Đánh Giá Chung Về Điều Kiện Tự Nhiên Và Kinh Tế - Xã Hội Của Hà Nội Tác Động Tới Hoạt Động Của Các Tncs.

phát huy đúng mức của nó. Nội lực được phát huy thì mới có thể thẩm thấu và chuyển hoá ngoại lực thành nội lực, sức mạnh của nội lực mới được nhân lên. Trong điều kiện kinh tế đất nước và thế giới hiện nay, chúng ta muốn phát huy

được sức mạnh nội lực thì cần phải biết tận dụng yếu tố ngoại lực, làm điều kiện để tăng cường sức mạnh nội lực của đất nước.

Nội lực là yếu tố giữ vai trò quyết định sự phát triển của đất nước. Chúng ta chỉ có thể tiếp tục đổi mới, mở cửa và hội nhập, có chính sách huy

động mọi nhân lực, vật lực và tài lực đến mức tối đa, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng… Ngoại lực có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới khuynh hướng, kết quả vận động và phát triển kinh tế ở nước ta. Ngoại lực có cả tính tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực của ngoại lực thể hiện ở chỗ nó có tác dụng thúc đẩy, hỗ trợ tạo điều kiện cho quá trình vận động và phát triển. Mặt tiêu cực của ngoại lực cũng không thể xem thường, nó có thể gây nên những khó khăn, cản trở, thậm chí đến phá hoại, làm chệch hướng vận động và phát triển của đất nước. Việc thực hiện mở cửa, tăng cường giao lưu quốc tế, tiếp nhận sử dụng vốn đầu tư nước ngoài của TNCs đòi hỏi chúng ta phải vừa phát huy tối đa hiệu quả tích cực của nó, thực hiện sự chuyển hoá, biến ngoại lực thành nội lực để phát triển, đồng thời phải hạn chế hậu quả tiêu cực

đến mức tối đa.

Nội sinh hoá ngoại lực và hiện đại hoá nội lực có thể hiểu làviệc tiếp thu và chuyển hoá ngoại lực thành nội lực, làm cho nội lực được phát huy, ngày càng tăng cường và phát triển. Trong quá trình đó, con người là yếu tố quyết định. Con người Việt Nam, truyền thống dân tộc và truyền thống Cách mạng Việt Nam là yếu tố trung tâm của nội lực Việt Nam. Con người Việt Nam được phát triển có tri thức, có văn hoá, giàu lòng yêu nước, biết phát huy truyền thống, bản sắc dân tộc của mình sẽ là người có đủ khả năng sáng tạo, tiếp thu những thành quả tiên tiến của nhân loại, biến chúng thành cái của chính mình, làm chủ đất nước và đưa đất nước phát triển đi lên. Vì vậy, đầu tư phát triển con người, chăm lo giáo dục đào tạo, bồi dưỡng nhân cách và nâng cao mặt bằng dân trí, phát triển nhân lực, khoa học - công nghệ, văn hoá, giữ

gìn và phát huy tốt đẹp, bản sắc của dân tộc là hoạt động đầu tư quan trọng nhất để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển đất nước, bảo đảm nội sinh hoá ngoại lực và hiện đại hoá nội lực, tiếp nhận việc sử dụng đầu tư của TNCs có hiệu quả.

Chương 2‌‌

Thực trạng hoạt động của các công ty xuyên quốc gia trong thời gian qua tại hà nội


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

2.1.Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của Hà Nội tác động tới hoạt động của các TNCs.

2.1.1. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên của Hà Nội

Hoạt động của công ty xuyên quốc gia ở Hà Nội - 5

* Về địa lý, hành chính:

Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với 5 tỉnh: Phía Bắc giáp Thái Nguyên; phía Đông giáp Bắc Ninh, Hưng Yên; phía Tây giáp Vĩnh Phúc; phía Nam giáp Hà Tây.

Hà Nội bao gồm 14 quận và huyện: Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Long Biên, Sóc Sơn,

Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm, Thanh Trì, gồm 8 thị trấn và 220 Phường, Xã. Hà Nội có tổng diện tích tự nhiên là 92.097 ha bằng 0,28% diện tích cả nước, trong tổng số diện tích đất tự nhiên, diện tích sông hồ chiếm 5,96%; núi đá chiếm 0,13%.

Là Thủ đô của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nên Hà Nội cũng đồng thời là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Hệ thống giao thông ngày càng được hoàn thiện đã giúp Hà Nội giao lưu dễ dàng với các địa phương khác trong cả nước. Hà Nội có điều kiện thuận lợi để tiếp cận kịp thời các thông tin và các thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới, để tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế và dễ dàng hoà nhập vào quá trình phát triển của tam giác phát triển kinh tế quốc tế.

* Về địa hình:

Địa hình Hà Nội có cấu trúc địa chất không phức tạp so với nhiều khu vực khác ở miền Bắc nước ta. Phần lớn diện tích của Hà Nội và vùng phụ cận

là đồng bằng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của

địa hình miền Bắc, và cũng theo hướng của dòng chảy sông Hồng.

Phía Bắc Hà Nội là vùng đồi núi thấp, dãy Sóc Sơn với đỉnh cao nhất là Chân Chim có độ cao 462m. Phía Tây của Hà Nội và vùng phụ cận là dãy núi Ba Vì với đỉnh cao nhất là đỉnh Vua có độ cao 1270m. Nội thành Hà Nội, phần lớn diện tích đất đai được đánh giá là không thuận lợi cho xây dựng do có hiện tượng tích nước ngầm, sụt lún, nứt đất, sạt lở, trôi trượt dòng sông, cấu tạo nền đất yếu,… Một số diện tích đất nội thành là vùng đất trũng, lầy thụt do quá trình đầm lầy hoá, do đó chi phí cho việc cho việc đầu tư xử lý hạ tầng cho các công trình là rất lớn. Vì lý do trên, Hà Nội được đánh giá là địa bàn không thuận lợi cho việc đầu tư vào các công trình có kiến trúc cao tầng.

* Về khí hậu:

Khí hậu Hà Nội mang đặc trưng của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa, với vị trí 20050 lên 21023 vĩ bắc từ 105044, đến 106002, độ kinh đông có 2 mùa chủ yếu trong năm (mùa nóng và mùa lạnh).

Nhiệt độ không khí trung bình năm của Hà Nội khá cao (240C). Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng trong năm lên tới 12,50C. Nhiệt độ tối

đa có thể lên tới trên 400C nhưng ít khi xảy ra. Nhiệt độ không khí tối thiểu có thể xuống 5 - 70C, kéo dài 7 đến 12 ngày, độ ẩm trung bình từ 80% đến 88%. Với sự thay đổi thời tiết theo 2 mùa rõ rệt. Lượng mưa trung bình năm vào khoảng 1.250 - 1.870mm. Số ngày mưa trong năm là 140 ngày, phân bổ không đều giữa 2 mùa.

Như vậy, có thể thấy điều kiện tự nhiên của Hà Nội rất thuận lợi cho

đầu tư phát triển các ngành kinh tế nói chung, tuy nhiên nếu đầu tư phát triển các công trình cao tầng thì phải được kháo sát rất kỹ để hạn chế tốn kém khi xử lý địa lý địa tầng.

* Về tài nguyên đất đai và khoáng sản:

Hà Nội nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, tập trung các loại phù sa rất màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây nhiệt đới. Nếu tính sông , hồ và đất thổ cư thì còn lại chỉ có 68.796 ha, chiếm 74,9% diện tích đất tự nhiên,

trong đó còn 8.370 ha đất chưa sử dụng, nhìn chung tổng quỹ đất Hà Nội không lớn cần được tính toán sử dụng triệt để tiết kiệm.

Nhờ có vị trí cấu trúc đặc biệt, nên khoáng sản của Hà Nội và các vùng phụ cận phong phú, đa dạng, nhưng trữ lượng không lớn. Tuy nhiên một số loại có thể đáp ứng một phần yêu cầu cho kinh tế thủ đô.

Với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên như trên, cần phát huy những tiềm năng thuận lợi sẵn có, đồng thời phải lường trước để khắc phục những hậu quả do điều kiện tự nhiên bất lợi của Hà Nội đem lại.

+ Thuận lợi:

Do cơ sở hạ tầng tương đối tốt so với nhiều địa phương khác trong cả nước (hệ thống giao thông, điện, nước, ngân hàng, bưu điện…), Hà Nội là địa bàn có sức hấp dẫn các TNCs đầu tư và có điều kiện thuận lợi để các TNCs hoạt động có hiệu quả vì hai lẽ.

- Tiết kiệm chi phí cho các nhà đầu tư do thuận lợi trong việc tạo ra các yếu tố cơ bản cho sản xuất như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, vật tư, lao

động…

- Tiết kiệm thời gian cho các khâu chuẩn bị sản xuất, nhờ tận dụng

được thời cơ tiêu thụ trên thị trường.

Là Thủ đô, là đầu não chính trị, là trung tâm văn hoá, Hà Nội có điều kiện để quảng bá rộng rãi hình ảnh của mình ra khu vực thế giới nhằm thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Khí hậu tốt, nguồn nước dồi dào, sự màu mỡ của

đất đai, tài nguyên phong phú, đa dạng làm các nhà đầu tư quan tâm để có thể tổ chức sản xuất kinh doanh trên cả lĩnh vực công nghiệp lẫn chế biến. Hệ thống sông ngòi khá dày đặc với nhiều danh lam thắng cảnh là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.

+ BÊt lỵi:

Quỹ đất eo hẹp vì vậy có nhiều hạn chế nếu muốn mở rộng xây dựng các khu chế xuất, khu công nghiệp, đặc biệt là khu công nghệ cao phục vụ cho thu hút đầu tư của các TNCs. Kết cấu hạ tầng khu vực nội thành không thuận

lợi cho xây dựng, vì vậy các TNCs phải tốn kém nhiều khi tạo nền móng cho cơ sở sản xuất kinh doanh.

2.1.2. Các yếu tố về điều kiện kinh tế xã hội của Hà Nội.

* Về dân số - lao động và chất lượng nguồn nhân lực:

Tính đến ngày 05 tháng 11 năm 2007 thành phố có 3,4 triệu người, trong đó có 2, 17 triệu người trong độ tuổi làm việc, bao gồm 1,94 triệu người làm thuê; 0,54 triệu người làm việc cho các doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần và các công ty tư nhân, khoảng 0,34 triệu người làm việc trong cơ nhà nước và lực lượng quân đội. Trong đó số người tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học là 204.464 và trên đại học là hơn 5000 người. Như vậy, Hà Nội có nguồn lao động khá dồi dào, lực lượng lao động trẻ, có trình độ khá cao, tỷ lệ lao

động qua đào tạo hiện nay đạt trên 40% (cao hơn so với mức chung của các tỉnh trong cả nước).

Cơ cấu đào tạo ngành nghề và sự phân bố sử dụng nguồn lực hiện còn chưa cân đối giữa các khu vực, các thành phần kinh tế. Lao động qua đào tạo chủ yếu tập trung ở khu vực sản xuất công nghiệp, thành phần kinh tế quốc doanh và khu vực hành chính. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, nông nghiệp và nông thôn ngoại thành chất lượng lao động còn thấp. Lực lượng lao động

được đào tạo nghề chất lượng cao còn thiếu. Hà Nội có mật độ dân số khá cao so với mức trung bình của các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tính chung toàn thành phố mật độ dân số là 3.600 người/km2, trong khu vực nội thành là 10.910 người/km2, ngoại thành là 1.573 người/km2. Tốc độ tăng dân số nhanh lại phân bổ không đều đang đặt ra những bức xúc trong giải quyết nhà ở, việc làm. Thêm vào đó, tình trạng số người gặp khó khăn, cơ nhỡ từ các địa phương khác đổ về có xu hướng ngày một gia tăng làm cho thành phố bị “quá tải” về nhiều mặt.

* Hệ thống cơ sở vật chất- kỹ thuật và trình độ công nghệ.

Bước vào thời kỳ đổi mới với sự chuyển động của cả nước, thành phố Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trong những năm 1987-1990, thành tựu kinh tế mà thành phố đạt được là: Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công

nghiệp có nhiều tiến bộ, các ngành giầy, da, dệt, may, lắp ráp điện tử, vật liệu xây dựng, chế biến hàng xuất khẩu,… phát triển nhanh. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã được hình thành, nhờ

đó khai thác được tiềm năng kinh tế của cả cộng đồng, qua đó năng lực sản xuất của xã hội được tăng lên, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.

Qua 20 năm đổi mới, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ tuy

đã có bước chuyển biến khá lớn nhưng so với yêu cầu của quá trình chuyển

đổi cơ cấu kinh tế bắt kịp với nhịp độ phát triển tiến bộ khoa học kỹ thuật và tốc độ đô thị hoá vẫn chưa đáp ứng được.

Tuy chưa hoàn toàn đáp ứng dược yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng Hà Nội vẫn là nơi được đánh giá có tiềm lực khoa học kỹ thuật mạnh nhất trong cả nước.

* Yếu tố chính trị.

Sự ổn định chính trị là một nhân tố có tác động mạnh tới phát triển kinh tế nói chung, kích thích hoạt động của các TNCs ở Hà Nội nói riêng. Trong khi trên thế giới vẫn đang bùng nổ các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố,… thì Hà Nội vẫn là thành phố hoà bình, giữ vững trật tự kỷ cương, tiếp tục ổn định tăng trưởng kinh tế.

Cũng như các yếu tố về điều kiện tự nhiên, các yếu tố về điều kiện kinh tế xã hội của Hà Nội cũng tạo ra những thuận lợi và bất lợi cho hoạt động của các TNCs.

+ Thuận lợi:

Với lực lượng lao động dồi dào (2,17 triệu người đang ở độ tuổi lao

động), trình độ học vấn chuyên môn khá cao, Hà Nội đủ tiềm năng cung cấp cho các TNCs cả về số lượng lẫn chất lượng mà họ yêu cầu. Hà Nội còn được coi là Thủ đô của hoà bình, luôn ổn định về chính trị xã hội, đây là yếu tố rất quan trọng giúp cho các nhà đầu tư trong các TNCs không phải lo ngại về những rủi ro gây thiệt hại lớn về kinh tế do các biến động xã hội tạo ra. Ngoài ra Thủ đô Hà Nội còn có một lịch sử lâu đời, một nền văn hoá mang bản sắc riêng, là điểm rất được khách du lịch quan tâm, vì lẽ đó nó có sức hấp dẫn lớn

đối với các TNCs muốn đầu tư vào lĩnh vực này. So với nhiều địa phương trong cả nước, cơ sở vật chất kỹ thuật của Hà Nội tốt hơn, lực lượng lao động có chất lượng cao hơn vì vậy Hà Nội có ưu thế hơn trong việc thúc đẩy hoạt

động sản xuất kinh doanh của các TNCs trong lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao.

+ BÊt lỵi:

Tốc độ dân số tăng nhanh, lại thêm dân từ các địa phương khác đổ về kiếm việc làm, đặt thành phố vào tình trạng quá tải, dẫn đến môi trường sống và làm việc không đảm bảo. Điều này đã gây ra những e ngại không nhỏ cho các nhà đầu tư. Cơ sở hạ tầng của Hà Nội tuy tốt hơn nhiều địa phương khác, song so với thủ đô của một số nước trong khu vực (Thủ đô của Thái Lan, Singapore,…) vẫn còn thua kém, vì vậy đã phần nào hạn chế hoạt động của TNCs.

2.1.3. Quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Hà Nội.

Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật, kinh tế lớn và giao lưu quốc tế của cả nước. Từ tháng 10 năm 1954, Thủ đô Hà Nội

được giải phóng đến nay thành phố đã có những biến đổi mạnh mẽ về mặt kinh tế xã hội. Từ một thành phố với 30 vạn dân, bản chất là một thành phố tiêu thụ chỉ có 25 xí nghiệp công nghiệp vào năm 1954; đến nay Hà Nội đã có 880 đơn vị kinh doanh thuộc sở hữu nhà nước, trên 500 hợp tác xã và trên 7000 doanh nghiệp thuộc các tập đoàn kinh tế khác. Tỷ lệ người mù chữ 90% năm 1954, đến nay hơn 90% dân số thành phố trong độ tuổi 15 đã được phổ cập văn hoá phổ thông trung học cơ cở. So với năm 1990, năm 2007 tổng sản phẩm nội địa gấp 5,0 lần; giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng 7,9 lần, giá trị nông lâm thuỷ sản gấp 2,75 lần. Các mặt hoạt động tài chính tín dụng đã có nhiều cải tiến đáng kể, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội . Đời sống của đại bộ phận dân cư dược cải thiện và ngày càng được nâng cao. Số hộ giàu tăng, số hộ nghèo ngày càng giảm đến nay về cơ bản không còn hộ đói. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) liên tục tăng cao từ năm 1990 trở lại đây với tốc độ tăng bình quân năm đạt 11,6%, trong đó thời kỳ 1991- 1995 là 12,5%/năm, thời kỳ 1996 - 2000 là 10,6%. Năm 2001- 2006 đạt

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/10/2023