Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Của Tncs Trong Thời Gian Qua Tại Hà Nội.

thuật có đủ năng lực, trình độ, kỷ luật công nghiệp để điều hành, quản lý kinh doanh theo cơ chế thị trường và đáp ứng được những yêu cầu mới trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Thông qua hoạt động của TNCs, Hà Nội đã giải quyết được một lượng khá lớn việc làm cho người lao động, tạo nên thu nhập góp phần giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc.‌

2.3. Đánh giá kết quả hoạt động của TNCs trong thời gian qua tại Hà Nội.

2.3.1. Những lợi ích mà TNCs mang lại cho nền kinh tế Thủ đô.

* VÒ kinh tÕ

Thứ nhất, TNCs tham gia tích cực vào tăng trưởng kinh tế: Khu vực FDI ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng. Hiện nay, các doanh nghiệp FDI cùng với khu vực tư nhân trong nước đóng góp khoảng 51% tổng giá trị GDP hàng năm, tương đương với tổng sản phẩm quốc dân của khu vực kinh tế nhà nước. Nếu xét theo đóng góp vào GDP nói chung thì đóng góp của khu vực này liên tục tăng qua các năm , từ mức 13,9% năm 2002 lên 14,2% năm 2003; 18,7% năm 2004;21,3%

năm 2005; 23,4% năm 2006 lên 27,1% năm 2007.

Theo báo cáo ca UBND thành phHà Ni, tc độ tăng trưởng tng sn phm ni địa (GDP) ca thành phtính chung trong 6 tháng đầu năm ước tăng 10,9% so vi cùng knăm ngoái; trong đó giá trtăng thêm công nghip mrng là 12,3%, dch vtăng 10,1%, nông- lâm - thy sn tăng 0,5%. Tuy nhiên, tc độ tăng đã có du hiu chng li so vi so năm trước.Giá trsn xut công nghip 6 tháng đầu năm ca Hà Ni dkiến tăng 15,6% so vi cùng knăm trước, trong đã khu vc cã vn đầu tư nước ngoài tăng 22,2%; khu vc kinh tế ngoài quc doanh tăng 16,1%; kinh tế Nhà nước tăng 7%. Theo SCông nghip thành ph, cứ 24/27 sn phm có giá trsn xut tăng so vi cùng k, trong đã mt ssn phm cã tc độ tăng cao như: Sn xut dng

cchính xác ước tăng 80,1%, sn xut xe cã động cơ tăng 73,9%, sn xut máy móc thiết btăng 45,7%...

Ông Hoàng Mạnh Hiển, Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết: Thành phố đang tiếp tục triển khai thực hiện chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực giai đoạn 2006 - 2010; đồng thời chỉ đạo nghiên cứu và ban hành một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực có sức cạnh tranh lớn; hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất 35 sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố.

Theo ông Triệu Đình Phúc, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Nội cho biết:

Hiện nay, Hà Nội đang chủ trương kêu gọi các dự án FDI tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp, điện tử - tin học, thiết bị điện, phần mềm, vật liệu xây dựng cao cấp, dược phẩm, cơ kim khí và những dịch vụ tiến tiến như ngân hàng, tài chính, siêu thị, khách sạn cao cấp, nhà ở khu đô thị mới. Những lĩnh vực, ngành kinh tế trên đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn, đòi hỏi công nghệ cao, trình độ quản lý hiện đại nhằm gia tăng hiệu quả kinh tế, mang lại giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế thủ đô.

Cũng theo ông Phúc, năm 2007, Hà Nội phấn đấu thu hút tổng vốn đầu tư đăng ký từ 1,5 tỷ USD trở lên với trên 200 dự án. Tới thời điểm 31/12/2007 số dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực của Hà Nội là 714 dự án với tổng số vốn là 9,5 tỷ USD, tổng vốn đầu tư thực hiện là 4,6 tỷ USD.

Một số các lĩnh vực Thành phố ưu tiên thu hút đầu tư cđa TNCs bao gồm: Phát triển các ngành công nghiệp điện tử - tin học - thiết bị điện, cơ kim khí, vật liệu xây dựng cao cấp, trang phục thời trang, thể thao, dược phẩm, mỹ phẩm, chế biến thịt gia súc - gia cầm; Phát triển trung tâm tài chính ngân hàng; Đầu tư phát triển các khu đô thị mới Bắc sông Hồng; Phát triển trung tâm văn phòng - thương mại - triển lãm, trung tâm đào tạo - nghiên cứu - phát triển tại Bắc sông Hồng; Đầu tư và hợp tác phát triển khu công nghệ cao tại Hà Nội,…


Biểu đồ 2.3.4: Tỷ lệ đóng góp GDP của khu vực có vốn FDI

Đơn vị tính:%


27.1

23.4

18.7

21.3

13.9

14.2

30


25


20


15


10


5


0

2002 2003 2004 2005 2006 2007


[Nguồn: 37, tr.23]


Thứ hai: Hoạt động của TNCs trên địa bàn thủ đô, năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước trên địa bàn Hà Nội cũng đã được nâng cao. Hiện tại nhiều cơ sở sản xuất đã có thể chế tạo ra các sản phẩm mới có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Trong thời gian qua TNCs trên địa bàn thủ đô đã đóng góp vào doanh thu sản xuất công nghiệp của toàn thành phố. Doanh thu của khu vực này chiếm tỷ trọng 32% năm 1999; 31,58% năm 2001; 36% năm 2003; 39,1% năm 2004; 44,21% năm

2005; 47,39% năm 2006 ; 49,3% năm 2007.

Bảng 2.3.7: Doanh Thu sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội


Năm

1999

2001

2003

2004

2005

2006

2007

Tỉng DT

19320745

24978273

51409000

63376000

78827000

86424390

91763800

KVKT trong

nước

13073112

17090436

32894000

38597000

43981000

46326000

48231400

KVĐTNN

6247633

7887927

18515000

24779000

34846000

39123600

42113400

% KVĐTNN/

TDT

32%

31,58%

36%

39,1%

44,21%

47,39%

49,3%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Hoạt động của công ty xuyên quốc gia ở Hà Nội - 8

[Nguồn: 5, 36, 21]

Thứ 3: TNCs tác động tích cực tới sự phát triển của lực lượng sản xuất: Sự hoạt động của TNCs đã góp phần tạo ra năng lực sản xuất, ngành nghề mới, phương thức kinh doanh mới, nâng cao năng lực quản lý và trình độ người lao

động, góp phần làm cho lực lượng sản xuất phát triển, đưa nền kinh tế từng bước chuyển biến theo hướng của một nền kinh tế thị trường hiện đại.

Các TNC chiếm gần 80% sản xuất ôtô, máy giặt, điều hoà nhiệt độ, thiết bị văn phòng và máy tính; 33% thiết bị điện tử; 76% dụng cụ y tế chính xác; 49% da giầy; 25% thực phẩm đồ uống…Trong giá trị sản lượng công nghiệp hiện nay TNCs chiếm tỷ trọng 38% và có tốc độ tăng trưởng khoảng 20% năm; góp phần vào việc ổn định tốc độ tăng trưởng cao của công nghiệp Thủ đô. Hoạt động của TNCs đã tạo ra những cơ sở đầu tiên rất quan trọng để hình thành ngành công nghiệp ôtô, xe máy. Các công ty lớn về điện tử của Nhật Bản, Hàn Quốc đã du nhập nhiều công nghệ mới , tạo ra những sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao, cung ứng cho thị trường nội địa và góp phần vào xuất khẩu.

Thứ tư, hoạt động của TNCs có vai trò quan trọng đối với sản phẩm hàng hoá xuất khẩu của Hà Nội. Từ khi có cơ chế mở và tham gia hội nhập thì Hà Nội có tốc độ tăng trưởng mạnh về xuất khẩu. Các TNC đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong một số lĩnh vực, đẩy nhanh tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội. Tính từ năm 1989 đến hết năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 5.937 triệu USD. Tỷ trọng của khu vực có vốn FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu thành phố cũng tăng đáng kể từ năm 13% năm 2000 lên 31,8% năm 2005; 37,5% năm 2006 và ước đạt 38,8% năm 2007. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn góp phần tăng nhanh số lượng, chất lượng các sản phẩm xuất khẩu của thành phố, trong đó đa số là các sản phẩm mới, công nghệ kỹ thuật cao. Sản phẩm xuất khẩu chủ lực của TNCs là hệ thống điện xe ô tô, linh kiện máy ảnh, phần mền, ô tô, ti vi màu màn phẳng, xe máy, linh kiên kỹ thuật số…

Từ chỗ giá trị xuất khẩu của Hà Nội năm 1995 đạt 755 triệu USD đến 1996 đạt 1,04 tỷ USD . Trong 3 năm 1997, 1998, 1999, cuộc khủng hoảng kinh tế Châu ¸ đã ảnh hưởng xấu đến khả năng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Cụ thể tốc độ tăng trưởng về xuất khẩu đã chậm lại so với giai đoạn trước (năm 1999 đạt 1,37 tỷ USD, năm 2000 đạt 1,4 tỷ USD, năm 2002 đạt 1,6 tỷ USD và đến 2003 là 1,8 tỷ USD). Khi khả năng thu hút FDI

được phục hồi thì hoạt động xuất khẩu lại được đẩy mạnh, cụ thể năm 2005 giá trị xuất khẩu của Hà Nội đạt trên 2,8 tỷ USD, năm 2006 đạt 3,72 tỷ USD và năm 2007 đạt 4,6 tỷ USD.

