Quy Định Về Việc Sản Xuất Đồng Bạc Đông Dương Theo Các Mệnh Giá


khác nhau như đồng 10centimes, 20centimes (tục gọi là đồng góc tư, hai hào, hai cắc), 50centimes (tục gọi là đồng ru-bi hoặc năm hào, năm cắc) và giá trị lớn nhất là 1 piastre tức 1 đồng bạc. Đồng piastre française do xưởng đúc tiền Paris chế tác. Đồng tiền mang màu sắc hoàn toàn của Pháp với République française (Cộng hòa Pháp quốc) và Cochinchine française (Nam Kỳ của Pháp). Mặt kia có hình biểu tượng nước Pháp: “cô đầm Marianne” nên được người Việt gọi là đồng bạc hoa xòe. Đồng piastre với trọng lượng 27 gram 215, bề ngang 39mm, tỉ lệ bạc 900/1000, được lưu hành với mục đích dần loại bỏ tiền đồng con cò.

Từ năm 1885, Pháp đã chiếm trọn Việt NamNgân hàng Đông Dương được mở rộng đặc quyền phát hành tại Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Bộ trưởng Bộ Hải quân và Thuộc địa ký Nghị định ngày 22/12/1885, điều 1 quy định: đồng bạc Đông Dương mới được đúc theo hình ảnh, cân nặng,… giống như đồng bạc được lưu hành theo Nghị định ngày 22/12/1879, nhưng có điểm nhấn mới là trên mặt đổi từ chữ Cochinchine française thành chữ Indo-chine française (Đông Dương thuộc Pháp) để chứng tỏ Pháp đã chiếm trọn Việt Nam [135]. Các loại tiền lẻ 1 hào, 2 hào và 5 hào được Ngân hàng Đông Dương cho phát hành với mệnh giá 1 đồng bằng 10 hào, 1 hào bằng 10 xu; tiền xu được đúc bằng kim loại đồng và bằng kền [53].

Theo thông báo của Ủy ban tiền tệ ngày 30/1/1886 và dựa trên báo cáo của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Thuộc địa, ngày 11/1/1887, Tổng thống Pháp đã ra Nghị định quy định về việc sản xuất đồng bạc Đông Dương theo các mệnh giá phải có chu vi, tỉ lệ, trọng lượng theo quy định, cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Quy định về việc sản xuất đồng bạc Đông Dương theo các mệnh giá

Kim loại

Mệnh giá đồng tiền

Chu vi

(mm)

Tỉ lệ kim loại

Trọng lương

Đúng (gram)

Dung sai

Bạc

1 piastre

39

0,900

27

3

-

50/100e de piastre

29

0,900

13,500

3

-

20/100e de piastre

26

0,900

5,400

5

-

10/100e de piastre

19

0,900

2,700

7

-

1/100e de piastre

27,5

Đồng 95, thiếc 4, kẽm 1

7,500

10

Đồng

1 sapèque

20

Đồng 95, thiếc 4, kẽm 1

2,000

15

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 231 trang tài liệu này.

Hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam từ năm 1875 đến năm 1945 - 7

Nguồn: Hồ sơ số 73990, phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, TTLTQG I, Hà Nội.


Năm 1905, ngân hàng phát hành riêng tại Bắc Kỳ một loại tiền bằng chì, giá trị chỉ bằng 1 phần 6 của xu, tên Lục Bách Phân Chi Nhất Thông Bửu, mặt trước có dòng chữ Protectorat du Tonkin (Quyền bảo hộ ở Bắc Kỳ) [84]. Đồng này không được ưa chuộng vì bằng chì và khi dùng để thanh toán thì gặp nhiều khó khăn nên nó chỉ xuất hiện một vài nơi ở Bắc Kỳ rồi sau đó biến mất.

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Pháp bị thiệt hại nặng nề. Vì thế, Ngân hàng Đông Dương cho đúc loại 1 hào, 2 hào bằng bạc pha để trang trải nhưng loại tiền này không được dân chúng ưa chuộng vì nó không có giá trị như bạc thật [85].

Về tiền giấy, tờ giấy bạc Đông Dương được phát hành và cho lưu hành đầu tiên ở Nam Kỳ theo Nghị định ngày 21/1/1875 và Nghị định ngày 20/2/1888. Loại giấy bạc đầu tiên này chỉ được in bằng ba thứ tiếng đó là: tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Tàu (chữ Nho) gồm các loại tiền 5$, 20$ và 100$. Đặc biệt trên tờ giấy bạc có viết tay ngày tháng và nơi phát hành: Saigon le... Nó giống như tờ chi phiếu. Phía sau tờ giấy bạc có chữ nho in địa danh nơi dùng: Gia Định, Tây Cống (Tây Cống tức Sài Gòn vì người Hoa quen gọi là Tây Cống) là nơi thuộc Pháp theo Hiệp ước Giáp Tuất [35; tr.198].

Năm 1898, theo nhu cầu của Bộ Thuộc địa Pháp, Ngân hàng Đông Dương dựa vào 2 nghị định trên đã cho phát hành thêm 4 loại giấy bạc 1$, 5$, 20$ và 100$. Tờ 1$ trước đây màu xanh giờ đổi thành màu đỏ. Trên tờ giấy bạc 5$, 20$ và 100$ có in địa danh nơi phát hành với thâm ý của Pháp là: Pháp đã chiếm trọn sáu tỉnh Nam Kỳ và Cao Miên.

Theo Sắc lệnh ngày 10/6/1903, Ngân hàng Đông Dương bắt đầu tổ chức in và phát hành tiền tại chi nhánh Hải Phòng, giấy bạc theo mẫu mới bỏ hẳn tiếng Anh chỉ còn tiếng Pháp và tiếng Tàu (chữ Nho) trên tờ giấy bạc và lúc này miền Bắc nước ta đã bị đô hộ nên ngân hàng cho in những tờ giấy bạc này bằng màu sắc khác nhau để dễ phân biệt với chữ Nho phía sau: Đông Kinh - An Nam. Hình ảnh những tờ giấy bạc Đông Dương lưu hành trên toàn lãnh thổ Việt Nam đã chứng tỏ rằng Pháp đã làm chủ toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Năm 1909, giấy bạc Đông Dương được phát hành thêm và mang đậm nét hình thức “mẫu quốc”.


Tiền giấy khi đưa vào lưu thông nhanh chóng được người Việt thừa nhận và sử dụng rộng rãi, một phần vì tiền giấy được ngân hàng đảm bảo, cầm tiền giấy đến ngân hàng vẫn đổi được những đồng bạc hoa xòe. Tuy nhiên do có mệnh giá cao và sức mua lớn, tiền giấy chủ yếu phục vụ cho tầng lớp giàu có trong xã hội.

Đợt phát hành lần thứ nhất này là bước đi mang tính quyết định để độc chiếm thị trường Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung. Việc Bộ Tài chính Pháp ra nghị định cấm lưu hành các đồng tiền không do Ngân hàng Đông Dương phát hành đã làm cho đồng bạc của xứ Mexico (dân gian quen gọi là đồng bạc con cò) đã không còn có giá trị và không còn được phép lưu hành và cấm nhập vào Đông Dương. Vì thế, chỉ còn có đồng bạc Đông Dương, Pháp gọi là đồng bạc thương mại (dân gian quen gọi là đồng bạc bà đầm xòe) là được phép lưu hành và có giá trị hợp pháp.

Như vậy, ngay từ lần đầu phát hành và cho lưu hành trên thị trường tài chính tiền tệ Đông Dương đã giúp cho Ngân hàng Đông Dương thực hiện được sứ mệnh độc quyền phát hành và qua đó thu được nguồn lợi nhuận khổng lồ.

- Giai đoạn từ năm 1921 đến năm 1928

Năm 1921, sau khi đã ổn định hệ thống đồng bạc piastre, ngân hàng lại tiến hành in đợt bạc giấy mới. Tờ giấy bạc mới điển hình mặt trước ghi chữ Pháp nhưng mặt sau ngoài chữ Hán còn có cả chữ Miên và hàng chữ Việt “Giấy bạc một đồng” kèm ký hiệu “1$” khởi đầu cho bạc giấy có ghi chữ Việt và chữ Miên.

Đến năm 1923, theo tài liệu lưu trữ công văn trao đổi giữa Chánh Sở Tài chính Đông Dương và Giám đốc Ngân hàng Đông Dương thì ngân hàng được phép phát hành 4 loại giấy bạc đó là: 1$, 5$, 20$, 100$. Và dân ta quen gọi tờ 5$ là “Năm bạc” con công hay “Một trăm bạc” độc lư; thời này đồng tiền ổn định giá trị cao vì có hàng chữ “Payable…” và hàng chữ “Banque de l’Indochine” với chữ Indochine viết liền. Tờ 100 độc lư lưu hành khá lâu, phát hành 4 đợt qua chữ ký 4 đời Tổng giám đốc [47]. Giá trị của đồng tiền này rất lớn, có thể thấy rằng chị Dậu

(2) đã bán 2 đứa con cùng đàn chó chỉ có được 2$7; Công tử Bạc Liêu đốt tờ 5$ để



(2) Trong tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố.


tìm đồng 5 xu cho người đẹp là những minh họa điển hình về giá trị của tiền Đông Dương lúc bấy giờ.

Năm 1924, Ngân hàng Đông Dương sản xuất và cho lưu hành tiền đồng bằng nicken và đồng thanh ở Đông Dương. Loại 5 xu bằng nickel dân ta thường gọi là đồng 5 xu kền để dùng chung với mấy loại hào bạc [83]. Năm 1928 là năm cuối cùng còn phát hành loại 1 đồng bạc hoa xòe bằng bạc 0,900 thanh sắc.

Đợt phát hành lần thứ hai này không những có tác động đối với toàn bộ nền kinh tế - tài chính - tiền tệ của Việt Nam mà còn thao túng và dẫn đến độc quyền thương mại trên toàn cõi Đông Dương, thúc đẩy công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp ở Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung ngày càng quyết liệt hơn.

- Giai đoạn từ năm 1929 đến năm 1945

Đây là khoảng thời gian mà nền kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng. Giá trị của đồng tiền do vậy cũng giảm đi một cách tương ứng. Theo sắc lệnh của Chính phủ Pháp, Ngân hàng Đông Dương cho phát hành hệ thống tiền giấy mới “đồng vàng” như “Giấy một đồng vàng” gánh dừa, “Giấy năm đồng vàng” tượng đền Angkor, “Giấy hai chục đồng vàng” người phụ nữ dâng vương miện và cả “Giấy năm trăm…” mẹ bồng con (khung chữ màu trắng), tất cả các loại giấy bạc mới không còn được đảm bảo bởi dòng chữ “Payable en espèces au porteur” nữa. Đồng tiền Đông Dương chuyển từ bản vị vàng sang bản vị đồng franc Pháp. Các loại tiền giấy này lưu hành cho đến chiến tranh thế giới thứ hai, do khó khăn về kinh tế, Chính phủ Pháp bỏ luôn chế độ chuyển hoán: “giấy… vàng” không đổi ra vàng nữa.

Từ năm 1940, nước Pháp bị Đức chiếm đóng, Ngân hàng Đông Dương đặt trụ sở tại Paris cũng ngưng việc phát hành giấy bạc, vì không chở qua được. Việc phát hành thuộc về chính quyền Đông Dương. Tờ bạc giờ đây giống như một loại tín phiếu, vì không còn vàng và đá quý vật bảo đảm, nên nhanh chóng mất giá. Trên tờ giấy bạc không còn ghi chữ “Banque de l’Indochine Française”, thay vào đó là “Gouvernement général de l’Indochine Française”. Sau mệnh giá đồng bạc không còn ghi chữ “vàng” nữa [39; tr.238].


Ngày 3/8/1945, để bù đắp lượng tiền thiếu hụt Chính phủ Pháp đã ra quyết định cho phép Ngân hàng Đông Dương phát hành một loại tiền giấy có giá trị đơn vị tới 500$, hệ thống tiền giấy mới được in tại nhà máy in IDEO ở Hà Nội (Imprimerie De l’Extrême Orient) cũng là đồng vàng hữu danh vô thực: “Giấy một đồng vàng” in hình thuyền buồm, “Giấy năm đồng vàng” in hình Nghinh Lương Đình (Huế), “Một trăm đồng vàng” cảnh chợ búa và “Giấy năm trăm đồng vàng” 2 loại giống hình nhưng khác màu rồng xanh - rồng vàng, chất liệu xấu.

Về tiền đồng, năm 1931, ngân hàng phát hành và cho lưu hành loại đồng bạc mới, nhỏ và nhẹ, mặt trước không có cô đầm có ánh hào quang nữa mà thay vào đó là cô đầm đội mũ và mặt sau không để trọng lượng và thanh sắc nữa [67].

Đến năm 1936, một loại xu đồng ra đời đó là đồng 50 xu (một xu đổi được hai đồng này) [66], đồng xu tròn trịa rất xinh và có đục lỗ ở giữa, bề mặt hình biểu tượng của nước Pháp đó là chữ Républic Française (Cộng hòa Pháp quốc) và ở mặt sau, được đúc ra hàng loạt để dùng chung cho các thuộc địa Pháp ở hải ngoại như Maroc, Algérie, Tunisie, Madagascar, Djibouti…, không có nét gì là Việt Nam. Đồng 50 xu ra đời đã góp phần giải quyết tình trạng khan hiếm tiền lẻ và nó đã trở nên rất thuận lợi cho việc chi trả của các bà nội trợ và trẻ con (vì có thể mua quà bánh dễ dàng). Đến 1937, ngân hàng cho phát hành và đưa đồng 2 xu ra lưu hành [114].

Đồng nửa xu được đúc mỗi năm và có niên lịch trên mặt đồng tiền từ năm 1935 đến 1940. Giống như các loại tiền khác, dù nó bé tí nhưng đây là kim loại đồng đỏ nên các con buôn rất thích và tìm mọi cách vơ vét đem về nấu chảy để sản xuất ra các vật dụng trang sức và đồ dùng. Vì thế, từ năm 1939 đến năm 1941, Ngân hàng Đông Dương đã cho phát hành loại nickel và tiền bằng chì. Đó là 3 loại tiền: một hào, hai hào, năm hào. Mặt trước vẫn là cô đầm Marianne, biểu tượng nước Pháp, có đội mũ, mặt sau có khắc chạm một bó lúa nhiều hột sai oằn [83].

Cũng trong năm này, ngân hàng cho ra đời loại một phần tư (1/4) và một xu bằng chì. Và hai loại tiền này phát hành từ năm 1940 đến năm 1943 thì bị thu hồi. Sau khi tái chiếm Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung, Pháp cho phát hành tiền hào và nickel để phục vụ trang trải cho chiến phí.


Như vậy, đợt phát hành tiền lần thứ 3, thực dân Pháp đã sử dụng công cụ phát hành để bù đắp thiếu hụt nơi chính quốc và vơ vét đến đồng xu cuối cùng của người dân các nước thuộc địa trong đó có Việt Nam. Đồng tiền lúc này chỉ là tờ giấy không hơn không kém, chỉ giúp cho thực dân Pháp chi tiêu tại các nước thuộc địa và nó chỉ có giá trị ở thuộc địa.

Có thể nói, sự ra đời và hoạt động của Ngân hàng Đông Dương ở Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung là để phục vụ cho chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa. Việc Pháp cho in tiền vô tội vạ để trang trải cho chiến tranh ở Đông Dương cho thấy độc quyền phát hành của Ngân hàng Đông Dương đã thể hiện quyền lực tuyệt đối trong các lĩnh vực tài chính tiền tệ ở Đông Dương. Và Pháp thành công trong việc thiết lập một hệ thống ngân hàng tập trung xung quanh và duy nhất đó là “Ngân hàng Đông Dương”.

Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy điểm tích cực của Ngân hàng Đông Dương xét dưới giác độ lịch sử tiền tệ - ngân hàng qua ba lần phát hành tiền, và đối chiếu với các sự kiện lịch sử cho thấy rằng: trước đây, người Việt Nam đại bộ phận là nông dân có thói quen ước lượng tất cả giá trị sản phẩm bằng “thóc” (quy ra thóc) và mua bán, thanh toán, trao đổi thông qua sự liên hệ này. Do vậy, việc người Pháp thông qua Ngân hàng Đông Dương thiết lập, hoạt động đã từng bước làm cho người Việt Nam quen dần với suy nghĩ, làm ăn, trao đổi, mua bán theo tư duy của ngôn ngữ “tiền tệ”, được đánh dấu là sự kiện lịch sử cho sự khởi đầu phát triển kinh tế, và tiếp cận nền văn minh phương Tây của người Việt Nam.

2.2.2. Các loại tiền của các nước lưu hành ở Việt Nam

Trước thế kỷ XVIII, do hoạt động ngoại thương phát triển, ngoài đồng tiền do nước ta đúc và phát hành, thì còn có các đồng tiền của các nước đến giao thiệp buôn bán với nước ta. Những đồng tiền này được ông cha ta sử dụng vì nó có chức năng thanh toán và có giá trị trên thị trường lúc bấy giờ. Có thể nói những đồng tiền này đã gắn liền với những biến đổi thăng trầm của lịch sử Việt Nam mà lịch sử tiền tệ cũng không phải là ngoại cuộc.

Trong thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, một số thuyền buôn của nước ngoài như người Bồ Đào Nha (Portugal), Ấn Độ, Hà Lan đã đến Phố Hiến và Hội


An buôn bán. Cùng với những thuyền buôn thì đồng tiền của các nước cũng được mang đến nước ta trong quá trình trao đổi buôn bán như: đồng bạc Hà Lan (Holland, Netherland), đồng đôla Hong Kong, đồng đôla Mỹ có hình một phụ nữ Mỹ ngồi cầm bó bông được dùng trong các giao dịch buôn bán. Đặc biệt là đồng Mễ Tây Cơ hay còn gọi là đồng Peso Mexico, lúc đó được giới hàng hải mang đi khắp nơi và đồng Peso Mexico được dân ta ưa chuộng nên nó được lưu hành phổ biến hơn so với những đồng tiền của các nước khác. Và lúc bấy giờ ông cha ta không biết xuất xứ của các đồng tiền từ nước nào trên thế giới nên chỉ biết nhìn hình dáng đồng tiền mà gọi như đồng Peso Mexico mặt sau của đồng tiền có hình ảnh con ó nên được ông cha ta gọi là đồng con ó, đồng con cò. Và danh xưng đồng bạc con cò, con ó đã đi sâu vào dân gian qua câu ca dao sau:

“Cưới em bằng bạc con cò,

Đâu phải hẹn hò nói chuyện đẩy đưa”

