Tỷ Trọng Loại Hình Đầu Tncs Vào Hà Nội Năm 2007

Bảng 2.2.2: Các hình thức đầu tư của TNCs tại Hà Nội

(Tính tất cả các dự án được cấp phép)


stt

Loại hình

Số dự án

Vèn (Tr.USD)

Tỷ lệ% số dự án

Tỷ lệ % theo vốn

1

Hợp đồng hợp tác kinh doanh

28

1.362,00

5,8

15,9

2

100% vốn nước ngoài

213

1.072,66

27,5

10,7

3

Liên doanh

325

6270,00

66,7

73,4


Tỉng

566

8.704,66

100

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Hoạt động của công ty xuyên quốc gia ở Hà Nội - 7

[Nguồn : 5 , 31] Bảng 2.2.3: Hiện trạng cơ cấu vốn của TNCs trên địa bàn Hà Nội.

§ơn vị tính : 1000 USD

Năm

2003

2004

2005

2006

2007

Tổng số vốn đầu tư

7484792

7477578

7392506

8450486

9241000

Trong đó chia theo loại hình

Xí nghiệp có 100% vốn FDI

713428

850800

906498

1912715

2032000

Xí nghiệp liờn doanh

5747732

5825140

5683906

5735206

5752000

Hợp đồng hợp tác kinh doanh

1023632

801674

802102

802565

1457000

Trong đó chia theo nghành kinh tế

Nông –lâm

2250

3350

5350

5350

5000

Công nghiệp

1273176

1452866

1516329

1904732

2135000

Xây dựng

56879

67974

70474

84116

99000

Khách sạn nhà hàng

1072245

1058323

984039

976238

1075000

Dịch vụ kinh doanh tài sản

3634656

3679847

3627541

3743705

3821000

Ngành khác

1445568

1215218

1188773

1736345

2106000

Tổng số vốn FDI ngoài thực

hiện

2729317

2940983

3121628

3390803

3836000

[Nguồn: 5, 6, 26]

Các TNC đầu tư vào địa bàn, trước hết và tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn, sau đó mới đến lĩnh vực công ngiệp (chủ yếu là công nghiệp lắp ráp, chế tạo và công nghiệp nhẹ), xếp thứ ba là lĩnh vực khách sạn nhà hàng và thứ tư là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Bốn lĩnh vực này chiếm tới 80% tổng số dự án và 88% tổng vốn

đầu tư (Trong đó riêng lĩnh vực khách sạn - du lịch chiếm tới 39,7% tổng vốn

đầu tư). Bốn lĩnh vực trên được phát triển thuận lợi là nhờ thành phố có những

ưu thế về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, về cơ sở hạ tầng về điều kiện tự nhiên và về những tiềm năng du lịch.

Theo đánh giá của các nhà đầu tư, ngoài các yếu tố hấp dẫn về thị trường, nhân lực, hạ tầng, trong thời gian gần đây, Hà Nội đã có một bước chuyển biến mạnh mẽ về thủ tục đầu tư, nhất là thủ tục đất đai, kết nối hạ tầng với các tỉnh miền Bắc đang được hoàn chỉnh. Nguồn vốn đầu tư vào Hà Nội dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên, hiện đang có rất nhiều nhà đầu tư lớn đang trình dự án đầu tư tại Hà Nội. Nhiều nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc đang đua tranh quyết liệt để được đầu tư vào các khu đất của tại Hà Nội để xây dựng khách sạn 5 sao, xây dựng tổ hợp văn phòng - nhà ở cao cấp, tổ hợp sân golf- khu vui chơi giải trí với tổng số vốn lên tới hàng tỷ USD trong giai đoạn từ 2007- 2010.

Các dự án đầu tư vào ngành công nghiệp tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu là: Cơ khí, điện tử, chế tạo ôtô, máy tính,… Những dự án lớn gồm có: sản xuất và lắp ráp ô tô (có vốn đầu tư 33,1 triệu USD liên doanh với Philipines), sản xuất đèn hình đơn sắc, đền hình màu (có vốn đầu tư 170,6 triệu USD liên doanh với Hàn Quốc).

Do Hà Nội là nơi hội tụ và giao lưu các luồng khách quốc tế lớn nhất cả nước, nên việc xây dựng văn phòng cho thuê, khách sạn và trung tâm thương mại giao dịch và tư vấn là một đòi hỏi tất yếu. Vì vậy thời gian qua đã có triển khai nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực này (có 45 dự án chiếm gần 20% tổng số dự án đầu tư vào thành phố). Những dự án được coi là lớn thuộc lĩnh vực này

là: Xây dựng và cho thuê văn phòng (Có vốn đầu tư 35,4 triệu USD liên doanh với Indonessia), xây dựng và điều hành trung tâm thương mại (có vốn đầu tư là 41 triệu USD liên doanh với Anh), xây dựng khu nhà ở, văn phòng thương mại cho thuê (có vốn đầu tư là 240 triệu USD liên doanh với Singapore).

Những dự án của TNCs đầu tư vào lĩnh vực khách sạn - du lịch tại địa bàn Hà Nội thường có quy mô lớn hơn với những dự án đầu tư (cùng một lĩnh vực) vào các thành phố và địa phương khác. Đáng chú ý là các dự án: Xây dựng tổ hợp khách sạn, khu nhà nghỉ Hồ Tây (có số vốn đầu tư 104,9 triệu USD liên doanh với Nhật), xây dựng khách sạn Quốc tế 5 sao (có vốn đầu tư 64 triệu USD liên doanh với Hàn Quốc), xây dựng khu phức hợp khách sạn căn hộ cho thuê và trung tâm thương mại Quảng Bá (có vốn đầu tư %), 9 triệu USD liên doanh với Singapore), xây dựng khách sạn quốc tế 5 sao (có vốn đầu tư 42,8 triệu USD liên doanh với Thái Lan), Khách sạn Hilton - Opera (64,3 triệu USD)…

Có 26 dự án của TNCs đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm với tổng số vốn đăng ký là 155,9 triệu USD (chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất bia (Halida, Carlsberg,…), sản xuất chế biến thức

ăn gia súc ở Đông Anh, sản xuất đường (66 triệu USD liên doanh với Đài Loan).

Trước đây TNCs không chọn hình thức liên doanh. Hiện nay do môi trường đầu tư quốc tế có nhiều thuận lợi nên nói chung các chủ đầu tư lại có xu hướng thích hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hơn (vì hình thức này có khả năng mang lại cho họ lợi nhuận cao hơn). Tuy nhiên hình thức này có độ rủi ro cao, bởi vậy trong nhiều trường hợp họ vẫn vui vẻ tiếp nhận hình thức liên doanh với các đối tác của nước sở tại.

Bảng 2.2.4: Hiện trạng các loại hình đầu tư của TNCS vào Hà Nội

(Vốn thực hiện), Đơn vị: triệu USD


Hạng mục

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Tổng số vốn đầu tư

1204

2495

2659

2941

3195

3390

3836

X.Nghiệp100%vốn

đầu tư nước ngoài

% so tỉng

121

10,04

226

9,06

290

10,91

393

13,36

474

14,84

503

14,84

569

14,83

DN liên doanh

%so tỉng

768

63,78

1835

73,55

1935

72,77

2008

68,28

2206

69,05

2395

70,65

2649

69,06

Hợp đồng hợp tác kinh doanh

% so tỉng

315

26,16

434

17,39

434

16,32

540

18,36

515

16,11

492

14,51

618

16,11

Tỷ lệ trong cơ cấu

đầu tư toàn xã hội

54,0

20,8

10,6

11,5

11,2

11,3

11,3


[Nguồn: 5, 7, 26]


