Các Tài Liệu Nghiên Cứu Về Chức Năng Và Hoạt Động Chủ Yếu Của Ngân Hàng


lớn. Nó là kết quả gặp gỡ giữa ngành Đại học của nước Pháp và văn phòng Tổng Giám đốc của Ngân hàng Indosuez cùng với cộng đồng các vị sử gia mà tác giả là một trong những thành viên. Tất cả các thành viên đặc biệt là văn phòng Tổng Giám đốc của Ngân hàng Indosuez đều mong muốn hiểu biết tường tận về một quá khứ xa xôi mà nay chỉ còn vài hình ảnh cũ kỹ còn tồn tại ở các văn phòng của các vị Bộ trưởng. Công trình Lịch sử Ngân hàng Đông Dương đã cung cấp một nguồn sử liệu quan trọng giúp người đọc biết được sự ra đời của Ngân hàng Đông Dương và các chi nhánh của ngân hàng này. Toàn bộ tác phẩm dài tổng cộng 713 trang gồm 16 chương, nhưng chỉ có các chương II, IV,V, IX, XII là ít nhiều đề cập đến hoạt động của các chi nhánh Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam chứ nó không đi sâu nghiên cứu về hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam.

Nghiên cứu về sự ra đời của Ngân hàng Đông Dương còn phải kể đến công trình La présence financière et economique française en Indochine (1859 - 1939) (Sự hiện diện tài chính và kinh tế của Pháp ở Đông Dương”) của Jean Pierre Aumiphin. Tác giả đã dành 11 trang (từ trang 15 đến trang 25) để nói đến quá trình hình thành của Ngân hàng Đông Dương và các chi nhánh tại Sài Gòn, Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng.

Năm 1929, Tiến sĩ Luật học H. Simoni xuất bản tác phẩm Le role du capital. Dans la mise en valeur de l’Indochine (Vai trò của tư bản Pháp trong cuộc khai thác xứ Đông Dương, Helms, Libraire - Editeur, Paris,1929). Ở trang 5, nguyên Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp đánh giá công trình này là “đã khiến cho người đọc tìm thấy nhiều tư liệu quý giá nhất để có một khái niệm đúng đắn và chính xác về trình độ phát triển kinh tế và tài chính mà hiện nay là xứ thuộc địa lớn ở Viễn Đông… đã đạt được”. Nội dung gồm có phần mở đầu và 3 phần nội dung (Phần thứ nhất: Các nhà ngân hàng và tín dụng, gồm có 4 chương; Phần thứ hai: Kết quả của việc khai thác, gồm có 5 chương; Phần thứ ba: Mục đích các khoản chi công cộng, gồm có 4 chương). Ở chương II, phần thứ nhất có đề cập đến Ngân hàng Đông Dương. Tác phẩm của H. Simoni đã được dịch sang tiếng Việt và bản đánh máy hiện nay được lưu trữ tại thư viện Quốc gia Việt Nam.


Tạp chí Bulletin Général de L'Instrution Publique với bài Le nouvel immeuble de la banque de l'Indochine à Saigon, Hà Nội, 1928. Khi nói đến sự ra đời của Ngân hàng Đông Dương đã cho ta biết ngôi nhà mới của Ngân hàng Đông Dương tại Sài Gòn được xây dựng với diện tích 6.400 mét vuông giới hạn bởi 4 đường Quai Belgique, Chaigneau, Lefebre, Pellerin (khu nhà Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh nhìn ra Bến Chương Dương ngày nay). Mặt tiền hướng ra Quai de Belgique, có đường cho xe lên tận cửa vào chính. Gần trung tâm, 1.600 mét vuông dành một khu vuông 25 mét ở giữa làm nơi giao dịch với khách hàng. Tầng 1 dành cho các bộ phận của ngân hàng. Tầng 2 dành cho các công ty thuê, lên xuống có thang máy. Tầng hầm có phòng để các tủ sắt cho khách hàng thuê.

1.1.2. Tác giả người Việt Nam

Bên cạnh các tác giả người nước ngoài, các tác giả trong nước cũng đề cập đến sự ra đời của Ngân hàng Đông Dương. Trong số các tác giả trong nước có đề cập đến sự ra đời của Ngân hàng Đông Dương và các chi nhánh của ngân hàng phải kể đến tác giả Phạm Quang Trung với công trình: Lịch sử tín dụng nông nghiệp Việt Nam (1875-1945), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997, nội dung của công trình này bao gồm 2 phần (tổng cộng 472 trang) và kết luận. Ở Phần thứ nhất, chương I, tác giả dành trọn mục 2 không chỉ đề cập đến thời gian ra đời các chi nhánh của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam mà còn đề cập đến các chi nhánh khác của ngân hàng ở các vùng đất hải ngoại của Pháp.

Tác giả Dương Kinh Quốc với công trình Việt Nam những sự kiện lịch sử (1858-1918), NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006. Ở trang 104, phần năm 1875, tác giả ghi: ngày 21 tháng giêng năm 1875 Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập Ngân hàng Đông Dương (Banque de l’Indochine) và giao độc quyền phát hành giấy bạc cho Ngân hàng Đông Dương. Ngoài trụ sở chính của Ngân hàng Đông Dương đặt tại Pháp; cho tới năm 1912 ngân hàng đã có nhiều chi nhánh hoặc đại lý đặt tại các nước Đông Dương và các nước ngoài Đông Dương.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 231 trang tài liệu này.

Tác giả Nguyễn Khắc Đạm với công trình, Những thủ đoạn bóc lột của tư bản Pháp ở Việt Nam, NXB Văn - Sử - Địa, Hà Nội, 1957, ở trang 36, tác giả có nhắc đến sự ra đời của Ngân hàng Đông Dương.

Trong công trình Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858-1945) (NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội), tác giả Nguyễn Văn Khánh đã dành một mục của chương II để khái quát sự ra đời của Ngân hàng Đông Dương tại Paris và các chi nhánh của ngân hàng tại Việt Nam.

Hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam từ năm 1875 đến năm 1945 - 3

Ngoài ra, sự ra đời của Ngân hàng Đông Dương còn được đề cập trong các công trình nghiên cứu, bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành như tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, tạp chí Xưa và nay…, tiêu biểu như: tác giả Nguyễn Văn Cường với bài Tiền tệ thời Pháp thuộc, Lương Hữu Định với bài Tiền tệ thời kỳ Ngân hàng Đông Dương, Đào Hùng với bài Sự thành lập Ngân hàng Đông Dương và những tờ giấy bạc đầu tiên, Nguyễn Thị Nga với bài Ngân hàng Đông Dương và vai trò của nó trong công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp giai đoạn (1897-1929). Trong những bài viết này, các tác giả đã cung cấp ít nhiều thông tin về sự ra đời của Ngân hàng Đông Dương thời Pháp thuộc.

Như vậy, các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước đã ít nhiều đề cập đến sự ra đời của Ngân hàng Đông Dương. Các công trình đó đã giúp tác giả có cái nhìn khái quát về bối cảnh lịch sử ra đời của các chi nhánh Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam.

1.2. Các tài liệu nghiên cứu về chức năng và hoạt động chủ yếu của ngân hàng

1.2.1. Các công trình nghiên cứu của các tác giả người nước ngoài

Các công trình nghiên cứu về chức năng và hoạt động của Ngân hàng Đông Dương ở nước ngoài có thể chia làm hai nhóm: Nhóm các công trình liên quan gián tiếp và nhóm các công trình liên quan trực tiếp.

* Về nhóm các công trình nghiên cứu liên quan gián tiếp

Từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, để phục vụ cho công cuộc thực dân hoá, Pháp đã đẩy mạnh nghiên cứu về Việt Nam. Nhiều công trình khảo cứu công


phu của các tác giả người Pháp được công bố, như: Y.Henry với Economie agricole de l'Indochine (Kinh tế nông nghiệp Đông Dương, Hà Nội, 1932), Paul Bernard với Le problème économique Indochinois (Vấn đề kinh tế Đông Dương, Paris, 1934) và cuốn Nouveux aspests du problème économique de l’Indochine, F.Sorlot (Phương diện mới của vấn đề kinh tế Đông Dương, Paris, 1937), hay Pierre Gourou với cuốn Les Paysans du deltat tonkinois (Người nông dân Bắc Kỳ, Paris, 1936) và cuốn L’utilisation du sol en Indochine française (Việc sử dụng đất ở Đông Dương thuộc Pháp, Paris, 1940). Trong các công trình này, các tác giả tập trung phân tích tình hình sở hữu ruộng đất, canh tác nông nghiệp, sử dụng nhân công trong kinh tế nông nghiệp Đông Dương đã cho ta một cái nhìn khái quát về kinh tế nông thôn Việt Nam.

Tác phẩm Le role du capital Dans la mise en valeur de l’Indochine của Tiến sĩ Luật học H.Simoni. Trong chương II, phần thứ nhất đề cập đến hoạt động tín dụng. Phần thứ hai, trong chương V với tiêu đề “Hầm mỏ” có hai tiểu mục “Pháp chế về hầm mỏ” và “Khai thác hầm mỏ - Nhiên liệu và quặng” tác giả nêu một cách sơ lược về hoạt động khai thác hầm mỏ. Phần thứ ba, chương I và II nói về công chính, vận tải tư nhân.

Nói về kinh tế Việt Nam thời thuộc Pháp thì có rất nhiều tác giả nước ngoài đề cập đến như Regismanset với cuốn Sự thần kỳ Pháp ở châu Á, G.Grès và Cie Paris, 1922; Touzet A, L’économie indochinoise et la crise universelle, Paris, 1934; Lanessan với cuốn L’Indochine française, Paris, 1889… Tất cả những cuốn sách này là nguồn tư liệu quý cung cấp cho chúng ta những hiểu biết về tình hình kinh tế Việt Nam thời thuộc Pháp. Nó là nguồn tư liệu quý, giúp chúng tôi biết được phần nào hoạt động kinh doanh mà người Pháp thực hiện tại Việt Nam và trong đó có Ngân hàng Đông Dương.

* Về nhóm các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp

Tiếp cận nghiên cứu về chức năng, hoạt động của Ngân hàng Đông Dương chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những công trình có liên quan trực tiếp đến luận án. Trong đó chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những tập hợp nghiên cứu của chính


Paul Doumer - Toàn quyền Pháp ở Đông Dương (1897-1902) được viết trong L’Indochine française (Hồi ký Xứ Đông Dương) xuất bản năm 1905, đã được tập hợp tác giả Việt Nam dịch (tác giả Lưu Đình Tuân - Hiệu Constant - Lê Đình Chi - Hoàng Long - Vũ Thúy), NXB Thế Giới, Hà Nội, 2016. Tổng cộng 7 chương, Paul Doumer dành nguyên chương VII (Sự trỗi dậy của Đông Dương) để trình bày những kế hoạch của Paul Doumer trong thời gian làm Toàn quyền Đông Dương về tổ chức hành chính ở Đông Dương; tình hình cải tổ tài chính; việc tổ chức xây dựng các công trình công cộng, đặc biệt là đường sắt và cầu cảng, bước đầu hình thành các ngành kĩ nghệ ở thuộc địa đây là phần có liên quan trực tiếp với đề tài. Qua cuốn hồi ký, chúng tôi nhận thấy rõ tinh thần và phương châm của công cuộc khai thác kinh tế ở Đông Dương do Paul Doumer khởi xướng, đặc biệt là về đường sắt - một công trình mà theo Henri Lamagat, tác giả cuốn Souvernirs d’un Journalistre Indochinois nhận xét: “Những công trình đường sắt mà Paul Doumer khởi tạo trên đất Việt Nam hơn 100 năm qua, đến nay vẫn còn có giá trị lớn trong nền kinh tế Việt Nam”. Theo lời Nhà xuất bản, thì Paul Doumer (1857-1932) là một nhân vật để lại dấu ấn khá rõ nét trong lịch sử cận đại Việt Nam dưới thời thực dân Pháp đô hộ. Tuy làm Toàn quyền Đông Dương 5 năm, nhưng ông đã thực hiện nhiều cải cách với chủ trương biến chế độ Bảo hộ Pháp ở Đông Dương thành chế độ “thực trị”, xây dựng chính quyền trung ương tập quyền cao độ nhằm xóa bỏ chủ quyền và nền độc lập của các quốc gia Đông Dương. Theo Nhà xuất bản, cuốn Hồi ký có nội dung khá phong phú, sinh động về đất nước, con người, văn hóa, phong tục tập quán của 3 nước Đông Dương. Tuy nhiên, một số chi tiết được trình bày, diễn giải của tác giả không thể tránh khỏi tính chất chủ quan, phiến diện, không đúng với thực tế. Vì tất cả những điều đó được phản ảnh qua con mắt của một viên quan cai trị thực dân, người hết mực trung thành với nước Pháp - Người mà sau khi thôi giữ chức Toàn quyền Đông Dương lại trở thành Tổng thống Pháp (1931-1932). Mặc dù vậy, đây vẫn là một nguồn tư liệu hữu ích giúp chúng tôi tiếp cận với cách nhìn nhận từ nhiều phía, để từ đó đi đến nhận thức, đánh giá vấn đề một cách khách quan nhất.


Năm 1939, Robequain đã xuất bản cuốn L’évolution économiqui de l’Indochine française (Sự chuyển biến kinh tế của Đông Dương thuộc Pháp, NXB Hartmann, Paris, 1939). Ở trang 160, khi nói về các loại tiền lưu hành ở Việt Nam thời Pháp, tác giả đã đề cập đến việc biến mất của đồng bạc Mexico trong kinh doanh. Trang 167 cho biết chính sách của chính quyền trong vấn đề kinh tế, chính quyền ở trong một tình thế khó xử. Họ phải dung hòa quyền lợi của người nhập khẩu muốn có một đồng bạc cao và quyền lợi của người xuất khẩu muốn có một đồng bạc hạ. Thế nên, đồng bạc hạ có thể làm cho việc đầu tư vốn nước ngoài được dễ dàng và làm giảm bớt gánh nặng tài chính mà các cơ sở kinh doanh phải gánh chịu trong thời kỳ khủng hoảng, trong khi một đồng bạc cao có thể giảm bớt gánh nặng của người nộp thuế cho phần chi tiêu tính bằng đồng franc. Tác phẩm đã cung cấp cho chúng ta biết phần nào về những chính sách kinh tế của Pháp đã áp dụng ở Việt Nam, đồng thời nói lên được những ưu đãi mà chính quyền thực dân đã dành cho Ngân hàng Đông Dương. Như vậy, tác phẩm ít nhiều cũng có liên quan đến luận án. Vì thế, chúng tôi cũng tiếp cận và tham khảo.

Nghiên cứu về hoạt động của Ngân hàng Đông Dương cũng được phản ánh khá sâu trong cuốn La présence finacière et économique française en Indochine (1859 - 1939) của tác giả Jean Pierre Aumiphin. Công trình này đã được Đinh Xuân Lâm, Ngô Thị Chính, Hồ Song và Phạm Quang Trung dịch ra tiếng Việt dưới nhan đề “Sự hiện diện tài chính và kinh tế của Pháp ở Đông Dương”, Hội khoa học Lịch sử Việt Nam xuất bản năm 1994. Đây là cuốn sách nghiên cứu một cách tương đối toàn diện về những vấn đề cơ bản của kinh tế Đông Dương thời Pháp thuộc dưới góc độ tài chính tiền tệ và nền kinh tế của Pháp ở Đông Dương. Cuốn sách có 223 trang, được biên soạn thành hai phần: Sự hiện diện tài chính Pháp (2 mục lớn) và Sự hiện diện của kinh tế Pháp (2 mục lớn). Liên quan đến đề tài là phần mở đầu. Phần này tác giả chia làm 3 tiết.

Tiết 1 - Tiền tệ Đông Dương, chia thành 3 giai đoạn phát triển chính. Nhờ thế, tác giả đã cho ta cái nhìn khái quát về quá trình lưu thông tiền tệ ở Việt Nam thời Pháp thuộc.


Tiết 2 - Ngân hàng Đông Dương, tác giả nói về vai trò chúa tể của Ngân hàng Đông Dương trong đời sống kinh tế - tài chính của thuộc địa. Ở trang 25, nói đến vai trò tiền tệ của Ngân hàng Đông Dương, khoản lợi nhuận mà ngân hàng đã đạt được nhờ vào đặc quyền phát hành. Tác giả có cả bảng tổng kết tiền lãi và hoạt động kinh doanh do Ngân hàng Đông Dương thực hiện trong các vùng đất thuộc Pháp ở hải ngoại và ở nước ngoài (trang 30).

Tiết 3 - Tài chính công, nói về những khoản thu và chi của ngân sách Đông Dương.

Phần thứ nhất, chương II, tiết 3 (Khối lượng tiền lãi ròng do một số công ty vô danh thực hiện) ở trang 80, tác giả cho ta biết Ngân hàng Đông Dương vừa là Ngân hàng Kinh doanh vừa là Ngân hàng Phát hành.

Phần thứ hai, từ trang 110, nói về sự cấu thành một khu vực kinh tế hiện đại với một hạ tầng cơ sở kinh tế được xét cả về hai mặt định lượng và định tính, và với những hoạt động của các nhà máy, các khu mỏ, các đồn điền lúa và cao su; cuối cùng là các tác động của khu vực kinh tế hiện đại đó đến kinh tế địa phương xét về cả hai mặt xã hội và kinh tế.

Có thể nói những thống kê, phân tích và biện luận của J.Aumiphin đã cung cấp cho chúng ta một nguồn sử liệu quý, một cái nhìn tổng quát về sự hiện diện nền tài chính của Pháp ở Việt Nam và chủ yếu là tài chính công. Đánh giá về cuốn sách, Giáo sư Đinh Xuân Lâm cho rằng, J.Aumiphin đã nêu rõ được những biến đổi sâu sắc mà bộ máy cai trị thuộc địa và các nhóm tài chính của nước Pháp mang lại cho xứ Đông Dương và đã góp phần vào việc hiện đại hóa nền kinh tế Đông Dương trước khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Có lẽ do Ông mang trong người dòng máu Việt - Pháp (thân mẫu của ông là người Việt Nam) nên trong tác phẩm, ông đã viết với một tinh thần khách quan và trung thực. Một mặt tác giả Aumiphin ghi nhận sự đóng góp tích cực của Nhà nước Pháp, mặt khác ông cũng đề cập tới mặt tiêu cực của sự hiện diện tài chính của Pháp, ông đã khẳng định rằng trong suốt một thời gian dài, nhà nước thực dân chưa hề có một chính sách phát triển kinh tế Đông Dương một cách có hệ thống và chặt chẽ.


Quyển sách cũng cho ta thấy được sự ưu ái của chính quyền thuộc địa đối với Ngân hàng Đông Dương. Vì trong quá trình xâm lược Việt Nam, vấn đề tài chính của Pháp được ký thác tại Ngân hàng Đông Dương. Vì thế, ngân hàng sẽ thay mặt nhà nước chi trả những khoản tiền lấy từ nguồn tài chính công, đồng thời ngân hàng có thể dùng nguồn tài chính này để tái đầu tư đem lại lợi nhuận lớn cho hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, người đọc vẫn luôn chờ mong tác giả phân tích sâu hơn về hoạt động kinh tế - tài chính của Ngân hàng Đông Dương, và tác động của tổ chức đó đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thuộ c địa. Tất nhiên cũng rất thông cảm với tác giả dù rất có ý thức rằng nghiên cứu sự hiện diện của Pháp ở Đông Dương trong thực tế là sự phân tích trong chiều sâu của nó “sự có mặt khắp nơi của ngân hàng đó” - “quả tim và trung tâm thần kinh của kinh tế Đông Dương” theo cách diễn đạt của nhà sử học Pháp Philippe Devillers - nhưng đã gặp khó khăn trong việc khai thác các tài liệu lưu trữ của Ngân hàng Đông Dương. Mặc dù vậy, công trình “Sự hiện diện Tài chính và Kinh tế của Pháp ở Đông Dương (1859-1939)” của J.Aumiphin là một công trình khoa học khẳng định vai trò quan trọng của sự hiện diện kinh tế và tài chính Pháp ở Đông Dương.

Để có cái nhìn khái quát về bản chất của tiền tệ và lưu thông tiền tệ thì phải kể đến công trình Tư Bản quyển thứ nhất, tập I của C.Mác được NXB Sự thật, Hà Nội, dịch từ bản tiếng Đức sang tiếng Việt và cho xuất bản năm 1976. Trong quyển thứ nhất - Quá trình sản xuất của tư bản, tác giả đề cập đến 3 nội dung lớn, đó là: I. Hàng hóa và tiền tệ; II. Sự chuyển hóa của tiền thành tư bản; III. Sự sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối. Liên quan đến đề tài là phần I. Hàng hóa và tiền tệ, đề cập đến bản chất và các chức năng của tiền. Tác giả cũng đề cập đến quy luật lưu thông của tiền giấy và chỉ ra nguyên nhân dẫn đến lạm phát trong nền kinh tế. Qua công trình, C.Mác đã giúp cho tác giả có những hiểu biết về sự lưu thông tiền tệ và quy luật phát triển của nền kinh tế, điều này giúp chúng tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành luận án.

Trong số những công trình đó phải kể đến công trình của kỹ sư trưởng A.A.Pouyanne. Ông là Tổng Thanh tra Công chính Đông Dương với công trình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2023