Các Công Trình Nghiên Cứu Của Các Tác Giả Người Việt Nam


nghiên cứu Les Travaux Publics Del’Indochine xuất bản năm 1926. Công trình này đã được Kỹ sư Nguyễn Trọng Giai dịch ra tiếng Việt với nhan đề “Các công trình giao thông công chính Đông Dương” được NXB Giao thông vận tải xuất bản năm 1998, bao gồm 2 phần: Phần mở đầu có 5 chương và phần thứ hai nói về khai thác (tổng cộng 219 trang). Liên quan đến đề tài, tác giả nói về tuyến đường sắt, đặc biệt là đoạn đường sắt đi Vân Nam. Vì đây là tuyến đường sắt được chính quyền thuộc địa nhượng cho Công ty hỏa xa Vân Nam bỏ vốn xây dựng và được trực tiếp khai thác. Trang 38 cho ta biết, năm 1924 công ty đã nộp cho Chính phủ Liên bang ngoài số tiền trả lãi về công trái là 550.000$ bằng khoảng 0,9% số vốn do Liên bang bỏ ra. Hệ thống đường sắt do Liên bang tự khai thác, sau khi trừ mọi chi phí cũng cho một số thực lãi là 281.000$ khoảng 0,34% số vốn bỏ ra. Đoạn Hải Phòng - Lào Cai được đề cập ở trang 156. Tác giả A.A.Pouyanne là Tổng Thanh tra Công chính Đông Dương nên trong tác phẩm của mình, ông đã đề cập khá cụ thể các biện pháp đầu tư và khai thác nhằm mang lại hiệu quả của những công trình đã thiết lập. Để có được những nội dung cụ thể, tác giả đã tổng kết công tác xây dựng của Pháp từ khi bắt đầu xâm chiếm cho đến năm 1925, qua đó giúp người đọc có thể hiểu phương thức kinh doanh và quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông công chính của người Pháp trước đây. Có lẽ do ông là người Pháp và đứng ở cương vị là Tổng Thanh tra Công chính Đông Dương nên trong tác phẩm, tác giả đã phần nào hạn chế đề cập đến thành quả lao động, mồ hôi nước mắt, kể cả xương máu của hàng chục vạn người dân Đông Dương đã đổ ra để xây dựng nên các công trình này.

Trong cuốn Histoire de la Banque de l’Indochine (1875-1975) của Marc Meuleau, ở chương X, cung cấp những thông tin về việc phát triển của ngành ngoại thương, đó là việc tài trợ cho các thương vụ lớn và việc hối đoái. Trang 466-467 cho biết: trong quá trình hoạt động, Ngân hàng Đông Dương đã phải cạnh tranh với nhiều ngân hàng khác cũng có mặt tại Việt Nam. Mặc dù vậy Ngân hàng Đông Dương vẫn giữ được vị trí của mình. Chương XI, đề cập đến tín dụng cho vay của ngân hàng tại Việt Nam. Chương XIII, nói về việc Ngân hàng Đông Dương phải từ bỏ ưu quyền phát hành tiền tệ của mình từ ngày 25/9/1948 (trang 663).


Tác giả Naville Pierre với công trình La guerre du Việt Nam, Paris, 1949. Trang 109 cho biết, số vốn của Ngân hàng Đông Dương năm 1946 là 157,5 triệu francs; đó là vốn biểu hiện trên sổ sách nhưng thực tế trị giá trên thị trường chứng khoán (bourse) là 3.780 triệu francs, nghĩa là hơn gấp 24 lần.

Nói về chức năng phát hành tiền tệ của Ngân hàng Đông Dương đã có nhiều tác giả đề cập đến, như Vally với cuốn Các ngân hàng thuộc địa phát hành Pháp, Paris, 1923; A. Toujet với cuốn Le régime monétaire Indochinoise (Chế độ tiền tệ Đông Dương), Paris, 1939... có liên quan đến luận án ở nhiều mức độ khác nhau cũng được chúng tôi tiếp cận và tham khảo.

Các tạp chí chuyên ngành như Bulletin économique de l’Indochine (Tập san Kinh tế Đông Dương), Annuaire statistiques de l’Indochine (Niên giám thống kê Đông Dương), Journal Officiel de l’Indochine française (Công báo của Đông Dương thuộc Pháp), L’Eveil économique de l’Indochine (Sự thức tỉnh kinh tế Đông Dương), Bulletin officiel de la Cochinchine française… là những nguồn tài liệu tham khảo dày dặn, có giá trị rất lớn về lịch sử kinh tế, tài chính Đông Dương. Quan trọng nhất là những nghị định, sắc lệnh, những vấn đề liên quan đến Việt Nam thời thuộc Pháp đều được công bố trên các tạp chí này.

1.2.2. Các công trình nghiên cứu của các tác giả người Việt Nam

Bên cạnh nguồn tư liệu lưu trữ, nguồn tư liệu do các tác giả nước ngoài viết thì nguồn tư liệu do các tác giả trong nước viết cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu.

Đề tài tiền tệ Việt Nam thời Pháp thuộc đã thu hút nhiều tác giả nghiên cứu. Trong số những tác giả nghiên cứu về tiền tệ nổi bật là tác giả Phạm Thăng với công trình nghiên cứu Tiền tệ Việt Nam theo dòng lịch sử, NXB Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Tây Đức (1990) và tái bản lần thứ hai vào năm 1995 tại Canada, viết về tiền tệ Việt Nam là rõ nét nhất với tổng cộng 463 trang. Trong tác phẩm của mình, tác giả đã trình bày theo thứ tự thời gian những chuyển biến liên quan đến tiền tệ Việt Nam và nêu lại những đồng tiền, những tờ giấy bạc mà ông cha ta đã sử dụng đặc biệt là đồng bạc Đông Dương được Pháp cho phát hành và lưu hành ở Việt Nam trong suốt thời gian Pháp đô hộ Việt Nam, cụ thể như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 231 trang tài liệu này.


- Phần 1: Tác giả giới thiệu về đại cương địa lý Việt Nam

Hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam từ năm 1875 đến năm 1945 - 4

- Phần 2: Tiền tệ Việt Nam theo dòng lịch sử, được chia làm 7 giai đoạn: Thượng cổ thời đại; Bắc thuộc thời đại; Tự chủ thời đại; Nam Bắc phân tranh thời đại; Nhà Nguyễn Tây Sơn; Nhà Nguyễn Gia Long; Cận kim thời đại.

Ở phần 2, tác giả giới thiệu về các triều đại và các loại tiền được lưu hành ở giai đoạn này trong đó tác giả có nói về thời Pháp đô hộ Việt Nam (trang 146). Liên quan đến đề tài là từ trang 197 đến trang 245 nói về các loại giấy bạc thời Pháp thuộc (1875-1945), tác giả đã trình bày rất tỉ mỉ về loại tiền do Ngân hàng Đông Dương phát hành tại Việt Nam. Tiền thời Nhật đô hộ (thời đệ nhị chiến - world war 2) 1943-1945 và tiền trong chiến khu Việt Minh (tức là sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công - Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cho phát hành tiền) cũng được tác giả đề cập đến. Một vấn đề liên quan đến đề tài nữa đã được tác giả nói đến đó là tiền bằng kim loại thời Pháp. Đặc biệt, trong tác phẩm có cả một danh sách tiền kim loại phát hành từ năm 1875 đến năm 1974. Ở trang 354, tác giả nói đến đồng bạc con cò, con ó hay là đồng kê ngân.

Có thể nói, quyển sách của tác giả Phạm Thăng là nguồn sử liệu quý giúp chúng tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận án. Tuy nhiên đây là cuốn sách như tựa đề đã ghi “Tiền tệ Việt Nam theo dòng lịch sử”, vì thế trong tác phẩm của mình, tác giả Phạm Thăng chỉ đề cập chủ yếu những vấn đề liên quan đến tiền tệ, và đây cũng chỉ là một lĩnh vực mà Ngân hàng Đông Dương được Chính phủ Pháp cho phép hoạt động kinh doanh: lĩnh vực phát hành tiền tệ.

Nghiên cứu về tiền tệ thời Pháp còn có tác giả Vũ Quốc Thúc với công trình, L’Economie communaliste du Vietnam (Kinh tế cộng sản của Việt Nam), Thèse Droit, Paris, 1951. Từ trang 167 đến trang 168 đã cung cấp những chỉ số đã chỉnh bằng cách chia các chỉ số lưu hành giấy bạc cho những chỉ số giá sinh hoạt, và nhân cho 100 (tác giả lấy chỉ số giá sinh hoạt của tầng lớp trung lưu ở Hà Nội đã được lấy từ các thống kê niên giám Đông Dương). Qua nghiên cứu tác giả đã chia làm 3 giai đoạn về chỉ số lưu hành giấy bạc: từ năm 1913 đến năm 1919; từ năm 1920 đến 1925 và từ năm 1925 đến 1939. Như vậy, sự phát triển của việc lưu hành


giấy bạc Đông Dương là song song với sự phát triển của hoạt động kinh doanh. Ở một khía cạnh nào đó, nó nói lên mức độ hiện đại của thuộc địa. Việc lưu hành giấy bạc luôn theo sát những biến động của tình hình kinh tế đặc biệt là về tiền tệ. Và điều này chỉ có thể thực hiện được từ một sự kiểm soát của một cơ sở phát hành là Ngân hàng Đông Dương.

Tác giả Phan Khoang với công trình nghiên cứu Việt Nam - Pháp thuộc sử, (tủ sách Sử học, Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa, 1971) gồm 5 thiên (479 trang) liên quan đến đề tài, trang 184 viết: Ngân hàng Đông Dương “chú trọng nhất tới việc tài trợ cho ngoại thương các hãng xuất nhập khẩu có nền tảng vững mạnh là những người đi vay ưu việt”. Trang 225 tác giả cung cấp cho ta thông tin rất quan trọng là: cho đến khi Ngân hàng Quốc gia Chiết Khấu Paris rút lui không hoạt động tại Viễn Đông, thì Ngân hàng Đông Dương là một ngân hàng lớn và duy nhất của Pháp hiện diện tại châu Á. Trong công trình, tác giả Phan Khoang đã tường thuật khá rõ nét về những biến cố của lịch sử dân tộc trước sự xâm lược của người Pháp. Theo tác giả viết các chương sách này, tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp để sửa sang lại cho thành một thiên sử đầy đủ và xác thực về cuộc thất bại của tổ tiên và để góp phần vào quyển Việt Nam Sử đại toàn thư sau này.

Khi nói về tín dụng thời Pháp, chúng ta phải nói đến tác giả Phạm Quang Trung với công trình Lịch sử tín dụng nông nghiệp Việt Nam (1875-1945). Tác phẩm này gồm 2 phần (472 trang):

- Phần thứ nhất: Bối cảnh lịch sử của tín dụng nông nghiệp (gồm 2 chương).

- Phần thứ hai: Các tổ chức tín dụng nông nghiệp ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc (gồm 3 chương).

Liên quan đến đề tài là phần II, chương I (Chính quyền thực dân Pháp và Ngân hàng Đông Dương với định chế tín dụng “cho vay theo mùa”). Ở phần này, tác giả nêu các quy chế, các bước thực hiện và hoạt động của cho vay theo mùa. Chương II, đề cập đến sự ra đời, nguồn vốn và quá trình hoạt động của các SICAM ở Nam Kỳ.


Chương III, Mục I - Quá trình thiết lập các Ngân hàng Nông phố (viết tắt: CPA). Ở phần này, tác giả đề cập đến sự ra đời, chức năng và cơ chế tổ chức vận động của các Ngân hàng Nông phố. Nguồn vốn chủ yếu để các SICAM hay các CPA hoạt động đó là do Ngân hàng Đông Dương cung cấp dưới sự bảo trợ của chính quyền thực dân (trang 326).

Tác giả đã nghiên cứu và tham khảo một khối lượng tư liệu phong phú; hầu hết đều là tư liệu gốc, nằm trong các phông của hai Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I ở Hà Nội và II ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt là trong khoảng thời gian công tác tại Pháp, tác giả đã có điều kiện khai thác các nguồn tư liệu tại Trung tâm Lưu trữ các nước Pháp hải ngoại (C.A.O.M) tại Aix-En - Provence, Cộng hòa Pháp và tại Ngân hàng Quốc gia Nông nghiệp Pháp. Ngoài ra, còn có một khối lượng tư liệu đồ sộ từ nguồn báo chí, tạp san, niên giám thống kê và một số công trình nghiên cứu của người Pháp công bố trước kia và gần đây. Có thể nói công trình Lịch sử tín dụng nông nghiệp Việt Nam (1875-1945) của tác giả Phạm Quang Trung là một công trình lớn, một nguồn sử liệu có giá trị cho ta một cái nhìn tổng quát về hoạt động tín dụng ở Việt Nam đặc biệt là thời Pháp đô hộ.

Tác giả Nguyễn Thế Anh xuất bản công trình: Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ, được xuất bản năm 1970 ở Sài Gòn. Năm 2007, được sự đồng ý của tác giả NXB Văn học cho tái bản theo bản in năm 1970. Trong chương II, mục I (Công cụ kinh tế) tác giả đề cập đến hệ thống giao thông, các hải cảng… Qua những nghiên cứu này, tác giả đã giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về một số công trình giao thông mà người Pháp đã bỏ vốn đầu tư xây dựng tại Việt Nam thời thuộc Pháp.

Tảc giả Đinh Xuân Lâm (chủ biên) với công trình: Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập II (1858-1945), NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2010. Nội dung chia làm 4 phần, 12 chương (tổng cộng 383 trang). Liên quan đến đề tài, chương IV, phần II nói về sự chuyển biến cơ cấu kinh tế Việt Nam đầu thế kỷ XX. Chương VII, phần I, cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp và những biến đổi trong nền kinh tế Việt Nam. Trong công trình, tác giả ít nhiều cũng có đề cập đến chính sách đầu tư tài chính của Ngân hàng Đông Dương thông qua việc tài trợ vốn cho


các nhà kinh doanh đồn điền, các nhà xuất khẩu hay đầu tư vốn có cổ phần trong hãng Phông-ten… ít nhiều cũng có liên quan đến đề tài.

Ngoài ra, Ngân hàng Đông Dương còn được đề cập trong các công trình nghiên cứu, bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành cũng có nói về kinh tế tài chính của Việt Nam thời cận đại như: tác giả Nguyễn Đình Đầu với bài Tiền tệ Sài Gòn 1859-1954, Ngô Văn Hòa - Phạm Quang Trung với Hệ thống tiền tệ ở nước ta thời cận đại, Trần Thị Bích Ngọc với bài Tính chất độc quyền của hệ thống ngân hàng Pháp và ngân hàng Sài Gòn trước 1945 và bài Ngân hàng Pháp và Sài Gòn trước 1954, Nguyễn Anh Huy với bài Tiền tệ lưu hành tại Việt Nam qua những biến động của lịch sử thế kỷ XX… Trong những bài viết này, các tác giả đã cung cấp nhiều thông tin về tiền tệ thời Pháp thuộc giúp cho ta có cái nhìn khái quát về những tờ giấy bạc được Ngân hàng Đông Dương cho phát hành.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều công trình có liên quan gần hoặc xa với Luận án và được công bố dưới nhiều hình thức như: Lịch sử tín dụng, Lịch sử tiền tệ, Ngân hàng... Tuy nhiên, các tài liệu này chỉ mới quan tâm đến một khía cạnh, đến một lĩnh vực hoạt động nào đó mà Ngân hàng Đông Dương được phép hoạt động.

1.3. Các công trình nghiên cứu về tác động của Ngân hàng Đông Dương đối với kinh tế, xã hội Việt Nam thời thuộc Pháp

Ngân hàng Đông Dương ra đời và trở thành công cụ đắc lực để chính phủ Pháp nắm toàn bộ nền kinh tế Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. Có thể nói Ngân hàng Đông Dương đã cấu kết với chính quyền thực dân để nắm giữ mạch máu của nền kinh tế Đông Dương, trong đó có Việt Nam. Dĩ nhiên những chính sách đó đã tác động không nhỏ đến kinh tế, xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc. “Bản án chế độ thực dân Pháp” (Le Procès de la Colonisation française) là

tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc, viết bằng tiếng Pháp trong khoảng những năm 1921-1925, được Thư quán Lao động (Librairie du Travail) xuất bản lần đầu tiên năm 1925 tại Paris. Năm 1960, NXB Sự thật cho xuất bản bằng tiếng Việt lần thứ nhất và đã in trong tuyển tập của Hồ Chủ tịch. Tác phẩm gồm 12 chương (188 trang) nhưng liên quan đến đề tài là chương II - Việc đầu độc người bản xứ. Ở trang


43, tác giả đã đưa ra bức thư của ngài Xa-rô chỉ thị cho người thuộc quyền tăng số đại lý bán lẻ rượu và thuốc phiện ở các làng Việt Nam. Trang 44, đề cập đến việc người dân bị buộc phải uống rượu. Cuốn sách đã tố cáo tội ác của chủ nghĩa đế quốc Pháp đối với dân tộc Việt Nam cũng như các thuộc địa khác. Cuối tác phẩm, tác giả còn giới thiệu về trường Đại học Phương Đông và Thư gửi thanh niên Việt Nam. Tác phẩm đã cung cấp cho chúng tôi những hiểu biết về tội ác của Pháp đối với nhân dân Việt Nam và đóng một vai trò quan trọng giúp chúng tôi hoàn thành luận án.

Nguyễn Khắc Đạm với công trình Những thủ đoạn bóc lột của tư bản Pháp ở Việt Nam, NXB Văn-Sử-Địa, Hà Nội, 1957. Trong tác phẩm của mình, tác giả đã hệ thống hóa và phân tích sự bóc lột của tư bản Pháp trên tất cả các phương diện. Đồng thời chỉ ra những thủ đoạn bóc lột của thực dân đã tác động đến xã hội Việt Nam. Tác phẩm bao gồm 9 chương (334 trang) nhưng liên quan đến đề tài gồm các chương sau:

Chương II, mục IV - Những tập đoàn nắm giữ số vốn của tư bản Pháp ở Việt Nam. Phần 1, nói về tập đoàn Ngân hàng Đông Dương.

Chương III, Mục III - Sự kinh doanh về từng loại nông phẩm của tư bản Pháp ở Việt Nam. Phần này tác giả nói rất rõ về quá trình tư bản Pháp bỏ vốn kinh doanh lúa gạo, cao su… và chỉ ra những mánh khóe của tư bản Pháp trong việc khai thác cao su.

Chương V, Mục I: Chính sách công nghiệp của tư bản Pháp. Tác giả bàn về chủ trương và quan điểm của giới tư bản Pháp trong việc bỏ vốn đầu tư vào công nghiệp ở thuộc địa trong đó có Việt Nam. Nêu rõ quan điểm của tư bản Pháp là không phát triển công nghiệp thuộc địa và vạch trần thủ đoạn của Pháp là muốn biến Việt Nam thành thị trường độc chiếm của Pháp; ngoài ra còn một nguyên nhân nữa không kém phần quan trọng đó là kìm hãm sự phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam, người sinh trưởng ra trong chế độ tư bản Pháp và là kẻ đào mồ chôn chúng (trang 154). Mục II (Sự phát triển công nghiệp mỏ của tư bản Pháp) đề cập đến công ty khai thác than Bắc Kỳ con đẻ của Ngân hàng Đông Dương (trang


168-169). Ở mục III (Sự Phát triển công nghiệp chế biến của tư bản Pháp) nói về công ty cất rượu Đông Dương (tức hãng Phông-ten). Đây là công ty không chỉ có Ngân hàng Đông Dương mà còn có các quan chức chóp bu trong bộ máy của chính quyền thực dân góp vốn đầu tư mua cổ phần. Vì thế nó được nhà nước ưu ái rất nhiều trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Chương VI, mục I - Chính sách bóc lột về cho vay của tư bản Pháp (trang

209) đề cập đến hoạt động tín dụng cho vay của chính quyền thực dân mà đại diện là Ngân hàng Đông Dương đồng thời chỉ rõ những tác động của chính sách cho vay đối với đời sống nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ.

Chương VII, mục III - Mánh khóe thu thuế của thực dân Pháp, nói về tác hại của thuốc phiện, rượu. Mục VI, phần A-5. Đường sắt (trang 279) chỉ ra mục đích của thực dân Pháp trong việc xây dựng đường sắt ở Việt Nam.

Muốn nói cho đầy đủ những thủ đoạn bóc lột của tư bản Pháp ở Việt Nam trong non một thế kỷ xâm chiếm Việt Nam, một cuốn sách chưa đủ. Tuy nhiên, tác giả Nguyễn Khắc Đạm đã cung cấp một số tài liệu tương đối có hệ thống về lịch sử bóc lột của tư bản Pháp ở Việt Nam trong tác phẩm Những thủ đoạn bóc lột của tư bản Pháp ở Việt Nam. Mặc dù cuốn sách đã được xuất bản khá lâu (1957) nhưng có thể nói đây là một công trình có giá trị và giúp ích cho chúng tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu để thực hiện đề tài.

Tác giả Trường Chinh trong tác phẩm “Cách mạng Tháng Tám”, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1960, gồm 68 trang, đã vạch trần thủ đoạn của Pháp thông qua việc thiết lập Ngân hàng Đông Dương như sau: “Chiếm độc quyền phát hành giấy bạc, thiết lập một hệ thống ngân hàng đồ sộ cho vay lấy lãi, tư bản tài chính Pháp khác nào một con bạch tuộc già thò vòi sang Đông Dương hút máu mủ nhân dân Việt Nam, và Việt Nam thật ra là thuộc địa của Ngân hàng Đông Dương” (trang 44).

Tác giả Trần Văn Giàu - Đinh Xuân Lâm - Nguyễn Văn Sự - Đặng Huy Vận với công trình Lịch sử cận đại Việt Nam, tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1961, gồm 349 trang. Liên quan đến đề tài là chương XI. C. (Chính sách của Pháp từ 1885-1898), ở trang 164: chính sách thâm độc của Pháp trong việc lũng

Xem tất cả 231 trang.

Ngày đăng: 12/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí