ sở hữu nước ngoài lại khá khiêm tốn. Chính việc tỷ lệ sở hữu Nhà nước luôn duy trì ở mức cao như vậy phần nào dẫn đến việc phân phối và sử dụng vốn không hiệu quả, năng lực lãnh đạo còn nhiều hạn chế, tăng chi phí giao dịch, giảm cạnh tranh và từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển và chất lượng của các hoạt động ngân hàng, trong đó bao gồm cả hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu. Bằng chứng thực tế cho thấy, những thất bại lớn nhất lịch sử ngân hàng thế giới là do các ngân hàng quốc doanh gây ra. Hai ngân hàng có lịch sử lâu đời là Crédit


Lyonnais (Pháp) và Banespa (Braxin), khi còn nằm trong tay của Nhà nước, mỗi ngân hàng đã thua lỗ khoảng 22-28 tỷ đô la. Ngoài ra, tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các NHTM đang ở mức khiêm tốn do việc khống chế tỷ lệ sở hữu 30% vốn điều lệ ngân hàng khiến nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy không mặn mà, đồng thời có tình trạng các nhà quản trị ngân hàng chưa thực sự muốn tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại ngân hàng mình do sợ mất quyền làm chủ.

- Hai là, tlnxu thot động tín dng ngân hàng có xu hướng tăng.

Trong giai đoạn vừa qua, tín dụng cho nền kinh tế tăng nhanh nhưng chất lượng tín dụng của các TCTD thấp, nợ xấu tăng cao. Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng đã thực hiện giảm tỷ lệ nợ xấu bằng cách bán lại các khoản nợ xấu cho VAMC. Hay nói một cách khác, nợ xấu chỉ mới giải quyết ở khâu ngân hàng mà chưa bán ra thị trường và thu tiền về. Bên cạnh đó, về thực chất tỷ lệ nợ xấu của các NHTM là cao hơn so với các con số đã được từng ngân hàng công bố, đồng thời xu hướng tăng dần tỷ lệ nợ xấu của các NHTM là khá rõ nét trong giai đoạn vừa qua dotăng trưởng tín dụng thấp, tiến độ giải quyết nợ xấu của VAMC còn chậm. Kể từ khi thành lập đến cuối năm 2014, VAMC đã mua nợ xấu từ 39 TCTD với tổng giá trị nợ gốc đạt

121.000 tỷ đồng và đã thu hồi được trên 4.100 tỷ đồng [33]. Nhìn chung số lượng nợ xấu được VAMC xử lý còn rất thấp. Nợ xấu gia tăng đang là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đến sự phát triển và tính bền vững trong hoạt động ngân hàng nói chung, đồng thời có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của các NHTM Việt Nam.

- Ba là, mt scơ chế chính sách ca ni bngân hàng thương mi chưa linh hot và hiu qu:

+ Cơ chế điều hành và quản lý nguồn vốn khả dụng của một số ngân hàng, chẳng hạn Agribank, chưa thực sự linh hoạt và hiệu quả, đặc biệt là cơ chế quản lý vốn tập trung và điều hòa vốn nội bộ còn nhiều bất cập. Điều này dẫn đến việc nguồn vốn thanh khoản của toàn bộ hệ thống là không ổn định và có nhiều biến động khó lường.Chính vì vậy, chiến lược và việc ra quyết định trong hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu bị ảnh hưởng nhiều, chủ yếu tập trung đầu tư vào các loại trái phiếu Chính phủ và ngắn hạn.

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 21/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí