triệu đồng. Đồng thời một số doanh nghiệp trả lại phần vốn do Nhà nước nắm giữ (giảm tỷ lệ cổ phần chi phối của Nhà nước) là 374.551 triệu đồng.
2.2.2.2. Xử lý tình hình tài chính trước khi CPH
Xử lý tài chính trước khi CPH DNNN thuộc Bộ công nghiệp là một khâu khá quan trọng, giúp cho việc xác định chính xác giá trị doanh nghiệp CPH.
Đối với những tài sản các doanh nghiệp thuê, mượn, nhận góp liên doanh, liên kết và các tài sản khác không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, các doanh nghiệp thoả thuận với bên chủ tài sản thanh lý hợp đồng thuê mượn và trả lại cho chủ sở hữu tài sản tại thời điểm trước khi CPH là
115.021 triệu đồng, số còn lại 5.210 triệu đồng giá trị tài sản, các doanh nghiệp thoả thuận với chủ tài sản để Công ty cổ phần kế thừa.
Đối với các khoản nợ phải thu: số nợ phải thu chủ yếu phát sinh có liên quan đến các doanh nghiệp cùng trong BCN, một số khoản phải thu ở các đơn vị khác ngoài BCN. Trong tổng số nợ phải thu của các DNNN đủ điều kiện CPH tính đến thời điểm trước khi CPH là 310.250 triệu đồng. Trong đó, nợ phải thu khó đòi (có đủ hồ sơ chứng minh khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi) là 67.339 triệu đồng không được tính vào giá trị doanh nghiệp CPH.
Các khoản lỗ không có nguồn bù đắp của 67 doanh nghiệp được duyệt phương án CPH là 736.487 triệu đồng (chiếm 5,15% giá trị vốn của nhà nước theo sổ sách) được Bộ cho phép không được tính vào giá trị doanh nghiệp CPH.
Đối với khoản nợ phải trả: Số tiền nợ phải trả của các DNNN thuộc BCN được phê duyệt phương án CPH tính đến thời điểm trước khi CPH với số tiền là 872.150 triệu đồng. Trong đó, số nợ phải trả không có nguồn bù đắp (không có khả năng thanh toán) được Bộ cho phép không tính vào giá trị doanh nghiệp CPH là 250.176 triệu đồng.
Đối với các khoản dự phòng, như: Dự phòng nợ phải thu khó đòi; dự phòng giảm giá hàng tồn kho; quỹ dự phòng tài chính sau khi dùng để bù đắp các khoản tài sản tổn thất như: nợ không thu hồi được, các khoản lỗ trong kinh doanh, số còn lại được tính vào giá trị phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp CPH là 125.250 triệu đồng.
Đối với các khoản đầu tư dài hạn vào các doanh nghiệp khác, gồm có đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết dài hạn, góp vốn vào thành lập công ty TNHH Nhà nước một thành viên, được các Công ty cổ phần hoá kế thừa với tổng số tiền là 915.976 triệu đồng.
Số dư bằng tiền của quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi tính đến thời điểm trước khi CPH của các doanh nghiệp được phê duyệt phương án CPH với tổng số tiền 60.510 triệu đồng, được BCN giải quyết chia cho người lao động đang làm việc ở doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp theo số năm công tác tại doanh nghiệp CPH
Như vậy khi tổng hợp kết quả xử lý tài chính của các doanh nghiệp CPH thì tổng giá trị tài sản không được tính vào giá trị doanh nghiệp CPH tính đến hết năm 2007 của các doanh nghiệp CPH thuộc BCN là 1.054.902 triệu đồng.
Việc xử lý tài chính của các DNNN thuộc BCN khi đã thực hiện các biện pháp sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp trước khi CPH được tổng kết số liệu theo bảng sau:
Bảng 3: Tình hình xử lý tài chính ở một số Tổng công ty thuộc Bộ Công nghiệp
Tên DN | Tài sản không cần dùng (Tr.đ) | Tài sản chờ thanh lý (Tr.đ) | Công nợ khó đòi đã xử lý (Tr.đ) | Xóa nợ ngân hàng (Tr.đ) | Khác (Tr.đ) | Các khoản giảm trừ vốn nhà nước | |||||
Chi phí CPH (Tr.đ) | Chi phí thực hiện giao vốn (Tr.đ) | Lỗ giảm vốn (Tr.đ) | Ưu đãi cho người lao động (Tr.đ) | Khác (Tr.đ) | |||||||
I | TCT thiết bị Điện Việt Nam | 8.946,6 | 34,7 | - | 3.344,0 | - | 918,2 | - | - | 3.403,8 | - |
II | TCT Rượu – Bia - NGK HN | 18.378,0 | 13.946,0 | 377,0 | 50.183 | 0,08 | 1.823,0 | - | 11.158 | 51.651 | 674 |
III | TCT Xây dựng công nghiệp VN | 10.804,0 | 4.160,0 | 13.294,0 | - | - | 3.965 | - | 2.917,0 | 36.654,0 | 1.950 |
IV | TCT Rượu – Bia - NGK SG | 9.972,0 | 7.404,0 | - | - | - | 2.971 | - | - | 8.801 | - |
V | TCT Máy động lực và máy NN | 8.968,6 | 82.035,13 | 32,60 | - | 120,61 | 1519,71 | - | 2088,2 | 4987,25 | - |
VI | TCT Máy và thiết bị công nghiệp | 9.374,0 | 374,0 | 3490,0 | - | - | 2466,0 | - | - | 8.610 | - |
Tổng cộng | 66.433,2 | 157.953 | 17193,6 | 53527,0 | 120,69 | 13662,91 | - | 16163,2 | 114107,05 | 2624,0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Tồn Tại, Hạn Chế Của Quá Trình Cph Dnnn
- Những Bài Học Kinh Nghiệm Có Thể Vận Dụng Ở Việt Nam
- Danh Sách Các Dnnn Trực Thuộc Bộ Công Nghiệp (31/12/2001)
- Kết Quả Thực Hiện Cổ Phần Hoá Doanh Nghiệp Nhà Nước Ở Một Số Tổng Công Ty Thuộc Bộ Công Thương
- Bối Cảnh Mới Tác Động Đến Quá Trình Cph Dnnn Ở Việt Nam
- Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công thương - 11
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo tình hình sắp xếp đổi mới DNNN của Bộ Công nghiệp đến ngày 11/9/2007
58
2.2.2.3. Về quyết toán CPH tại BCN
Tính đến hết năm 2007 đã quyết toán CPH là 326 doanh nghiệp. tổng số vốn Nhà nước tại thời điểm quyết toán tăng 18% so với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là 551.008 triệu đồng (trong đó có 21 doanh nghiệp giảm vốn Nhà nước với tổng mức là: 23.573 triệu đồng), số tiền này không có đơn vị nào xin tăng vốn Nhà nước mà nộp về quỹ hỗ trợ sắp xếp tổ chức CPH
Nhìn chung việc bán cổ phần lần đầu và cổ phần tiếp theo cho người lao động trong doanh nghiệp (giảm 40% so với giá bình quân); cho nhà đầu tư chiến lược (giảm 20% so với giá bình quân) và bán ra bên ngoài (theo giá đấu bình quân) được Bộ triển khai nhanh chóng, dứt điểm và thực hiện khá nghiêm túc theo tinh thần của Nghị định 187/2004/NĐ-CP và gần đây là Nghị định 109/2007/NĐ-CP, các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính và tuân thủ theo quy định chung, nghĩa là: Tất cả các doanh nghiệp có số vốn bán ra lớn hơn 2 tỷ đồng đều được tổ chức bán thông qua các Công ty tài chính trung gian (Công ty chứng khoán); Các doanh nghiệp có số vốn bán ra nhỏ hơn 2 tỷ đồng hoặc ở các vùng sâu, vùng xa hẻo lánh, Bộ giao cho công ty chủ trì tổ chức hội đồng bán đấu giá. Các hội đồng bán đấu giá này đều được Bộ quyết định thành lập theo đúng quy định của Nhà nước.
2.2.2.4. Quản lý và sử dụng tiền bán cổ phần
Toàn bộ số tiền thu được từ CPH DNNN thuộc BCN (bao gồm tiền thu từ bán phần vốn Nhà nước và tiền chênh lệch tăng do bán đấu giá cổ phần phát hành thêm tại các doanh nghiệp CPH) sau khi trừ đi chi phí CPH được BCN sử dụng vào các mục đích sau:
- Giải quyết cho số lao động dôi dư tại thời điểm CPH (do doanh nghiệp không thể bố trí công việc cho số lao động này) với tổng số tiền chi ra là 16.005 triệu đồng.
- Hỗ trợ thêm cho các doanh nghiệp CPH do bán cổ phần ưu đãi cho người lao động và các nhà đầu tư chiến lược với số tiền là 50.125 triệu đồng.
- Chuyển trả về quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Bộ tài chính để đầu tư cho các doanh nghiệp mà Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn, nhưng thiếu
vốn, công ty cổ phần Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, nhưng vốn Nhà nước có tại doanh nghiệp CPH không đủ đảm bảo số cổ phần của Nhà nước với số tiền là 374.551 triệu đồng.
2.2.2.5. Chính sách đối với người lao động trong DNNN CPH
Các DN CPH thuộc BCN và người lao động làm việc trong các DN CPH được hưởng các ưu đãi sau:
- Các ưu đãi về mua cổ phiếu dành cho người lao động: BCN cho phép những người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp CPH được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực Nhà nước, với giá ưu đãi bằng 60% giá đấu thành công bình quân của từng nhà đầu tư. Tính đến hết năm 2007, tổng số tiền thu được do bán cổ phần ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp CPH của các công ty cổ phần tại BCN là 1.790.222.400 triệu đồng (trong đó số người tham gia mua cổ phần là 210.120 người; số năm công tác bình quân là 14,2 năm; mệnh giá của một cổ phần là 10.000 đồng; tỷ lệ giảm giá là 40%; số cổ phần bán bình quân cho 1 năm công tác là 100 cổ phần).
- Về chính sách tiền lương, tiền thưởng: Sau khi DNNN chuyển sang công ty cổ phần, trong lúc hợp đồng chưa được ký kết giữa doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp thì chế độ tiền lương, tiền thưởng vẫn được thực hiện theo hiện hành, để đảm bảo duy trì thu nhập cho cán bộ công nhân viên tối thiểu bằng mức lương tại thời điểm trước khi CPH.
- Về chế độ bảo hiểm xã hội: tiếp tục thực hiện chế độ BHXH đối với người lao động theo quy định tại điều lệ BHXH Việt Nam ban hành theo Nghị định 12/CP, Thông tư số 13/2005/TT-LĐTBXH.
- Sau khi công ty Nhà nước chuyển thành CTCP, nếu có nhu cầu tổ chức lại hoạt động kinh doanh, thay đổi công nghệ, dẫn đến người lao động ở công ty Nhà nước chuyển sang CTCP bị mất việc hoặc thôi việc, kể cả trường hợp người lao động tự nguyện thôi việc thì được giải quyết như sau:
+ Trong 12 tháng kể từ ngày CTCP được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nếu người lao động bị mất việc do cơ cấu lại công ty thuộc đối
tượng hưởng chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại DNNN theo quy định số 41/2002/NĐ-CP thì được hỗ trợ từ quỹ hỗ trợ lao động dôi dư. Các đối tượng lao động mất việc, thôi việc còn lại thì được hưởng trợ cấp mất việc, thôi việc theo quy định của pháp luật lao động hiện hành và được hỗ trợ tiền thu của Nhà nước do CPH công ty Nhà nước quy định tại điều 45 Nghị định 109/2007/NĐ-CP.
+ Trường hợp người lao động bị mất việc, thôi việc trong 4 năm tiếp theo thì công ty cổ phần có trách nhiệm thanh toán 50% tổng mức trợ cấp theo quy định của Bộ Luật Lao động, số còn lại được thanh toán từ tiền thu của Nhà nước do CPH công ty Nhà nước quy định tại điều 45 Nghị định 109/2007/NĐ-CP. Hết thời hạn trên, công ty cổ phần chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ tiền trợ cấp cho người lao động. Tính đến cuối năm 2007, BCN đã giải quyết theo chế độ cho 18.486 lao động dôi dư của các doanh nghiệp CPH. Tổng số tiền chi ra từ quỹ hỗ trợ, sắp xếp doanh nghiệp cho lao động dôi dư tại các DNNN CPH thuộc BCN là 597.716 triệu đồng.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CPH DNNN THUỘC BCN
2.3.1. Kết quả
Công tác CPH DNNN thuộc BCN được Bộ xác định là nhiệm vụ quan trọng để đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước và được Bộ triển khai từ năm 1994. Tuy nhiên, những năm đầu khi tiến hành CPH (từ 1994 đến 2002), số lượng DNNN thuộc BCN tham gia CPH còn rất ít và tiến độ triển khai còn chậm chạp không đúng theo dự kiến, cụ thể BCN chỉ chuyển được 45 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp sang công ty cổ phần với tổng giá trị phần vốn Nhà nước là 264,5 tỷ đồng.
Đặc biệt từ sau khi có Nghị quyết TW3, TW9 (khoá IX), nghị quyết Đại hội X của Đảng, công tác CPH DNNN đã được Bộ xác định là một trong những nhiệm vụ hàng đầu cần tập trung chỉ đạo để thực hiện kế hoạch mà Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ trong giai đoạn từ 2003-2005 là phải CPH 285 đơn vị (trong đó có 195 doanh nghiệp độc lập và 90 bộ phận doanh nghiệp).
Trong vòng 3 năm từ 2003-2005 BCN đã thực hiện CPH được 281 đơn vị (trong đó 192 doanh nghiệp độc lập và 89 bộ phận doanh nghiệp), đạt 98,5% so với kế hoạch được giao, cụ thể:
- Năm 2003, CPH được 90 đơn vị (trong đó có 54 doanh nghiệp độc lập và 36 bộ phận doanh nghiệp) vượt 75% kế hoạch cả năm.
- Năm 2004, CPH được 91 đơn vị (trong đó có 56 doanh nghiệp độc lập và 35 bộ phận doanh nghiệp) vượt 75% kế hoạch cả năm.
- Năm 2005 CPH được 100 đơn vị (trong đó có 82 doanh nghiệp độc lập và 18 bộ phận doanh nghiệp) vượt 86% kế hoạch cả năm.
- Năm 2006 CPH được 55 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp.
- Năm 2007: CPH được 3 Tổng công ty; 2 công ty nhà nước độc lập trực thuộc BCN và 9 công ty thành viên của Tổng công ty.
Nếu tính từ đầu năm 2006 đến hết tháng 12/2007 BCN đã chuyển được 69 đơn vị sang CTCP. Năm 2006 đã thực hiện CPH thí điểm Tổng công ty Điện tử và Tin học Việt nam theo quyết định số 06/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tổng số vốn của Nhà nước tại các đơn vị đã CPH (từ tháng 1/2006 đến tháng 12/2007) là 5.007,6 tỷ đồng, tổng số vốn điều lệ là 5.371 tỷ đồng, trong đó phát hành thêm cổ phiếu với trị giá là 294 tỷ đồng, tổng giá trị cổ phần Nhà nước nắm giữ là 59,42% vốn điều lệ, người lao động trong doanh nghiệp CPH tham gia mua cổ phần chiếm 21,9% tổng vốn điều lệ, cổ phần bán ra bên ngoài doanh nghiệp là 18,68% vốn điều lệ.
Các DNNN sau khi CPH đã hoạt động năng động hơn, tài chính doanh nghiệp được lành mạnh hơn và lao động dôi dư của các doanh nghiệp đã được sắp xếp, xử lý. Vì vậy các doanh nghiệp hoạt động ổn định và phát triển. Qua khảo sát của Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp ở 136 DNNN đã CPH trên một năm cho thấy: Các hoạt động đều có hiệu quả hơn so với trước khi CPH. Cụ thể:
Về vốn điều lệ: Nhiều doanh nghiệp sau khi CPH đã bổ sung tăng vốn điều lệ từ lợi nhuận sản xuất kinh doanh hoặc phát hành thêm cổ phiếu, điển hình là các đơn vị sau: CTCP May Bình Minh thuộc Tập đoàn Dệt may Việt
Nam vốn điều lệ tăng từ 18 tỷ đồng lên 36 tỷ đồng; Công ty Giầy Đồng Nai thuộc Tổng công ty Giầy Việt Nam vốn điều lệ tăng từ 23 tỷ đồng lên 43 tỷ đồng; CTCP Đá mài thuộc Tổng công ty Máy và thiết bị công nghiệp vốn điều lệ tăng từ 7,49 tỷ đồng lên 10,4 tỷ đồng; CTCP Cát Lợi thuộc tổng công ty Thuốc lá Việt Nam vốn điều lệ tăng từ 50 tỷ đồng lên 80 tỷ đồng.
Về doanh thu: Có 76% doanh nghiệp sau khi CPH doanh thu tăng hơn trước khi CPH, điển hình là các đơn vị sau: CTCP sản xuất và kinh doanh vật tư thiết bị điện của Công ty Than nội địa thuộc Tập đoàn công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam doanh thu tăng từ 133 tỷ đồng lên 270 tỷ đồng; CTCP may Đồng Nai thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam doanh thu tăng từ 99 tỷ đồng lên 266 tỷ đồng, CTCP bê tông ly tâm Thủ Đức thuộc Tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam doanh thu tăng từ 55 tỷ đồng lên 84 tỷ đồng…
Về nộp ngân sách: Có 65% doanh nghiệp nộp ngân sách cao hơn trước khi CPH, điển hình là các đơn vị sau: CTCP đầu tư thương mại dịch vụ than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, nộp ngân sách tăng từ 31 tỷ đồng lên 58 tỷ đồng, CTCP May Việt Thịnh thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam nộp ngân sách tăng từ 1,2 tỷ đồng lên 6,2 tỷ đồng, CTCP xây dựng công nghiệp nhẹ số 2 thuộc Tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam nộp ngân sách tăng từ 1,6 tỷ đồng lên 4,2 tỷ đồng.
Về lợi nhuận: Có 80% doanh nghiệp hoạt động có lãi so với trước khi CPH, điển hình là các đơn vị sau: CTCP Điện tử Biên Hòa thuộc Tổng công ty Điện tử và Tin học Việt Nam, trước khi CPH lãi 1,5 tỷ đồng, sau một năm lãi 15 tỷ đồng; tương ứng ở CTCP đại lý tàu biển thuộc Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam trước khi CPH lãi 1,2 tỷ đồng, 5,3 tỷ đồng; ở CTCP phân lân Ninh Bình thuộc Tổng công ty Hóa chất Việt Nam, trước khi CPH là 6,2 tỷ đồng, 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, còn một số ít công ty được CPH (chiếm 6%) vẫn còn bị lỗ: điển hình là CTCP Giấy Vạn Điểm thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam lỗ 14,9 tỷ đồng, CTCP Dệt Đông Nam thuộc Tập đoàn Dệt-May Việt Nam lỗ 8 tỷ đồng…