Đánh Giá Thực Trạng Quản Trị Rủi Ro Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam – Chi Nhánh Đông Hải Dương.


lương trực tiếp từ hội sở chính, làm việc độc lập với Vietinbank – CN Đông Hải Dương, không chịu sự chi phối của Ban giám đốc chi nhánh để đảm bảo họ có thể làm việc công tâm, hiệu quả. Ngoài ra, nhân viên kiểm toán nội bộ và bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ cũng được yêu cầu phải có kinh nghiệm thực tiễn, nắm vững quy trình nghiệp vụ của NHCT Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế nhiều nhân viên kiểm toán lĩnh vực cho vay khách hàng SMEs chưa có kinh nghiệm làm cán bộ tín dụng khối khách hàng doanh nghiệp nên việc kiểm tra mang tính giáo điều, sách vở, ít có giá trị thực tiễn, cảnh báo rủi ro.

* Báo cáo quản trị rủi ro

Với nội dung báo cáo quản trị rủi ro tín dụng, kết quả khảo sát cho thấy NHCT mới tuân thủ một phần, với điểm trung bình 1.98/3. Tại NHCT Việt Nam, phòng quản lý rủi ro tín dụng chịu trách nhiệm là đầu mối lập các báo cáo rủi ro tín dụng toàn hệ thống. Nguồn báo cáo được tổng hợp từ báo cáo của các chi nhánh theo định kỳ hoặc dựa trên các báo cáo về các trường hợp bất thường. Tuy nhiên, hệ thống báo cáo này chưa có phân khúc dành riêng cho đối tượng SMEs mà chỉ là mẫu báo cáo chung cho tất cả các đối tượng.

Từ điểm yếu chưa có hệ thống báo cáo quản trị rủi ro tín dụng dành riêng cho phân khúc SMEs nên khi khảo sát hệ thống báo cáo quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs đảm bảo chất lượng và hữu ích cho công tác điều hành kết quả thể hiện tuân thủ một phần, điểm trung bình 1.88/3.

Tuy nhiên một thực tế không phủ nhận được là tại NHCT nhờ có hệ thống báo cáo quản trị rủi ro hiện hành mà ban điều hành đưa ra được các cảnh báo sớm dấu hiệu rủi ro tiềm ẩn và đề xuất các định hướng tín dụng theo ngành/lĩnh vực, khu vực, vùng miền…. Ngoài ra, hệ thống báo cáo quản trị rủi ro tín dụng cũng góp phần giúp các Chi nhánh trong đó có Vietinbank – CN Đông Hải Dương trong việc tổng hợp và cung cấp thông tin phục vụ thẩm định cho vay khách hàng SMEs. Tuy nhiên hệ thống còn có sự hạn chế bắt nguồn từ việc các chi nhánh có tuân thủ và sẵn sàng cung cấp thông tin để tổng hợp báo cáo hay bộ phận kiểm soát khu vực có thực sự bám sát được chi nhánh và báo cáo những thông tin hữu ích có tính cảnh báo đối với hoạt động cho vay khách hàng SMEs tại chi nhánh để phòng quản lý rủi ro tín dụng tổng hợp haykhông.


2.3.4. Phòng ngừa, xử lý rủi ro

* Trích lập dự phòng rủi ro

Vietinbank – CN Đông Hải Dương tuân thủ thực hiện phân loại nợ theo quy định Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 2017 với điểm trung bình 2.85/3. Việc tuân thủ đúng theo quy định của NHCT Việt Nam là biện pháp tốt trong quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs tại Vietinbank – CN Đông Hải Dương, đảm bảo chi nhánh luôn ở thế chủ động chuẩn bị tốt để ứng phó nếu rủi ro tín dụng xảy ra. Bên cạnh đó, việc tuân thủ này giúp Vietinbank – CN Đông Hải Dương áp dụng chính sách điều chỉnh sau giám sát quyết liệt, nhanh chóng thông qua việc nâng cao khả năng chịu đựng, khả năng cạnh tranh và có nhiều phân khúc lựa chọn khách hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

* Xử lý nợ có vấn đề

Đối với công tác xử lý các khoản nợ có vấn đề, NHCT chỉ mới đưa ra quy định về công tác quản lý nợ xấu theo quy định Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 2009 chứ chưa đưa ra hướng dẫn cụ thể từng biện pháp khắc phục nên được sử dụng trong trường hợp nào (Căn cứ vào phiếu khảo sát tại phần Phụ lục: điểm trung bình 1.98/3, tuân thủ một phần- kết quả khảo sát).

Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hải Dương - 10

Với kết quả khảo sát không tuân thủ, điểm trung bình 1/3, Vietinbank – CN Đông Hải Dương chưa có bộ phận hoặc cá nhân chuyên trách công tác xử lý nợ xấu mà chủ yếu khi nợ xấu phát sinh thì cán bộ tín dụng quản lý khoản vay sẽ là người theo dõi, quản lý và thu hồi nợ xấu.

Điểm sáng trong công tác quản lý/khắc phục nợ có vấn đề đối với từng khách hàng SMEs tại Vietinbank – CN Đông Hải Dương là việc đề xuất phương án cụ thể theo tình hình thực tế của từng khách hàng với kết quả khảo sát tuân thủ, điểm trung bình 2.95/3. Vietinbank – CN Đông Hải Dương thực hiện quản lý nợ có vấn đề của SMEs như sau: Phân tích tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của SMEs để đưa ra hướng xử lý phù hợp; xem xét hồ sơ, tình trạng tài sản bảo đảm; hướng xử lý đối với khoản nợ có vấn đề; đưa ra các biện pháp thực hiện để thu hồi nợ; báo cáo thường xuyên tình hình khoản nợ có vấn đề và quá trình xử lý khoản nợ có vấn đề đồng thời phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng cá nhân/bộ phận tham gia trong quá trình xử lý nợ có vấn đề. Các biện pháp xử lý nợ có vấn đề được


Vietinbank – CN Đông Hải Dương sử dụng gồm: cho vay duy trì hoạt động kinh doanh; bổ sung tài sản bảo đảm; cơ cấu lại thời hạn trả nợ; khoanh nợ; xử lý tài sản bảo đảm (đối với trường hợp khoản nợ của SMEs có tài sản bảo đảm); Giảm/miễn lãi; bán nợ; khởi kiện; đề nghị Nhà nước, chính phủ cấp nguồn xử lý hoặc xóa nợ; xử lý rủi ro; chuyển nợ thành vốn góp; xóa nợ ngoại bảng/xuất toán xử lý rủi ro; các biện pháp khác.

Đối với việc xây dựng/đề xuất các biện pháp xử lý khi danh mục quá tập trung vào một ngành/lĩnh vực nào đó và/hoặc vào một số ít SMEs/ một nhóm khách hàng SMEs, NHCT chỉ đạt mức tuân thủ một phần, điểm trung bình 2.03/3. NHCT mới đưa ra các quy định về công tác quản lý danh mục tín dụng trong theo quy định Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 2014, chứ chưa đưa ra hướng dẫn cụ thể về biện pháp xử lý khi danh mục tập trung vào một ngành/lĩnh vực, một số ít SMEs/một nhóm khách hàng SMEs. NHCT Việt Nam chỉ dừng lại ở việc nêu các địnhnghĩa và quy định trách nhiệm quản lý danh mục tín dụng đến từng bộ phận cụ thể.

2.4. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hải Dương.

2.4.1 Những kết quả đạt được

- Bước đầu đã áp dụng mô hình quản trị rủi ro tập trung theo chuẩn mực quốc

tế

Vietinbank – CN Đông Hải Dương đã áp dụng cơ cấu tổ chức độc lập giữa các

khâu trong quá trình xét duyệt cấp tín dụng, đã tách bạch chức năng bán hàng, tác nghiệp và quản trị rủi ro trong mô hình tổ chức tín dụng. Mỗi khâu do mỗi bộ phận phụ trách điều này làm tăng tính khách quan trong quá trình cấp tín dụng, tăng khả năng kiểm soát chéo giữa các khâu.

- Công tác nhận diện rủi ro trong cho vay khách hàng SMEs mang đến dấu hiệu tích cực

Định kỳ cập nhật các dấu hiệu rủi ro từ quá trình thực tế để đưa ra hệ thống dấu hiệu nhận diện sớm rủi ro xuất phát từ nội bộ ngân hàng.


NHCT luôn có các bản tin quản trị rủi ro cập nhật liên tục các rủi ro phân theo từng ngành hàng để đưa ra các cảnh bảo tránh tập trung tín dụng quá mức vào một/một số lĩnh vực, ngành nghề.

Vietinbank – CN Đông Hải Dương thường xuyên cập nhật, phân tích, đánh giá nhằm nhận biết các dấu hiệu rủi ro đối với cho vay khách hàng SMEs: Ví dụ như yêu cầu các SMEs định kỳ cung cấp các số liệu tài chính (6 tháng/ lần) qua đó có thể nhận diện, phát hiện các dấu hiệu rủi ro sớm của SMEs để có các biện pháp tiếp theo trong quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs.

- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đã hỗ trợ cho quá trình cho vay khách hàng SMEs

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là công cụ giúp Vietinbank – CN Đông Hải Dương phân loại SMEs ban đầu cũng như trong toàn bộ quá trình vay vốn. Các SMEs tại Vietinbank – CN Đông Hải Dương được đánh giá xếp hạng định kỳ (6 tháng/lần), từ sự định hạng này Vietinbank – CN Đông Hải Dương sẽ áp dụng các chính sách tín dụng thích hợp theo quy định của NHCT.

- Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tuân thủ theo đúng quy định của ngân hàng Nhà nước

Thực hiện theo thông tư 11/2021/TT-NHNN Thông tư quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Vietinbank – CN Đông Hải Dương thực hiện tốt công tác trích lập dự phòng bao gồm cả dự phòng chung và dự phòng cụ thể đối với tất cả các khoản cho vay khách hàng SMEs. Ngoài việc phân loại nợ SMEs theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, Vietinbank – CN Đông Hải Dương đang hướng tới phân loại nợ SMEs dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

2.4.2 Những hạn chế

* Hệ thống thông tin nội bộ còn yếu kém

Hiện tại NHCT chưa có trung tâm tra cứu thông tin tín dụng riêng do đó các dữ liệu của Vietinbank – CN Đông Hải Dương khá rời rạc, cục bộ. Ngoài ra, chi nhánh chưa có bộ phận nghiên cứu, thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau về các SMEs hoạt động trong các ngành nghề khác nhau trên địa bàn để từ đó tổng hợp


thành hệ thống thông tin có tính dự báo cho từng ngành nghề, giúp Vietinbank – CN Đông Hải Dương có thể nhận biết rủi ro đối với từng ngành nghề mà mình đang cho vay.

* Đánh giá xếp loại và đo lường rủi ro tín dụng thiếu tính khách quan

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chưa được đánh giá một cách khách quan do chưa có một bộ phận độc lập chịu trách nhiệm. Việc nhập liệu các thông tin để chấm điểm xếp hạng tín dụng SMEs vẫn do nhân viên tín dụng tự thu thập thông tin và nhập vào hệ thống. Điều này có thể gây ra rủi ro nếu nhân viên tín dụng vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

* Công tác kiểm soát rủi ro trong cho vay khách hàng SMEs chưa hiệu quả

- Việc giám sát điều kiện khoản vay, chất lượng khoản vay, giám sát tài sản bảo đảm và bảo lãnh còn chưa hiệu quả: Trong quá trình giải ngân nhân viên tín dụng thường không quan tâm xem xét điều kiện phê duyệt tín dụng của cấp có thẩm quyền dẫn đến bỏ sót điều kiện giải ngân và chứng từ giải ngân chưa đúng, đủ và hợp lệ. Trong quá trình kiểm tra sử dụng vốn vay và kiểm tra tài sản bảo đảm, nhân viên tín dụng còn thực hiện mang tính đối phó: Cho SMEs ký sẵn biên bản kiểm tra hoặc chỉ kiểm tra khi SMEs bị chọn mẫu để kiểm tra bởi bộ phận kiểm toán nội bộ. Hệ lụy là ngân hàng không giám sát được dòng tiền của SMEs dẫn đến không kiểm soát được nguồn trả nợ của khách hàng. Tài sản bảo đảm nhiều khi bị xuống cấp, bị tẩu tán mà cán bộ tín dụng hoàn toàn không hay biết.

- Công tác kiểm toán nội bộ tại Vietinbank – CN Đông Hải Dương còn chưa chặt chẽ: Tại NHCT kiểm tra nội bộ được chia thành các cụm, nhưng số lượng chi nhánh tại các cụm thì nhiều trong khi nhân sự của mỗi cụm còn hạn chế nên công tác kiểm toán nội bộ còn chưa sâu sát và toàn diện. Số lượng khoản vay phát sinh quá nhiều trong khi lực lượng kiểm tra còn quá mỏng nên thường chỉ kiểm tra chọn mẫu một số món vay SMEs lớn bỏ qua những món vay nhỏ. Chính điều này dẫn đến tình trạng cán bộ tín dụng chủ quan trong việc tăng cường hồ sơ dẫn đến khi khoản vay gặp vấn đề lại có những vướng mắc về mặt pháp lý gây bất lợi cho ngân hàng. Bên cạnh đó, việc cán bộ kiểm tra còn yếu về kỹ năng, nghiệp vụ, thiếu kinh nghiệm nhiều khi lại là cán bộ không đủ năng lực chuyên môn của bộ phận khác luân chuyển qua dẫn đến chỉ phát hiện những sai phạm đơn giản, kiểm tra trên bề


mặt hồ sơ nên chưa phát hiện được các sai phạm sau cho vay để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

* Quản lý danh mục tín dụng SMEs chưa được lãnh đạo quan tâm trong công tác điều hành, cũng như chưa có hướng dẫn cụ thể về biện pháp xử lý rủi ro danh mục tín dụng SMEs

NHCT Việt Nam chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể các biện pháp xử lý khi danh mục tín dụng quá tập trung vào một ngành/lĩnh vực nào đó hay khi danh mục tín dụng quá tập trung vào một số ít SMEs/một nhóm khách hàng SMEs. Ngoài ra, NHCT Việt Nam có nhắc đến các công cụ phái sinh, chứng khoán hóa các khoản vay để phân tán, hạn chế rủi ro tập trung trong danh mục tín dụng tuy nhiên Vietinbank – CN Đông Hải Dương chưa thực hiện được do chưa có quy chế rõ ràng cho nghiệp vụ này.

* Công tác xử lý nợ còn nhiều bất cập

- Năm 2018, Vietinbank – CN Đông Hải Dương có thành lập một bộ phận chuyên phụ trách xử lý nợ xấu của toàn chi nhánh do tình hình sản xuất kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện đang gặp khó khăn, cụ thể là diện tích tiêu chết gia tăng, cà phê mất mùa. Tuy nhiên bộ phận quản lý nợ xấu thực hiện báo cáo tình hình nợ xấu phát sinh, quản lý tiến độ xử lý nợ, còn việc xử lý nợ xấu vẫn được giao cho nhân viên tín dụng phụ trách hồ sơ phát sinh nợ xấu đó theo dõi giải quyết. Do đó, khi một khoản vay SMEs không thu hồi được, nhân viên tín dụng sẽ không thể tập trung để tiếp tục quản lý các hồ sơ hiện tại hay tìm kiếm khách hàng mà phải chịu toàn bộ gánh nặng phải thu hồi nợ.

- Thanh lý tài sản để thu hồi nợ: Vietinbank – CN Đông Hải Dương là tổ chức kinh tế không phải là cơ quan quyền lực Nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản bảo đảm để xử lý nợ. Trường hợp tài sản của bên thứ ba - bên vay và bên thế chấp không phải là một - đôi lúc xảy ra xung đột quyền lợi, dẫn đến kéo dài thời gian xử lý tài sản.

- Khởi kiện thu hồi nợ: Gặp khó khăn trở ngại về thời gian, thủ tục, chi phí phát sinh. Trên thực tế, công tác khởi kiện từ khi nộp đơn đến khi bán được qua trung tâm đấu giá có thế kéo dài từ 1 đến 2 năm đồng thời Vietinbank – CN Đông Hải Dương tốn chi phí tòa án, nhân sự để quản lý vụ kiện tụng. Do đó, công tác


khởi kiện thu hồi nợ là lựa chọn cuối cùng của Vietinbank – CN Đông Hải Dương khi mọi biện pháp thu hồi nợ khác đã thực hiện nhưng không thành công.

- Bán nợ: Vietinbank – CN Đông Hải Dương có thể lựa chọn phương pháp bán nợ thông qua công ty TNHH MTV quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam - VAMC, tuy nhiên, các khoản nợ được bán thường là các khoản nợ có tài sản bảo đảm khó xử lý hoặc không có/không đủ tài sản bảo đảm cho dư nợ nên giá thường thấp hơn khoản tiền cho vay có thể dẫn đến thất thoát lớn cho ngân hàng. Ngoài ra, thường lãnh đạo ngân hàng không muốn công khai số liệu các khoản nợ, nhất là các khoản nợ quá hạn nên xu hướng là để xử lý nội bộ.

2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế

a. Nguyên nhân bên ngoài ngân hàng

(i) Môi trường kinh tế

Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Điều này tạo ra rất nhiều cơ hội phát triển cho SMEs tuy nhiên cũng đặt ra nhiều thách thức cho sự tồn tại của các SMEs. SMEs phải đối mặt với sự thay đổi của giá cả nguyên vật liệu đầu vào, sự thay đổi của giá cả các sản phẩm dịch vụ… Bên cạnh đó, các SMEs còn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của hàng hóa nhập ngoại với giá cả rẻ hơn, mẫu mã đẹp hơn, khó khăn trong tìm kiếm thị trường đầu ra. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là điều tất yếu. Tuy nhiên, sự cạnh tranh ở nước ta mang tính tự phát, dẫn đến sự gia tăng đầu tư quá mức vào một số ngành, khủng hoảng thừa xảy ra, từ đó ảnh hưởng đến của phương án kinh doanh của các SMEs kéo theo việc ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và gây ra rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs.

(ii) Môi trường pháp lý

Hiện nay ở Việt Nam chưa có một cơ quan công bố thông tin đầy đủ về SMEs. Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN tuy đã giúp cung cấp một số thông tin cần thiết cho các ngân hàng nhưng việc cung cấp thông tin còn đơn điệu, thiếu cập nhật, còn có sai sót và chưa cung cấp các thông tin rủi ro cho ngân hàng. CIC chưa phải là cơ quan đánh giá tín nhiệm SMEs do đó chưa thể đưa ra những nhận xét khách quan về tư cách khách hàng SMEs, về uy tín cũng như xếp loại SMEs. Ngoài ra mối liên kết giữa trung tâm thông tin tín dụng và tổ chức tín


dụng còn lỏng lẻo, chưa có chế tài xử lý các tổ chức tín dụng không/hoặc chậm cung cấp thông tin.

Hoạt động thanh tra ngân hàng và đảm bảo an toàn hệ thống chưa có sự cải thiện về chất lượng. Trình độ cán bộ thanh tra ngân hàng còn chưa đồng đều, một bộ phận còn chưa nắm bắt kịp những thay đổi trong công nghệ kinh doanh của ngân hàng.

Hệ thống các văn bản pháp luật triển khai vào hoạt động còn nhiều bất cập, vướng mắc đặc biệt là các văn bản về cưỡng chế thu hồi nợ: Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ, ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm nợ vay. Tuy nhiên, ngân hàng không làm được điều này vì ngân hàng là tổ chức kinh tế không phải là cơ quan quyền lực của Nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản bảo đảm cho ngân hàng để xử lý thu hồi nợ.

(iii) Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp nhỏ và vừa

• Khách hàng SMEs không có khả năng trả nợ

- Một thực trạng rất phổ biến ở các SMEs vay vốn tại Vietinbank – CN Đông Hải Dương là các kế hoạch sản xuất kinh doanh do SMEs lập thường mang tính chủ quan chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của nhà quản lý do đó nội dung phương án khá sơ sài, thiếu tính khoa học vì thế để thẩm định được tính khả thi và hiệu quả của phương án để xác định khả năng trả nợ của SMEs trở thành một bài toán khó đối với Vietinbank – CN Đông Hải Dương.

- Trình độ chuyên môn của đội ngũ quản lý, kinh doanh của các SMEs còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm quản lý điều hành. SMEs chưa tự quảng bá, giới thiệu mình do đó ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu thập thông tin về SMEs. Mặt khác, đa số các SMEs hoạt động theo hình thức gia đình, việc quản lý kinh doanh chưa thực sự được chú trọng, khi phát sinh các vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát thường không được xử lý rõ ràng, công khai mà chủ yếu dựa và mối quan hệ quen biết mà chỉ cần mối quan hệ này xấu đi là rủi ro sẽ xảy ra.

- Tình hình tài chính của SMEs yếu kém, thiếu minh bạch: Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm của hầu hết SMEs tại Đông Hải Dương. Các báo cáo tài chính của SMEs thường không minh bạch, rõ ràng và rất ít SMEs có báo cáo tài chính đã kiểm toán. Báo cáo tài chính của SMEs

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 02/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí