Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch - Nghiên cứu trường hợp Cát Bà - 2

DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 2.1: Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của Kim và Dwyer (2003) 33

Hình 2.2: Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh và tính bền vững điểm đến du lịch của Goffi (2 12) 38

Hình 2.3: Mô hình cạnh tranh điểm đến từ các bên có liên quan, Yoon (2 2) .. 39 Hình 2.4: Năng lực cạnh tranh của các hòn đảo du lịch nhỏ đang phát triển

tại Mỹ (Craigwell and More, 2 8) 40

Hình 2.5: Mô hình năng lực cạnh tranh trong du lịch và lữ hành của TTCI (2013) 41

Hình 3.1. Vẻ đẹp của “Đảo Ngọc Bích” Cát Bà 56

Hình 3.2. Lễ hội cầu ngư Cát Bà 65

Hình 3.3. Giao thông “ùn tắc” ở Cát Bà 74

Hình 3.4. Khách du lịch nội địa đến Cát Bà giai đoạn 2 13 - 2 17 (lượt khách) 76

Hình 3.5. Khách du lịch quốc tế đến Cát Bà giai đoạn 2 13 - 2017 (lượt khách) 77

Hình 3.6. Doanh thu từ du lịch Cát Bà 2 13 – 2 17 (tỷ đồng) 77

Hình 3.7. Tổng số lao động phục vụ du lịch giai đoạn 2014 – 2017 (người) 85

Hình 3.8a: Tỷ lệ nam, nữ khách du lịch Cát Bà 94

Hình 3.8b: Tỷ lệ lần đến Cát Bà 94

Hình 3.9: Tỷ lệ phân theo mục đích đến Cát Bà của khách du lịch....................

Hình 3.1 : Tỷ lệ phân theo các hình thức tổ chức đến Cát Bà ........................... Hình 3.11: Các kênh thông tin ............................................................................

Hình 3.12: Đánh giá tương quan điểm của các tiêu chuẩn về năng lực cạnh tranh của Cát Bà 105

Hình 4.1: Dự báo tăng trưởng số lượng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới đến 2 3 107

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Quần đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Hải (thành phố Hải Phòng) bao gồm 388 đảo lớn, nhỏ nằm ở phía Nam vịnh Hạ Long, được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển Thế giới ngày 2 12 2 4 và Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia đ c biệt vào tháng 12 năm 2 13. Với tiềm năng du lịch phong phú, hấp dẫn và nổi bật, Cát Bà được đánh giá là “Hòn ngọc” của vịnh Bắc Bộ, là điểm đến quan trọng hàng đầu trong phát triển du lịch của thành phố Hải Phòng.

M c dù là điểm đến có nhiều tiềm năng du lịch đ c sắc nhưng sự phát triển của du lịch Cát Bà còn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và vị thế của điểm đến có giá trị về cảnh quan, địa chất địa mạo vả sinh thái tầm c quốc tế. Năm 2 17, số lượng khách du lịch đến Cát Bà mới đạt 2,16 triệu lượt, trong đó tỷ lệ khách du lịch quốc tế còn khiêm tốn với 22,1 ; thu nhập từ du lịch đạt 1.25 tỷ, chi phí bình quân của một lượt khách du lịch dao động từ 442.351 đồng tới 49 .433 đồng1, số ngày lưu trú trung bình của khách du lịch mới đạt 1,5 ngày…v.v.

Có nhiều nguyên nhân của tình trạng trên, tuy nhiên một số nguyên nhân chính bao gồm: tình trạng thiếu sản phẩm du lịch đ c thù, khó khăn về hạ tầng tiếp cận, môi trường du lịch chưa được đảm bảo; dịch vụ thiếu chuyên nghiệp…v.v. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hải Phòng nói riêng, những nguyên nhân trên c ng đã và đang hạn chế năng lực cạnh tranh du lịch của Cát Bà như một điểm đến với những giá trị toàn cầu và là một phần không thể tách rời Di sản thiên nhiên vịnh Hạ Long.

Nhận thức được vấn đề trên, thành phố Hải Phòng đã tổ chức thực hiện và phê duyệt đề án: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bền vững quần


1 Nguyễn Hoài Nam, Du lịch Cát Bà: Thực trạng và giải pháp, tapchicongthuong.vn, (26/6/2017).

đảo Cát Bà đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định “Phát triển du lịch quần đảo Cát Bà phải trở thành động lực kinh tế cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng và cho phát triển du lịch ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc. Khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế so sánh về nguồn lực du lịch; tạo ra được sự khác biệt về sản phẩm du lịch để nâng cao tính cạnh tranh của du lịch quần đảo Cát Bà trong mối quan hệ gắn kết phát triển du lịch với Đồ Sơn, Hạ Long, Vân Đồn và các trung tâm du lịch khác ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ và cả nước, khu vực và quốc tế. Phát triển Cát Bà trở thành đảo “Ngọc Bích” nơi du khách sẽ có những trải nghiệm tốt nhất về các giá trị sinh thái - cảnh quan toàn cầu; nơi nỗ lực bảo tồn sẽ được hỗ trợ bởi những công nghệ “xanh” hiện đại và

những hoạt động dựa trên nguyên tắc của du lịch bền vững mà nòng cốt là du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng2.

