13,7%. Cơ cấu nghành kinh tế tiếp tục chuyển biến theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; ngành công nghiệp tăng từ 29,2% (năm1990) lên 33,01% (năm 1995) và 38,5%(năm 2000) đến 2005 đạt 49,07%; Ngành nông, lâm, thuỷ sản giảm dần tương ứng từ 7,34% xuống 5,39% xuống 3,5% và 1,8%. Ngành dịch vụ từ 63,46% xuống 61,6% xuống 58% và 56,4%. Với tốc độ tăng cao trong nhiều năm như trên, tỷ trọng GDP của Hà Nội chiếm trong tổng số của cả nước đã tăng từ 5,5% (năm 1990) lên 6,1% (năm 1995) lên 7,3% (năm 2000) và 8,6% (năm 2007). Trong những năm qua, với chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường, huy động vốn cả trong nước và ngoài nước vào phát triển kinh tế xã hội, trên địa bàn Hà Nội cùng với 900 doanh nghiệp nhà nước, hơn 300 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài , đến nay đã có hơn 4000 doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp. Sự đóng góp của các thành phần kinh tế và mức tăng trưởng là khá lớn đã và đang diễn ra xu hướng giảm
đi tương ứng của thành phần kinh tế nhà nước. Cụ thể là: kinh tế nhà nước năm 1990 chiếm 77,7% GDP thì đến 1995 là 70,4% và năm 2000 là 63% đến 2005 còn lại là 59%; kinh tế ngoài nhà nước tương ứng các năm là 22,3%, 22,8%, 21,5% và 19,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài từ những con số không năm 1990 đã lên 6,8% năm 1995; 13,3% năm 2000 và 20,1% năm
2005; 25,3% năm 2007.
Với các chính sách và cơ chế huy động vốn cả các thành phần trong nước và nước ngoài vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội, vì thế vốn đầu tư cho sự phát triển kinh tế - xã hội những năm qua ngày càng tăng và sử dụng có hiệu quả hơn. Nếu như trong cả thời kỳ 1991 - 1995, tổng vốn đầu tư xã hội của Hà Nội đạt 32,6 nghìn tỷ đồng, bình quân 6,5 ngàn tỷ đồng/năm, năm 1996 - 2000 tổng số vốn đầu tư xã hội đạt hơn 6700 tỷ đồng, bình quân 13,5 nghìn tỷ đồng/năm, gấp 2 lần thời kỳ trước, năm 2002 - 2007 tổng số vốn đầu tư xã hội đã đạt hơn 14.000 ngàn tỷ đồng tăng rất nhiều so với giai đoạn trước.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của đại bộ phận dân cư đã được cải thiện đáng kể. Đến năm 2007, tỷ lệ hộ nghèo
trong toàn thành phố còn dưới 3,7%, không còn hộ đói. Bộ mặt thành thị và nông thôn có nhiều đổi mới.
Tuy nhiên, trong những năm qua tình hình kinh tế xã hội ở Hà Nội cũng
đã biểu hiện những mặt hạn chế. Đó là:
+ Kinh tế phát triển chưa vững chắc; tốc độ tăng trưởng trong những năm gần đây chậm dần; cơ cấu nghành kinh tế lớn tuy có sự chuyển biến theo hướng tích cực nhưng chậm; chưa tạo ra sự chuyển biến rõ về cơ cấu trong nội bộ ngành vì thế chưa dẫn đến được sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế; xây dựng và quản lý đô thị còn nhiều lộn xộn, bất cập; cải cách hành chính chậm, ít hiệu quả.
+ Vốn đầu tư vào xã hội tăng nhanh nhưng do đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng nên chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nguồn vốn huy động vào ngân hàng tăng nhanh nhưng tỷ lệ sử dụng chưa cao dẫn đến còn đọng lại ở kênh ngân hàng nhiều. Nguồn vốn huy động cho phát triển kinh tế trung và dài hạn còn hạn chế, chưa phát huy được hết nội lực của nền kinh tế. Mặt khác, vốn đầu tư vẫn còn dàn trải, chưa tập trung, dẫn đến lãng phí, thất thoát. Nguồn vốn tín dụng dải ngân còn chậm. Do còn nhiều thủ tục phiền hà, công tác giải phóng mặt bằng chậm, việc huy động và sử dụng vốn trong dân còn mang nặng tính tự phát. Các chính sách của Nhà nước chưa khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm.
+ Tuy đời sống của tuyệt đại bộ phận dân cư dược cải thiện nhưng phân hoá giàu nghèo giữa các bộ phận dân cư ngày càng rõ nét, theo kết quả điều tra đời sống hộ gia đình năm 2007 thì khoảng cách chênh lệch giữa 10% hộ giàu nhất và 10% hộ nghèo nhất là 14,5 lần. Một số tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm phát triển nhiều và chưa được ngăn chăn kịp thời. ý thức pháp luật của một bộ phận dân chúng, nhất là lớp thanh niên còn kém.
2.2.Thực trạng hoạt động của các TNCs trong thời gian qua tại Hà Nội.
2.2.1.Đánh giá môi trường tiếp nhận đầu tư của các TNCs tại Hà Nội
* Về tài chính:
Nhìn chung, chính sách thuế và các chính sách khuyến khích tài chính
được thực thi trên địa bàn thành phố đã dành cho các nhà đầu tư nước ngoài nhiều ưu ái hơn so với nhà đầu tư trong nước. Mặc dầu vậy, vẫn tồn tại hiện tượng chồng chéo của các loại thuế áp dụng cho các doanh nghiệp có vốn FDI và các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn phải đóng nhiều loại phí khác nhau.
Thực lực tài chính của thành phố còn rất khiêm tốn, điều đó thể hiện ở chỗ thành phố hầu như chỉ dựa vào quyền sử dụng đất để góp vốn tham gia liên doanh. Đã vậy, số vốn góp bằng quyền sử dụng đất này của phía đối tác Việt Nam cũng chỉ chiếm 1/3 tổng vốn đầu tư trong các liên doanh.
* Về đất đai:
Trước đây khung giá đất đô thị ở Hà Nội được áp dụng cho 5 nhóm đất
đô thị. Trong đó, mức giá quy định từ 0,357 USD m2/năm đến 13,6 USDm2/năm. Đất nông nghiệp đã chuyển đổi mục đích sử dụng dự án công nghiệp thường nằm trong khung giá tiền thuê đất đô thị nhóm 5 (có giá từ 0,375 USDm2/năm đến 3 USDm2/năm). Nhận thấy khung giá đất trên là không hợp lý nên hiện nay Hà Nội đang triển khai thực hiện Nghị định 142/2005/ND
- CP ngày 14/11/2005. Theo quy định của nghị định này thì tiền thuê đất một năm đối với các doanh nghiệp có vốn FDI được tính bằng 0,5% giá đất theo mục đích sử dụng đất thuê do Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành (theo nghị
định số 205/2007/NĐ - CP ngày 16/11/2007, về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất).
Trường hợp các doanh nghiệp Hà Nội được phép góp vốn pháp định bằng giá trị quyền sử dụng đất để tham gia liên doanh với nước ngoài, thì giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo thoả thuận của các bên, nhưng phải dựa trên cơ sở khung giá tiền thuê đất do Bộ Tài Chính quy định, khung giá này được giữ ổn định trong suốt thời gian cam kết góp vốn. Doanh nghiệp Việt Nam tham gia liên doanh, nếu nợ Nhà nước số vốn đã góp bằng giá trị quyền sử dụng đất nói trên, có trách nhiệm hoàn trả số nợ đó theo quy định của bộ tài chính. Để đảm bảo cho dự án triển khai đúng kế hoạch của nhà đầu tư, công tác giải phóng mặt bằng ngày càng được các cấp chính quyền của
thành phố quan tâm (bằng cách lập quy hoạch và thông báo cho nhân dân biết trước, trường hợp cố tình không chịu di dời thành phố sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế).
* Về lao động:
Tính đến cuối năm 2007, số lượng người lao động làm việc trong TNCs trên địa bàn Thủ đô Hà Nội là hơn 60.000 người. Phần lớn trong số này là lao
động đến từ các doanh nghiệp quốc doanh, số ít còn lại là nguồn lao động xã hội và các thành phần kinh tế khác cung cấp. Trong giai đoạn diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, do đầu tư của TNCs giảm sút nên số lượng lao
động làm việc trong TNCs ở Hà Nội cũng giảm đi. Nhưng sau khi nước ta trở thành thành viên của WTO thì lượng vốn do TNCs đầu tư lại tăng lên và số lượng người được thu hút vào làm việc cũng tiếp tục tăng.
Như đã trình bày ở phần trên, lực lượng lao động ở Hà Nội vừa có số lượng dồi dào, vừa có trình độ chuyên môn, tay nghề tương đối cao so với mặt bằng chung cả nước. Để có được đội ngũ lao động có khả năng sử dụng được công nghệ tiên tiến, máy móc hiện đại, thành phố luôn khuyến khích mở các trường dạy nghề, bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho cán bộ, giáo viên của các cơ sở đào tạo. Lực lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học ngày càng nhiều. Có thể khẳng định Hà Nội có tiềm năng lao động đủ lớn để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài trong giai đoạn hiện nay và trong cả tương lai.
* Về phát triển hệ thống hạ tầng:
Trong những năm gần đây chính sách đầu tư cho xây dựng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng ở Hà Nội được đặc biệt quan tâm. Nếu năm 2001 số vốn
đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng chỉ là 144,4 tỷ VNĐ đến năm 2003 là 766,4 tỷ VNĐ đến năm 2007 nguồn vốn này đã tăng vọt lên tới 3.275 tỷ VNĐ (tăng 22,6 lần so với năm 2001).
Bảng 2.2.1: Nguồn vốn cấp xây dựng cơ sở hạ tầng của Hà Nội đến 2007.
Đơn vị tính: Tỷ đồng
2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2007/2001 | |
144,4 | 501,0 | 766,4 | 1.317,7 | 1.638,9 | 1.638,9 | 3.275 | 22,6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Lợi Ích Từ Hoạt Động Của Các Tncs Đối Với Các Nước Có Nền Kinh Tế Kém Phát Triển.
- Thúc Đẩy Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Các Loại Thị Trường Hàng Hoá, Dịch Vụ.
- Đánh Giá Chung Về Điều Kiện Tự Nhiên Và Kinh Tế - Xã Hội Của Hà Nội Tác Động Tới Hoạt Động Của Các Tncs.
- Tỷ Trọng Loại Hình Đầu Tncs Vào Hà Nội Năm 2007
- Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Của Tncs Trong Thời Gian Qua Tại Hà Nội.
- Phương Hướng Nhiệm Vụ Cơ Bản Nhằm Nâng Cao Hoạt Động Của Nội Tncs Tại Hà Nội.
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp trên cơ sở số liệu của Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội
Mới đây thành phố đã công bố tiến độ thực hiện quy hoạch thành phố
đến 2010. Các công trình trọng điểm có cơ cấu vốn lớn được xây dựng trong giai đoạn này phần nhiều thuộc hệ thống cơ sở hạ tầng.
* Về thị trường:
Từ khi nhà nước chủ trương chuyển nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, trên địa bàn Hà Nội, hàng loạt thị trường thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đã hình thành và phát triển nhanh. Đặc biệt trong đó có thị trường tiền tệ và thị trường tín dụng. Tham gia thị trường này không chỉ có các doanh nghiệp trung ương và địa phương mà còn có rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài. Thị trường chứng khoán của ta tuy mới mở nhưng được đánh giá là một thị trường sôi động và đầy tiềm năng. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Hà Nội được mua ngoại tệ các ngân hàng thương mại để thanh toán, giao dịch, được phép và được tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và sử dụng tài khoản nước ngoài.
* Về mặt tổ chức quản lý:
Nhờ sự hợp tác của các ngành chức năng của trung ương và địa phương, cùng với sự nỗ lực của Sở Kế hoạch Đầu tư, Ban quản lý khu công nghiệp, thời gian gần đây công tác tổ chức quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài đã có chuyển biến tốt. Hà Nội tiến hành mở nhiều cuộc hội thảo, nhiều cuộc hội nghị với các nhà đầu tư và phát hành danh mục các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài, dự án khuyến khích đầu tư.
Khâu quản lý việc triển khai dự án sau khi cấp giấy phép đầu tư cũng có nhiều đổi mới tích cực. Các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, đôn
đốc trình tự đóng góp vốn, tiến trình xây dựng theo thiết kế đã định và việc chấp hành pháp luật của các TNCs. Nhiều quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như cách thức làm việc giành cho các cơ quan chức năng. uỷ ban nhân dân các cấp có liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài
đã được ban hành (đặc biệt là các quy định về thủ tục hành chính)
Có thể nói môi trường đầu tư ở Hà Nội chưa thật sự hoàn hảo, song mỗi ngày lại được cải thiện hơn, do đó phần nào hấp dẫn được đầu tư của TNCs.
2.2.2. Những hình thức đầu tư trực tiếp của TNCs tại Hà Nội.
Thứ nhất, hình thức doanh nghiệp liên doanh:
Doanh nghiệp liên doanh là một hình thức được sử dụng rộng rãi nhất trong đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới. Một khái niệm tương đối tổng hợp về doanh nghiệp liên doanh được Luật đầu tư nước ngoài đưa ra như sau: Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nước ngoài hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
Xét trên phương diện kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh có những
đặc trưng chủ yếu sau:
- Cùng góp vốn.
Các bên tham gia liên doanh có thể góp vốn bằng bất kỳ tài sản nào
được chấp nhận theo quy định của luật đầu tư nước sở tại. Tỷ lệ góp vốn do các bên tự thoả thuận trong hợp đồng liên doanh.
- Cùng quản lý.
Các bên đối tác cùng tham gia xây dựng bộ máy quản lý hoạt động của doanh nghiệp liên doanh và cùng tham gia các hoạt động của tổ chức. Số lượng thành viên tham gia hội đồng quản trị cũng như mức độ quyết định của các bên đối với các vấn đề sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của mỗi bên.
- Cùng phân phối lợi nhuận.
Các bên tham gia phân phối lợi nhuận thu được từ hoạt động của doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài chính đối với nước sở tại. Tỷ lệ phân chia lợi nhuận giữa các bên dựa theo tỷ lệ góp vốn. Trong trường hợp doanh nghiệp phát hành cổ phiếu để tăng vốn thì cổ đông sẽ hưởng lợi tức cổ phần.
- Cùng chia sẻ rủi ro.
Quá trình hoạt động của doanh nghiệp liên doanh có thể gặp phải rủi ro. Thiệt hại rủi ro gây ra sẽ do các bên tham gia gánh chịu theo tỷ lệ như phân chia lợi nhuận.
Thứ hai, hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại Việt Nam, được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thành lập, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh. Xét về bản chất doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một hình thức tổ chức kinh doanh quốc tế ở trình độ cao. Nó được hình thành không chỉ dựa trên sự khác biệt về các điều kiện kinh doanh, mà còn dựa trên sự hiểu biết sâu sắc giữa các bên đầu tư và các bên tiếp nhận đầu tư. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chịu sự quản lý, điều hành của nước ngoài và hoạt động trong hầu hết mọi lĩnh vực nhưng vẫn là một pháp nhân kinh tế của nước sở tại. Với sự hiểu biết của các cá nhân trong doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hình thức doanh nghiệp này vẫn vượt qua
được những cản trở về văn hoá, pháp luật của nước sở tại.
Thứ ba, hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh (gọi tắt là hợp doanh) là hình thức đầu tư trong đó các bên quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành kinh doanh tại Việt Nam
mà không thành lập pháp nhân mới. Đây là văn bản được ký kết giữa đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia, quy định rõ việc thực hiện phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên và là một hình thức kinh doanh quốc tế có liên kết các đối tác tương đối lỏng. Căn cứ pháp lý quan trọng nhất trong hình thức này là hợp đồng hợp tác kinh doanh và hệ thống pháp luật của nước sở tại.
Đặc trưng cơ bản của hình thức này là cùng góp vốn dưới nhiều hình thức vốn tiền mặt, vật chất hoặc phi vật chất. Tỷ lệ góp vốn do các bên thoả thuận. Về tổ chức quản lý, hình thức này được giao cho một bên đối tác quản lý. Trong quá trình kinh doanh các bên có thể thành lập ban điều phối là đại diện pháp lý của các bên hợp doanh. Hình thức này không phân chia lợi nhuận và chia sẻ rủi ro mà phân chia kết quả kinh doanh chung. Các bên hợp doanh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước sở tại một cách riêng rẽ.
Về mặt pháp lý, hợp doanh là một thực thể kinh doanh hoạt động theo luật pháp của nước sở tại, chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước sở tại. Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong hợp doanh được ghi trong hợp đồng hợp tác kinh doanh. Mỗi bên tham gia hợp doanh có tư cách pháp lý riêng, chịu trách nhiệm pháp lý với bên kia và chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ.
Thứ tư, hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT).
Là văn bản ký kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.
Hiện nay, kết cấu hạ tầng yếu kém là hạn chế chủ yếu trong việc thu hút vốn của TNCs vào Việt Nam, cho nên việc xây dựng kết cấu hạ tầng được coi là nhiệm vụ chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung năm 2000. Trong đó, khuyến khích các nhà đầu tư theo hình thức BOT để xây dựng, khai thác các công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định. So với hình thức liên doanh trên, hình thức BOT là hình thức mới nhất, vì vậy muốn thực hiện thành công hình thức này cần phải học tập kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới.