nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu theo đúng sự chỉ đạo của BIDV. Thực tế chứng minh doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động kinh doanh tốt, mang lại hiệu quả cho chi nhánh như: Công ty Matexim, Công ty Hiệp Hoà, Công ty Hà Thành, Công ty Greedman…
Cùng với sự tăng trưởng của toàn hệ thống BIDV, sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, Chi nhánh BIDV Thăng Long cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ sau:
Bảng 2.4: Lợi nhuận trước thuế
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | |||
Số tiền | Số tiền | (%) | Số tiền | (%) | |
Chênh lệch thu chi trước DPRR | 112 | 120 | 107 | 133 | 111 |
Trích DPRR trong năm | 47 | 50 | 106 | 61 | 122 |
Lợi nhuận trước thuế | 65 | 70 | 107 | 72 | 103 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển chi nhánh thăng long - 2
- Sự Cần Thiết Phải Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại
- Sứ Mạng, Tầm Nhìn Và Mục Tiêu Của Bidv Thăng Long
- Số Lượng Và Số Lượt Khách Hàng Vay Tiêu Dùng Qua Các Năm
- Đối Với Sản Phẩm Cho Vay Mua, Sửa Chữa Nhà : Sản Phẩm Này Phát Triển Rất Hẹp, Số Lượng Khách Hàng Ít Và Nhỏ Lẻ. Hơn Nữa Thực Tế Triển Khai Sản
- Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển chi nhánh thăng long - 8
Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo tổng kết chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2011-2013)
Nhìn vào số liệu ở bảng trên, có thể thấy lợi nhuận của chi nhánh vẫn tăng đều qua các năm. Dù mức tăng trưởng là không nhiều nhưng nó thể hiện sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên BIDV Thăng Long trong thời kỳ kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế cho thấy dù dư nợ tín dụng của chi nhánh năm 2013 có tăng cao thì lợi nhuận thu được từ mảng này cũng không được nhiều như các năm trươc đây. Điều này là do mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn bị thu hẹp. Chi nhánh là một đơn vị kinh doanh trực thuộc hệ thống Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam nên chính sách về lãi suất vẫn do hội sở chính điều phối. Trong khi đó BIDV lại luôn là lá cờ đầu trong việc giảm lãi suất cho vay hỗ trợ các cá thể, tổ chức vay vốn. Mức lãi suất cho vay của BIDV luôn là thấp nhất so với các ngân hàng khác trong toàn hệ thống ngân hàng TMCP. Nhưng mức lãi suất huy động vốn của chi nhánh lại không được quá thua kém so với các ngân hàng TMCP khác vì nếu như vậy chi nhánh sẽ đánh mất khả năng cạnh tranh với các ngân hàng bạn. Tuy nhiên nhờ có nỗ lực của toàn thể CBCNV chi nhánh và sự nhạy bén trong kinh doanh của Ban lãnh đạo mà lợi nhuận của chi nhánh trong năm 2013 vẫn không bị giảm sút so với các năm trước đó.
2.2. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Thăng Long Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
2.2.1. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Thăng Long
2.2.1.1. Một số sản phẩm cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Thăng Long
a) Các sản phẩm cho vay tiêu dung
Hiện nay Chi nhánh Thăng Long đang triển khai một số sản phẩm cho vay tiêu dùng như sau:
1. Sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà ở
- Hình thức: là sản phẩm BIDV tài trợ vốn để mua nhà ở, đất ở, xây dựng nhà ở mới, cải tạo nhà ở, sửa chữa nhà ở và mua sắm trang trí nội thất nhà ở phục vụ nhu cầu đời sống đối với cá nhân, hộ gia đình.
- Đặc tính của sản phẩm: Thủ tục cho vay đơn giản, thuận tiện, lãi suất cạnh tranh, lãi tính trên dư nợ giảm dần; mức cho vay có thể lên đến 100% giá trị tài sản bảo đảm; thời gian cho vay tối đa: 20 năm; phương thức trả nợ linh hoạt; bảo đảm tiền vay: tài sản hình thành từ vốn vay, hoặc tài sản bảo đảm khác của khách hàng hoặc của bên thứ ba, hoặc kết hợp các hình thức bảo đảm.