Tuy nhiên để đạt được mục tiêu phát triển Cát Bà không chỉ thực sự trở thành điểm đến trọng điểm của TP. Hải Phòng, điểm đến du lịch hàng đầu ở vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc, mà còn trở thành điểm đến du lịch biển đảo có năng lực cạnh tranh cao không chỉ trong nước mà còn trong khu vực và quốc tế, cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu để đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch Cát Bà gắn với việc đề xuất những giải pháp phù hợp. Đây là vấn đề nghiên cứu không chỉ có ý ngh a về m t lý luận đối với một điểm đến du lịch biển đảo có giá trị toàn cầu về cảnh quan sinh thái mà còn có ý ngh a thực tiễn cao, đ c biệt trong bối cảnh du lịch được xác định là ngành kinh tế m i nhọn của đất nước nói chung và của TP. Hải Phòng nói riêng.

Xuất phát từ thực tế trên, NCS chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch: Nghiên cứu trường hợp Cát Bà” làm đề tài nghiên cứu sinh của mình.


2 Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng, Quyết định số 2732/ QĐ – UBND, Cổng Thông tin điện tử TP Hải Phòng (haiphong.gov.vn).

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

Xác lập cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao năng cạnh tranh du lịch Cát Bà tương xứng với vị thế và tiềm năng du lịch.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Với mục tiêu nghiên cứu đ t ra trên đây, đề tài luận án s phải thực hiện 3 nhiệm vụ nghiên cứu chính sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến cạnh tranh du lịch ở điểm đến. Xác định các yếu tố với hệ thống tiêu chí đo lường đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch.

Thứ hai, Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh của du lịch Cát Bà qua một số các yếu tố: nguồn lực thừa hưởng, nguồn lực tạo thêm, nguồn lực phụ trợ, chính sách phát triển du lịch và quản lý điểm đến. Trên cơ sở phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh du lịch Cát Bà, chỉ ra những điểm hạn chế về năng lực cạnh tranh và nguyên nhân của những hạn chế.

Thứ ba, nghiên cứu đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch Cát Bà đ t trong bối cảnh phát triển mới gắn với quan điểm và định hướng phát triển du lịch Cát Bà trong giai đoạn tới đây.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

- Về đối tượng nghiên cứu

Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh và thực trạng năng lực cạnh tranh của du lịch Cát Bà.

- Về phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian

Quần đảo Cát Bà với trọng tâm là đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng.

Phạm vi về thời gian

- Số liệu thứ cấp: giai đoạn từ 2013 – 2 17 và tầm nhìn đến 2 25.

- Số liệu sơ cấp: khảo sát điều tra trong năm 2017, 2018.

4. Câu hỏi nghiên cứu:

- Những yếu tố chính nào để nhận biết khả năng cạnh tranh và để đánh giá về năng lực cạnh tranh du lịch điểm đến

- Thực trạng năng lực cạnh tranh du lịch Cát Bà là gì Những yếu tố chính nào ảnh hưởng năng lực cạnh tranh du lịch Cát Bà

- Giải pháp nào để nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch Cát Bà trong giai đoạn phát triển tới đây

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp định tính và định lượng

Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để thu thập và xử lý các số liệu. Mục tiêu của việc sử dụng đồng thời cả hai phương pháp nhằm hạn chế những điểm yếu của từng phương pháp và qua đó làm rõ hơn các vấn đề nghiên cứu.

(1) Nghiên cứu định tính: Được thiết kế thành 2 giai đoạn

Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính nhằm khám phá và hoàn thiện, bổ sung mô hình... Đối tượng phỏng vấn là 3 khách du lịch (cả trong nước và nước ngoài) và 5 chuyên gia l nh vực du lịch, hoạch định chính sách. Phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên.

Giai đoạn 2: Nghiên cứu định tính bổ sung nhằm giải thích rõ hơn các kết quả nghiên cứu. Phỏng vấn 5 chuyên gia (có thể l p lại một số chuyên gia đã tham gia ở giai đoạn 1).

(2) Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được tiến hành để khảo sát khách du lịch bằng bảng hỏi.

Sau mỗi phần s có thảo luận kết quả nghiên cứu, cuối cùng là tổng hợp các kết quả nghiên cứu. So sánh, đối chứng với lý thuyết, bàn luận kết quả và khuyến nghị chính sách.

Bảng 1.1. Phương pháp nghiên cứu


Bước

Phương pháp

nghiên cứu

Kỹ thuật

Số lượng người dự kiến

Mục đích

1

Định tính

Phỏng vấn sâu

3 khách du lịch 05 chuyên gia

Khám phá, bổ sung sự phù hợp

mô hình

2

Định lượng

Bảng hỏi

300-500

Đánh giá thực

trạng

3

Định tính

bổ sung

Phỏng vấn sâu

5 chuyên gia

Giải thích kết

quả nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch - Nghiên cứu trường hợp Cát Bà - 2


Nghiên cứu c ng s thu thập dữ liệu từ nguồn thông tin thứ cấp: Những vấn đề lý luận được đúc rút trong sách giáo khoa chuyên ngành trong nước và quốc tế; các số liệu thống kê đã được xuất bản, các báo cáo tổng hợp của các tổ chức, cơ quan quản lý có liên quan; những nghiên cứu trước đây được công bố trên tạp chí khoa học trong nước và quốc tế.

5.2. Phương pháp phân tích tổng hợp

Luận án sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp nhằm hệ thống hóa tài liệu thu thập được làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá về thực trạng năng lực cạnh tranh du lịch Cát Bà.

5.3. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa

Kết hợp sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn sâu 31 người để đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch Cát Bà.

5.4. Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA)

Phương pháp PRA được sử dụng để thăm dò, lấy ý kiến đánh giá của các du khách, chuyên gia về năng lực cạnh tranh của du lịch Cát Bà.

5.5. Phương pháp thống kê – so sánh

Sử dụng các số liệu thống kê để phân tích và so sánh, đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch Cát Bà qua từng thời kỳ.

5.6. Đề xuất khung phân tích

Luận án sử dụng mô hình của Dwyer và Kim (2 3) để đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh du lịch điểm Cát Bà. Mô hình này đã được vận dụng trong nhiều nghiên cứu ở nhiều điểm đến trên thế giới. M c dù mô hình gốc được áp dụng cho việc đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch cho các quốc gia, tuy nhiên rất nhiều các nghiên cứu trong đó có các nghiên cứu ở Việt Nam như Nguyễn Thị Thu Vân (2 12), Thái Thị Kim Oanh (2 15) đã áp dụng thành công khi đánh giá năng lực cạnh tranh của các địa phương, cho du lịch biển đảo chẳng hạn như Đà Nẵng, Nha Trang và biển đảo Nghệ An... Về bối cảnh nghiên cứu có nhiều nét tương đồng với du lịch Cát Bà, mô hình Dwyer và và Kim (2003) phù hợp với điều kiện thực tế phát triển du lịch ở Cát Bà, vì thế mô hình này được chọn để nghiên cứu và có những điều chỉnh về từ ngữ để phù hợp với thuật ngữ thông dụng ở Việt Nam được sử dụng trong nghiên cứu.

Khung nghiên cứu đề xuất



Năng lực cạnh tranh điểm đến Cát Bà

Nguồn lực thừa hưởng

Nguồn lực hỗ trợ

Nguồn lực tạo ra

Chính sách DL, HĐ và PT

Quản lý điểm đến

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

- Góp phần hệ thống hóa lý thuyết, đưa ra các khái niệm, nội dung về du lịch, sản phẩm du lịch, điểm đến du lịch và năng lực cạnh tranh du lịch.

- Xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh và đo lường năng lực cạnh tranh qua nghiên cứu định lượng dưới góc nhìn của khách du lịch, xem xét mức độ thực hiện thực tế của các tiêu chí bằng việc phỏng vấn.

- Phân tích được thực trạng năng lực cạnh tranh của du lịch Cát Bà qua các tiêu chí và chỉ ra những điểm hạn chế của các tiêu chí.

- Làm rõ điểm mạnh, điểm yếu của du lịch Cát Bà, đưa ra quan điểm, định hướng phát triển du lịch Cát Bà đến năm 2 2 và tầm nhìn đến năm 2025 và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cát Bà.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Về mặt lý luận: Luận án góp phần tổng quan cơ sở lý thuyết về du lịch, du lịch điểm đến, năng lực cạnh tranh du lịch. Nghiên cứu các mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch để đề xuất mô hình nghiên cứu phù hợp cho luận án.

- Về mặt thực tiễn: Là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà hoạch định chính sách, TP. Hải Phòng và UBND huyện Cát Hải để ban hành ra các chính sách góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển du lịch Cát Bà tương xứng với tiềm năng, giúp cho công tác lập kế hoạch, quản lý du lịch ở Cát Bà đạt được hiệu quả trên thực tế.

7. Cấu tr c của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liêu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh du lịch. Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh du lịch Cát Bà.

Chương 4: Quan điểm và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch Cát Bà.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023