Nhận Xét Về Vấn Đề Nghiên Cứu Và Nhiệm Vụ Khoa Học Đặt Ra Cho Luận Án


đoạn mua bán thóc gạo. Trang 165 nói về nhà băng và nạn cho vay nặng lãi. Chỉ một đoạn ngắn nhưng đã giúp người đọc hiểu được phần nào tác động của chính sách tín dụng thời Pháp thuộc đối với xã hội Việt Nam. Không dừng ở đó, trang 166, tác giả còn cho ta thấy những thủ thuật của Pháp trong việc cột đồng bạc Đông Dương vào đồng franc đã ảnh hưởng đến đời sống của công chức và nhân dân Việt Nam như thế nào? Sự ra đời của các sòng bạc đã gây xáo trộn làng quê Việt Nam và đặc biệt tác động không nhỏ đến một bộ phận thanh thiếu niên Việt Nam lúc bấy giờ.

Tác giả Nguyễn Phan Quang với công trình: Việt Nam cận đại - những sử liệu mới, tập 2, NXB.TPHCM, 1998, từ trang 103-108 nói về nguồn lợi mà thực dân Pháp thu được từ việc đầu độc nhân dân ta về thuốc phiện.

Trong Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 1, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002. Trang 22-23, Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ tội ác của chế độ cai trị thực dân ở Đông Dương: “chúng tôi không những bị áp bức và bóc lột thê thảm… bằng thuốc phiện, bằng rượu… chúng tôi phải sống trong cảnh ngu dốt tối tăm vì chúng tôi không có quyền tự do học tập”.

Đó là những tác giả người Việt Nam viết về những thủ đoạn bóc lột của thực dân Pháp. Còn tác giả người Pháp đã nói gì về những vấn đề trên.

Tác giả P.Devillers với công trình Histoire du Viet-nam de 1940 à 1952, NXB Seuil, Paris, 1952 khi nói về Ngân hàng Đông Dương đã viết: “Ít có những xí nghiệp Pháp có một tầm quan trọng nào đó mà nó không nắm một phần vốn hoặc nó không đặt những mối quan hệ chặt chẽ”. Trang 46, P.Devillers cho rằng Ngân hàng Đông Dương và các chi nhánh của nó ở Đông Dương là “Con tim và khối óc của nền kinh tế Đông Dương”.

Toàn quyền Lanessan trong tác phẩm L’Indochine française, Pari, 1899 đã viết: “…Xúi giục điếm đàng, tăng thuế nặng nề, xáo trộn sâu sắc những điều kiện kinh tế, người An Nam bị bần cùng hóa đi, sự phát triển của nghề nông bị chặn đứng lại, số vụ trộm cướp và giết người tăng lên, gây nên những vụ cướp bằng vũ trang và những vụ phiến loạn: đó là kết quả không tránh khỏi của việc lập lại các sòng bạc”


Toàn quyền Đông Dương Paul Bernard trong công trình Le problème économique indochinois, Paris, 1934, trang 75-76 đã xác nhận: “Thực tế là gần như không sao có thể làm cho những khoản vay đến được với người nông dân nhỏ bé, những tá điền, những người nhà quê mà lại không phải thông qua sự trung gian của các địa chủ lớn và trung bình… Họ đã can thiệp như những lăng kính làm biến dạng, bất lương giữa chính quyền với quần chúng nông thôn… Sự biểu hiện của lòng căm giận, mối hiềm thù đang được tạo ra từ sự vô ý thức và vô nhân đạo của những lãnh chúa này”.

Sự thật đó đã khiến cho cho bà Andrée Viollis, trong tác phẩm Indochine S.O.S., Paris, 1949, ở trang 60 đã nói: “Ở bên Pháp, có một phòng hút thuốc phiện hay vài hạt thuốc phiện sẽ bị cảnh sát khám xét bắt bỏ tù, vì làm yếu chủng tộc Pháp, là một tội ác. Nhưng ở đây thuốc phiện được bán công khai đem lại hàng năm 15 triệu đồng cho ty thuốc phiện độc quyền Pháp”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 231 trang tài liệu này.

Ngoài ra, những bài đăng trên các tạp chí cũng phần nào nói lên tác động của những chính sách mà Pháp thực thi tại Việt Nam đã ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội Việt Nam, như: Nguyễn Thị Phượng, Lịch sử hình thành và phát triển đồn điền cao su ở miền Đông Nam Kỳ thời Pháp thuộc qua tài liệu lưu trữ, tác giả Phạm Quang Trung với Tín dụng nông nghiệp ở nước ta dưới thời Pháp thuộc, tác giả Nguyễn Phan Quang (2004), Thị trường lúa gạo Nam Kỳ (1860-1945), tác giả Văn Tạo - F.Motomo (2005), Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam - Những chứng tích lịch sử… là nguồn tư liệu quý để tác giả có thể nhìn nhận một cách khách quan và trung thực hơn về những tác động kinh tế, xã hội mà người Pháp đã gây ra trong suốt thời gian đô hộ Việt Nam.

1.4. Nhận xét về vấn đề nghiên cứu và nhiệm vụ khoa học đặt ra cho luận án

Hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam từ năm 1875 đến năm 1945 - 5

Qua việc khảo cứu các nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài: “Hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam từ năm 1875 đến năm 1945”, Tổng quan trên cho thấy:


Nghiên cứu về lịch sử hình thành Ngân hàng Đông Dương trong bối cảnh lịch sử Việt Nam và thế giới nửa cuối thế kỷ XIX; quá trình thực dân Pháp hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam (1858-1884), bộ máy hành chính của Pháp được lập ở khắp 3 Kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Dự án thành lập Ngân hàng Đông Dương nhằm mục đích tạo sự thuận lợi cho việc đầu tư và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đồng thời là lĩnh vực thu được nguồn lợi nhuận lớn.

Nghiên cứu về hoạt động của Ngân hàng Đông Dương đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm, có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị khoa học. Nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra những nhận định, đánh giá về hoạt động của Ngân hàng Đông Dương… gợi mở có tính kế thừa cho những nghiên cứu về sau.

Nguồn tài liệu viết về hoạt động của Ngân hàng Đông Dương ở Việt Nam khá phong phú với tài liệu tiếng Pháp và tiếng Việt. Chúng tôi tiếp cận được cả nguồn tài liệu liên quan gián tiếp, trực tiếp đến nội dung đề tài. Tuy nhiên, đi sâu nghiên cứu tổng thể về sự ra đời và các chức năng của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam trong suốt khoảng thời gian từ năm 1875 đến năm 1945 đang còn là khoảng trống, cụ thể:

Thứ nhất, đối với tài liệu tiếng Pháp: Đã có rất nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam từ năm 1875 đến năm 1945. Trong những công trình này, có một số nghiên cứu đề cập tới sự ra đời, hoạt động phát hành, cho vay, hối đoái… của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam. Điều dễ nhận thấy nhất là các tài liệu tiếng Pháp chủ yếu quan tâm đến một vài lĩnh vực hoạt động mà ngân hàng được phép hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Nghiên cứu của người Pháp một cách toàn diện về hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam vẫn còn thiếu vắng.

Một số bài viết trên các tạp chí chuyên ngành như Bulletin économique de l’Indochine, Annuaire statistiques de l’Indochine, Journal Officiel de l’Indochine française, L’Eveil économique de l’Indochine, Bulletin officiel de la Cochinchine française… là những nguồn tài liệu tham khảo dày dặn, có giá trị, liên quan trực tiếp đến đề tài nhưng đó chỉ là những nghị định, sắc lệnh, những vấn đề liên quan


đến chức năng và quyền hạn của Ngân hàng Đông Dương thời thuộc Pháp đều được công bố trên các tạp chí này.

Với những tư liệu tiếng Pháp tiếp cận được, chúng tôi nhận thấy chưa có một công trình nào của các nhà nghiên cứu nước ngoài đề cập trực tiếp và có hệ thống về hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam từ năm 1875 đến năm 1945. Tuy nhiên, trên cơ sở nguồn tài liệu tiếng Pháp của các tác giả nước ngoài, chúng tôi kế thừa phương pháp nghiên cứu lịch sử kinh tế, những thông tin, số liệu ghi chép, hoạt động của Ngân hàng Đông Dương. Đây là cơ sở lý thuyết làm nền tảng khoa học để chúng tôi tiếp cận vấn đề sâu hơn, cụ thể hơn liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Đông Dương ở Việt Nam.

Thứ hai, đối với tài liệu tiếng Việt, các tác giả Việt Nam đã công bố khá nhiều các công trình sử học ít nhiều có liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam. Một điều khá rõ là những tài liệu được công bố chủ yếu đề cập đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam dưới thời Pháp thuộc và trong tác phẩm của mình các tác giả cũng ít nhiều đề cập đến một vài lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng Đông Dương. Ngoài ra, những thủ đoạn bóc lột của Pháp mà trong đó có Ngân hàng Đông Dương đã tác động đến kinh tế, xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc cũng được các tác giả vạch trần trong tác phẩm của mình. Tuy nhiên, để có một công trình nghiên cứu toàn diện và đánh giá đúng, khách quan, về hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam từ năm 1875 đến năm 1945 thì còn mờ nhạt.

Một số luận án tiến sĩ sử học cũng bắt đầu tìm đến hướng nghiên cứu mới này nhưng chủ yếu vẫn đề cập đến một lĩnh vực hoạt động nào đó của ngân hàng. Qua những công bố kết quả nghiên cứu này, người đọc có điều kiện nhìn nhận một cách toàn diện hơn về chính sách kinh tế mà người Pháp áp dụng ở Việt Nam thông qua Ngân hàng Đông Dương - mạch máu của nền kinh tế Đông Dương.

Trong các công trình này, Ngân hàng Đông Dương được đề cập rải rác và được xem là dẫn chứng để làm sáng rõ những luận điểm mà các tác giả cần nghiên cứu. Một số lĩnh vực được nhấn mạnh là sự ra đời, hoạt động phát hành, tín dụng


cho vay của ngân hàng… Một bức tranh toàn cảnh về hoạt động của Ngân hàng Đông Dương và một sự đánh giá toàn diện, đúng đắn về sự tồn tại của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam vẫn đang bị bỏ ngỏ.

Tuy các công trình nghiên cứu về hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam chưa được quan tâm nghiên cứu một cách có hệ thống. Nhưng những nghiên cứu trong nước liên quan đến lịch sử Việt Nam, lịch sử kinh tế… Chúng tôi kế thừa phương pháp luận nghiên cứu và những phân tích, so sánh tình hình kinh tế

- xã hội của Việt Nam trước và sau khi thành lập Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam. Từ đó, kết hợp với nguồn tài liệu gốc, chúng tôi phục dựng lại một cách có hệ thống, chi tiết hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam.

Thứ ba, việc nghiên cứu về Ngân hàng Đông Dương, dù ở bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào của ngân hàng đối với sử học trong những năm gần đây đang là xu hướng được quan tâm rất nhiều. Sự ra đời của Ngân hàng Đông Dương và những đặc ân mà Chính phủ Pháp đã ban tặng cho nó trong suốt quá trình ngân hàng tồn tại ở Việt Nam là một trong những giai đoạn lịch sử hấp dẫn, chứa đựng nhiều vấn đề cần được làm sáng tỏ bởi các nhà nghiên cứu, cũng như thu hút sự chú ý của sinh viên ở bậc học đại học và sau đại học. Hướng đi mà tác giả đang tiến hành là nghiên cứu về hoạt của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam từ năm 1875 đến năm 1945, không nằm ngoài mong muốn góp phần tiếp nối con đường của các nhà khoa học đi trước đã vạch ra trong những công trình của mình.

Vì vậy, chúng tôi khẳng định việc chọn vấn đề Hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam từ năm 1875 đến năm 1945 để nghiên cứu là một đề tài mới.

Từ những góc độ nghiên cứu của các tác giả, trên cơ sở kế thừa những công trình đi trước cả về tư liệu và phương pháp tiếp cận, chúng tôi sẽ làm rõ hơn những vấn đề sau đây:

Thứ nhất, lý giải tại sao Chính phủ Pháp thành lập Ngân hàng Đông Dương có trụ sở tại Paris vào đầu năm 1875 (21/1/1875) và chỉ ba tháng sau (19/4/1875) đã thành lập chi nhánh đầu tiên tại Sài Gòn.


Thứ hai, trình bày sự ra đời các chi nhánh của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam trong thời kỳ từ năm 1875 đến năm 1945.

Thứ ba, làm rõ chức năng phát hành, chức năng Ngân hàng Thương mại và chức năng đầu tư tài chính của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam.

Thứ tư, phân tích những ảnh hưởng và đánh giá những tác động của Ngân hàng Đông Dương (trực tiếp hoặc gián tiếp) đối với kinh tế, xã hội và đời sống của nhân dân Việt Nam giai đoạn từ năm 1875 đến năm 1945.

Đây vừa là nhiệm vụ, vừa là mục đích mà tác giả đặt ra trong quá trình thực hiện đề tài luận án.


CHƯƠNG 2

SỰ RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TIỀN CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG


Ngày 1/9/1858, thực dân Pháp chính thức xâm lược Việt Nam. Bốn năm sau Pháp đã chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ và điều đó đã được triều đình Huế thừa nhận thông qua Hiệp ước Nhâm Tuất ngày 5/6/1862. Không dừng ở đó, 5 năm sau Pháp chiếm luôn 3 tỉnh miền Tây. Như vậy, đến năm 1867, Pháp đã chiếm trọn Lục tỉnh. Đến Hiệp ước Giáp Tuất năm 1874, triều đình Huế chính thức công nhận Nam Kỳ thuộc Pháp. Chính trong quá trình xâm lược ấy, Pháp đã áp đặt bộ máy chính quyền của chúng ở Nam Kỳ và bắt đầu vừa xây dựng, vừa khai thác. Chúng đã để lại dấu ấn đầu tiên như là: Sự ra đời của xưởng đóng tàu Ba Son (Arsenal Saigon), Bưu điện Sài Gòn… Bộ máy chính quyền lúc đầu chỉ là chính quyền quân sự. Nhưng dần dần người Pháp đã xây dựng chính quyền dân sự và đã có phòng thương mại ở các tỉnh. Như vậy, rõ ràng là Pháp đầu tư tài chính vào Nam Kỳ không chỉ để củng cố địa vị của Pháp ở khu vực này mà còn là cơ sở để mở rộng phạm vi xâm lược ra Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Chính điều đó cần đến sự hiện diện về sức mạnh tài chính. Điều này được bắt đầu với việc thành lập Ngân hàng Đông Dương và thiết lập các chi nhánh của Ngân hàng Đông Dương ở Nam Kỳ năm 1875, và sau đó là ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ của Việt Nam.

2.1. Sự ra đời của Ngân hàng Đông Dương và các chi nhánh của nó ở Việt Nam

2.1.1. Ngân hàng Đông Dương và chi nhánh ở Nam Kỳ

Sau khi chiếm được Nam Kỳ, Pháp đã cho xây dựng một bộ máy cai trị có tính chất quân sự từ trên xuống dưới. Các thiết chế của xã hội thực dân lần lượt được thiết lập ở các tỉnh chiếm đóng này và dần dần lan toả theo bước chân xâm lược của Pháp. Theo nghiên cứu của người Pháp thì tiềm năng thương mại của xứ Nam Kỳ là vô cùng to lớn đối với nền thương mại Pháp ở Viễn Đông. Vì thế, cục quốc gia chiết khấu Paris (Comptoir national d’escompte de Paris) đã cho lập ngay


một chi nhánh ở Nam Kỳ để quản lý tiền tệ. Nhưng việc buôn bán của Nam Kỳ ngày càng phát triển, kim ngạch ngoại thương năm 1870 đã lên tới 100 triệu francs quá lớn, nên chi nhánh Cục quốc gia chiết khấu không có đủ khả năng quản lý tiền tệ nữa. Cùng với sự phát triển đó thì nền thương mại Nam Kỳ cũng bộc lộ rõ những hạn chế, nhất là trong vấn đề tài trợ vốn cho các hoạt động sản xuất nơi đây. Vì thế, chính quyền Pháp ở Nam Kỳ và Chính phủ Pháp ở Paris đều nhận thấy rằng, để phục vụ cho công cuộc bình định và khai thác thuộc địa ở Nam Kỳ cũng như mở rộng chiến tranh xâm lược, cần phải có một ngân hàng riêng ở xứ này. Nguyên nhân sâu xa của điều này là Pháp muốn nắm vai trò độc quyền phát hành tiền ở Đông Dương như phương tiện trao đổi, và trực tiếp quản lý việc cung ứng tiền mặt. Mặt khác Chính phủ Pháp có thể điều chỉnh được nền kinh tế, giúp cho thương mại Nam Kỳ thoát khỏi tình trạng trì trệ và ngăn chặn nguy cơ thâm hụt thương mại của nước Pháp tại viễn Đông.

Quan trọng hơn tất cả là Pháp có thể kiểm soát quỹ tín dụng cho vay nhằm ngăn chặn nạn cho vay nặng lãi đang hoành hành mạnh ở Nam Kỳ.

Ý tưởng thành lập một ngân hàng thuộc địa đã có từ năm 1865, do Albert Henry de Vallandé con của một vị đại thương gia tại Bordeaux đề xuất; nhưng phải đến năm 1871, dự án thành lập Ngân hàng Đông Dương - một cơ quan tín dụng thường trực thật sự để tiện việc đầu tư, khai thác xứ thuộc địa mới được xúc tiến và sự kiện này được đánh giá là thành tựu nổi bật của thực dân Pháp.

Ngày 15/02/1872, ông Victor Kresser(1) đã đề ra “Dự án thành lập một Ngân

hàng Phát hành tại Sài Gòn” với chủ trương thành lập một ngân hàng độc đáo gọi là “Ngân hàng Nam Kỳ”, không giống với các ngân hàng thuộc địa đã từng hiện diện ở Việt Nam (điển hình là hai ngân hàng do người Anh thành lập chi nhánh tại Nam Kỳ để cung cấp tín dụng cho các thương nhân, phục vụ cho mục đích thương mại; đó là: The Hongkong and Shanghai Banking Corporation; The Chartered Bank of India). Ngân hàng mới này sẽ cạnh tranh với các ngân hàng đang hiện hữu trong


(1) Người đã từng làm Giám đốc chi nhánh Hong Kong và Shanghai của một Ngân hàng Anh được coi là ngân hàng hàng đầu về tài chính lúc bấy giờ.

Xem tất cả 231 trang.

Ngày đăng: 12/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí