Chiến Lược Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Công Ty Xuyên Quốc Gia‌

nguồn từ tích tụ và tập trung sản xuất cao độ dẫn đến việc hình thành độc quyền trong nền sản xuất TBCN. Sự phát triển dần lên của hợp tác đơn giản, từ các xưởng thợ thủ công đến công trường thủ công, từ công xưởng công nghiệp đến xí nghiệp công thương hiện đại, đến các loại hình công ty với nhiều hình thức khác nhau, trong đó TNCs ra đời và phát triển.

Theo C. Mac thì ba giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản trong công nghiệp diễn ra từ hợp tác giản đơn, đến công trường thủ công và đại công nghiệp cơ khí. Sự phát triển này thích ứng với các trình độ phát triển khác nhau của nền sản xuất TBCN, đi từ quy mô nhỏ lên quy mô lớn, từ kỹ thuật thủ công lên kỹ thuật cơ khí. Hợp tác và phân công trên tất cả các trình độ phát triển bao giờ cũng dựa trên cơ sở tập trung tư liệu sản xuất và xã hội hóa sản xuất dưới các hình thức hợp tác và phân công trong từng cơ sở sản xuất cũng như trong phạm vi xã hội. Đó cũng là quá trình tích tụ và tập trung sản xuất.

Xí nghiệp công thương hiện đại được hình thành vào nửa thế kỷ XIX bởi sự kết hợp giữa quá trình sản xuất quy mô lớn với quá trình phân phối quy mô khu vực quốc gia và quốc tế vào trong một công ty đơn nhất (trong xí nghiệp bao gồm nhiều hoạt động từ sản xuất công nghiệp đến thương mại, dịch vụ, tài chính, tín dụng…). Nó hình thành và phát triển qua hai kiểu liên kết dọc và ngang: Xí nghiệp liên kết kiểu nằm ngang, phần lớn là những xí nghiệp quy mô tương đối nhỏ của gia tộc dòng họ hay cá nhân. Để khống chế sản lượng, nâng cao giá cả, các xí nghiệp cùng tiến hành hợp nhất hoặc liên kết với nhau; Xí nghiệp liên kết dọc, thường là những xí nghiệp dùng phương thức sản xuất hàng loạt và các xí nghiệp theo ngành dọc. Thực tế cho thấy, để tiếp tục phát triển về quy mô thì cần thiết phải gia tăng liên kết dọc cả hướng lên trên và xuống dưới, do vậy, liên kết dọc mới là con đường chủ yếu hình thành xí nghiệp công thương hiện đại. Liên kết dọc không chỉ đơn thuần là hành vi sách lược cạnh tranh của xí nghiệp, mà còn là một loại hành vi sáng tạo ra cái mới về chế độ. Xí nghiệp công thương hiện đại có khả năng chuyển

một bộ phận phân công xã hội do thị trường tổ chức, thành phân công trong nội bộ xí nghiệp để khắc phục sự mất hiệu quả thị trường do dùng kỹ thuật mới hoặc sản xuất sản phẩm mới gây nên.

Về quy mô, mức độ phức tạp trong quản lý và phạm vi phân công trong nội bộ xí nghiệp công thương hiện đại thì không có bất cứ loại xí nghiệp nào trước đó có thể sánh được. Phạm vi phân công của nó ngày càng mở rộng sang rất nhiều lĩnh vực sản xuất sản phẩm có liên quan nhau hoặc không liên quan nhau, thậm chí trái ngược nhau hình thành một cơ cấu phân công nội bộ kiểu đa ngành, hỗn hợp. Từ đó có thể khẳng định: xí nghiệp công thương hiện đại là mầm mống hình thành và phát triển TNCs.

Khi phạm vi địa lý của sự phân công nội bộ xí nghiệp công thương hiện đại vượt biên giới quốc gia thì hình thành nên TNCs. Khi chế độ quản lý theo cấp bậc của xí nghiệp công thương hiện đại chín muồi, thì đại đa số các xí nghiệp này trở thành TNCs khổng lồ và có tác động rất lớn đến nền kinh tế quốc gia và thế giới.

Cạnh tranh tự do không chỉ làm cho quá trình tích tụ và tập trung sản xuất tăng lên mà còn là nguyên nhân ra đời nền sản xuất dựa trên máy móc, xuất hiện chế độ xí nghiệp TBCN và ngày càng hoàn thiện. Đến lượt nó, chế độ xí nghiệp ra đời lại thúc đẩy phân công lao động mở rộng từ nội bộ khu vực sang phạm vi quốc gia và quốc tế làm cho sản xuất tăng lên cao độ, các tổ chức độc quyền xuất hiện, trong đó các mô hình tập đoàn kinh tế trở thành phổ biến.

Kế thừa và phát triển học thuyết C.Mac – Ph.Ănghen về nghiên cứu CNTB giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, V.I Lênin viết: “Việc tập trung sản xuất đẻ ra các tổ chức độc quyền thì nói chung lại là một quy luật phổ biến và cơ bản trong giai đoạn hiện nay của CNTB”2.


2 Lê Nin V.I. (1980), Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của CNTB, Lê Nin toàn tập, T.27, NXB Tiến Bộ, Matxcova

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Theo Lênin, tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền là đặc trưng kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc. Những liên minh độc quyền, ban đầu hình thành theo sự kiên kết ngang (liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành) dưới các dạng thức cartel, cyndicat, trust. Tiếp đó là xuất hiện liên kết dọc đó là sự liên kết không chỉ những xí nghiệp lớn mà cả những cyndicat, trust… thuộc các ngành khác nhau nhưng có liên quan với nhau về kinh tế và kỹ thuật, hình thành các côngxoociom. Từ giữa thế kỷ XX phát triển một kiểu liên kết mới, liên kết đa ngành, hình thành các conglomerate và concern khổng lồ thâu tóm nhiều công ty xí nghiệp thuộc nhiều ngành khác nhau, nhiều lĩnh vực khác nhau như: vận tải, ngân hàng, thương mại v.v.

Nguyên nhân thứ hai: Cạnh tranh, liên kết và tối đa hóa lợi nhuận.

Chiến lược hoạt động kinh doanh của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản - 3

Cạnh tranh vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận là một quy luật tất yếu của mọi DN trong cơ chế thị trường và tất yếu sẽ dẫn đến hai xu hướng chủ yếu:

(1) Các doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh sẽ thu hút các doanh nghiệp bị đánh bại làm cho quy mô của doanh nghiệp ngày càng mở rộng về mọi mặt. Hiện trạng này diễn ra thường xuyên liên tục trong suốt tiến trình phát triển của CNTB và đặc biệt phát triển mạnh từ sau thế chiến thứ hai đến nay. Các công ty hoạt động có hiệu quả và chiến thắng trong cạnh tranh thực hiện các biện pháp mua lại, sáp nhập các công ty gặp khó khăn về tài chính hoặc nguy cơ phá sản. Quá trình đó tất yếu hình thành các mô hình kinh doanh kiểu tập đoàn ngày càng lớn mạnh về mọi mặt. (2) Nếu cạnh tranh kéo dài mà không phân thắng bại thì các DN đó sẽ liên kết với nhau hoặc tìm kiếm đối tác khác để liên kết nhằm tăng khả năng cạnh tranh.

Nguyên nhân thứ ba: Sự tác động mạnh mẽ của những tiến bộ khoa học, công nghệ.

Ngay từ cuối thế kỷ XIX, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã dự báo: “Khoa học sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp”. Những thành

tựu vĩ đại của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật từ nửa cuối thế kỷ XIX đến nay đã mang lại một bộ mặt hoàn toàn mới cho cả thế giới, thể hiện nổi bật ở một số mặt sau: (1) Làm xuất hiện nhiều ngành mới với tốc độ cao và chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế như: nguyên tử, tên lửa vũ trụ, công nghiệp, điện tử… riêng ngành công nghiệp vũ trụ đã làm xuất hiện khoảng 3000 ngành mới. Công ty Generer Electric (Mỹ) trong những năm 1980 đã nhập thêm 70 dây chuyền công nghệ mới với tổng trị giá gần 10 tỷ USD3. Từ đó đặt ra một yêu cầu tạo điều kiện trẻ hóa các ngành sản xuất có tính chất lâu đời truyền thống. (2) Do yêu cầu của kỹ thuật, công nghệ hiện đại và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường nên thời hạn hao mòn tư bản cố định diễn ra nhanh chóng, nói cách khác là thời gian cho một phát minh mới ra đời rút ngắn lại và phạm vi ứng dụng ngày càng mở rộng. Từ đó các thực thể kinh doanh cần thiết phải có sự liên kết để tận dụng các thành tựu khoa học của

nhau, trao đổi phát minh… (3) Bản thân việc nghiên cứu khoa học đòi hỏi phải có đầu tư tài chính rất lớn, đồng thời phải có sự phối hợp của nhiều thực thể kinh tế, nhiều nhà khoa học của nhiều nước tham gia.

Có thể thấy khoa học, công nghệ phát triển đã đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một khối lượng tư bản lớn để cải tạo cơ cấu sản xuất, nghiên cứu thực nghiệm và ứng dụng các thành tựu mới của khoa học kỹ thuật. Nhưng khó có một công ty độc quyền riêng lẻ nào có thể làm được điều đó. Vì vậy, sự hợp nhất nhiều công ty riêng lẻ thành những TNCs hùng mạnh về mọi mặt, có khả năng đầu tư, nghiên cứu, phát triển khoa học – công nghệ và ứng dụng vào sản xuất kinh doanh trở thành một nhu cầu tất yếu khách quan của các thực thể sản xuất kinh doanh và đầu tư.

1.1.2. Đặc điểm công ty xuyên quốc gia


3 Lê Văn Sang-Trần Quang Lâm-Đào Lê Minh (đồng chủ biên)(2002), Chiến lược và quan hệ kinh tế Mỹ- EU-Nhật bản thế kỷ XXI, NXB KHXH, Hà Nội

Trước hết, các công ty xuyên quốc gia về mặt xuất xứ là công ty tư bản độc quyền, là sản phẩm của sự liên minh giữa những nhà tư bản có thế lực nhất. Đặc trưng này phân biệt các tập đoàn xuyên quốc gia trong thời đại tư bản tài chính (tức là các tập đoàn xuyên quốc gia hiện đại) với các công ty hoạt động quốc tế ra đời từ thời kỳ tư bản tự do cạnh tranh và ngay cả thời kỳ tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản. Trong thời đại ngày nay, khi quốc tế hóa sản xuất được đẩy mạnh, việc các công ty của những quốc gia đang phát triển (nhất là những công ty của nhóm các nước công nghiệp mới) mở rộng thị trường cạnh tranh quốc tế và với sự giúp đỡ của nhà nước thì chúng có thể vươn ra hoạt động trên phạm vi quốc tế, thậm chí thiết lập những chi nhánh ở ngay tại các nước tư bản phát triển là điều hoàn toàn có khả năng hiện thực và đã diễn ra. Chẳng hạn như trường hợp Samsung, Huyndai (Hàn Quốc), Formosa (Đài Loan), Sime Darby (Malaysia). Những công ty này tuy không thuộc sở hữu của các tập đoàn tư bản ở các nước tư bản phát triển nhưng chúng vẫn là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản độc quyền và mang dấu ấn của quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản và quốc tế hóa đời sống kinh tế.

Nhìn chung, các công ty xuyên quốc gia là những công ty có tầm cỡ quốc tế, có chi nhánh hoặc hệ thống chi nhánh ở nước ngoài với mục đích nâng cao tỷ suất lợi nhuận thông qua việc bành trướng quốc tế. Chúng thực hiện việc phân công lao động và phân chia thị trường thế giới (giữa các công ty tư bản nói riêng và các cường quốc công nghiệp nói chung). Đây là một đặc điểm quan trọng thứ hai. Thông thường chỉ có các công ty lớn mới có thể đứng vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế gay gắt, còn các công ty nhỏ dù có hoạt động được thì trước sau gì cũng bị phụ thuộc vào các công ty lớn dưới hình thức này hay hình thức khác. Song trong điều kiện hiện nay, vẫn còn các công ty nhỏ do biết cách làm ăn vẫn có thể khai thác những khoảng trống của thị trường thế giới mà các công ty xuyên quốc gia chưa chiếm lĩnh hết. Đó là

những mảng thị trường mang những yếu tố về địa lý, môi trường, văn hóa xã hội và phong tục tập quán riêng biệt tạo nên một lợi thế cạnh tranh ở mức độ nhất định cho các công ty nhỏ so với các công ty xuyên quốc gia. Đây là trường hợp đặc thù của một số công ty của các quốc gia và lãnh thổ công nghiệp mới Châu Á. Đặc điểm thứ hai này là đặc điểm phân biệt với các công ty độc quyền quốc gia, mà nét nổi bật nhất là việc cắm nhánh ở nước ngoài, có ít nhất một chi nhánh, thiết lập cơ sở thực hiện việc sản xuất tại nước đó (đặc điểm này không có ở các công ty độc quyền quốc gia).

Công ty xuyên quốc gia trước hết phải được hình thành từ một công ty quốc gia, mang quốc tịch một nước và tư bản sở hữu của công ty mẹ thuộc về các nhà tư bản nước đó. Tư bản đó được thành lập mang hình thức công ty phối hợp (hoặc công ty hỗn hợp). Dạng công ty hỗn hợp (dưới hình thức góp cổ phần) đang là hình thức được ưa chuộng đối với nhiều nước đang phát triển, đồng thời cũng là hình thức mà các công ty xuyên quốc gia ưa thích. Dù những hình thức chi nhánh ở nước ngoài như thế nào chăng nữa, sở hữu tư bản ở chi nhánh dù có tồn tại dưới hình thức này hay hình thức khác thì các chi nhánh đó thực chất cũng là những bộ phận của một tổ hợp, quyền kiểm soát chủ yếu về đầu tư, sản xuất kinh doanh vẫn thuộc về những nhà tư bản nước mẹ.

Một công ty xuyên quốc gia thường có cơ cấu tổ chức gồm hai bộ phận cơ bản. Đó là công ty mẹ và một hoặc nhiều công ty chi nhánh ở nước ngoài.

- Công ty mẹ (Parent Company) hay còn gọi là công ty gốc. Thuật ngữ công ty gốc để chỉ nguồn gốc của công ty xuyên quốc gia. Công ty này thường có trụ sở đặt ở nước mà công ty đó mang quốc tịch. Nước đó gọi là nước mẹ hay chính quốc. Cũng có trường hợp tập đoàn đa quốc gia có hai trung tâm chỉ đạo, song trung tâm chính tập trung mọi quyền lực vẫn là công ty gốc.

- Công ty chi nhánh (subsidiary, branch…) có thể quan niệm danh từ công ty chi nhánh bao gồm toàn bộ các hãng, xí nghiệp, công ty ở ngoài nước,

không phân biệt thứ bậc phụ thuộc đối với công ty gốc. Nước có chi nhánh đóng tại đó gọi là nước chủ nhà. Về lý luận cũng như thực tế đều chứng tỏ rằng với chế độ tham dự thì không chỉ có công ty chi nhánh cấp 1 mà còn có các công ty chi nhánh cấp II, cấp III… Trong đó mối quan hệ giữa các công ty chi nhánh với công ty mẹ không giống nhau. Do đó có tác giả đã dùng danh từ công ty con, cháu... để chỉ chúng. Song cũng có thể dùng thuật ngữ cấp II, III,.. để chỉ các công ty chi nhánh theo mức độ phụ thuộc vào các công ty mẹ và có thể coi các công ty chi nhánh cấp II, III như là các công ty mạng lưới.

Giữa công ty mẹ với công ty chi nhánh có mối quan hệ phụ thuộc, trong đó công ty mẹ đóng vai trò lãnh đạo, các công ty chi nhánh là những đơn vị hạch toán độc lập nhưng phụ thuộc về tài chính, kỹ thuật vào công ty mẹ và tất cả hợp thành một hệ thống. Hệ thống này là một chỉnh thể nhưng luôn chứa đựng mâu thuẫn. Trong vòng xoáy hoạt động của chúng có cả những lực hướng tâm và ly tâm. Các lực hướng tâm gắn hệ thống các công ty thành một tổ hợp kinh tế quốc tế thống nhất qua nhiều mối dây liên hệ, móc nối và phụ thuộc nhau ở mức độ nhất định. Còn các lực ly tâm đẩy các công ty yếu về mặt kinh tế kinh doanh ra ngoài, làm suy yếu cơ sở và phá vỡ cơ chế hoạt động của công ty.

Về mặt quản lý, người ta thấy rằng nét nổi bật là việc kiểm soát của công ty gốc đối với các công ty chi nhánh theo lối riêng, bằng cách sử dụng các đòn bẩy kinh tế, thực hiện việc tập trung hóa có mức độ và kiểm soát chủ yếu theo hệ thống dọc từ trung tâm đến ngoại vi. Theo cách quản lý đó, vai trò định hướng chiến lược về kinh tế, kỹ thuật, cung cấp tài chính, tín dụng của các công ty mẹ rất quan trọng, còn các công ty chi nhánh là những đơn vị kinh doanh mang tính độc lập tương đối và trở thành những đơn vị hạch toán độc lập. Do đó buộc chúng phải năng động và có điều kiện để phát huy tính năng động.

1.2.CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA‌

1.2.1. Khái niệm chung về chiến lược hoạt động kinh doanh của công ty

“Chiến lược” (strategos) và chiến thuật (aktikos) bắt nguồn từ ngôn ngữ Hy lạp cổ đại. Đối với người Hy lạp cổ đại có nghĩa là “sự sắp xếp và điều chỉnh hợp lý”, nó chỉ nghệ thuật điều chỉnh binh lược trong chiến tranh. Định nghĩa này được sử dụng như thuật ngữ quân sự, đến nay vẫn còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Như vậy, có thể thấy chiến lược hoạt động của công ty (còn có thể gọi là chiến lược doanh nghiệp, hay chiến lược kinh doanh), là tổng thể các phương cách để làm thế nào một doanh nghiệp “đối phó” với những doanh nghiệp khác và với thị trường cả trong và ngoài ngành trong quá trình cạnh tranh, nhằm đạt tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn. Chiến lược của công ty là chiến lược chung của doanh nghiệp, những vấn đề đặt ra với chiến lược ở cấp độ này chính là những định hướng chiến lược dài hạn với câu hỏi: doanh nghiệp sẽ như thế nào trong tương lai? Và một sự đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tức là: những thị trường, khu vực, hay sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp sẽ tiến hành kinh doanh trên đó, kinh doanh như thế nào?

Chiến lược theo nghĩa chung nhất, được hiểu như là một “chuỗi mục tiêu”, “chuỗi biện pháp”, liên kết với nhau như là một “chuỗi nhân quả” để đạt đến cái đích của sự phát triển4.

Chiến lược được quy cho cả các dự định chiến lược và cả chiến lược được triển khai trong thực tế, vì vậy cần phân biệt giữa chiến lược dự định và chiến lược triển khai (hay chiến lược thực hiện). Trong thực tế khó có thể thực hiện triển khai một cách hoàn hảo các chiến lược dự đinh vì vậy các chiến lược thực hiện luôn có độ dung sai so với chiến lược dự định. Ở đây tác


4 Nguyễn Bách Khoa (2004), Chiến lược kinh doanh quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội, tr.22-23

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí