Ngày Càng Có Sự Tham Gia Của Các Công Ty Xuyên Quốc Gia Và Đa Quốc Gia Vào Hệ Thống Phân Phối Hàng Hoá Việt Nam.

và lĩnh vực mà Nhà nước không cấm và thực hiện các cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập sẽ làm cho quá trình tự do hoá thương mại của Việt Nam diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc hơn. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được thành lập hệ thống phân phối bán lẻ tại thị trường Việt Nam theo các lộ trình đã cam kết. Việc tiếp tục thực hiện cải cách doanh nghiệp nhà nước sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn. Các giấy phép con trong việc đăng ký kinh doanh sẽ tiếp tục được loại bỏ nếu xét thấy không cần thiết và từng bước dỡ bỏ các hạn chế về tiếp cận các loại dịch vụ công (quyền thuê đại lý, nhà tư vấn và phân phối, nghiên cứu thị trường…). Tất cả những động thái và thực hiện lộ trình, cam kết trên sẽ làm cho rào cản gia nhập và rút lui khỏi hệ thống phân phối hàng hoá giảm dần, cạnh tranh sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn.

1.2.2.3.Ngày càng có sự tham gia của các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia vào hệ thống phân phối hàng hoá Việt Nam.

Các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia đang trở thành một lực lượng quan trọng trong đời sống kinh tế thế giới. Những năm tới, với việc sát nhập và hợp nhất cùng với việc đầu tư và mở rộng thị trường thì khả năng chiếm lĩnh, khống chế và kiểm soát việc tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng. Đồng thời, các tập đoàn kinh doanh bán lẻ như Walmart (Hoa Kỳ), Carrefour (Pháp), Metro (Đức), Tesco (Anh)…cũng đang mở rộng thị trường và thâm nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường bán lẻ hàng hoá của các nước đang phát triển, và Việt Nam không phải là ngoại lệ.

1.2.2.4. Hệ thống phân phối ngày càng lớn mạnh và liên thông

Cùng với quá trình bành trướng và thâm nhập của các công ty đa quốc gia và công ty xuyên quốc gia vào hệ thống phân phối hàng hoá của Việt Nam, việc xây dựng và phát triển các tập đoàn phân phối mạnh của Việt Nam cũng đang được chính phủ quan tâm và chỉ đạo thực hiện. Hiện tại đã có một số tổng công ty và công ty vừa tổ chức sản xuất vừa tham gia hoạt động trong lĩnh vực phân phối (kể cả bán buôn, bán lẻ và xuất khẩu) như Tổng công ty Xi

măng, Tổng công ty Thép, Công ty sữa Vinamilk…Trong tương lai, các tổng công ty và công ty sẽ ngày càng phát triển. Đồng thời, quá trình tích tụ và tập trung trong kinh doanh thương mại đang ngày càng tăng cũng làm xuất hiện các trung gian thương mại có quy mô lớn và hệ thống phân phối ngày càng lớn mạnh như Tổng công ty Thương mại Sài Gòn, Co-op mart…Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, dưới áp lực của cạnh tranh ở cả thị trường trong nước lẫn thị trường thế giới, các nhà bán lẻ nhỏ sẽ rất khó tồn tại do không đủ sức để cạnh tranh, có thể phải sát nhập hoặc bán lại cho các công ty lớn, vì thế, các nhà kinh doanh phải thực hiện việc tích tụ và tập trung cũng như liên doanh liên kết để tăng sức cạnh tranh và giảm chi phí…, điều đó sẽ khiến hệ thống phân phối ngày càng lớn mạnh và liên thông hơn.

1.2.2.5. Hệ thống phân phối trực tiếp ngày càng phát triển

Trong những năm gần đây, phương thức giao dịch có sử dụng các phương tiện điện tử đã trở nên phổ biến và thương mại điện tử đã tiếp tục phát triển nhanh khiến cho thương mại truyền thống bị thay đổi. Ngoài việc đơn giản hoá các phương thức giao dịch thương mại, tính công khai và minh bạch của các phương thức giao dịch này cũng sẽ tăng lên làm cho vai trò cần thiết của những trung gian thương mại truyền thống bị giảm bớt. Người bán hàng hoá và người mua có thể liên hệ trực tuyến với nhau trong việc lựa chọn, đặt hàng, thanh toán và giao nhận hàng hoá. Các doanh nghiệp có thể sử dụng lợi thế của việc khai thác dữ liệu tiên tiến từ các giao dịch trực tuyến để thực hiện việc tiếp thị một cách có chủ đích và tích cực hơn, kể cả đối với một số lượng khách hàng lớn ở các địa điểm khác nhau. Từ một địa điểm bán hàng duy nhất hoặc là từ nơi sản xuất có thể bán hàng hoá đi khắp thế giới. Chính vì vậy, hệ thống phân phối trực tiếp sẽ ngày càng phát triển.

1.2.2.6. Sự liên kết giữa hệ thống phân phối trong nước với nước ngoài ngày càng phát triển.

Hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngay càng sâu rộng sẽ dẫn tới việc gia tăng đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được quyền kinh doanh thương mại trên thị trường nội địa theo lộ trình mở cửa thị trường đã cam kết, dẫn đến các hệ thống phân phối phải cạnh tranh với nhau gay gắt để chiếm lĩnh thị trường, các hệ thống phân phối trong nước và nước ngoài phải liên kết với nhau để hình thành hệ thống phân phối mạnh hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

1.2.2.7. Tổ chức và quản lý hệ thống phân phối hàng hoá sẽ phát triển theo hướng văn minh, hiện đại hơn.

Những năm qua, hệ thống phân phối hàng hoá của Việt Nam còn phát triển theo kiểu tự phát, các kênh phân phối chủ yếu là các kênh đơn, mua bán theo kiểu truyền thống cổ điển hoặc theo thương vụ. Đó là một mạng lưới rời rạc, kết nối một cách lỏng lẻo, các nhà sản xuất, bán buôn, bán lẻ hoạt động độc lập. Các thông tin về giá cả, chất lượng, tình trạng hàng hoá và khách hàng đều là điều bí mật. Tuy nhiên, khi hệ thống phân phối phát triển theo hướng văn minh hơn, thì việc tổ chức và quản lý nhà nước đối với hệ thống phân phối ngày càng phải hoàn thiện.

Một số giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 10

1.2.2.8. Sự hình thành của hệ thống phân phối còn mang dấu ấn của một nền thương nghiệp nhỏ.

Đó là sự tồn tại của không ít doanh nghiệp và thương nhân với lối làm ăn “chụp giật”, không thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong hợp đồng mua bán, phương thức kinh doanh lạc hậu và văn minh thương mại thấp kém. Đồng thời, chỉ một số mặt hàng và ở các đô thị, thành phố lớn, hệ thống phân phối mới có thể vươn tới người tiêu dùng cuối cùng, còn ở nông thôn và đặc biệt là ở miền núi, vùng sâu và vùng xa thì hệ thống phân phối vẫn chậm phát triển.

1.2.3. Cơ hội và thách thức

Trước những tác động mạnh mẽ của hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường bán lẻ Việt Nam có nhiều cơ hội lớn, song đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều thách thức.

1.2.3.1. Cơ hội

Thể chế thị trường định hướng XHCN từng bước được hoàn chỉnh và do đó ngày càng phát huy khả năng tự điều chỉnh của thị trường kết hợp với sự điều tiết vĩ mô hợp lý của Nhà nước (từ trực tiếp sang gián tiếp, thông qua các công cụ tài chính, ngân hàng, đầu tư, mua sắm của chính phủ, dự trữ quốc gia…), làm cho thị trường trở thành tín hiệu tin cậy, có tác dụng định hướng và quyết định sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng.

Kinh tế phát triển, thu nhập của người dân từng bước được cải thiện và nâng cao là cơ sở kinh tế để phát triển thương mại nội địa cùng hệ thống phân phối bán lẻ. Tỷ lệ tiêu dùng so với GDP của Việt Nam thuộc loại cao so với các nước trong khu vực (trên 70%) trong khi của Singapre là 55.9%, Malaysia là 58,2% và Thái Lan là 67,7%... Trong giai đoạn 2001 - 2005, tốc độ tiêu dùng tăng cao hơn nhiều lần so với tốc độ tăng dân số (7,7% so với 1,4%) chứng tỏ tiêu dùng bình quân đầu người và mức sống của dân cư đã tăng đáng kể. Theo kết quả điều tra của công ty Nghiên cứu nhân lực và Kiểm định

kinh tế (Pricewaterhouse Cooper) thì Việt Nam là 1 trong 7 quốc gia hấp dẫn nhất về đầu tư thương mại24. Đó là lý do dù Việt Nam chưa mở cửa thị trường bán lẻ nhưng nhiều tập đoàn đang xây dựng kế hoạch để thâm nhập khi thời cơ đến. Trong số đó phải kể đến 3 tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới là Wal- Mart (Mỹ), Carrefour (Pháp), Tesco (Anh) và các tập đoàn bán lẻ hàng đầu châu Á như Dairy Farm (Hongkong), South Asia Investment Pte

(Singapore)…


24 Cục xúc tiến thương mại, Ngành bán lni địa: cn chính sách hơn vn,

http://www.vietrade.gov.vn/news.asp?cate=1&article=8524&lang=vn

Xu hướng tiêu dùng chuyển dịch từ yêu cầu “ăn no, mặc ấm” sang yêu cầu “ăn ngon, mặc đẹp” làm cho chất lượng “cầu” được nâng lên. Nếu như những năm trước đây, các mặt hàng điều hoà, xe máy, xe hơi, tủ lạnh, máy giặt, các bộ phận nghe nhìn… được xem là đồ dùng cao cấp, đắt tiền thậm chí có ý nghĩa “dự trữ tài sản”, thì nay đã được phổ cập ở thành thị và lan truyền sang khu vực nông thôn. Xu hướng mua sắm hàng giá trị cao, chạy theo các mode mới đang xuất hiện ở giới trẻ thành phố đã bắt đầu theo kịp xu hướng tiêu dùng của khu vực và thế giới.

Cơ cấu dân số trẻ, năng động, có học vấn cao có thói quen thích mua sắm hàng hoá ở siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích là một lợi thế để phát triển hệ thống phân phối hiện đại. Hiện có 57% dân số có độ tuổi dưới 30 và sau 15 năm tỷ lệ này là 50%.

Nhờ kết quả của công cuộc đổi mới và quá trình tự vươn lên của minh, một số doanh nghiệp Việt Nam bước đầu có chỗ đứng trên thị trường và đang đi tiếp con đường chuyên nghiệp hoá trong lĩnh vực phân phối như Sài Gòn Co.op, Intimex, tổng công ty thương mại Sài Gòn, công ty TNHH Phú Thái… Một số doanh nghiệp khác đang có kế hoạch mang tầm chiến lược về thiết lập, đổi mới và phát triển mạnh hệ thống phân phối hiện đại, như Tổng công ty thương mại Hà Nội, Công ty TNHH thương mại dịch vụ G7, công ty cổ phần Hoang Corp… Những doanh nghiệp này sẽ đóng vai trò thúc đẩy hệ thống phân phối bán lẻ phát triển theo hướng văn minh, hiện đại.

Các nhà phân phối trong nước có ưu thế là nắm chắc các yếu tố văn hoá, tâm lý, thói quen của người tiêu dùng. Đồng thời, các doanh nghiệp nhà nước còn được hưởng lợi thế do lịch sử để lại (có mặt bằng kinh doanh ở những khu vực trung tâm đô thị hoặc ở các khu dân cư tập trung…).

Khi chính thức trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam sẽ mở cửa thị trường đối với dịch vụ phân phối, cho phép các doanh nghiệp

nước ngoài hoạt động. Bên cạnh các “chuỗi” siêu thị bán buôn Metro Cash & Carry, siêu thị bán lẻ Big C, trung tâm mua sắm hàng hiệu Parkson, các hệ thống bán lẻ của Unilever, P&G… sẽ có thêm tên tuổi của nhiều nhà phân phối nước ngoài lớn khác. Với sự xuất hiện của mô hình phân phối tiến tiến hiện nay, khả năng tiếp cận với công nghệ mới, phương thức mới trong phân phối và quản lý phân phối, khả năng chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác với nhà phân phối hiện đại sẽ ngày một gia tăng. Đây là nhân tố góp phân làm thay đổi bộ mặt của hệ thống phân phối bán lẻ.

1.2.3.2. Thách thức

Nhìn chung, với điểm xuất phát thấp và chưa có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh theo cơ chế thị trường, cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực phân phối nên các thách thức đối với hệ thống phân phối bán lẻ cũng rất lớn:

Kết cấu hạ tầng thương mại yếu, thiếu đồng bộ; tính liên kết trong hệ thống và giữa doanh nghiệp với nhau còn kém; đại bộ phận doanh nghiệp thương mại nhỏ bé trong điều kiện nguồn vốn Nhà nước hạn hẹp. Khả năng tích tụ và tập trung các nguồn lực chưa đảm bảo đủ sức để cạnh tranh và hợp tác.

Phương thức kinh doanh lạc hậu, thiếu tính chuyên nghiệp, trình độ đội ngũ quản lý không bắt kịp yêu cầu phát triển thương mại theo xu hướng hiện đại và tiến trình hội nhập quốc tế.

Thông tin thị trường mang tính hệ thống chậm được xác lập, chưa thông suốt, thiếu công khai và minh bạch, kém nhạy bén và ít có giá trị dự báo, tiên lượng…

Sức ép hội nhập về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối ngày càng rõ rệt, nhất là khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Sự hiện diện của các nhà phân phối chuyên nghiệp nước ngoài sẽ tạo ra áp lực

cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp có quy mô kinh doanh nhỏ, nguồn lực yếu.‌

2. CÁC GIẢI PHÁP

2.1. Định hướng phát triển các loại hình phân phối bán lẻ.

Theo định hướng tổ chức thương mại trong nước giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn đến 2020, thì thương mại trong nước sẽ đi theo hai hướng cơ bản25:

Một là, tạo ra các không gian kinh tế, các không gian giao dịch mua bán hàng hoá và trên cơ sở đó tổ chức các loại hình thương mại phù hợp, gắn với các địa bàn thị trường.

Hai là, tạo ra các mối liên kết kinh tế và tổ chức các loại hình thương mại theo các mối liên kết kinh tế giữa sản xuất – lưu thông – tiêu dùng và giữa các khâu, các công đoạn trong quá trình lưu thông.

Từ hai định hướng trên, ta có thể đưa ra định hướng phát triển các loại hình phân phối bán lẻ ở thị trường nội địa như sau:

- Phát triển nhanh hệ thống phân phối hiện đại gồm các TTTM, trung tâm mua sắm, siêu thị, các cửa hàng bán hàng tiến bộ (cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh…) thuộc nhiều loại hình doanh nghiệp phân phối với quy mô tương đối lớn.

- Khuyến khích các doanh nghiệp phân phối phát triển hệ thống theo “chuỗi” (“chuỗi” siêu thị, “chuỗi” TTTM, “chuỗi” cửa hàng tiện lợi…). Từng bước liên kết, lôi kéo các cửa hàng bán lẻ độc lập, cửa hàng truyền thống, các hộ kinh doanh cá thể vào hệ thống “chuỗi” các cửa hàng tiện lợi, kết hợp hài hoà giữa các loại hình thương mại truyền thống với thương mại hiện đại.

- Xây dựng hệ thống logistics gồm các trung tâm kho vận, kho bán buôn, các trung tâm phân phối với công nghệ và kỹ thuật hiện đại…đảm nhận các khâu và các công đoạn trong quá trình đưa hàng từ nhà cung ứng (nhà sản xuất, nhà nhập khẩu) đến nhà bán lẻ.

25 Bộ Thương mại, Định hướng phát trin thtrường ni địa giai đon 2006-2010 và tm nhìn đến 2020.

- Cải tạo và xây dựng mới mạng lưới chợ, sắp xếp lại các chợ dân sinh trong mối tương quan với các loại hình phân phối hiện đại. Từng bước chuyển hoá các chợ dân sinh nhỏ thành các siêu thị, cửa hàng tiện lợi kết hợp với việc di chuyển ra ngoại thành để hình thành các chợ đầu mối bán buôn.

- Phát triển mô hình tổ chức giao dịch, mua bán qua mạng (siêu thị “ảo”, chợ “ảo”) trước hết là tại các đô thị lớn trong các trung tâm thương mại, trong các tổng công ty và tập đoàn phân phối lớn; tiếp cận từng bước để dần hình thành một loại hình mua bán hàng hoá dựa trên cơ sở của thương mại điện tử hoạt động theo mô hình như Amazon.com hay eBay.com trong tương lai.

- Hình thành và phát triển các nhà phân phối chuyên kinh doanh bán lẻ tổng hợp thông qua mô hình TTTM, siêu thị, chuỗi cửa hàng… (như liên hiệp Hợp tác xã Thành phố Hồ Chí Minh với hệ thống siêu thị Co.op Mart và hệ thống cửa hàng tiện lợi, công ty TNHH Thương mại – dịch vụ An Phong với hệ thống siêu thị MAXIMARK, Công ty TNHH thương mại dịch vụ Đông Hưng với hệ thống siêu thị CITIMARK, chuỗi cửa hàng tiện lợi của 24-seven Việt Nam Holding…); liên kết với các đơn vị sản xuất hàng tiêu dùng, công ty kinh doanh xuất nhập khẩu (thực phẩm chế biến, hàng công nghiệp tiêu dùng), các gia trại, trang trại, các Hợp tác xã, các chợ đầu mối (hàng thực phẩm tươi sống, rau - củ - quả) thông qua hợp đồng mua bán và đơn đặt hàng lâu dài để tạo nguồn hàng ổn định, có khối lượng lớn, trung chuyển về các trung tâm phân phối, các kho hàng bán buôn của mình và từ đó, cung cấp thường xuyên cho các đơn vị bán lẻ trong hệ thống.

2.2. Các giải pháp

2.2.1. Các giải pháp vĩ mô

2.2.1.1.Xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng dành cho phân phối.

Bên cạnh việc khuyến khích đầu tư để phát triển sản xuất thì việc đầu tư cơ sở hạ tầng để phục vụ lưu thông, phân phối hàng hoá là rất quan trọng. Khi xây dựng mới hay điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế, thương mại,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022