Thứ năm, TNCs tác động tới việc đa dạng hoá và nâng cấp thiết bị công nghệ: Nhờ hình thức góp vốn vào liên doanh bằng máy móc, thiết bị vật tư kỹ thuật của các chủ đầu tư nước ngoài, thành phố đã tiếp nhận thêm những kỹ thuật và công nghệ mới (bao gồm cả trình độ trung bình và tiên tiến), tạo điều kiện cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu đẫ định. Kết quả mà hoạt động của TNCs đem lại cho Hà Nội là sự hình thành một số ngành kinh tế kỹ thuật mới như, điện tử, tin học…, những ngành công nghệ cao để sản xuất các sản phẩm có chất lượng và đạt năng suất lao động cao (ví dụ công ty của Nhật Bản, Thuỵ Điển, Đức,…đã đầu tư phát triển hệ thống điện thoại, viễn thôngvà xây dựng, lắp đặt đồng bộ mạng điện thoại cố định ở Hà Nội, nhờ đó hiện nay số máy điện thoại bình quân theo đầu người cao nhất cả nước. Chỉ số vốn đầu tư thực hiện trên một lao động tăng lên qua các năm.

*Về xã hội.

TNCs đã góp phần vào việc cải thiện tình trạng thấp kém của cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trên địa bàn Hà Nội, giảm bớt áp lực cho việc tạo công ăn việc làm cho người lao động, qua đó tăng thu nhập bình quân tính theo đầu người của Hà Nội, góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân. Khu vực hoạt

động của TNCs đã thu hút được một lượng lao động lớn. Trong năm 1995, 1996 số lượng lao động làm việc trong TNCs tăng mạnh. Từ 1999 đến 2003 mức tăng có chậm lại tỷ lệ với mức tăng của số lượng dự án và lượng vốn đầu

tư. Mặc dầu vậy mỗi năm vẫn có hơn ngàn người bổ sung vào lực lượng lao

động đang làm việc tại TNCs.

Theo số liệu thống kê năm 2007 dân số Hà Nội là 3,4 triệu người, trong

đó lượng lao động có việc làm thường xuyên là 544.200 người và số người

đăng ký tìm việc làm là 80.000 người . Trong số này nhiều người đã có nghề, số còn lại đa phần là thanh niên có trình độ văn hoá, dễ tiếp thu kỹ thuật, chuyên môn và nghiệp vụ. Tính đến cuối 2007 Hà Nội đã thu hút được khoảng hơn 60.000 lao động tại TNCs với thu nhập bình quân của người lao động khoảng 850.000 - 1.550.000 đồng/tháng/người. Trong những năm gần đây, số người lao động vào làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có phần giảm sút. Lý do giải thích cho tình trạng này là việc giảm sút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội và việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất ngày càng mạnh mẽ, dẫn đến TNCs giảm bớt nhu cầu về lao động giản đơn.

Biểu đồ 2.3.5: Số lao động làm việc trực tiếp trong khu vực FDI

Đơn vị tính: nghìn người


913

841

793

665

702

590

450

379

270

296

1000

900

800

700

600

500

400

300

200

100

0

1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007


[Nguồn: 37, tr.23]

Ngoài ra, việc làm được tạo bởi TNCs có chất lượng cao hơn so với việc làm được tạo ra bởi các doanh nghiệp trong nước. Điều này thể hiện ở các chỉ tiêu đánh giá về chất lượng việc làm như chỉ tiêu vốn đầu tư lao động, trình độ

lao động, điều kiện lao động, tiền công, tiền lương, năng suất lao động, tính

ổn định của việc làm…Các chỉ tiêu này khi so sánh các doanh nghiệp cùng ngành, cùng quy mô thì TNCs đều cao hơn các doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp nhà nước.

2.3.2. Những hạn chế mà TNCs gây ra đối với Thủ đô Hà Nội.

Thứ nhất, hoạt động đầu tư của TNCs thực sự vào Hà Nội chưa lớn. Sự thiếu vắng những “đại gia” luôn là điều khiến cho các nhà quản lý chúng ta phải suy ngẫm. Thực tế các tổ chức được coi là TNCs vào Việt Nam mới chỉ dừng lại là của các chi nhánh và được thực hiện thông qua nước thứ ba. Các công ty mẹ xuất hiện chưa nhiều và phần lớn là TNCs Châu ¸.

Thư hai, ngoại trừ một số ngành đòi hỏi phải có trình độ công nghệ hiện

đại như thông tin, viễn thông, tin học, các ngành khác (kể cả ô tô, xe máy) chỉ tiếp nhận được công nghệ từ trung bình khá, thậm chí có dây chuyền sản xuất

đã lạc hậu so với thế giới. Vì vậy, nếu không cẩn thận Hà Nội sẽ trở thành bãi rác công nghiệp, gây ảnh hưởng đến môi trường sống. Tất nhiên lỗi đây là không chỉ thuộc về phía nhà đầu tư, mà còn do chúng ta không có đủ năng lực

để thẩm định và kiểm soát quá trình triển khai dự án, đồng thời lại thiếu quy

định chặt chẽ về môi trường. Đây cũng là vấn đề chung mà các nước đang phát triển như chúng ta gặp phải.

Thứ ba, mục tiêu của TNCs là lợi nhuận, thị phần, doanh số, ưu thế cạnh tranh và phát triển ổn định. Nó thường xuyên mâu thuẫn với mục tiêu của chiến lược chung và phát triển kinh tế xã hội của nước ta là tăng trưởng

đồng đều, cao và bền vững.

Theo mục tiêu của mình, TNCs thường chọn và quyết định dự án đầu tư vào nơi họ có điều kiện thuân lợi về thị trường, bảo toàn được vốn và thu được lợi nhuận. Nhà nước không thể buộc họ hoàn toàn tuân theo mình. TNCs cũng rất chú trọng vào lĩnh vực đầu tư, những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao. Do

đó, Trong khi TNCs tăng cường đầu tư vào các ngành điện tử, dệt may, khách sạn…với mức lợi nhuận thường đạt từ 40 - 60% thì lĩnh vực khác chỉ đạt 20%. Mâu thuẫn trên là rất khách quan. TNCs đầu tư vào Việt Nam không

phải vì Việt Nam mà trước hết vì lợi ích của họ. Những lợi ích chỉ có thể có

được nếu nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng và ổn định. Do đó cả hai phía phải tìm đến những thoả hiệp, thương lượng và đàm phán để cả trước mắt và lâu dài

đáp ứng được mục tiêu chiến lược của cả hai phía.

Thứ tư, một số TNCs lợi dụng về vốn, công nghệ để thao túng và gây hậu quả xấu cho liên doanh, thậm chí có TNCs gây sức ép với các cơ quan quản lý nhà nước. Hiện tượng khai khống thiết bị và công nghệ để tính tăng giá đầu vào, đánh tụt giá xuất khẩu nhằm định giá thấp đầu ra do bản thân TNCs là người chủ động nắm cả đầu ra và đầu vào đã trở nên phổ biến, khiến cho không ít các liên doanh thua lỗ giải thể. Một số các doanh nghiệp đã không chấp nhận các quy định của pháp luật Việt Nam, nhất là trong việc sử dụng người lao động Việt Nam như: kéo dài thời gian thử việc; trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định cho công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; không thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, thậm chí có những hành vi xử phạt trái với pháp luật và đạo đức của người Việt Nam. Vì vậy, những tranh chấp thường xuyên diễn ra giữa người lao

động Việt Nam với các ông chủ nước ngoài, giữa phía lãnh đạo doanh nghiệp là người Việt Nam với lãnh đạo doanh nghiệp là người nước ngoài… đã gây không ít trở ngại cho an toàn xã hội, cho tiến trình sản xuất. Không ít các doanh nghiệp liên doanh tan vỡ bắt đầu từ những lý do này. ë đây có sự khác biệt về văn hoá, tác phong làm việc, song cũng không thể loại trừ các hiện tượng: một số ông chủ nước ngoài lạm quyền, cố tình vi phạm các quy định chung mà hai bên cam kết, thậm chí họ cố tình gây ra tình trạng không hiệu quả để đề nghị Nhà nước cho chuyển hình thức đầu tư từ liên doanh sang 100% vốn nước ngoài nhằm toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp đó. Một hiện tượng khác là TNCs trước khi xin cấp giấy phép đầu tư thường hay lên án gay gắt chính sách của Việt Nam là nặng nề, bảo hộ, có phân biệt đối xử, khép kín và hướng vào thay thế nhập khẩu là chủ yếu. Nhưng khi đã được cấp giấy phép

đầu tư, đặc biệt là sau khi sản phẩm đã bắt đầu bán trên thị trường nội địa hoặc xuất khẩu, hơn ai hết, họ là những người đòi hỏi bảo hộ mạnh mẽ nhất.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/10/2023