- Văn bản hướng dẫn: Quyết định số 1066/QĐ-PTSPBL1 ngày 15/03/2010
2. Sản phẩm cho vay hỗ trợ mua ô tô
- Hình thức: Vay mua ô tô là sản phẩm đáp ứng nhu cầu sở hữu xe hơi của khách hàng cá nhân, hộ gia đình thông qua việc hỗ trợ nguồn vốn cho khách hàng mua xe và khách hàng chỉ cần mức vốn tự có tối thiểu 30% (thế chấp bằng chính chiếc xe mua) hoặc 15% (thế chấp bằng tài sản đảm bảo khác).
- Đặc tính của sản phẩm: Thủ tục cho vay đơn giản, thuận tiện; lãi suất cạnh tranh, lãi tính trên dư nợ giảm dần; mức cho vay lớn (tối đa 95% giá trị xe mua); thời hạn vay tối đa: 5 năm; phương thức trả nợ linh hoạt; bảo đảm tiền vay: tài sản hình thành từ vốn vay, hoặc tài sản bảo đảm khác của khách hàng hoặc của bên thứ ba, hoặc kết hợp các hình thức bảo đảm.
- Văn bản hướng dẫn: Quyết định số 1066/QĐ-PTSPBL1 ngày 15/03/2010
3. Sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp, cho vay cán bộ công nhân viên
- Hình thức: Cho vay tiêu dùng tín chấp là sản phẩm tín dụng không cần tài sản bảo đảm dành cho các khách hàng cá nhân có thu nhập thường xuyên, ổn định... nhằm đáp ứng nhu cầu tiều dùng đa dạng của bản thân và gia đình.
41
- Đặc tính của sản phẩm: Không cần tài sản bảo đảm; không bắt buộc phải có tài khoản trả lương tại BIDV; khách hàng có thể đồng thời sử dụng với sản phẩm thấu chi và thẻ tín dụng; mức cho vay hấp dẫn: tối đa bằng 10 tháng thu nhập và có thể lên tới 500 triệu đồng; thời hạn cho vay linh hoạt lên đến 60 tháng; lãi suất cho vay thấp, tính trên dự nợ thực tế, bảo đảm tối đa lợi ích của khách hàng; phương thức trả nợ: trả dần nợ (gốc+lãi) hàng tháng.
- Văn bản hướng dẫn: Quyết định 5450/QĐ-NHBL2 ngày 25/10/2010
4. Sản phẩm thấu chi tiền gửi thanh toán của cá nhân có tài khoản tại ngân hàng
- Hình thức: Thấu chi tài khoản tiền gửi là hình thức BIDV cho khách hàng được chi tiêu vượt quá số tiền có trong tài khoản tiền gửi của mình mở tại BIDV. Là sản phẩm cho vay theo hình thức thấu chi tài khoản tiền gửi thanh toán bằng VND đối với các khách hàng là cá nhân tại Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam.
- Đặc tính của sản phẩm: Thủ tục đơn giản, thời gian phê duyệt nhanh chóng; lãi suất hợp lý và phí cấp hạn mức thấp; không cần tài sản thế chấp; rút tiền mặt hoặc chuyển khoản tại tất cả các quầy giao dịch, các máy ATM/POS (24/24h) của BIDV và của các ngân hàng khác tham gia hệ thống Banknet; hạn mức thấu chi lớn: tối đa bằng 5 tháng thu nhập bình quân của khách hàng; thời hạn hạn mức: linh hoạt; phương thức trả nợ: Nợ gốc được tự động trả ngay sau khi tài khoản tiền gửi của khách hàng phát sinh giao dịch ghi có; nợ lãi được trả một lần vào ngày cuối mỗi tháng.
- Văn bản hướng dẫn: Quyết định 4099/QĐ-PTSPBL1 ngày 12/08/2010
5. Sản phẩm chiết khấu/cầm cố giấy tờ có giá
- Hình thức: Chiết khấu/Cầm cố giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm là hình thức BIDV mua lại hoặc cho khách hàng vay bảo đảm bằng các loại GTCG/TTK do Chính Phủ, BIDV và các tổ chức tín dụng khác phát hành, nhằm đáp ứng nhanh chóng nhu cầu vốn của khách hàng khi GTCG/TTK chưa đến hạn thanh toán.
- Đặc tính của sản phẩm: Thủ tục đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng; mức cho vay/chiết khấu hấp dẫn và có thể lên tới 100% giá trị GTCG/TTK; thời hạn cầm cố/chiết khấu: linh hoạt, do BIDV và khách hàng thoả thuận, phù hợp với nhu cầu vay vốn của khách hàng; lãi suất cầm cố/chiết khấu: hấp dẫn, cạnh tranh; phương thức trả nợ: đa dạng, phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng.
- Văn bản hướng dẫn: Quyết định 6052/QĐ-PTSPBL1 ngày 21/10/2009 & Quyết định 6051/QĐ-PTSPBL1 ngày 21/10/2009.
-
6. Sản phẩm cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán niêm yết
- Hình thức: Là hình thức BIDV cho khách hàng cá nhân vay vốn bằng việc ứng trước tiền bán chứng khoán niêm yết tại các công ty chứng khoán có liên kết với BIDV.
- Đặc tính của sản phẩm: Đáp ứng ngay tức thời nhu cầu ứng trước tiền bán chứng khoán niêm yết chưa được thanh toán của các nhà đầu tư chứng khoán; chủ động nguồn vốn cá nhân trong hoạt động đầu tư chứng khoán; được sử dụng các dịch vụ tài khoản khác của BIDV; thời gian cấp hạn mức: lên tới 12 tháng; thời hạn cho vay ứng trước từng lần: tối đa 03 ngày làm việc, phù hợp với thời hạn thanh toán bù trừ của trung tâm lưu ký chứng khoán; mức cho vay: tối đa bằng số tiền bán chứng khoán.
- Văn bản hướng dẫn: Quyết định 2389/QĐ-PTSPBL1 ngày 06/05/2009
7. Sản phẩm cho vay đi du học
- Hình thức: Cho vay du học là hình thức BIDV cho vay phục vụ đời sống nhằm đáp ứng nhu cầu cho chính khách hàng hoặc cho người thân của khách hàng đi du học ở nước ngoài hoặc du học trong nước.
- Đặc tính của sản phẩm: Thủ tục cho vay đơn giản, thuận tiện; được tư vấn bởi đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, nhiệt tình; lãi suất cạnh tranh, lãi tính trên dư nợ giảm dần; mức cho vay: tối đa 100% học phí và chi phí du học; thời gian cho vay tối đa lên tới 7 năm; phương thức trả nợ linh hoạt; bảo đảm tiền vay: tài sản thế chấp thuộc sở hữu của chính người đi vay hoặc được bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba; được cung cấp dịch vụ hỗ trợ du học kèm theo: chứng nhận năng lực tài chính, chuyển tiền....
- Văn bản hướng dẫn: Phụ lục VI/TDBL Quyết định 4321/QĐ-TD3 ngày 27/8/2008
8. Sản phẩm cho vay tiêu dùng khác
- Ngoài các sản phẩm trên, còn có một số sản phẩm cho vay tiêu dùng khác như: Cho vay cầm cố chứng khoán, Sản phẩm cho vay CBCNV mua cổ phiếu phát hành lần đầu trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, Sản phẩm cho vay đối với người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng Visa, thẻ ghi nợ nội địa...
43
b) Tình hình triển khai các sản phẩm CVTD tại chi nhánh
Thống nhất với mục tiêu của toàn hệ thống và định hướng trong hoạt động cho vay tiêu dùng là: Phát triển “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân” trong đó lấy hoạt động cho vay tiêu dùng làm nòng cốt để phát triển, trong thời gian vừa qua chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng, tất cả các sản phẩm mới của BIDV giành cho khách hàng là cá nhân, hộ gia đình đều được chi nhánh triển khai thực hiện trên địa bàn hoạt động.
Hệ thống các sản phẩm trên có thể thấy là khá đa dạng, cạnh tranh được với các sản phẩm tương tự của các ngân hàng khác trên thị trường. Mỗi sản phẩm có thể khác nhau nhưng đều có chung các đặc điểm: về mục đích đã đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng dựa trên từng loại sản phẩm nhất định, mức cho vay và lãi suất cho vay linh hoạt trên cơ sở quy định chung của BIDV và mặt bằng lãi suất chung quy định đối với KHCN của thị trường.
Chi nhánh đã triển khai tất cả các sản phẩm cho vay tiêu dùng, tuy nhiên hiện mới chỉ tập trung hiệu quả nhất ở ba sản phẩm được coi là mũi nhọn: Hỗ trợ mua nhà, sửa nhà; thấu chi và cho vay lương đối với cán bộ nhân viên. Nhìn chung các sản phẩm cho vay của BIDV được chi nhánh triển khai đã đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng, nhưng việc thông tin quảng bá sản phẩm đến với khách hàng còn hạn chế, do đó khách hàng chỉ tập trung vay vốn để mua nhà đất và sửa chữa nhà ở, các sản phẩm khác ít mở rộng, việc triển khai các sản phẩm của chi nhánh còn phụ thuộc rất lớn vào khâu tiếp thị khách hàng trong khi quy trình cấp tín dụng của chi nhánh vẫn chưa linh hoạt và phát huy tối đa hiệu quả.
2.2.1.2. Chính sách cho vay áp dụng đối với KHCN tại chi nhánh
Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam đã ban hành được một hệ thống văn bản, chính sách cho hoạt động cho vay như Quy định số 4072 về cho vay bán lẻ, Quy định số 6052 về cho vay đảm bảo bằng GTCG, TTK đối với KHCN, Quy định số 6051 về chiết khấu GTCG, TTK đối với KHCN, các quy định về các sản phẩm thị trường bán lẻ như cho vay nhu cầu nhà ở, cho vay mua ô tô, cho vay du học, cho vay cán bộ, công nhân viên,… được thay đổi, cập nhật thường xuyên. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng dần được chuẩn hóa và cụ thể hóa do vậy cũng làm giảm bớt thời gian xử lý công việc, nâng cao chất lượng phục vụ giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Chi nhánh thực hiện hoạt động cho vay tiêu dùng dựa trên cơ sở chính sách cho vay của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Chính sách cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình của chi nhánh thường có sự thay đổi phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội và điều kiện trên địa bàn hoạt động của chi nhánh để đảm bảo hoạt động cho vay được phát triển an toàn bền vững.
Hiện tại, hoạt động cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình của chi nhánh đang tuân thủ theo Quyết định số: 353/QĐ-HĐQT ngày 21/04/2010 của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Trong đó, quy định và hướng dẫn cụ thể về chính sách tiếp thị khách hàng, chính sách về cho vay, chính sách về tài sản đảm bảo và chính sách định giá tiền vay.
Chính sách tiếp thị khách hàng
- Tập trung tiếp thị đối với nhóm khách hàng thường xuyên có quan hệ tiền gửi tại BIDV, khách hàng có thu nhập ổn định từ 10 triệu VND trở lên, khách hàng là lãnh đạo/chủ doanh nghiệp, đang sinh sống tại các thành phố, thị xã, thị trấn, trong độ tuổi từ 25 – 55.
Chính sách về cho vay
- Xếp hạng khách hàng theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ: Mọi khách hàng là cá nhân được xếp hạng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trước khi quyết định cho vay. Các khách hàng sẽ được BIDV xếp thành 10 mức xếp hạng khác nhau: AAA; AA; A; BBB; BB; B; CCC; CC; C; D. BIDV chỉ xem xét cho vay đối với các khách hàng có kết quả xếp hạng từ BB trở lên và có thu nhập ổn định hàng tháng chứng minh được ở mức trung bình khá trở lên (thu nhập hàng tháng tối thiểu từ 5 triệu VND trở lên đối với các khách hàng tại địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; tối thiểu từ 3 triệu VND trở lên đối với các khách hàng ở các địa bàn còn lại).
- Tại một thời điểm, khách hàng có thể được cung cấp tất cả các sản phẩm bán lẻ hiện có của BIDV.
- Mức cho vay cụ thể: Theo từng loại sản phẩm nhất định: Đối với cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm: Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm đối với 1 khách hàng không vượt quá 500 triệu đồng.
Chính sách về tài sản bảo đảm
- Các loại tài sản bảo đảm tiền vay: Tiền gửi có kỳ hạn, sổ tiết kiệm của khách
45
hàng hoặc bên thứ ba tại BIDV và các tổ chức tín dụng khác; trái phiếu Chính phủ và các giấy tờ có giá khác theo quy định của BIDV tại từng thời điểm.
- Mức cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm: Mức cho vay trên giá trị từng loại tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định tại từng sản phẩm cho vay bản lẻ và các quy định có liên quan của BIDV trong từng thời kỳ.
Chính sách định giá tiền vay
- Nguyên tắc xác định lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay được tính bằng tổng các mục sau: (1) Lãi suất huy động bình quân đầu vào; (2) Chi phí vốn mang tính chất lãi (dự trữ bắt buộc, dự trữ tiền mặt và bảo hiểm tiền gửi); (3) Chi phí quản lý kinh doanh cho hoạt động tín dụng; (4) Chi phí trích dự phòng rủi ro tín dụng + Lợi nhuận mong muốn cho tín dụng.
- Cơ chế điều hành lãi suất cho vay: Căn cứ trên cơ chế điều hành lãi suất trong từng thời kỳ của Ngân hàng Nhà nước Việt nam và của BIDV.
2.2.1.3. Quy trình cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh
Để đảm bảo cho việc CVTD được đồng bộ, thống nhất, xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận, từng cấp, từng cá nhân tham gia trong quá trình cho vay tiêu dùng, BIDV đã ban hành nhiều văn bản quy định cụ thể, trước đây được lồng ghép vào quy trình cho vay và sổ tay cho vay. Sau nhiều lần nghiên cứu chỉnh sửa, gần đây nhất Hội sở chính đã ban hành chính thức về cho vay tiêu dùng áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống (tại Quy định số 4072/QĐ-PTSPBL1 ngày 15/7/2009).
Trong quy định này, trình tự cho vay tiêu dùng được quy định khá chặt chẽ, rõ ràng, đảm bảo an toàn, hiệu quả, thuận tiện và áp dụng thống nhất, yêu cầu tuân thủ cao, trình tự cho vay tiêu dùng tại chi nhánh có thể tóm tắt gồm những bước sau:
- Bộ phận QHKH cá nhân tiếp cận với khách hàng vay vốn, lập tờ trình lên Phó giám đốc phụ trách QHKH rồi chuyển qua phòng Quản lý rủi ro.
- Bộ phận QLRR tiến hành thẩm định hồ sơ khách hàng, tài sản đảm bảo.
- Bộ phận Quản trị tín dụng duyệt giải ngân, lưu trữ hồ sơ khách hàng.
- Kiểm tra giám sát trong khi vay.
- Kiểm tra, giám sát, tổ chức thu hồi nợ sau khi cho vay.
Hồ sơ của một khoản cho vay tiêu dùng sẽ được luân chuyển qua 4 bộ phận phòng ban liên quan trong chi nhánh: Phòng quan hệ khách hàng cá nhân, Phòng quản lý rủi ro tín dụng, Phòng quản trị tín dụng và Phòng giao dịch KHCN để thực hiện các
bước: Lập hồ sơ vay vốn, phân tích tín dụng, ra quyết định tín dụng, giải ngân, giám sát tín dụng và thanh lý hợp đồng tín dụng.
Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn - Về cơ bản sẽ gồm 3 bước nhỏ sau:
a, Tiếp thị tới khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng ĐT&PT Việt
Nam:
Cán bộ cho vay tiêu dùng (cán bộ QHKHCN) là những người trực tiếp thực hiện công việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đối với cá nhân, hộ gia đình. Tất cả cán bộ QHKHCN có trách nhiệm trực tiếp tiếp thị toàn diện các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng hiện hành của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam tới các khách hàng, bao gồm các nhóm: Sản phẩm CVTD; sản phẩm huy động vốn; sản phẩm dịch vụ gia tăng,
Ngân hàng hiện đại…
b, Gặp gỡ, phỏng vấn và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn:
Khi KHCN có nhu cầu sử dụng sản phẩm của ngân hàng, Cán bộ QHKHCN tiến hành phỏng vấn sơ bộ khách hàng để làm rõ các nội dung sau đây:
- Nắm bắt nhu cầu vay vốn, điều kiện của khách hàng;
- Khả năng đáp ứng các điều kiện trong từng sản phẩm CVTD cụ thể;
Theo quy định tại từng sản phẩm CVTD cụ thể, cán bộ QHKHCN được phân công có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn một cách chi tiết, đầy đủ và yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ một lần tránh việc gây phiền hà cho khách hàng. Trên cơ sở đó xác định và tư vấn cho khách hàng sử dụng sản phẩm CVTD phù hợp nhất.
c, Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ vay vốn:
Bước này do cán bộ QHKHCN thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng.
Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như:
-Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng
-Khả năng sử dụng vốn vay
-Khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi)
Cán bộ QHKHCN nhận hồ sơ, kiểm tra sự đầy đủ, tính phù hợp của các hồ sơ do khách hàng cung cấp.
47
Bước 2: Phân tích cho vay - đánh giá, phân tích hồ sơ, lập và phê duyệt báo cáo đề xuất cho vay:
Nội dung phân tích :
- Thông tin khách hàng: Họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi ở, lịch sử tình trạng gia đình, thông tin nghề
- Năng lực tài chính của khách hàng: đánh giá tình hình tài chính của khách hàng như thu nhập, lương thưởng, hoá đơn điện nước, điện thoại vài tháng gần đây ...
- Lịch sử quan hệ vay vốn: bao gồm tất cả các thông tin liên quan đến những quan hệ vay vốn của khách tại Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam và tại các tổ chức tín dụng khác..
- Tài sản đảm bảo: xem xét tính pháp lý, tính khả mại, giá trị tài sản, ...
Sau khi đánh giá đầy đủ các yếu tố, đối chiếu với các điều kiện của sản phẩm CVTD, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, cán bộ QHKHCN lập báo cáo đề xuất tín dụng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bước 3: Ra quyết định cho vay
- Trong phạm vi thẩm quyền của chi nhánh:
+ Khoản vay phải qua bộ phận quản lý rủi ro thẩm định lại: đối với khoản vay lớn có tính phức tạp, độ rủi ro cao thì bắt buộc phải qua bộ phận quản lý rủi ro thẩm định lại trước khi ra quyết định cho vay, các mức, loại hình cụ thể do Giám đốc chi nhánh quyết định trong phạm vi phân cấp thẩm quyền mà BIDV giao cho từng thời kỳ. Những trường hợp này Hội đồng tín dụng chi nhánh và Giám đốc là người ra quyết định cho vay.
+ Khoản vay không phải qua bộ phận quản lý rủi ro: là khoản vay có giá trị nhỏ, độ rủi ro không cao, đơn giản, Phó giám đốc quan hệ khách hàng là người ra quyết định cho vay.
- Khoản vay vượt thẩm quyền của chi nhánh: Chi nhánh trình Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam phê duyệt.
Bước 4: Giải ngân
Sau khi có quyết định cho vay, khách hàng và ngân hàng thực hiện ký kết các hợp đồng cho vay, hợp đồng bảo đảm tiền vay và thực hiện các thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo và các điều kiện khác trong quyết định cho vay của ngân hàng.
Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với nhu cầu vay vốn thực sự của khách hàng, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc của khách hàng.
Bước 5: Giám sát cho vay
Cán bộ QHKHCN có trách nhiệm kiểm tra, giám sát khách hàng vay, khoản vay, mục đích sử dụng vốn vay theo các nội dung:
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ mục đích sử dụng vốn vay.
- Kiểm tra hoạt động, tình hình tài chính và các vấn đề có liên quan đến khách hàng vay.
- Kiểm tra, đánh giá, quản lý tài sản đảm bảo.
Trong quá trình kiểm tra, đánh giá, nếu phát hiện các dấu hiệu rủi ro, cán bộ QHKHCN phải đề xuất biện pháp phòng ngừa và báo cáo lãnh đạo chi nhánh chỉ đạo, xử lý kịp thời; định kỳ hàng tháng thực hiện đánh giá lại khoản vay, thực hiện Phân loại nợ theo đúng QĐ số 493 và QĐ số 18 của NHNN và các văn bản hướng dẫn của BIDV để ra chính sách cấp tín dụng phù hợp và là căn cứ để tính toán trích lập dự phòng rủi ro hàng quý.
Ngoài các nội dung giám sát tín dụng trên, về cơ bản sau khi cho vay, cán bộ QHKHCN cần theo dõi và bắt buộc phải thực hiện nghiêm túc những công việc chính liên quan đến khoản vay như sau:
a, Thu nợ:
Đến kỳ thu nợ gốc và/hoặc lãi, Ngân hàng tiến hành thu nợ theo đúng các điều khoản, điều kiện trong hợp đồng tín dụng đã ký.
b, Điều chỉnh cho vay:
Khi khách hàng có nhu cầu điều chỉnh cho vay hoặc bộ phận QHKHCN chủ động đề xuất điều chỉnh cho vay trên cơ sở đánh giá khoản vay, tài sản đảm bảo,… hoặc các thông tin cảnh báo của Bộ phận quản lý rủi ro thì CBQHKHCN phụ trách khoản vay là đầu mối tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c, Xử lý, thu hồi nợ quá hạn:
49
Đối với những khoản nợ quá hạn, nợ xấu ngân hàng thường xuyên theo dõi, đôn đốc khách hàng trả nợ, thực hiện các biện pháp xử lý thu hồi nợ theo đúng quy định của pháp luật.
Bước 6: Thanh lý hợp đồng cho vay
Khi khách hàng trả hết nợ, ngân hàng thực hiện đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí,... để tất toán khoản vay, thanh lý hợp đồng tín dụng đồng thời thực hiện giải tỏa các hợp đồng bảo đảm tiền vay theo đúng quy định.
Ngoài ra, đối với từng cho vay cụ thể, Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam cũng đã ban hành các quy định hướng dẫn cụ thể như Quy định 6051/QĐ-PTSPBL1 về việc chiết khấu giấy tờ có giá đối với KHCN, Quy định số 6052/QĐ-PTSPBL1 về việc cho vay bảo đảm bằng giấy tờ có giá đối với KHCN…
2.2.2. Thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh
2.2.2.1. Doanh số cho vay tiêu dùng
Bảng 2.5: Doanh số CVTD của chi nhánh qua các năm
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | ||||||
Số tiền | Tỷ trọng % | Số tiền | Tỷ trọng % | Tăng trưởng % | Số tiền | Tỷ trọng % | Tăng trưởng % | |
Doanh số CVTD | 145 | 73 | 90 | 3.83 | 99.36 | 61 | 11.80 | 93.44 |
Doanh số cho vay | 5,327 | 100 | 7,583 | 100 | 42.35 | 4,756 | 100 | -37.28 |
(Nguồn: Báo cáo phòng QHKHCN qua các năm)
Biểu bảng 2.6 cho thấy, năm 2011, doanh số CVTD đạt 145.50 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 2,73% doanh số cho vay của chi nhánh là 1.125,972 tỷ đồng. Điều này cho thấy tỷ trọng CVTD trong hoạt động cho vay của chi nhánh là thấp, chi nhánh chưa thật sự chú trọng đến hoạt động CVTD. Năm 2011, chi nhánh mới bắt đầu quan tâm đến mảng CVTD, nhưng vào thời điểm đó nền kinh tế có nhiều biến động, GDP chỉ đạt 6,3%, trong khi chỉ số tiêu dùng GDP lên tới hơn 20%, điều này không những làm giảm nhu cầu chi tiêu của KHCN mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của hầu
hết các ngân hàng. Do đó, năm 2011 doanh số CVTD mới đạt con số khiêm tốn như vậy.
Đến năm 2013, doanh số CVTD đã lên tới 561.07 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 11,8% trong tổng doanh số cho vay toàn chi nhánh, tăng trưởng 93% so với năm 2012. Từ những số liệu trên có thể thấy rằng, doanh số CVTD của chi nhánh đang biến động theo chiều hướng tích cực, tăng với tốc độ nhanh hơn theo thời gian qua các năm trở lại đây, chứng tỏ chi nhánh đã có sự chú ý đến hoạt động CVTD. Tuy nhiên có thể thấy những con số trên chưa thật sự ấn tương, chi nhánh chưa thật sự đầu tư nhiều cho hoạt động này để tăng trưởng doanh số cho vay với tốc độ tốt nhất. Nếu như ở một số ngân hàng khác có tỷ trọng doanh số CVTD khoảng 30% (Techcombank, ACB) thì ở chi nhánh con số mới chỉ dừng lại ở mức 11,8%, điều này cho thấy hoạt động CVTD của chi nhánh vẫn chưa thực sự được mở rộng và phát triển.
2.2.2.2. Dư nợ cho vay tiêu dùng
Bảng 2.6: Tình hình dư nợ CVTD toàn chi nhánh
Đơn vị: Tỷ đồng
2011 | 2012 | 2013 | |||
Giá trị | Tăng trưởng (%) | Giá trị | Tăng trưởng (%) | ||
Dư nợ CVTD | 199 | 250.32 | 51.27 | 265 | 14.97 |
Dư nợ toàn chi nhánh | 1,999 | 2,085.44 | 86.66 | 1,728 | -357.38 |
Tỷ trọng dư nợ CVTD (%) | 9,96 | 12,00 | 20,48 | 15,35 | 27,92 |
( Nguồn: Báo cáo phòng QHKH qua các năm)
51