Và trong suốt một thời gian dài đồng Peso Mexico đã làm chức năng tiền quốc tế ngay trên lãnh thổ nước ta mà không qua một hiệp định ngoại giao nào, quả thật là một sự kiện độc đáo. Đồng tiền này được đúc ở Mexico xuất hiện từ khi Tây Ban Nha đánh chiếm Mexico (là nước có nhiều mỏ bạc). Là đồng tiền bằng bạc, trọng lượng 27 gram, tỉ lệ bạc 900/1000. Được lưu hành rộng rãi ở thế kỷ XVII trên tất cả các nước nằm hai bên bờ Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương và nó đi theo bước chân của các nhà hàng hải đến mọi nơi trên thế giới. Nó là đồng tiền thuần túy bằng kim khí nghĩa là giá trị của nó là giá trị kim khí thực chất [35; tr.356]. Vì thế, nó rất có giá trị trong thanh toán quốc tế, 1 đồng bạc con cò đổi được 600 đồng điếu và khi các loại bạc nhỏ khan hiếm trong việc thanh toán, trao đổi thì dân ta lúc bấy giờ đã chặt đồng bạc này ra làm hai hoặc làm bốn để dễ chi tiêu.

Khi Pháp xâm lược Việt Nam, đồng Peso Mexico được Đô đốc Bonard - chỉ huy quân đội Pháp tuyên bố cho lưu hành chính thức trên toàn lãnh thổ Nam Kỳ từ ngày 10/4/1862 và nó có giá trị đến ngày 3/6/1903 (trong khi lúc bấy giờ Ngân


hàng Đông Dương đã thành lập và phát hành tiền đồng cũng như tiền giấy và đã cho lưu hành tại Việt Nam).

Cách mạng Tháng Tám thành công đưa đến sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trước những khó khăn về tài chính năm 1946, Chính phủ mới cho phát hành tiền để giải quyết những khó khăn về tài chính và nhân dân ta thường gọi là tiền cụ Hồ. Lúc bấy giờ tiền cụ Hồ được sử dụng song song với đồng bạc Đông Dương do Ngân hàng Đông Dương phát hành.

Sau ngày 23/9/1945, quân Pháp được sự giúp đỡ của Anh đã trở lại đánh chiếm Sài Gòn, rồi đánh tỏa ra khắp các nước Đông Dương. Bấy giờ Ngân hàng Đông Dương không còn hoạt động nữa. Để có tiền cung cấp cho ngân sách Đông Dương và thay thế cho các loại giấy bạc của Ngân hàng Đông Dương trước kia, năm 1951, Pháp cho thành lập viện phát hành giấy bạc chung cho cả ba nước Việt - Miên - Lào gọi là Institut d'Emission des Etats du Cambodge, du Laos et du Viet- Nam. Vào năm 1952 và 1953, đồng “kip” của Lào (1952), “riel” của Campuchia (1953), và đồng Quốc gia Việt Nam (1953) được phát hành và sử dụng song song với đồng bạc cũ. Tiền giấy thì có hai dạng: một kiểu chung cho cả ba nước Việt, Miên, Lào; kiểu kia là riêng cho mỗi nước. Tiền kim loại thì ngay từ khởi đầu đã đúc riêng cho mỗi xứ. Tỷ giá 1 đồng = 10 francs được khôi phục vào năm 1953. Tờ tiền giấy ghi 2 mệnh giá tiếp tục lưu hành cho đến năm 1955 tại Việt Nam Cộng hòa và Campuchia, và mãi đến năm 1957 tại Lào.

Chân dung Quốc trưởng Bảo Đại, quốc vương Sihanouk, và quốc vương Sisavang Vong xuất hiện trên tờ 1$. Danh xưng piastre được dùng song hành với những tên bản xứ: riel cho Campuchia, kip của Lào, và đồng của Quốc gia Việt Nam. Tại Campuchia, các tờ bạc có mệnh giá 1, 5, 10, 100, và 200 đồng/riel được phát hành. Tại Lào là các tờ bạc 1, 5, 10 và 100 đồng/kip. Còn ở Việt Nam là các tờ bạc 1, 5, 10, 100 và 200 đồng/đồng Việt Nam. Loại tiền này đến năm 1954 thì bị thu hồi, nhường chỗ cho tiền tệ của các quốc gia độc lập trên bán đảo Đông Dương.

Xem tất cả 231 trang.

Ngày đăng: 12/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí