Quy Định Chung Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Của Ngân Hàng Tmcp Việt Nam Thịnh Vượng


tổng chi phí của ngân hàng ở cả 3 năm. Đứng sau chi phí lãi thì chi phí hoạt động chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong tổng chi phí cụ thể năm 2010 chiếm 13,23%, năm 2011 chiếm 13,16% và năm 2012 chiếm 17,3%. Nguyên nhân có sự tăng mạnh trong năm 2012 vì năm 2012 là năm mà VPBank đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống nền tảng, mà trọng tâm là công tác đầu tư vào hệ thống quản trị rủi ro, hệ thống công nghệ thông tin và phát triển nhân sự. Chính vì vậy, chi phí hoạt động cũng tăng 578 tỷ đồng, tương ứng tăng 44% so với năm 2011. VPBank đã xác định nguồn nhân lực là yếu tố trọng tâm để thực hiện quá trình tái cơ cấu và chuyển đổi mạnh mẽ Ngân hàng. Để có thể gìn giữ và thu hút những nguồn nhân lực có chất lượng cao đóng góp cho quá trình tái cơ cấu và chuyển đổi toàn diện của Ngân hàng trong giai đoạn 2012 - 2017, VPBank đã chú trọng đến việc không ngừng nâng cao phúc lợi cho nhân viên. Do đó, chi phí nhân sự năm 2012 tăng 110 tỷ đồng (tăng 16%) so với năm 2011. Chi phí nhân sự cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng chi phí hoạt động năm 2012 (chiếm 42%). Ngoài ra, chi phí tài sản tăng 93 tỷ đồng (tăng 36%) do các hoạt động đầu tư phát triển mạng lưới, xây dựng trụ sở hoạt động, đầu tư công nghệ và tài sản cố định; Chi phí marketing (nằm trong chi phí quản lý, công vụ) tăng 58 tỷ đồng (tăng 83%) do các hoạt động tiếp thị, quảng cáo nhằm nâng cao hình ảnh của VPBank trên cả nước. Chi phí hoạt động dịch vụ biến động qua các năm, tăng từ 122.701 triệu đồng năm 2010 lên 437.276 triệu đồng năm 2011 và giảm xuống còn 401.035 triệu đồng năm 2012. Có thể thấy mức biến động chi phí cho hoạt động dịch vụ tương ứng với mức biến động của thu nhập, khi thu nhập từ hoạt động này bị sụt giảm thì chi phí cũng giảm. Tuy Ngân hàng cần có sự quản lý chi phí và hoạt động dịch vụ tốt hơn để mức tăng thu nhập luôn cao hơn mức tăng chi phí để làm tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Tương tự, các chi phí cho hoạt động kinh doanh ngoại hối vàng, mua bán chứng khoán đầu tư, mua bán chứng khoán kinh doanh cũng biến động tương ứng với mức trang trải cho hoạt động kinh doanh tạo ra mức thu nhập tương ứng cho ngân hàng.

2.2 Quy định chung về hoạt động cho vay tiêu dùng của của Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

2.2.1 Đối tượng cho vay

Hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân, hộ gia đình VP bank đã phân loại theo mục đích cho vay tiêu dùng như sau:

- Cho vay mua nhà cá nhân: Cơ hội sở hữu ngôi nhà mơ ước với sự hỗ trợ từ VPBank

- Cho vay cá nhân xây dựng/ sửa chữa nhà: Cơ hội nâng cao mức sống từ căn nhà mơ ước


36

- Cho vay mua ô tô cá nhân: Sản phẩm hỗ trợ tài chính cho cá nhân có nhu cầu mua ô tô phục vụ nhu cầu đi lại hoặc nhu cầu kinh doanh

- Cho vay hỗ trợ tài chính du học: Sản phẩm hỗ trợ du học sinh bổ túc hồ sơ du học và thanh toán các chi phí du học - Chắp cánh ước mơ

- Thấu chi cá nhân tiêu dùng: Sản phẩm cho phép khách hàng có một nguồn tiền mặt sẵn sàng bất kỳ lúc nào

- Tín chấp cán bộ công nhân viên và cấp quản lý: Không cần tài sản đảm bảo, khách hàng vẫn có thể được cấp tín dụng hạn mức cao với cơ chế ưu đãi đến từ VPBank

- Tín chấp cá nhân theo dư nợ thực tế: Đáp ứng mọi nhu cầu chi tiêu nhanh chóng, thuận tiện, không cần tài sản bảo đảm

2.2.2 Điều kiện cho vay

Tùy theo phương thức và mục đích vay mà VP Bank đưa ra các điều kiện khách nhau cụ thể:

- Cho vay mua nhà cá nhân: Mọi khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn hợp pháp, phù hợp với Quy định vay vốn của VP Bank để mua nhà; Có thu nhập hàng tháng từ 10 triệu đồng trở lên hoặc từ 20 triệu đồng trở lên nếu cả vợ/chồng cùng cam kết trả nợ; Có tài sản bảo đảm là Bất động sản của người vay hoặc của bố mẹ người vay hoặc Tài sản hình thành từ vốn vay; Có lịch sử vay trả nợ tốt (trong trường hợp đã từng vay vốn tại bất kỳ Ngân hàng nào)

- Cho vay cá nhân xây dựng/ sửa chữa nhà: Mọi khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn hợp pháp, phù hợp với Quy định vay vốn của VP Bank để xây sửa nhà; Có thu nhập hàng tháng từ 05 triệu đồng trở lên hoặc từ 10 triệu đồng trở lên nếu cả vợ/chồng cùng cam kết trả nợ; Có tài sản bảo đảm là Bất động sản của người vay hoặc của bố mẹ người vay hoặc Tài sản hình thành từ vốn vay; Có lịch sử vay trả nợ tốt (trong trường hợp đã từng vay vốn tại bất kỳ Ngân hàng nào).

- Cho vay mua ô tô cá nhân: Mọi khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn hợp pháp, phù hợp với Quy định vay vốn của VP Bank; Chứng minh được khả năng tài chính, thu nhập hàng tháng trên 8 triệu đồng; Có tài sản đảm bảo hoặc dùng chính ô tô cần mua làm tài sản đảm bảo; Có lịch sử vay trả nợ tốt (trong trường hợp đã từng vay vốn tại bât kỳ Ngân hàng nào).

- Cho vay hỗ trợ tài chính du học: Mọi khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn hợp pháp, phù hợp với quy định vay vốn của VP Bank; Chứng minh được khả năng tài


37


chính và nguồn trả nợ hay tài sản đảm bảo; Có lịch sử vay trả nợ tốt (trong trường hợp đã từng vay vốn tại bất kỳ Ngân hàng nào).

- Thấu chi cá nhân tiêu dùng: Mọi khách hàng cá nhân có nhu cầu phù hợp với quy định của VP Bank; Có thời gian công tác chính thức trên 12 tháng; Mức lương tối tiểu là 5 triệu đồng/ tháng.

- Tín chấp cán bộ công nhân viên và cấp quản lý: Mọi khách hàng ca nhân có nhu cầu phù hợp với quy định của VP Bank; Độ tuổi từ 22 đến 55 (nữ) và 60 (nam). Thời gian công tác chính thức là 3 tháng; Mức lương tối tiểu: 5 triệu đồng / tháng.

- Tín chấp cá nhân theo dư nợ thực tế: Mọi khách hàng cá nhân có nhu cầu phù hợp với quy định của VP Bank. Độ tuổi từ 22 đến 55 (nữ) và 60 (nam); Thời gian công tác chính thức là 3 tháng đối với cán bộ quản lý và 12 tháng đối với cán bộ không quản lý. Mức lương tối thiểu là 5 triệu đồng/ tháng; Thời hạn còn lại của Hợp đồng lao động phải lớn hơn thời gian vay vốn ít nhất 3 tháng.

2.2.3 Nguyên tắc cho vay

Để đảm bảo an toàn vốn trong quá trình cho vay các NHTM luôn phải tuân theo các nguyên tác sau:

- Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả: theo nguyên tắc này tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận giữa bên đi vay và bên cho vay. Khi cho vay ngân hàng sẽ cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng vay vốn và khách hàng phải cam kết sử dụng tiền vay đúng mục đích, điều này được ghi trong hợp đồng vay vốn. Ngân hàng có quyền từ chối và hủy bỏ yêu cầu vay vốn không được sử dụng đúng mục đích đã định. Việc sử dụng sai mục đích thể hiện sự thất tín của bên đi vay và hứa hẹn những rủi ro cho khoản vay. Do vậy, ngân hàng có trách nhiệm kiểm soát việc sử dụng vốn của khách hàng, nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thì ngân hàng phải áp dụng các chế tài thích hợp nhằm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng.

- Tiền vay phải hoàn trả đúng hạn đầy đủ cả gốc và lãi: hoàn trả là thuộc tính vốn có của tín dụng, sự hoàn trả là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng khi cho vay. Thu hồi nợ cả gốc và lãi đúng hạn là cơ sở để các ngân hàng tồn tại và phát triển. Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng chủ yếu là nguồn huy động. Khi tập trung huy động vốn, ngân hàng phải đảm bảo hoàn trả đầy đủ cho người gửi tiền khi họ có nhu cầu rút tiền. Vì vậy, ngân hàng cũng đòi hỏi người vay vốn phải đảm bảo trả cho ngân hàng đúng hạn. Nếu ngân hàng không thu hồi hoặc thu hồi không đúng hạn thì các khoản cho vay có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán và phá sản.



38

Để có thể thực hiện các nguyên tắc này trong quản lý tín dụng, ngân hàng phải xác định thời hạn cho vay và các kỳ hạn nợ của từng khoản vay đồng thời thường xuyên theo dõi và đôn đốc khách hàng trong việc trả nợ.

2.2.4 Thời hạn cho vay

Thời hạn cho vay phù thuộc vào mục đích cho vay và nhu cầu của khách hàng cụ

thể:


- Cho vay mua nhà cá nhân: Tối đa 20 năm.

- Cho vay cá nhân xây dựng/ sửa chữa nhà: Tối đa 15 năm.

- Cho vay mua ô tô cá nhân: Tối đa 60 tháng đối với sản phẩm ô tô cá nhân

thành đạt và tối đa 48 tháng đối với sản phẩm ô tô cá nhân kinh doanh.

- Cho vay hỗ trợ tài chính du học: Tối đa thời gian du học + 12 tháng.

- Thấu chi cá nhân tiêu dùng: Tối đa 12 tháng.

- Tín chấp cán bộ công nhân viên và cấp quản lý: Từ 6 tháng đến 36 tháng.

- Tín chấp cá nhân theo dư nợ thực tế: Tối đa là 36 tháng.

2.2.5 Tính lãi cho vay

- Cho vay mua nhà cá nhân: Lãi trả hàng tháng, gốc trả hàng tháng hoặc cuối kỳ

- Cho vay cá nhân xây dựng/ sửa chữa nhà: Lãi trả hàng tháng, gốc trả hàng kỳ.

- Cho vay mua ô tô cá nhân: Lãi trả hàng tháng, gốc trả hàng tháng hoặc cuối kỳ

- Cho vay hỗ trợ tài chính du học: Lãi trả hàng tháng, gốc trả hàng tháng hoặc cuối kỳ.

- Thấu chi cá nhân tiêu dùng: Lãi tính trên số tiền thấu chi và số ngày thấu chi thực tế, trừ vào TK của khách hàng vào cuối tháng.

-Tín chấp cán bộ công nhân viên và cấp quản lý: Lãi trả hàng tháng (tính trên dư nợ vay ban đầu), gốc trả hàng tháng hoặc cuối kỳ.

- Tín chấp cá nhân theo dư nợ thực tế: Lãi và gốc trả hàng tháng (tính trên dư nợ thực tế)

2.2.6 Hồ sơ cho vay.

Tùy thuộc vào mục đích và phương thức vay vốn mà Ngân hàng yêu cầu thủ tục và hồ sơ khác nhau tuy nhiên đều phải đầy đủ tính pháp lý và nội dung vay vốn cụ thể bao gồm:


39



hàng

Cho vay mua nhà cá nhân:

-Giấy CMND, hộ khẩu (KT3) của người vay và của vợ/chồng người vay

-Bản sao Giấy đăng ký kết hôn/ bản sao Giấy chứng nhận độc thân của Khách


-Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ (theo mẫu VPBank cung cấp)

-Các văn bản liên quan đến mục đích vay như: Hợp đồng mua nhà, giấy phép

xây dựng...

-Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính và nguồn trả nợ (Hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm, quyết định lương...)

-Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản bảo đảm

-Giấy tờ khác

Cho vay cá nhân xây dựng/ sửa chữa nhà:

-Giấy CMND, hộ khẩu (KT3) của người vay và của vợ/chồng người vay

-Bản sao Giấy đăng ký kết hôn/ bản sao Giấy chứng nhận độc thân của Khách hàng.

-Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ (theo mẫu VPBank cung cấp).

-Các văn bản liên quan đến mục đích vay như: giấy phép xây dựng, hợp đồng xây dựng...

-Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính và nguồn trả nợ (Hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm, quyết định lương...).

-Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản bảo đảm.

-Giấy tờ khác

Cho vay mua ô tô cá nhân:

-Giấy CMND, hộ khẩu (KT3) của người vay và của vợ/chồng người vay

-Bản sao Giấy đăng ký kết hôn/ bản sao Giấy chứng nhận độc thân của Khách hàng.

-Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ (theo mẫu VPBank cung cấp).

-Các văn bản liên quan đến mục đích vay như: Hợp đồng mua xe, hồ sơ về chiếc xe định mua, chứng từ tài chính


40

-Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính và nguồn trả nợ (Hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm, quyết định lương...).

-Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản bảo đảm.

-Giấy tờ khác

Cho vay hỗ trợ tài chính du học:

-Giấy CMND, hộ khẩu (KT3) của người vay và của vợ/chồng người vay

-Bản sao Giấy đăng ký kết hôn/ bản sao Giấy chứng nhận độc thân của Khách

hàng


-Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ (theo mẫu VPBank cung cấp)

-Các văn bản liên quan đến mục đích vay như: thông báo học phí của cơ sở đào

tạo, hóa đơn chi phí sinh hoạt ...

-Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính và nguồn trả nợ (Hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm, quyết định lương...)

-Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản bảo đảm.

-Giấy tờ khác

Thấu chi cá nhân tiêu dùng:

-Đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ

-Giấy đăng ký mở tài khoản (với Khách hàng vay vốn chưa có tài khoản tại VPBank)

-Bản sao CMT/ Hộ chiếu; Bản sao HKTT /KT3

-Tài liệu chứng minh vị trí công tác

-Tài liệu chứng minh mức lương và/hoặc thu nhập hàng tháng

-Bản sao chứng từ chứng minh thu nhập khác (nếu có)

-Giấy tờ liên quan đến TSBĐ (nếu có)

Tín chấp cán bộ công nhân viên và cấp quản lý:

-Đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ

-Giấy đăng ký mở tài khoản (với Khách hàng vay vốn chưa có tài khoản tại VPBank)

-Bản sao CMT/ Hộ chiếu; Bản sao HKTT /KT3


41


-Tài liệu chứng minh vị trí công tác

-Tài liệu chứng minh mức lương và/hoặc thu nhập hàng tháng

-Bản sao chứng từ chứng minh thu nhập khác (nếu có)

Tín chấp cá nhân theo dư nợ thực tế:

-Đề nghị vay vốn

-Giấy đăng ký mở tài khoản (với Khách hàng vay vốn chưa có tài khoản tại VPBank)

-Bản sao CMT/ Hộ chiếu;

-Bản sao HKTT /KT3

-Tài liệu chứng minh vị trí và thâm niên công tác (HĐLĐ; Quyết định bổ nhiệm; văn bản xác nhận của đơn vị)

-Tài liệu chứng minh mức thu nhập

2.2.7 Mức cho vay

- Cho vay mua nhà cá nhân: tối đa 100% chi phí mua nhà/xây dựng/sửa chữa nhà nhưng không vượt quá tỷ lệ cho vay trên TSBĐ do VPBank quy định.

- Cho vay cá nhân xây dựng/ sửa chữa nhà: tối đa 90% chi phí xây dựng/sửa chữa nhà nhưng không vượt quá tỷ lệ cho vay trên TSBĐ do VPBank quy định.Cho vay mua ô tô cá nhân: tối đa 100% giá trị xe nhưng không vượt quá tỷ lệ cho vay trên TSBĐ do VPBank quy định.

- Cho vay hỗ trợ tài chính du học: tối đa chi phí du học do cơ sở đào tạo cung cấp nhưng không vượt quá tỷ lệ cho vay trên TSBĐ do VPBank quy định.

- Thấu chi cá nhân tiêu dùng: tối đa 6 tháng lương, tối đa 200 triệu đối với hình thức tín chấp và tối đa 300 triệu đối với hình thức đảm bảo bằng tài sản.

- Tín chấp cán bộ công nhân viên và cấp quản lý: tối đa 12 tháng lương (tối đa 70 triệu đối với cấp nhân viên và tối đa 200 triệu đối với cấp quản lý).

- Tín chấp cá nhân theo dư nợ thực tế: tối đa 12 tháng lương, không quá 300 triệu đồng.


42

2.3 Thực trạng chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Khối Tín dụng Tiêu dùng (VPBCF) được VPBank thành lập từ năm 2011 nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính và cung cấp các sản phẩm tiện ích phù hợp cho hàng triệu người dân Việt Nam - những người có nhu cầu nâng cao đời sống. Kể từ đó, hoạt động tín dụng tiêu dùng đã phát triển rộng khắp cả nước về cả chiều rộng lẫn chiều sâu, đã mở kinh doanh, cung cấp các sản phẩm tài chính cho khách hàng của mình trên 58 tỉnh thành. Chất lượng cho vay tiêu dùng tại VP Bank được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

2.3.1 Chỉ tiêu định tính

- Cơ sở pháp lý: Nhìn chung các khoản cho vay của VP Bank đều đạt hiệu quả tốt, thực hiện đúng các quy định của nhà nước và NHNN, không có khoản nào vi phạm các quy định của pháp luật.

- Quy trình cho vay: Khách hàng được vay vốn đều có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật; quy trình cho vay cũng được tuyệt đối tuân thủ. Tuy nhiên quy trình cho vay tại ngân hàng vẫn còn một số quy định còn rờm rà gây khó khăn cho khách hàng khi muốn vay vốn.

- Uy tín của ngân hàng: VP Bank cũng đang dần nhận được những phản hồi tích cực từ phía khách hàng về thái độ phục vụ của nhân viên, tốc độ xử lý thủ tục, giấy tờ nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho khách hàng, và những đòi hỏi kiến nghị của khách hàng cũng nhanh chóng được giải quyết, đáp ứng kịp thời. Số lượng khách hàng tìm đến ngân hàng đang tăng lên khá cao, chứng tỏ Ngân hàng đang dần khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay.

2.3.2 Chỉ tiêu định lượng

2.3.2.1 Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ đối với cho vay tiêu dùng

- Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quí, năm. Sau đây là bảng doanh số cho vay tiêu dùng của VP Bank trong 2 năm 2011, 2012.


43


Bảng 2. 4 Doanh số cho vay tiêu dùng của VP Bank 2011 – 2012

Đơn vị: Triệu đồng



Chỉ tiêu

2011

2012

Chênh lệch

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Doanh số CVTD

6.828.973

7,80

21.632.717

19,54

14.803.744

216,78%

Tổng doanh số cho vay

87.550.929

100

110.709.915

100

23.158.986

26,45%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 51 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng - 4

( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của VP Bank năm 2011,2012)


Qua bảng số liệu trên ta thấy, giai đoạn 2011- 2012, doanh số cho vay tiêu dùng của VP Bank có sự tăng trưởng mạnh: từ 6.828.973 triệu đồng, chiếm 7,8% tổng doanh số cho vay năm 2010 tăng lên 21.632.717 triệu đồng, chiếm 19,54 % tổng doanh số cho vay năm 2012, tương ứng với mức tăng 216,78%. Đây thực sự là một kết quả rất đáng tự hào của Ngân hàng. Mặc dù khối tín dụng tiêu dùng của VP Bank mới được thành lập năm từ 2011 và năm 2011 – 2012 suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động bất lợi đến nền kinh tế nước ta, ảnh hưởng đến ngành ngân hàng nhưng tín dụng tiêu dùng VP Bank vẫn phát triển và mở rông rộng. Năm 2012 là một năm tăng trưởng và chuyển đổi mạnh mẽ đối với hoạt động tín dụng tiêu dùng. Trong giai đoạn này, mạng lưới phân phối đã được mở rộng nhanh chóng, thu hút được một lượng khách hàng lớn giúp cho doanh số bán hàng tăng lên với tốc độ vượt trội. Doanh số bán hàng lớn cũng đã tạo đà tăng trưởng doanh thu mạnh. Trong năm 2012, trọng tâm hoạt động của lãnh đạo khối tín dụng tiêu dùng là xây dựng một cơ sở hạ tầng mạnh và vững chắc để tạo nền tảng cho sự tăng trưởng kinh doanh trong tương lai. Một phần của nỗ lực này là việc khối tín dụng tiêu dùng VPBank đã triển khai hệ thống cho vay trọng tâm mới và được xem là thành tựu hàng đầu thế giới về việc ứng dụng công nghệ trong việc cải tiến ngành ngân hàng hiện nay. Ngoài ra bộ phận Phân tích Thông tin Kinh doanh cũng đã được thành lập để hỗ trợ hoạt động kinh doanh tín dụng tiêu dùng.

- Dư nợ cho vay tiêu dùng

Dư nợ cho vay tiêu dùng là số liệu phản ánh khối lượng tiền ngân hàng cung cấp cho hoạt động cho vay tiêu dùng tại một thời điểm xác định. Dư nợ cho thấy sự tín nhiệm của khách hàng với ngân hàng và dư nợ cao thể hiện mức độ phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng cao và uy tín của ngân hàng được nâng cao. Dư nợ cho vay tiêu dùng của VP Bank 2011- 2012 được thể hiện dưới bảng sau:


44

Bảng 2.5 Dư nợ cho vay tiêu dùng của VP Bank 2011 – 2012

Đơn vị: Triệu đồng



Chỉ tiêu

2011

2012

Chênh lệch


Số tiền

Tỷ trọng (%)


Số tiền

Tỷ trọng (%)


Tuyệt đối

Tương đối (%)

Tổng dư nợ

29.183.643

100

36.903.305

100

7.719.662

26,45

Dư nợ cho vay tiêu dùng


2.714.079


9,3


6.187.760


23


3.473.681


127,99

( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của VP Bank 2011, 2012)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, cùng với mức tăng của doanh thu cho vay tiêu dùng, dư nợ cho vay tiêu dùng đã tăng mạnh từ năm 2011 đến 2012. Năm 2011, dư nợ cho vay tiêu dùng là 2.714.079 triệu đồng chiếm 9,3% tổng dư nợ. Sang năm 2012, dư nợ cho vay tiêu dùng tăng lên là 60.187.760 triệu đồng chiếm 23% tổng dư nợ, tương ứng với mức tăng 127,99% so với năm 2011. Cho thấy, chất lượng cho vay tiêu dùng của VP Bank ngày càng được nâng cao, hoạt động cho vay ngày càng phát triển. Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trong 2 năm 2011, 2012 lần lượt là 9,3% và 23%, ta thấy đã có sự biến động lớn về tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ. Mặc dù năm 2012 nền kinh tế khó khăn, thu nhập của người dân bị ảnh hưởng, các nhu cầu về tiêu dùng không còn cao, các ngân hàng đều gặp nhiều khó khăn trong cho vay nói chung trong đó có cho vay tiêu dùng nhưng VP Bank vẫn đạt được con số ấn tượng. Năm 2012, chính sách điều hành lãi suất có nhiều thay đổi lớn và liên tục. Trần lãi suất huy động VNĐ ngắn hạn liên tục được hạ xuống từ 14%/năm trong những tháng đầu năm và kết thúc năm 2012 ở mức 8%/năm. Đồng thời, từ tháng 7/2012, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có chỉ đạo định hướng các NHTM giảm lãi suất cho vay xuống tối đa 15%/năm đã đẩy mạnh hoạt động cho vay tại ngân hàng, tạo điều kiện cho người dân vay vốn phục vụ nhu cầu và phát triển kinh tế.

- Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn:

Hiện nay, tại Ngân hàng VP Bank cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn được chia theo các sản phẩm và có tỷ trọng như sau:


45


Bảng 2.6 Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn của VP Bank

Đơn vị: Triệu đồng



Chỉ tiêu

2011

2012

Chênh lệch


Số tiền

Tỷ trọng (%)


Số tiền


Tỷ trọng (%)


Tuyệt đối


Tương đối (%)

Cho vay mua, sửa chữa nhà


1.397.278


51,48


3.435.926


55,53


2.038.648


145,90

Cho vay mua phương tiện đi lại


569.720


20,99


978.293


15,81


408.573


71,71

Cho vay tiêu dùng gia đình


479.173


17,66


894.219


14,45


415.046


86,62

Cho vay hỗ trợ tài chính du học


190.462


7,02


550.144


8,89


359.682


188,85

Cho vay thấu chi tài khoản


157.923


5,82


329.178


5,32


171.255


108,44

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của VP Bank 2011, 2012)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, cơ cấu cho vay phân theo mục đích sử dụng vốn là không đồng đều, chủ yếu tập trung vào cho vay mua, sửa chữa nhà, tỷ trọng biến động qua các năm.

Cho vay mua, sửa chữa nhà năm 2011 là 1.397.278 triệu đồng chiếm 51,48% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Sang năm 2012 tăng lên 3.835.926 triệu đồng chiếm 55.53% tổng dư nợ, mức tăng là 2.038.648 triệu đồng, tương ứng 145,90% so với năm 2011. Cho vay mua, sửa chữa nhà chiếm tỷ trọng lớn nhất vì nhu cầu nhà ở đối với người dân là rất cao, mỗi khoản vay đều có giá trị lớn. Bên cạnh đó, năm 2012 Chính phủ cùng với Ngân hàng Nhà nước đã có những chính sách để giải cứu thị trường bất động sản, có những chính sách hỗ trợ người dân mua nhà với lãi suất thấp, hay hỗ trợ


46

mua nhà giá rẻ cho người dân có thu nhập thấp, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho tỷ trong cho vay mua, sửa chữa nhà năm 2012 tăng mạnh.

Cho vay mua phương tiện đi lại năm 2011 là 569.720 triệu đồng chiếm 20,99% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Sang năm 2012 tăng lên 978.293 triệu đồng chiếm 15,81% tổng dư nợ. Mức tăng tương ứng là 408.573 triệu đồng, tương ứng 71,71% so với năm 2011. Trong năm 2012, sản phẩm Cho vay cá nhân của VP Bank đã được triển khai để mở rộng sản phẩm thông qua việc bổ sung sản phẩm cho vay mua xe máy, khiến ngân hàng thu hút được một lượng lớn khách hàng sử dụng sản phẩm này, làm tăng dư nợ cho vay mua phương tiện đi lại. Tuy nhiên, năm 2012 tỷ trọng cho vay mua phương tiện đi lại đã giảm từ 20,99% xuống còn 15,81%, nguyên nhân nền kinh tế còn nhiều khó khăn, mức thu nhập của người dân bị ảnh hưởng khiến cho nhu cầu mua ôtô cuả người dân giảm. Bên cạnh đó, chính sách của nhà nước như tăng thuế nhập khẩu, thuế VAT, và các loại phí, lệ phí đường bộ cũng làm cho nhu cầu mua xe của người dân giảm xuống ảnh hưởng đến tỷ trọng cho vay mua phương tiện đi lại của ngân hàng.

Cho vay tiêu dùng năm 2011 là 479.173 triệu đồng chiếm 17,66% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng, năm 2012 là 894.219 triệu đồng chiếm 14,45% tỷ trọng cho vay. Mức tăng tướng ứng là 415.046 triệu đồng tướng ứng với 86,62% so với năm 2011. Kết quả trên cho thấy VP Bank vẫn luôn nỗ lực, tạo điều kiện cho người dân nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, năm 2012 VP Bank đã bổ sung sản phẩm cho vay đồ gia dụng điện tử, đây là một sản phẩm mới và thu hút được khá đông khách hàng. Nhằm hỗ trợ khách hàng thuận lợi trong việc chi tiêu dùng, năm 2012 VP Bank đã triển khai 2 sản phẩm : tín chấp cán bộ công nhân viên và cấp quản lý và tín chấp cá nhân theo dư nợ thực tế. Đây là 2 sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, chi tiêu của các cán bộ công nhân viên và người có thu nhập ổn định.

Cho vay hỗ trợ tài chính du học năm 2011 là 190.462 triệu đồng chiếm 7,02%, năm 2012 là 550.144 triệu đồng chiếm 8,89%, mức tăng là 359.682 triệu đồng tương ứng với 188,85%. Mặc dù sản phẩm này chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng nhưng lại có mức tăng mạnh trong năm 2012 (188,85%) cho thấy, đây là sản phẩm tiềm năng của Ngân hàng trong điều kiện thực tế nhu cầu du học của học sinh, sinh viên hiện nay là rất lớn. Trong năm 2012, Ngân hàng cũng luôn có chính sách ưu đãi, thủ tục vay vốn linh hoạt đã tạo điều kiện để sinh viên có thể vay vốn chi trả học phí và chi phí sinh hoạt, qua đó cũng thu hút được một lượng không nhỏ khách hàng.

Cho vay thấu chi tài khoản năm 2011 là 157.923 triệu đồng chiếm 5,82%, năm 2012 là 329.178 triệu đồng chiếm 5,32%. Đây là sản phẩm có tỷ trọng thấp nhất trong

47


tống dư nợ, nhưng đây cũng là sản phẩm hứa hẹn nhiều tiềm năng. Năm 2012, VP Bank đã phát triển gói sản phẩm thấu chi cá nhân tiêu dùng trong khi thấu chi tài khoản đang được rất nhiều khách hàng quan tâm và sử dụng.

- Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời gian:

Bảng 2.7 Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời gian của VP Bank 2011-2012

Đơn vị: Triệu đồng



Chỉ tiêu

2011

2012

Chênh lệch

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Tổng dư nợ CVTD

2.714.079

100

6.187.760

100

3.473.681

127,99

Cho vay ngắn hạn

1.206.816

44,47

2.201.690

35,58

994.874

82,44

Cho vay trung và dài hạn


1.507.263


55,53


3.986.070


64,42


2.478.807


164,46

( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh VP Bank năm 2011, 2012)


Qua bảng số liệu trên, cho ta thấy hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng nghiêng về cho vay trung và dài hạn. Cụ thể năm 2011 cho vay ngắn hạn là 1.206.816 triệu đồng chiếm 44,47%, cho vay trung và dài hạn là 1.507.263 triệu đồng chiếm 55,53%. Sang năm 2012 cho vay ngắn hạn là 2.201.690 triệu đồng chiếm 35,58% và cho vay trung và dài hạn là 3.986.070 triệu đồng chiếm 64,42%. Có cơ cấu này nguyên nhân là do Ngân hàng chủ yếu thực hiện cho vay đối với khách hàng vay có giá trị lớn và trong thời gian dài như cho vay mua, sửa chữa nhà cửa, mua phương tiện đi lại, hỗ trợ tài chính du học. Cho vay dài hạn mặc dù đem lại khoản lợi nhuận cao cho ngân hàng, tuy nhiên cũng đi kèm với mức rủi ro lớn, đe dọa nguy cơ tăng nợ xấu nên VP Bank cần đưa ra cơ cấu cho vay ở mức hợp lý để đảm bảo an toàn cho hoạt động của Ngân hàng.


48

- Hệ số thu nợ: hệ số thu nợ cho vay tiêu dùng của ngân hàng được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2. 8 Hệ số thu nợ cho vay tiêu dùng của VP Bank 2011,2012.

Đơn vị: Triệu đồng



Chỉ tiêu


2011


2012

Chênh lệch

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Doanh số cho CVTD

6.828.973

21.632.717

14.803.744

216,77

Doanh số thu nợ tiêu dùng

6.077.785

19.685.772

13.607.987

223,897

Hệ số thu nợ (lần)

0,89

0,91

0,02

2,25

( Nguồn: Báo cáo tín dụng của VP Bank năm 2011,2012)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, hệ số thu nợ cho vay tiêu dùng tăng lên trong năm 2012. Năm 2011 hệ số thu nợ đạt 0,89 lần, năm 2012 tăng lên 0,91 lần. Hệ số thu nợ đánh giá chất lượng tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng, thể hiện với một đồng cho vay ra trong một giai đoạn nhất định thì ngân hàng thi lại được bao nhiêu đồng. Hệ số thu nợ cả 2 năm đều nhỏ hơn 1, cho thấy 1 đồng cho vay chưa thu về được đủ số tiền đã bỏ ra. Điều này đặt ra bài toán cho Ngân hàng cần phải quản lý các khoản nợ cho vay trong tiêu dùng tốt hơn nữa trong nhưng năm tiếp theo.

- Vòng quay vốn cho vay tiêu dùng

Đây là chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Vòng quay vốn cho vay tiêu dùng càng cao chứng tỏ chất lượng các khoản vay càng lớn và cũng có nghĩa là ngân hàng có khả năng đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu của vốn cho vay tiêu dùng cho khách hàng.


49


Bảng 2.9 Vòng quay vốn cho vay tiêu dùng năm 2011,2012 của VP Bank

Đơn vị: Triệu đồng



Chỉ tiêu


2011


2012

Chênh lệch

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Doanh số thu nợ CVTD

6.077.785

19.685.772

13.607.987

223,89

Dư nợ bình quân CVTD

2.164.254

4.450.919

2.286.665

105,67

Vòng quay vốn CVTD

2,8

4.4

1,6

57,14

( Nguồn: Báo cáo tín dụng năm của VP Bank năm 2011, 2012)

Qua bảng số liệu trên, ta thấy vòng quay vốn cho vay tiêu dùng của ngân hàng là tương đối cao, cụ thể năm 2011 là 2,8 vòng, năm 2012 là 4,4 vòng tăng 1,6 vòng tương ứng với 57,14% so với năm 2012. Điều này cho thấy, ngoài lý do quy mô cho vay tiêu dùng trong năm 2012 tăng thì ngân hàng đã cẩn thận trong quá trình xét duyệt cấp tín dụng và sát sao trong việc giám sát sử dụng vốn, thu hồi nợ nên đã tăng được doanh số thu hồi nợ của mình. Với vòng quay vốn cao, nó đã cho thấy khả năng thu hồi nợ đúng hạn của Ngân hàng tương đối nhanh, giúp ngân hàng đảm bảo khả năng thanh khoản, giảm thiểu rủi ro và có vốn để tái cho vay. Vòng quay vốn tăng lên cũng thể hiện hiệu quả của công tác quản lý hoạt động cho vay, chất lượng cho vay tốt.

Để tiếp tục duy trì và có thể tăng vòng quay vốn tín dụng trong thời gian tới, ngân hàng cần tiếp tục áp dụng các biện pháp tốt, có hiệu quả đã làm trong thời gian qua để nâng cao chất lượng khoản vay và đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, đặc biệt tăng cường công tác thu hồi nợ quá hạn.


50

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/04/2022