Biểu đồ 2.2.1: Tỷ trọng loại hình đầu TNCs vào Hà Nội năm 2007

12%

16 72 100 vốn FDI Vốn liên doanh Vốn hợp tác kinh doanh Nhưng như chúmg ta biết 1

16%



72%


100 vốn FDI Vốn liên doanh Vốn hợp tác kinh doanh


Nhưng như chúmg ta biết, lợi nhuận bao giờ cũng là mục đích tối thượng của các nhà đầu tư nên xu hướng chọn hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Cụ thể là trên địa bàn Hà Nội tỷ trọng các dự án 100% vốn nước ngoài đang tăng dần qua các năm. Mặc dầu chúng ta không ưu ái với các hình thức đầu tư này của TNCs nhưng chúng ta

buộc phải chấp nhận vì : Khả năng góp vốn vào liên doanh của chúng ta quá khiêm tốn nên tỷ lệ giữa vốn đầu tư nước ngoài và vốn đầu tư trong nước quá chênh lệch về phía nước ngoài. Cán bộ tham gia liên doanh chủ yếu được tuyển từ các doanh nghiệp quốc doanh, nên còn thiếu kinh nghiệm điều hành hoạt

động doanh nghiệp liên doanh cho phù hợp với cơ chế thị trường, yếu kém về trình độ chuyên môn quản lý.

2.2.3. Thực trạng của TNCs trong thời gian qua tại Hà Nội.

* Số lượng TNCs hoạt động tại Hà Nội.

Sau khi Việt Nam ban hành luật đầu tư nước ngoài từ năm 1987 đến nay, khối lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Hà Nội đã tăng lên nhanh chóng. Tính đến hết 2002, có 43 nước vùng lãnh thổ trên thế giới đầu tư vào Hà Nội, và tổng số có 540 dự án đầu tư còn hiệu lực. Nếu tính đến 2007, Hà Nội có trên 750 dự án đầu tư còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký là 11,24 tỷ USD, số vốn đầu tư thực hiện là hơn 5 tỷ USD đứng thứ 2 của cả nước về thu hút vốn. Theo thống kê của Phòng Đầu tư nước ngoài, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, trong quý III và quý IV/2007, Hà Nội thu hút được 125 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký khoảng 930 triệu USD, trong đó có một số dự án lớn như xây dựng và phát triển khu đô thị mới Thạch Bàn của Công ty TNHH Berjaya

- Handico 12 với tổng vốn là 50 triệu USD; dự án xây khách sạn 5 sao của Tập đoàn Charmvit, tổng vốn 80 triệu USD; dự án tổ hợp khách sạn - thương mại- văn phòng - căn hộ Công viên Thiên niên kỷ Keangnam - Hà Nội với số vốn 500 triệu USD. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội trong năm 2007, một số dự án FDI với quy mô lớn đã được cấp phép hoạt động như: Dự án Cổng Tây Hà Nội (Liên doanh của Tổng Công ty Vigracera và đối tác Nhật Bản với tổng vốn 233 triệu USD, khách sạn 5 sao Riviera (500 triệu USD); Dự án Công viên Yên Sở của Tập đoàn Gamuda Land (Malaixia);… Các dự án lớn trên đi vào thực hiện, Hà Nội sẽ hoàn thành vượt mức kế hoạch thu hút vốn FDI trong năm 2007 với tổng số vốn sẽ đạt trên 1,5 tỷ USD.

Hà Nội có gần 500 công ty có vốn đầu tư nước hoạt động và 950 văn phòng đại diện, đã xây dựng và đưa vào vận hành 173 công trình gồm 128 nhà máy, 7 khách sạn 5 sao, 12 khách sạn 4 sao, 26 khu căn hộ, văn phòng cho thuê đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Bảng 2.2.5: Số dự án FDI của TNCs và phân vốn đầu tư ở Hà Nội(1999-2007)


Năm

Số dự án cấp phép

Vốn đầu tư (1000 USD)

Đăng ký

Thực hiện

1999

50

913.000

712.000

2000

46

673.000

525.000

2001

44

345.000

182.000

2002

44

100.000

115.000

2003

42

216.000

128.000

2004

60

362.000

175.000

2005

55

400.000

200.000

2006

66

1.057.980

269.175

2007

113

1.563.000

316.000

Nguồn : Tác giả tự tổng kết dựa trên cơ sở số liệu của Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Hội.


Biểu đồ 2.2.2: Vốn đăng ký và vốn thực hiện của các TNCs tại Hà Nội (1999-2007)


2000000


1500000


1000000


500000


0

1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007


Vốn đầu tư Vốn thực hiện


Biểu đồ 2.2.3: Số dự án của các TNCs được cấp phép ở Hà Nội

(1999-2007)

120


100


80


60


40


20


0

1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Số dự án cấp phép


* Cơ cấu lĩnh vực hoạt động của TNCs tại Hà Nội.

Cơ cấu đầu tư vào các ngành khá tích cực, đi dúng hướng lựa chọn ưu tiên của chính quyền thành phố. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố hướng vào các nghành công nghiệp mũi nhọn hàm lượng khoa học công nghệ cao và những ngành dịch vụ. Đây là xu hướng tiến bộ, khai thác được lợi thế phát triển những ngành quan trọng như cơ khí và máy tính, phát huy vai trò của Hà Nội như một trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ của toàn quốc.

Lĩnh vực thu hút đầu tư của TNCs là bưu chính viễn thông, khách sạn, thực phẩm, công nghiệp nặng. Đây là những ngành thành phố ưu tiên thúc đẩy phát triển nhằm khai thác thế mạnh của thủ đô Hà Nội.

Bảng 2.2.6:Cơ cấu vốn đầu tư của TNCs vào các ngành kinh tế của Hà Nội

(tính đến ngày 22 tháng 02 năm 2007)



TT


Chuyên ngành

Tỉng vèn

đầu tư

(triệu USD)

Vốn thực hiện (triệu

USD)

Doanh Thu (triệu USD)

Lao

động (người)

1

Công nghiệp nặng

1.025,3

681.1

2.110,83

8.254

2

Xây dựng hạ tầng

KCN-KCX

247,20

90,35

114,99

66

3

Công nghiệp nhẹ

69,44

22,11

591,04

2.081

4

Công nghiệp thực

phÈm

1.078,00

36,99

1.478,52

980

5

Khách sạn, du lịch

1.042,30

976,99

4.803,13

5.443

6

Xây dựng văn

phòng, căn hộ

90,66

446,80

1.183,33

1.324

7

GTVT- Bưu điện

1.224,10

492,3

2.487,32

2.610

8

Y tÕ

192,51

48,48

77,83

1.054

Nguồn : [14]


*Số lượng lao động mà TNCs thu hút vào làm việc: Số lao động làm việc trong TNCs phần lớn là lao động trẻ, có khả năng thích ứng nhanh với yêu cầu công nghệ sản xuất tiên tiến. Bình quân hàng năm TNCs trên địa bàn thu hút, giải quyết việc làm liên tục tăng qua các năm (Năm 1995 là 7.625 người, 1997 là 11.733 người, năm 2004 là 44.451 người, năm 2006 là 78.000 người, năm 2007 là gần 90.000 người).

Các TNC đẩy mạnh đầu tư vào Hà Nội đã thu hút một lực lượng đông đảo lao động đồng thời giúp đội ngũ công nhân kỹ thuật, kỹ sư có điều kiện nâng cao trình độ tay nghề và năng lực quản lý. Đa số họ được đào tạo và tiếp cận với trình độ kỹ thuật và quản lý tiên tiến. Do vậy, khu vực này không chỉ giải quyết được việc làm đối với một phần đáng kể lực lượng lao động có kỹ

thuật mà còn từng bước hình thành nên một đội ngũ lao động quản lý, kỹ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/10/2023